[Funland] Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

DuhocNhatBan

Xe tăng
Biển số
OF-184882
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,137
Động cơ
256,839 Mã lực
Em không hiểu tại sao ta không dùng Su22 ngay hôm xảy ra trận Gạc Ma để hỗ trợ, mãi đến tận trận giật lại Len đao sau đó cả tháng mới bay ra dọa.
Xảy ra Gạc ma mà bay ngay ra để chiến, có lẽ quyền chiến do phi công và bộ phận kỹ thuật quyết định
Còn theo trình tự, để chiến với khựa trận này, em nghĩ phải có quyết định từ TW cơ. Không thể chớp mắt phát quyết được đâu. Quy trình lãnh đạo Tập thể và từ trên xuống dưới
 

ban2010

Xe buýt
Biển số
OF-50203
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
658
Động cơ
422,890 Mã lực
Nơi ở
HaNoi
Vấn đề là ngay trận Gạc Ma,sau khi TQ nổ súng, cán bộ chiến sĩ hy sinh...để cứu hộ được ngần ấy cán bộ chiến sĩ cũng như bảo toàn HQ 505 đã có phần đóng góp không nhỏ của Su22.
em không tìm được thông tin, chắc Su22 bay ra sau trận đánh hả cụ? do liên lạc về đất liền?
lịch sử mà có nếu, ra kịp để thịt vài cái tàu kèm mấy trăm thằng tầu nuôi cá :x
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tuy thế nhưng Hoàng đế vẫn xưng thần và chịu cống nạp . Như thế có bị gọi là hèn khg ạ?
Thế gả con gái lại còn cho thêm Lưỡng Quảng làm hồi môn thì có oách không khi thèng rể là một thằng hèn?
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
em không tìm được thông tin, chắc Su22 bay ra sau trận đánh hả cụ? do liên lạc về đất liền?
lịch sử mà có nếu, ra kịp để thịt vài cái tàu kèm mấy trăm thằng tầu nuôi cá :x
Bay ra khi Trung quốc ngăn cản và bắn vào tàu cứu hộ của ta. Không quân thị uy với tần suất khá cao, bay "sát" boong tàu, lắc cánh và bổ nhào....với đầy đủ "tăm", "bịch"
 

Vienchuc

Xe hơi
Biển số
OF-155089
Ngày cấp bằng
2/9/12
Số km
111
Động cơ
354,300 Mã lực
Kính cẩn cúi mình trước anh linh của các liệt sĩ. Các anh đã hy sinh thân mình cho non sông, đất nước Việt Nam yêu dấu, cho hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ. Mãi mãi biết ơn các anh.
 

an_khanh

Xe buýt
Biển số
OF-84793
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
793
Động cơ
417,689 Mã lực
Em vừa bổ sung thêm clip về cảnh bi hùng Gạc ma. Em hiểu không phải ai cũng biết về Gạc ma. Vì 25 năm rồi, đây cũng là lần chính thức đầu tiên VN làm lễ tri ân các Anh hùng Liệt sỹ trong trận đánh này. Cũng vì lẽ, như tiêu đề e đã viết, hi vọng vọng sau lần khởi đầu này nhiều người dân VN sẽ được biết nhiều hơn về Gạc ma!
 
Chỉnh sửa cuối:

trọng_nhân

Xe điện
Biển số
OF-21036
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
2,336
Động cơ
523,118 Mã lực
Nơi ở
đợ
Em phải vote cụ 1 cái , clip rất xúc động ạ
 

luugutv1

Xe tăng
Biển số
OF-61813
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
1,115
Động cơ
452,270 Mã lực
Vụ nhà giàn thể hiện tầm nhìn xa, vụ 14/3 thì ngược lại, quá ấu trĩ trong khi tình trạng 2 nước vẫn đang có chién tranh biên giới, không bị ràng buộc quá nhiều về quan hệ chính trị. Tàu chiến của ta thì khá mạnh và nhiều, chắc là các cụ ấy nghĩ rằng xưa nay TQ chỉ dùng loa để chiếm đóng ấy nhỉ. Đợt này không rắn không xong, mong hậu thế thì có cái nhìn thực tế hơn
Một phần tất yếu của lịch sử, không có giá như và nếu như, không thể gấp rút được trong khi chúng ta còn nhiều việc phải làm, lực chúng ta mỏng và kẻ thủ cùng quẫn khát máu.
Sự hy sinh của những người lính và đặc biệt là những người lính hải quân năm xưa trong chiến dịch CQ88 càng tô thắm thêm cho là cờ truyền thống của QĐNDVN, Tổ quốc và Nhân dân không bao giờ quên.
 

