[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
em đọc thấy đề bài các cô cho mà nổi điên, vì đó ko phải là nâng cao mà là đánh đố, là hủy diệt.
Hồi cháu đi học tiểu học, THCS, những câu đánh đố cháu được phép (của bố mẹ) bỏ qua.
Cho nên điểm cao nhất luôn là 8 điểm, chẳng may bài kiểm tra nào được 9, 10, cháu phải chứng minh với bố mẹ là hôm đó tự nhiên cô giáo ra đề dễ, không phải do cháu quay cóp hay nhìn bài của bạn.
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,241
Động cơ
212,891 Mã lực
Trường lựa chọn HS đầu vào thì phải tổ chức thi. Luật chơi là như vậy nên muốn vào thì phải tham dự kỳ thi, chấp nhận cuộc chơi, nước nào cũng vậy cả. Để con có đủ kiến thức thì việc phải ôn luyện, học thêm là lẽ đương nhiên, các nước châu Á như TQ, HQ, Nhật, Ấn, Sing...nhiều nước châu Âu cũng thế, vì 1 điều giản đơn: kiến thức ở trường bình thường là kiến thức phổ cập cho mọi học sinh từ thành phố đến vùng sâu, vùng xa, khó giúp các cháu thể hiện hết tư duy, khả năng của mình. Do đó, em vẫn sẽ cho cháu đi học thêm để cháu có thể tiếp cận được với các kiến thức cao hơn, sâu hơn để tăng cơ hội thi đỗ chuyên. Nói chung, trẻ con đứa nào cũng thích chơi hơn học (người lớn cũng thế), đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay có quá nhiều thứ cám dỗ chúng xung quanh. KIẾN THỨC KHÔNG TỰ CHUI VÀO ĐẦU nên PH nào muốn con chơi nhiều mà vẫn học khá, giỏi thì khó đạt được lắm, trừ phi đứa trẻ có tố chất hơn hẳn người thường.



Trẻ con học trường chuyên hiện nay cũng vậy đó cụ ạ, chúng rất tự tin tham gia các hoạt động và tự tin đưa ra chính kiến của mình.
"Bọn" trường chuyên ngoan hơn nhưng bướng phết, cãi cứ nhem nhẻm. Nhưng nó lại hay cãi đúng mới đau. =))
 

dayaolang

Xe buýt
Biển số
OF-316424
Ngày cấp bằng
18/4/14
Số km
993
Động cơ
303,945 Mã lực
Nơi ở
đáy ao phía Nam làng Hà Lội
Đang định hướng như vậy cụ ạ. Năm nay cháu lên lớp 7, em đang gom hs cùng chí hướng để mở lớp cho các cháu.
Học toán khó nhưng thú vị, ứng dụng vào nhiều ngành. Tìm được thầy dạy chắc cơ bản, giúp học sinh tự hệ thống được kiến thức, sau đó gợi mở cho hs tư duy rộng ra được thì quá tốt.
Nhưng đấy là tư duy dài hơi, khó có kết quả nhanh trong thi cử. Thành thử nhiều thầy tìm cách dạy sao cho hs thuộc nhanh các dạng bài. Ngắn hạn thì có lợi nhưng dài hơi khó phát triển.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
F1 nhỏ nhà em còn vài năm nữa là vào THPT, em tín nhiệm trường chuyên, cháu cũng muốn thi vào chuyên nhưng tỷ lệ chọi cao quá, không biết có thi nổi không. Quan điểm em rõ ràng, F1 mà tự lực thi vào được thì mới chứng tỏ cháu có khả năng học chuyên, nếu không thi được thì tìm trường khác phù hợp khả năng hơn chứ không cố vào bằng mọi giá, đến lúc vào được nhưng không học được thì khổ cháu.
Song cụ chớ quên, có học chuyên hay không, luôn khuyến khích và động viên con trẻ có ước mơ và trưởng thành là ổn. :P
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
Học chuyên ra thì gần như chắc chắn là tài năng, nhưng ở ta thì tài năng còn xếp sau thủ đoạn và gian lận mà khối chuyên thì kém cái món ấy. Thế nên, vừa học chuyên vừa giỏi thủ đoạn, vừa gian lận thì chắc chắn thành công.
"Kém" ở đây nó liên quan đến việc nhìn nhận về khía cạnh đạo đức và chính trực nhiều hơn, chứ những cái vừa phải, họ vẫn nhanh nhẹn lắm đấy ạ.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
Con em sau này cũng thế, theo được là bố mẹ ủng hộ hết mình. Còn không, trường làng cũng ko sao. Quan trọng là dạy sao cho bọn nó thích học là được. Như trẻ con Tây em quan sát, kể cả là đi chơi dã ngoại, vào trung tâm thương mại, nếu nó có khiếu gì đấy là nó luôn biểu diễn rất tự nhiên, mọi lúc mọi nơi, đi học năng khiếu từ sáng sớm đến tối mịt mà chúng vẫn ko tỏ vẻ gì là chán. Dạy được như thế, theo em, mới là đích đến của giáo dục. Phải dạy làm sao để bọn nó thấy việc học kể cả vất vả thì cũng chỉ là 1 thú vui, chứ ko phải hành xác.
Phụ huynh mà ai cũng như cụ thì thật tuyệt vời, không bao giờ lo giáo dục không chất lượng.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
Nói chuyện chuyên hay không, em nghĩ là thể hiện mong muốn của phụ huynh với việc học của con em mình là chính. Việc ưu tiên hàng đầu của giáo dục phổ thông, là cần gỡ bỏ những thói hư tật xấu, trả lại cho giáo dục một môi trường trong lành đúng nghĩa. Người lớn không nên mang những sắp xếp và lộn nhộn ngoài xã hội vào, kiểu tư duy thương mại, xin xỏ, chạy chọt, gian lận, bệnh thành tích.

