Nói chung lỗi là do chính sách thôi cụ.
Nhà nước hoàn toàn có thể yêu cầu Chủ đầu tư xây trường rồi bàn giao lại cho Nhà nước để làm trường công, kể cả các trường mẫu giáo. Đất xây dựng trường công Nhà nước có thể miễn phí thuê đất nhưng tiền xây dựng trường phải tính vào tiền cơ sở hạ tầng mà Chủ đầu tư phải bỏ tiền ra làm. Chuyện này đơn giản, muốn làm là được, trừ khi ông duyệt dự án và Chủ đầu tư đều không muốn làm vì lợi ích của riêng mình. Nếu thế thì bó tay.
Đúng, có thể sửa lại các luật để điều đó diễn ra được. Nhưng có nhiều nhóm không thích điều đó, vì đầu tư công họ dễ nhận được hoa hồng. Còn để CĐT KĐT tự động xây Trường thì có thể không còn hoa.
Nói vậy thôi chứ thực sự trường học công thì cần phối hợp nhiều hơn chứ không chỉ việc xây dựng trường. Ngành GD có quy hoạch trường học - và cái quy hoạch này không giống với sự phát triển các KĐT mới. Các CĐT KĐT mới thay đổi điều chỉnh liên tục, quy mô thay đổi, nhưng khi phê duyệt điều chỉnh quy mô dân số, thì người ta cố tình lờ đi phải quy hoạch lại rất nhiều thứ về hạ tầng và quy hoạch lại trường học. VSC thay đổi quy mô dân số từ 3 vạn lên 8 vạn, và thực tế sẽ là 15 vạn. Quy hoạch giáo dục không thay đổi.
Rồi giáo dục công bị giới hạn về biên chế. Khi số trường tăng gấp 3 thì biên chế sẽ tăng gấp 3, ngân sách địa phương có được cấp tăng gấp 3 hay không?
Và các chi phí vận hành sửa chữa trường học cũng tăng gấp 3 hàng năm. Hệ thống công hiện nay không đủ năng lực và nguồn lực để giải quyết vấn đề quá tải trường học.
Do đó theo tôi, cứu cánh cho bọn trẻ đại đô thị sẽ là các trường công lập CLC tự chủ tài chính, tự thu tự chi, học phí dễ tiếp cận; và các trường học tư với chi phí TB hợp với thu nhập của cư dân KĐT này. Hệ thống công rảnh tay giải quyết các vấn đề khác đang bung bét khắp mọi nơi đang chờ từ nhiều năm qua.