ruoi

Xe điện
Biển số
OF-16336
Ngày cấp bằng
15/5/08
Số km
3,122
Động cơ
541,160 Mã lực
Nơi ở
Lượn ầm ầm... oánh bóng mẹt đường.
Website
www.sirnam.co.cc
Nếu mình không tuyên truyền, giáo dục thì lớp trẻ ngày nay sẽ chẳng ai bit Gạc Ma là gì, ngày 14/03 thì có sự kiện gì ngoài cái gọi là valentine trắng, mà thú thực em cũng chả bit valentine trắng là cái ngày CHÓ gì cả.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,996
Động cơ
48,478 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cái tiếc của cụ là: "Phù hợp với nguyện vọng và ước nguyện của nhân dân" đang ra rả mấy ngày nay đấy ạ.
Em có 2 cái tiếc với khựa bẩn
Giá như tháng 3 năm 1979 chúng rút quân, ta cứ nện thẳng thừng thì khéo bây giờ có khi nói đến Việt Nam thì bố con nhà nó vẫn tim đập chân run, hết dám phách lối hung hăng.
Năm 1988 ta cho không quân đánh chìm vài tàu của khựa mới phải, trả thù cho các chiến sĩ của ta và cũng làm cho bọn nó kinh sợ không càn bửa trên khu vực Trường Sa, nơi mà không quân của chúng không với tới.

Tuy nhiên các cụ ở trên có cái nhìn tổng thể hơn:
- Năm 1979 thì ngoài các tự aq là ta nhân đạo, không muốn quy mô cuộc chiến mở rộng thì em chẳng tự tìm thấy lý do nào xác đáng cả
- Năm 1988 là thời kỳ Đất nước ta gặp vô vàn khó khăn, Liên Xô đang cải tổ và không còn đủ lực để hỗ trợ ta nữa. Chính ta cũng cần xích lại với khựa để thêm bạn bớt thù.
2 lần tha địch thật tiếc quá
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
861
Động cơ
355,310 Mã lực
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/ky-uc-ve-tran-chien-gac-ma-nam-1988/

Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988

Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, siết chặt vòng vây.
> Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988/ Ký ức về đồng đội ngã xuống ở Trường Sa/ Tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trên biển


Theo thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó chính trị Trung đoàn Công binh 83 giai đoạn 1988-1997, cuối năm 1987 Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội.
Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125 Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ-88.
20h ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.
2h sáng ngày 12/3, thấy diễn biến có chiều hướng xấu, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo ở Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm trực tại Trường Sa cũng nhận lệnh chuyển đến Cô Lin.
Sau hai ngày đêm cưỡi sóng lớn, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo qua bộ đàm quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. "Xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng được chuyển xuống đảo. Một nhóm chiến sĩ gồm trung úy Trần Văn Phương và 4 đồng chí khác nhận nhiệm vụ vào đảo cắm cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền", ông Hoàng Hoan nhớ lại.
Lội xuống nước chừng 5 phút, các chiến sĩ hải quân tiếp cận bãi san hô đang lộ dần khi thủy triều rút. Phía xa, 3 tàu Trung Quốc tiến đến nhưng chưa có động thái gì. Binh nhất Nguyễn Văn Lanh mặc chiếc quần đùi đỏ cùng nhiều chiến sĩ khác bơi vào bãi Gạc Ma theo lệnh của chỉ huy cụm đảo Trần Đức Thông. Các chuyến vật liệu cũng được lính công binh chuyển lên đảo.
Anh Lanh (bên trái) ôn lại ký ức trận chiến Gạc Ma với ông Hoàng Hoan. Ảnh: Nguyễn Đông 6h30 ngày 14/3, tàu Trung Quốc tiến lại gần, thả xuồng máy chuyển từng tốp lính lên Gạc Ma. "Lính Trung Quốc có 49 tên mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc có cán dài", trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại.
Theo trung sĩ Thảo, sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần không được, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên. Ngay sau đó, nòng súng của tên này chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Trúng đạn, anh Phương ngã xuống, tay vẫn cầm cờ thì bị sĩ quan Trung Quốc bắn tiếp vào đầu. Ngoài xa, 3 tàu chiến Trung Quốc tiến gần lại đảo, cách tàu HQ 604 chỉ chừng 300 mét.
Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh đỡ lấy lá cờ trên tay trung úy Phương, dùng chân đá văng khẩu súng lục trên tay viên sĩ quan Trung Quốc xuống nước. Một tên khác đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh tiếp tục bị trúng đạn vào vai, nằm gục xuống đảo, tay vẫn ghì chặt cờ. Liền sau đó, tiếng đạn rền vang, lính Trung Quốc dùng AK bắn vào chiến sĩ trên đảo. Trung sĩ Thảo bị rơi xuống nước, cố hụp lặn những làn đạn đang hướng về phía mình.
Cùng lúc này, những tàu chiến Trung Quốc ná pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vì ở gần, HQ 604 hứng trọn làn đạn 12 ly 7, thuyền tưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy chiến sĩ xuống các xuồng dùng súng chiến đấu tự vệ, vừa băng bó cho đồng đội bị thương. Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK và B40 đánh trả kẻ địch, đến khi hi sinh.
Khi thấy HQ 604 và sau đó là HQ 605 chìm hẳn, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, cắm cờ chủ quyền. "Ba tàu của ta lúc đó tạo thành hình tam giác trên biển. Anh em muốn quay lại Gạc Ma nhưng không thể vì tàu HQ 505 khi đó bị hư hỏng nặng", đại tá Lễ kể. Ông lệnh hạ xuồng máy ra cứu hộ đồng đội ở tàu 605 và 604.
Trời sáng, lính Trung Quốc rút khỏi Gạc Ma lên các tàu chiến. Nhiều chiến sĩ hải quân Việt Nam vẫn trôi dạt trên biển. Trung sĩ Thảo kể, anh bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương, xé áo nút lại chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng để tát nước, dùng báng súng làm mái chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.
Tàu HQ 931 đưa các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma về đất liền. Ảnh tư liệu 12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Chiếc xuồng của anh Thảo vừa nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.
Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Nhớ về ngày 14/3/1988, ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) kể, khi đó ông đứng dưới loa phóng thanh, nghe tin con hy sinh, ông chết lặng. “Về nhà, tôi lấy hết can đảm nói với vợ con: "Xanh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đình mình", mắt người cha già ngấn lệ.
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh", thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân chia sẻ.
Nguyễn Đông
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
sắp đến ngày 14 tháng 3 rồi đấy.
Liệu người ta có hành động gì để tưởng nhớ tới các Anh ???
Có đây cụ!