Còn nguồn lực có vẻ không thiếu. Nhà nước đầu tư rất nhiều. Làm gì có chuyện trường học được ưu tiên nhiều chỗ đẹp, rộng rãi, cơ sở hạ tầng to đẹp như bây giờ. PH em nghĩ cũng sẵn sàng thế. Ngày xưa nhà nông nghèo xác xơ còn chạy đi vay gạo cho con em cố học lấy cái chữ còn được, giờ trung bình xã hội có nhà để ở, thu nhập tương đối, chắc không tiếc gì cho con cái. Miễn sao niềm tin của họ được đặt đúng chỗ và xứng đáng thôi.

Với mình cũng thấy, không hẳn cứ 10 đứa trẻ thì chỉ cố định 1, 2 bé tài năng. Hoàn toàn do sự quan tâm và bỏ nguồn lực ra, có thể số nhiều các em đều sáng láng giỏi dang cả, mà cũng không chỉ mỗi Toán, Lý, Hóa, em thấy mà có cơ hội, cũng nên tạo điều kiện cho cả con đường như chính khách, xã hội, nghệ sĩ, thể thao,... nữa.
 

honglong1

Xe điện
Biển số
OF-305422
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
2,430
Động cơ
237,900 Mã lực
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
Cụ thật là hiểu chuyện. Cho F1 học vì nó thích và theo được chứ không phải trường chuyên là tạo ra người tài.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
Có chuyện nữa là mấy cụ hay muốn trường chuyên nó phải như một lời hứa hẹn thành đạt hay thành công gì đó. Thực ra không ai đảm bảo và tuyên bố việc ấy cả. Vừa không phải phép, vừa là áp lực lên con trẻ và phụ huynh, gia đình.

Nó cũng là cái khác giữa giáo dục và đào tạo. Đào tạo thì có thể nói về kết quả và hiệu quả, còn giáo dục là nuôi dưỡng và ươm mầm con người. Thầy cô nói về khát vọng, giấc mơ gửi gắm các em. Ở trường chuyên em nghĩ cái này cũng nhiều cơ hội đặc sắc hơn bên ngoài, và là cái sẽ đi theo suốt cả đời con người.
 