Sáng mãi tinh thần Gạc Ma

Thứ Tư, 13/03/2013 14:12
(NLĐO) - "Lúc tôi tỉnh lại nghe báo bên mình đã có một cuộc chiến không cân sức. Tàu Trung Quốc trang bị vũ khí rất hiện đại. Và Trung Quốc đã chiếm mất đảo Gạc Ma mất rồi..." - anh hùng Nguyễn Văn Lanh thốt lên tại buổi giao lưu trực tuyến.

Anh hùng Nguyễn Văn Lanh, người đã xả thân giữ lá cờ tổ quốc trên đảo Gạc Ma trong trận hải chiến Trường Sa cách đây 25 năm chia sẻ nghẹn ngào trong buổi giao lưu trực tuyến Bi hùng hải chiến Trường Sa do Báo Người Lao Động tổ chức vào chiều ngày 13-3.



Như chúng ta đã biết, sáng 14-3-1988, lính Trung Quốc đã tràn lên đảo Gạc Ma tìm cách nhổ cờ của ta. Còn cờ xem như còn đảo. Hình ảnh các chiến sĩ ta đã bất kể tính mạng để bảo vệ cờ Tổ Quốc, nhất là câu nói của thiếu úy Trần Văn Phương trước khi mất: “Thà hy sinh chứ không thể để mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng HQ”, đã khiến bao người xúc động, tự hào.

Là một trong những đồng đội sát cánh cùng anh Phương lúc đó, anh hùng Nguyễn Văn Lanh chia sẻ: Đất nước của ngày xưa là do cha ông ta xây dựng nên, thế hệ sau phải giữ vững và bảo vệ dù là ở đất liền hay ở biển đảo hay bất cứ nơi đâu. Tôi nhớ mãi phút giây hy sinh của những đồng đội trẻ đã hy sinh, máu của đồng đội tôi đã tô thắm lá cờ của tổ quốc. Cách đây 25 năm, khi tôi được giao cho nhiệm vụ giữ cờ, tôi nghĩ lá cờ là đại diện cho tổ quốc nên phải giữ vững dù phải hy sinh thân mình".

"Thế hệ ngày nay không khỏi lay động trước hình ảnh “cột cờ sống”, “vòng tròn bất tử” hôm 14-3-88 ở Gạc Ma. lúc đó, các anh đã biết gì về sự kiện Hoàng Sa năm 1974 chưa và nghĩ gì?", một bạn đọc ở Bình Dương hỏi.

Ông Lanh cho biết, mình chỉ nghĩ đơn giản là các anh hùng đã hy sinh vì biển đảo nên thế hệ sau cần phải bảo vệ cho biển đảo.


Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (trái)

Ông Lanh kể tiếp: "Đồng chí Thông bảo mọi người ai biết bơi nhảy xuống để hỗ trợ cho anh Phương giữ cờ. Và anh Phương đã nói: "Thà chúng ta hy sinh chứ không để mất lá cờ truyền thống của Tổ Quốc". Suốt đời tôi không thể nào quên được câu nói bất hủ đó của đồng chí Phương".

Bạn đọc Xuân Tiên ở Tây Ninh hỏi: Tôi được biết, hôm đó, anh Lanh đã bị lính Trung Quốc dùng lưỡi lê đâm trọng thương, tôi muốn hỏi quãng thời gian sau đó anh thế nào. Đặc biệt, về số phận đảo Gạc Ma sau ngày 14-3-1988?".

"Lúc tôi tỉnh lại nghe báo bên mình đã có một cuộc chiến không cân sức. Tàu Trung Quốc trang bị vũ khí rất hiện đại. Và Trung Quốc đã chiếm mất đảo Gạc Ma mất rồi...", anh Lanh nghẹn ngào.

"Thưa anh Nguyễn Văn Thống. Anh là một trong những chiến sĩ của tàu HQ-604 bị thương nặng nhất. Nhiều bạn đọc muốn biết hôm đó, anh bị thương khi bị lính Trung Quốc bắn trên tàu hay đang hỗ trợ đồng đội giữ cờ?", bạn đọc Ngọc Dũng (Đà Nẵng), đặt câu hỏi.

Ông Nguyễn Văn Thống kể: "Tôi đang chuyển hàng lên tàu HQ 604 thì bị Trung Quốc bắn bị thương ở chân, bị hư một mắt…"


Ông Nguyễn Văn Thống (trái), thương binh, bị Trung Quốc bắt giam 3 năm sau trận hải chiến Trường Sa

Không riêng ông Thống, các ông Lê Văn Đông và Mai Xuân Hải cũng là 3 trong 9 chiến sĩ bị Trung Quốc bắt giữ 3 năm. "Đã có không ít tài liệu kể rằng các anh đã phải nếm trải rất nhiều tủi hổ, nhục hình khi bị giam giữ. Các anh có thể kể về thời gian này", bạn đọc Hải Phong ở Khánh Hòa hỏi.

Ông Lê Văn Đông: "Khi chúng tôi mới sang Trung Quốc, bọn chúng nhốt mỗi người một phòng. Sau hơn 1 năm mới mở ra nhưng cũng chỉ nhìn thấy đồng đội chứ không được nói chuyện. Sau hơn 2 năm thì Trung Quốc mới cho đồng đội mình tiếp xúc với nhau. Sau hơn 1,5 năm tôi mới nhận được tin tức của gia đình. Tôi bị thương nặng và được Trung Quốc đưa lên tàu. Tôi bất tỉnh và mê man, không biết gì sau đó, không phân biệt được ngày đêm".


Cựu binh Nguyễn Văn Thống

Ông Nguyễn Văn Thống: "Lúc đó, tôi bị rơi xuống biển, lạnh buốt, tôi nhìn thấy một miếng cao su trôi nổi nên bám lấy nhưng sau đó thì thấy một bóng trắng và đó chính là cá mập. Lúc đó, tôi quay miếng cao su lại cho nó cắn, hai bên vớn nhau một lát thì bị nó giật mất miếng cao su và bỏ đi. Sau đó tôi thấy đồng chí Đông bơi ngược chiều nên hai bên tới bơi cho vui vì xác định trước sau gì cũng hy sinh. Lúc đó hai bên còn ghi lại địa chỉ liên lạc của gia đình vì biết đâu một trong hai người còn sống sót. Sau đó thì tàu Trung Quốc xuất hiện, chúng kéo chúng tôi lên. Tôi nhìn thấy vài đồng chí của mình bị trói ở ghế, sau đó lịm đi không biết gì nữa".

Những ngày ở tù tại Trung Quốc, mỗi ngày, bọn chúng mang thức ăn đổ vào 2 tô rồi giật cửa "rầm". Lúc tôi mới qua cũng bị đánh đập. Hơn 3 năm sau tôi mới được về nhà, cũng thường đau ốm, không làm được gì, một tay chỉ do vợ tôi thu vén cho gia đình".