LunaLX

Xe tải
Biển số
OF-701329
Ngày cấp bằng
23/9/19
Số km
278
Động cơ
98,483 Mã lực
Cùng khóa cấp 3 trường em, lớp chuyên Sinh, 100% đỗ Đại học trong đó có 80% làm ngành y, 40% đỗ Y Hà Nội. Hiện tại trong 40% Y Hà Nội có 1 bạn đang học Tiến sỹ ở Pháp, 1 bạn Tiến sỹ da liễu ở Nhật, 2 bạn thi đỗ Bác sỹ nội trú.
Em chả nói gì nhưng em tự hào vì trường chuyên em đã tạo ra những con người có chất lượng cho xã hội.
Giờ người ta cứ nói chuyện không nên tồn tại trường Chuyên, theo em là vớ vẩn, cuộc sống là phải có áp lực, học tập cũng vậy, phải có những trường chuyên lớp chọn, chuyên đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta cần là cần những tài năng như vậy, còn những học sinh bình thường để ra trường phục vụ cho cái gọi là "xuất khẩu tư bản" sang nước ta...chúng ta có quá nhiều rồi.
 

mapnhak10

Xe đạp
Biển số
OF-558060
Ngày cấp bằng
13/3/18
Số km
47
Động cơ
151,956 Mã lực
Tuổi
35
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
Cụ mới học có mấy năm chuyên có người người ta ra đời học mấy chục năm chuyên cơ mà, e nghĩ con cái rèn cho nó cái ý chí là quan trọng hơn cả ^^
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,147
Động cơ
606,917 Mã lực

Giờ người ta cứ nói chuyện không nên tồn tại trường Chuyên, theo em là vớ vẩn, cuộc sống là phải có áp lực, học tập cũng vậy, phải có những trường chuyên lớp chọn, chuyên đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta cần là cần những tài năng như vậy, còn những học sinh bình thường để ra trường phục vụ cho cái gọi là "xuất khẩu tư bản" sang nước ta...chúng ta có quá nhiều rồi.
Em xác định là không tranh luận trực tiếp. Gì chứ thời đấy cuối cấp 1 và cấp 2 cả quận có 1 lớp quanh quanh 30 đứa, năm nào hè cũng cong mông lo thi vì sợ trượt ra ngoài. Quận ở đây cũng chỉ có 4 quận nội thành cộng với Từ Liêm, Gia Lâm. Đến cấp III thì gop góp từ Chu Văn An, Lý Thường Kiệt ... về Ams, còn ông nào giỏi hơn vào đội thi toàn quốc thì vào Tổng hợp, Sư phạm. Thế nên đồng đội thì ít, không phải đồng đội sẽ là đa số, cãi nhau lại quái nào được :). Chưa kể là đa phần tranh luận toàn bằng cảm tính, đến cả bạn Thành Tu La lên báo vẫn chỉ 1 điều "có người nói" này, 2 điều "có người nói" nọ. Mà cũng lạ, bạn Thành tâm huyết thế mà không chịu làm cái khảo sát nghiêm chỉnh, từ alumni cho đến kinh phí đào tạo ... để quăng bom cho nó thuyết phục. Cũng chỉ hy vọng các bạn muốn bỏ chuyên đưa ra được các giải pháp khả thi, hiệu quả để có thể duy trì đào tạo được các bạn học sinh giỏi, có nhu cầu học sâu một lĩnh vực nào đấy. Nhìn quanh các nước sẽ thấy giải pháp có khá nhiều, quan trọng là có khả thi, có phù hợp hoàn cảnh nhà mình không thôi. Xét cho cùng, trường chuyên cũng đâu chỉ có trường Ams.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,993
Động cơ
48,465 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Các cụ mợ cứ tập trung bàn trường chuyên nhiều quá. Lớp mầm non con em năm nay hầu hết đi thi hệ Cambridge của 1 trường tư mà em ko tiện nêu tên ở đây vì tính chất nhạy cảm. Các bạn đi thi hệ này cũng phải học bò ra, có bạn còn phải học thêm nữa ạ, trước khi có kết quả thi thì bố mẹ lo lắng mất ăn mất ngủ, có kết quả thì khoe đầy lên facebook, học phí tiểu học tính ra cũng phải gần 200 củ/năm. Liệu hệ Cam đấy có đào tạo ra nhân tài không ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