Nhiều bạn đọc rất mong muốn được giao lưu với vợ con anh Phương nên Báo Người Lao Động đã liên hệ với chị Mai Thị Hoa, vợ anh Phương qua điện thoại để chị được nói chuyện với anh Lanh. Mời các bạn lắng nghe cuộc đối thoại giữa anh Lanh và chị Hoa:

Anh Lanh: "Hôm nay em giao lưu với các đồng đội cùng gia đình của các liệt sĩ đã hy sinh trên đảo. Ngày mai (14-3) là ngày anh Phương hy sinh...".

Chị Hoa nghẹn ngào: "Làm sao quên được... Ngày mai (14-3) là ngày giỗ anh Phương rồi...".

Chị Hoa cho biết khi anh Phương ra đi tuổi đời của chị còn rất trẻ. Thế nhưng, quá khứ về anh vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống của chị, nhất là về sự hy sinh của anh khi tuổi đời còn quá trẻ. Gia đình chị vẫn còn sống ở ngoài quê và vẫn làm đám giỗ cho anh Phương để tưởng nhớ đến anh. Mới đây, chị đã chuyển vô sinh sống tại TPHCM.

Chị Hoa gửi lời chúc sức khỏe đến các đồng đội của anh Phương trong buổi giao lưu.

Gởi ý kiến về báo Người Lao Động, nhiều bạn đọc cho biết rất cảm động và tự hào về những người lính hải quân đã đổ xương máu của mình để giữ vững chủ quyền biển đảo đất nước; đồng thời đề nghị nhà nước nên tuyên truyền sâu rộng hơn những cuộc chiến bi hùng đó để thế hệ mai sau được biết, được trân trọng, tự hào. Cụ thể, bạn đọc - đại tá Trịnh Thanh Phi đề nghị: "Để góp phần bảo vệ chủ quyền, ông Hoan có thể nghĩ lấy ngày 14-3 làm ngày chủ quyền của tổ quốc?".

Nêu ý kiến về vấn đề này, ông Hoan đồng tình với việc lấy ngày 14-3 làm ngày chủ quyền của tổ chức. Ông Tấn cho rằng ngày 14-3 là ngày truyền thống của Ban liên lạc cựu binh Trường Sa. Theo ông Tấn không nên đặt ngày chủ quyền vì Trường Sa, Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đất nước này là của chúng ta từ xưa đến nay nên không cần ngày chủ quyền như bạn đọc đề nghị.

Bạn đọc: "Phải làm gì để giáo dục thế hệ trẻ hiểu về việc bảo vệ chủ quyền của tổ quốc? Cần phải truyên truyền như thế nào để giúp thế hệ trẻ biết về cuộc chiến tranh ngày 14-3?".

Ông Hoan: "Việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo phải được đưa vào chương trình học phổ thông để giúp thế hệ trẻ hiểu hơn. Ngoài ra còn cần phải tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng".

Ngoài những nhân chứng sống trong trận hải chiến Trường Sa, đến với buổi giao lưu còn có bà Lê Thị Muộn, mẹ liệt sĩ Phạm Văn Sự và ông Lê Văn Xuân, cha liệt sĩ Lê Văn Sanh.

Khi anh Sự mất cũng là lúc chồng bà Muộn qua đời. Chia sẻ nỗi đau này, bà Muộn cho biết: Khi nằm viện, chồng tôi có nghe đài phát tin các chiến sĩ ở Trường Sa hy sinh nhưng tôi an ủi chồng là chắc con mình chưa hy sinh. Sau khi chồng mất trong ngày 14-3 thì bà cũng nhận được tin con trai hy sinh ở Trường Sa. Lúc đó tôi đau đớn vô cùng. Sau này biết tin con trai không tìm được xác nên nỗi đau càng nhân lên. 25 năm nay, tôi tự an ủi mình vơi đi nỗi đau bằng việc nghĩ con trai đã ra đi vì nghĩa vụ thiêng liêng và bảo vệ cho tổ quốc. Sự đăng ký đi lính khi còn đang đi học và cả nhà không hề biết việc Sự chuẩn bị đi Trường Sa.

Ông Xuân: "Tôi chọn ngày 26 tháng giêng làm ngày giỗ cho con trai. Vào ngày này gia đình tôi đã tụ họp lứa con cháu trẻ và luôn đưa ra lời nhắc nhở làm thế nào để giữ được những gì mà các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo".

Bạn đọc: "Nếu anh Xanh còn sống thì bác có đồng ý cho Xanh ra đi khi có chiến tranh xảy ra?".

Ông Xuân: "Khi Xanh chuẩn bị ra đảo thì tất cả bạn bè Xanh đều có mặt tại nhà để tổ chức một bữa liên hoan vui vẻ trước khi lên đường. Nguyện vọng của Xanh là được đi lính cả đời. Xanh bơi rất giỏi nên muốn được làm lính hải quân. Gia đình tôi có bốn con trai mà chỉ có Xanh hy sinh trong khi đó có nhiều gia đình có đến 4,5 người con cùng hy sinh. Con trai tôi đã hy sinh vì tổ quốc, đó là một điều rất đáng tự hào. Nếu con tôi còn sống, tôi vẫn cho con tôi đi lính hải quân".


Bà Muộn mân mê chiếc áo lính của con trai yêu quí tại buổi giao lưu

Sau đó, bà Muộn đã mang kỷ vật là chiếc áo hải quân của anh Sự khi bà đã cắt và may thành một tấm áo trên người. Ngay tại buổi giao lưu, bà Muộn đã mặc tấm áo trên và cho biết mỗi khi mặc tấm áo này, bà cảm giác con trai luôn ở bên mình. Ông Lanh đã giúp bà Muộn khoác tấm áo từ chiếc áo hải quân của anh Sự vào người bà. Mọi người tham gia buổi giao lưu đều xúc động khi chứng kiến hình ảnh người mẹ già mân mê tà áo hải quân như chính một phần quý giá của cuộc đời mà bà đã giữ trong 25 năm nay.


Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (bìa phải) mặc chiếc áo của đồng đội đã hy sinh cho mẹ anh



Ông Lê Văn Xuân: "Con trai có về báo mộng cho tui..."

Nói về sự hy sinh của con trai mình, ông Lê Văn Xuân, cha liệt sĩ Lê Văn Sanh cho kể: Sanh là con đầu của tôi (ông có 4 người con). Cháu ra đi cũng chẳng biết được gì cả thì có báo mộng, nó về hình thể xanh đen hết, tôi hỏi thì nó nói có chi đâu ba, ra Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm rồi, trung quốc nó gắn chữ tàu nên thân thể con như thế này. Lúc đó, tôi hoảng hồn báo gia đình, ai cũng thức giấc hết. Sáng thì đài phát thanh báo, lúc đó kêu đến số 72 thì mới tới tên Xanh. Lúc đó tui về báo bả, bả chết lịm nhiều ngày, riêng tôi người đàn ông trong gia đình thì phải bình tĩnh để lo mọi chuyện. Sau ngày 14 thì tôi mới được biết so sánh lực lượng với Trung Quốc hôm đó yếu hơn nhưng các chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh hết 64 và trong đó có con trai tôi.


Ông Nguyễn Văn Lanh (giữa) và ông Hoàng Hoan (phải) tại buổi giao lưu

Mới đây, phóng viên báo Người Lao Động đã tìm gặp anh Trương Văn Hiền, 1 trong 9 chiến sĩ bị TQ bắt giữ, hiện ở Buôn Mê Thuột - Đắk Lắk. Tình cảnh của anh Hiền hiện hết sức khó khăn, vừa mất sức lao động do bị thương ở Gạc Ma, lại bị giam giữ lâu ngày ở Trung Quốc, vừa không được hưởng các chế độ chính sách. Được biết, anh Mai Xuân Hải và nhiều cựu binh trường Sa khác cũng trong tình cảnh tương tự?

Anh Mai Xuân Hải: Bản thân tôi chỉ ở nhà và sống dựa vào vợ. Mỗi năm có 7, 8 lần đi bệnh viện nên thu nhập của vợ cũng không đủ sống. Chúng tôi cũng mau có chế độ chính sách để giảm khó khăn trong cuộc sống. Tôi bị các bệnh liên quan đến thận và gan. Tôi không được hưởng bất cứ chế độ chính sách nào ở địa phương. Trước đây tôi đã làm thủ tục giấy tờ để được hưởng chế độ nhưng vẫn chưa được.

Ông Tấn đã từng đi Trường Sa về và hiện đang là chủ của một cơ sở sửa xe máy. Anh Tấn có thể nói về những sáng kiến của mình để tổ chức những buổi gặp mặt giữa các cựu binh Trường Sa?