mr teppi

Xe buýt
Biển số
OF-405002
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
871
Động cơ
238,453 Mã lực
Tuổi
43
Các cụ mợ cứ tập trung bàn trường chuyên nhiều quá. Lớp mầm non con em năm nay hầu hết đi thi hệ Cambridge của 1 trường tư mà em ko tiện nêu tên ở đây vì tính chất nhạy cảm. Các bạn đi thi hệ này cũng phải học bò ra, có bạn còn phải học thêm nữa ạ, trước khi có kết quả thi thì bố mẹ lo lắng mất ăn mất ngủ, có kết quả thì khoe đầy lên facebook, học phí tiểu học tính ra cũng phải gần 200 củ/năm. Liệu hệ Cam đấy có đào tạo ra nhân tài không ạ?
Tài hơn so với chính các em đó nếu không học cụ ah.
Các cụ mợ cứ tập trung bàn trường chuyên nhiều quá. Lớp mầm non con em năm nay hầu hết đi thi hệ Cambridge của 1 trường tư mà em ko tiện nêu tên ở đây vì tính chất nhạy cảm. Các bạn đi thi hệ này cũng phải học bò ra, có bạn còn phải học thêm nữa ạ, trước khi có kết quả thi thì bố mẹ lo lắng mất ăn mất ngủ, có kết quả thì khoe đầy lên facebook, học phí tiểu học tính ra cũng phải gần 200 củ/năm. Liệu hệ Cam đấy có đào tạo ra nhân tài không ạ?
Tài hơn chính các em đó nếu không học cụ ah!
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,993
Động cơ
48,465 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mỗi người 1 quan điểm nhưng như nhà em thì em lại nhìn theo hướng tích cực là quá trình luyện thi vào chuyên rất vất vả nhưng lại là cơ hội luyện ý chí của con, ý chí của cả nhà. Đỗ thì quá vui nhưng trượt thì cũng chứng minh là mình đã cố gắng hết sức. Bài học cho con sẽ là mình đã cố gắng hết sức nhưng ngoài đời nhiều người giỏi hơn mình nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Giờ nhìn lại các đề thi ĐH thời 199x mình thi mà thấy thực sự kinh hoàng, chả biết học và ôn thi cái mớ kiến thức kinh khủng khiếp để thi rồi làm gì khi mình ko theo con đường nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản?
Ra trường chuyên lớp chọn ngày xưa để luyện gà nòi đi thi đấu lấy thành tích để thỏa mãn bệnh tự sướng là chính, bản thân HS vào chuyên đã là người có ý thức và tư duy tốt rồi, được luyện thêm cho Pro chứ chẳng phải trường chuyên có thành tích đào tạo tốt ( có lẽ chỉ 1 phần rất nhỏ). Nếu trường chuyên thực sự tốt thì vui lòng đào tạo những học sinh bình thường thành giỏi mới công nhận, hehe...
Mà đến thời đại này, có lẽ học giỏi hay không không còn quan trọng, mục đích là được học theo cái mình thích, được theo đuổi đam mê, được vui vẻ hạnh phúc trong cuộc đời với 1 nền tảng kinh tế nhất định mà từ sự học làm ra... còn không thì chuyên hay ko chuyên, giỏi hay siêu đẳng cũng chả có giá trị gì
 

xda0306

Xe tải
Biển số
OF-303413
Ngày cấp bằng
31/12/13
Số km
346
Động cơ
303,251 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Dài quá. E vẫn nhắc gấu “bố mẹ học thì dốt thì đừng mong con đi đè đầu cưỡi cổ người khác, tha cho nó đi”
Em vodka cụ cả chai ạ. Như a nhóc 3 mươi mấy làm phó hiệu trưởng trường nức tiếng mới là nhân tài, là phần phước của dân tộc.
 

xda0306

Xe tải
Biển số
OF-303413
Ngày cấp bằng
31/12/13
Số km
346
Động cơ
303,251 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Về cơ bản là đúng

Em chuyên Lý từ lớp 7, cấp III Chuyên Lý ĐH Tổng hợp, thế hệ 7x nửa cuối
Tố chất cho đầu vào và văn ôn võ luyện của môi trường tạo nên sự khác biết rõ rệt.
Em cũng 7x đời giữa và cũng biết thế nào là gà đi đá.
Học, học nữa, học mãi không thừa nếu có đk và nhu cầu ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top