Ông Tấn: Khi hoàn thành quân ngũ trở về tôi cũng như các người lính khác. Ai cũng phải lăn lộn với cuộc sống để mưu sinh. Từ khi kinh tế ổn định, tôi bắt đầu nghĩ về đồng đội đã hy sinh. Vào năm 2010 tình hình biển Đông nóng lên. Lúc đó, tôi đã hồi ức lại, nhớ đồng đội và khởi xướng lên quá trình tìm lại đồng đội ở Trường Sa. Chúng tôi đã thành lập Ban Liên lạc cựu binh Trường Sa lâm thời và đã tổ chức gặp mặt vào năm 2011. Ở Đà Nẵng có 9 đồng đội của tôi đã hy sinh. Trong đó có 7 đồng đội ở cùng phường với tôi, cùng đi học và cùng có thời thơ ấu gắn bó nên tôi không sao quên được. tôi đã cùng đồng đội đến nhà những liệt sĩ này để thăm hỏi và thắp nhang. Đến năm này là thời điểm 25 năm sau ngày đồng đội chúng tôi hy sinh nên tôi đã chủ động tổ chức buổi giao lưu để tri ân các liệt sĩ đã hy sinh ở Trường Sa năm 1988. Tôi muốn mời Lanh ra trong cuộc gặp gỡ này và sau đó Lanh đã đồng ý đến buổi giao lưu này.

Ông Tấn chia sẻ với bạn đọc những gì đã qua là một quá khứ hào hùng. Thế hệ trẻ nên lấy đó để noi gương, sống tốt hơn và xây dựng đất nước phát triển. Ban liên lạc cựu binh Trường Sa cũng rất mong muốn giúp đỡ cho hoàn cảnh gia đình các cựu binh vượt qua những khó khăn về kinh tế để ổn định đời sống. Họ đã hy sinh một phần tuổi trẻ của mình cho biển đảo Tổ Quốc.

Cách nay 25 năm, ngày 14-3-1988, các chiến sĩ hải quân đã anh dũng đối đầu trong cuộc chiến không cân sức với quân Trung Quốc để bảo vệ các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao... thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến đó, 64 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh. Những người còn lại tiếp tục phục vụ trong Quân chủng Hải quân hoặc trở về sống thầm lặng giữa đời thường.


Ông Xuân với những bài hát chép bằng tay của liệt sĩ Xanh


Kỷ vật của liệt sĩ Xanh được đồng đội mang về vẫn còn được ông Xuân lưu giữ

Nhằm mang đến cho bạn đọc những thông tin về thời khắc bi tráng 14-3-1988, về cuộc sống của các cựu binh Trường Sa sau khi giải ngũ, về hoàn cảnh của một số gia đình liệt sĩ..., ngày 13-3, Báo Người Lao Động tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề Bi hùng hải chiến Trường Sa tại TP Đà Nẵng.


Bà Muộn với chiếc áo hải quân, kỷ vật cuối cùng của con trai

Tham dự buổi giao lưu có một số nhân chứng từng có mặt trên con tàu lịch sử HQ-604: Anh hùng Nguyễn Văn Lanh - người xả thân giữ cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma; các cựu binh Nguyễn Văn Thống, Mai Xuân Hải, Lê Văn Đông - bị Trung Quốc bắt giữ hơn 3 năm mới được trao trả; thượng tá Hoàng Hoan, nguyên phó chỉ huy Trung đoàn Công binh 83 tăng cường ra đảo Gạc Ma năm 1988; ông Nguyễn Văn Tấn, đại diện BLL Cựu binh Trường Sa TP Đà Nẵng; bà Lê Thị Muộn, mẹ liệt sĩ Phạm Văn Sự và ông Lê Văn Xuân, cha liệt sĩ Lê Văn Sanh.

Đại diện Viettel tại Đà Nẵng và HD Bank cũng đến tham dự buổi giao lưu và trao quà cho các cựu binh cùng thân nhân gia đình liệt sĩ Trường Sa.

Bích Vân.


Link: http://nld.com.vn/20130313071223166p0c1002/sang-mai-tinh-than-gac-ma.htm

.
 
Chỉnh sửa cuối:

gaconpro

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117232
Ngày cấp bằng
18/10/11
Số km
82
Động cơ
386,020 Mã lực
Cảm ơn Các Anh - Cầu mong các Anh an nghỉ và phù hộ cho người dân biển đảo được bình an và toàn vẹn lãnh thổ.
 

DuhocNhatBan

Xe tăng
Biển số
OF-184882
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,137
Động cơ
256,839 Mã lực
Năm nay các báo Chính thống đăng nhiều tin bài về ngày 14.3 nhỉ.
Mong sao toàn xã hội cùng quan tâm đến đời sống những người lính Hải quân dũng cảm còn lại trong trận chiến bi thương mà anh hùng đó
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
em không tìm được thông tin, chắc Su22 bay ra sau trận đánh hả cụ? do liên lạc về đất liền?
lịch sử mà có nếu, ra kịp để thịt vài cái tàu kèm mấy trăm thằng tầu nuôi cá :x
...
Tàu HQ 931 đưa các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma về đất liền. Ảnh tư liệu 12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Chiếc xuồng của anh Thảo vừa nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.
Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Nhớ về ngày 14/3/1988, ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) kể, khi đó ông đứng dưới loa phóng thanh, nghe tin con hy sinh, ông chết lặng. “Về nhà, tôi lấy hết can đảm nói với vợ con: "Xanh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đình mình", mắt người cha già ngấn lệ.
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh", thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân chia sẻ.
Nguyễn Đông
Đây này cụ này. Lần đầu tiên báo chí nhắc tới không quân.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Còn chi tiết anh Lanh Pa ven đc đưa vào bờ bằng trực thăng nữa
Hố hố :))
Nếu anh Vietnamskii Pavel này được đưa thẳng từ Ts vào bờ bằng trực thăng vào thời điểm ấy, em e là báo chí đã nói hơi quá. Thử hỏi cái thằng báo ấy là anh Lanh được chuyển vào bằng loại trực thăng nào???
Bởi lẽ trước đó cũng có trực thăng ra Ts song đó là con Chinook CH 47 to tướng. Chinook được bỏ lên tàu dương vận hạm lớp như con HQ 505, bơi từ bờ ra để cẩu pháo từ tàu đưa lên đảo.
Mãi gần đây mới có vụ M17 cấp cứu ra Ts song hầu như không chở được mấy vì trong khoang phải chất 2 thùng dầu to tổ bố.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hố hố :))
Bởi lẽ trước đó cũng có trực thăng ra Ts song đó là con Chinook CH 47 to tướng. Chinook được bỏ lên tàu dương vận hạm lớp như con HQ 505, bơi từ bờ ra để cẩu pháo từ tàu đưa lên đảo.
Mãi gần đây mới có vụ M17 cấp cứu ra Ts song hầu như không chở được mấy vì trong khoang phải chất 2 thùng dầu to tổ bố.
Con trực thăng đầu tiên cưỡi tàu ra Trường Sa và bay vòng vòng ngoài đó từ năm 1976 là chiếc UH-1 số hiệu 60139 do thiếu úy Hồ Duy Hùng lái.

Chiếc UH-1 số hiệu 60139, sau khi huấn luyện bay chuyển loại cho hai tổ bay đầu tiên xong là hết giờ bay, đã được giao lại cho Bộ tư lệnh Phòng không không quân, kết thúc hành trình lịch sử, nhưng nó tiếp tục kể lại câu chuyện độc đáo và thú vị của mình cho hậu thế tại Bảo tàng Phòng không không quân Việt Nam.

Còn thiếu úy không quân nhân dân VN Hồ Duy Hùng, người tham gia lái chiếc UH-1 ở Trường Sa năm ấy, sau này trở thành tổng giám đốc Công ty Du lịch Phú Thọ, là người có công rất lớn để biến bãi đầm lầy thành khu du lịch nổi tiếng Đầm Sen. Ông nghỉ hưu năm 2008. Nhưng không nhiều người biết được: Hồ Duy Hùng là sĩ quan không quân quân đội Sài Gòn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Con trực thăng đầu tiên cưỡi tàu ra Trường Sa và bay vòng vòng ngoài đó từ năm 1976 là chiếc UH-1 số hiệu 60139 do thiếu úy Hồ Duy Hùng lái.

Chiếc UH-1 số hiệu 60139, sau khi huấn luyện bay chuyển loại cho hai tổ bay đầu tiên xong là hết giờ bay, đã được giao lại cho Bộ tư lệnh Phòng không không quân, kết thúc hành trình lịch sử, nhưng nó tiếp tục kể lại câu chuyện độc đáo và thú vị của mình cho hậu thế tại Bảo tàng Phòng không không quân Việt Nam.

Còn thiếu úy không quân nhân dân VN Hồ Duy Hùng, người tham gia lái chiếc UH-1 ở Trường Sa năm ấy, sau này trở thành tổng giám đốc Công ty Du lịch Phú Thọ, là người có công rất lớn để biến bãi đầm lầy thành khu du lịch nổi tiếng Đầm Sen. Ông nghỉ hưu năm 2008. Nhưng không nhiều người biết được: Hồ Duy Hùng là sĩ quan không quân quân đội Sài Gòn.
Liệu có phải cái ông đã "ăn cắp" cái tàu bay bỏ bên bờ hồ Xuân hương ở Dalat năm 73???
Chinook, dương vận hạm nó còn chở được, chấp gì con huey bé tí. Thạm chí tàu sông nó còn làm san đạu được cho UH1. Ý em muón nói là về việc gì to tát kia chứ không chỉ là chuyện chỉ bay vòng vòng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top