[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Tenjchathe

Xe máy
Biển số
OF-734116
Ngày cấp bằng
27/6/20
Số km
98
Động cơ
68,889 Mã lực
Tuổi
44
Hầu hết mọi người nghĩ một người thành tài là do trường nọ trường chai. Thực tế phần lớn họ vốn đã tài sẵn trong tố chất, trường chỉ góp phần thúc đẩy. Đối với trường chuyên, đôi khi còn mài tù đi.
Thế thì theo em dẹp hết các lò đào tạo bóng đá cũng như các môn thể thao khác đi.
Những Quang Hải, Văn Hậu hay Công Phượng cứ đi học kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, bao giờ cần thì gọi đi đá.

Còn các em ấy có sẵn tố chất rồi, càng mài càng tù đi. Lò gì kỳ vậy? Cả ngày tập luyện đá bóng, mất hết tuổi thơ của các em.
 

drone

Xe buýt
Biển số
OF-355654
Ngày cấp bằng
27/2/15
Số km
546
Động cơ
267,890 Mã lực
Cái trường chuyên còn tồn tại và "đắt hàng" là do nó phù hợp nhu cầu của bộ phận người dân. Nếu bản thân nó không tốt thì sẽ bị đào thải, thay thế bằng các trường dạy kỹ năng mềm, học như chơi, chơi là học...
Hỉnh như không có trường chuyên nào đảm bảo đầu ra là "người tài" cả. Vậy sao lại đặt vấn đề phải sản xuất "người tài"?
 

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Cụ cứ gân lên cãi thế nhỉ?
Giờ cụ cứ làm 1 cái bình chọn:
Miễn toàn bộ phí cầu đường, bỏ hết các bot xem số lượng bầu chọn là bao nhiêu %.
Và nếu CP cứ phải đi theo bầu chọn đó thì suốt đời đi đường đất nhé.
Cái này e đã trả lời mợ Jochi phía trên rồi, cụ chịu khó đọc lại.
 

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Hiểu đúng về “trường chuyên”
Lượt xem 25,550
“Què cụt”, “gà nòi” về kiến thức, kỹ năng là những cụm từ thường “được” đi kèm với các khái niệm như trường năng khiếu, trường chất lượng cao, nhân tài hay còn có tên gọi chung là trường THPT chuyên.

Tuy nhiên, trường THPT chuyên thực sự là trường thế nào thì trong 42 năm qua chưa hề được ngành giáo dục lý giải một cách cụ thể và xác đáng nhất.

Trong hai ngày 14 và 15/9, Hội nghị toàn quốc các trường THPT chuyên đã lần đầu tiên diễn ra tại Hải Phòng để bàn về các giải pháp trả lại cái tên đúng nghĩa nhất cho hệ thống trường chuyên.

Mô hình trường chuyên được ra đời vào năm 1965 và đến năm học 2006 - 2007 đã có 47.500 học sinh chuyên học tại 74 trường, khối THPT chuyên trực thuộc 7 ĐH và 63 tỉnh, thành phố.

4 tồn tại bi - hài trong hệ thống trường chuyên

- Học sinh chuyên nhưng không học theo... sách chuyên. Chương trình và sách giáo khoa của học sinh trường chuyên đều phải do nhà trường và giáo viên tự “mò” và giảng dạy trong...mông lung. Không hề có một chương trình chuẩn nào cho học sinh trường chuyên. Đã thế, mặc dù đã có hệ thống trường THPT chuyên gần nửa thế kỷ nhưng không hề có trường đào tạo giáo viên dạy chuyên!

- Què cụt về kiến thức, yếu đuối về thể xác: Học sinh chuyên bị “què cụt” về kiến thức, kỹ năng chỉ vì bỏ hết các môn học khác để tập trung vào môn chuyên, môn thi vào ĐH! Về điểm này, Báo cáo tổng kết của Bộ GD-ĐT đã chỉ rõ: “Học sinh các trường THPT chuyên rất yếu về tiếng Anh, sức khỏe, chưa thật tự tin, khả năng hòa đồng trong giao lưu với bạn bè quốc tế, trong môi trường đa ngôn ngữ còn hạn chế”.

- Chuyên mà không phải là... chuyên: Trong hàng chục năm qua, nhiều phụ huynh và ngay cả học sinh muốn tìm đến trường chuyên chỉ để được học tập tại môi trường học tập sạch và tốt, học để thi đỗ ĐH chứ không phải để phát triển... năng khiếu.

Hiện nay, mỗi lớp chuyên có từ 30 - 40 em, nhưng số học sinh thực sự có năng khiếu là rất ít! Chúng ta đang nhầm lẫn giữa học sinh học chăm và học sinh giỏi. Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận: “Có những học sinh không có năng khiếu thực sự; chỉ cần cù, chịu khó, chăm học được tuyển vào trường THPT chuyên”.

- Mù mờ mục tiêu đào tạo: Theo con số của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (Bộ GD-ĐT): Có hàng trăm ngàn lượt học sinh chuyên được đào tạo trong hàng chục năm qua, nhưng chỉ có 423 học sinh đoạt giải Olympic, số học sinh chuyên còn lại không rõ hiệu quả đào tạo ra sao! Mục tiêu giáo dục của trường THPT chuyên còn được hiểu chưa thống nhất, chưa rõ là tất cả những gì mà Bộ GD-ĐT có thể kết luận lại được sau 42 năm ra đời và phát triển hệ thống trường chuyên.

Nỗ lực khôi phục “gốc”

Đối mặt với 4 tồn tại bi-hài kể trên trong hệ thống trường THPT chuyên, giải pháp hàng đầu của Bộ GD-ĐT hiện nay để “cứu” hệ thống trường THPT chuyên là phải khẳng định được “gốc” của trường chuyên chính là khuyến khích các học sinh có năng khiếu đặc biệt và say mê học tập. Trường THPT chuyên phải là nơi tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tài năng vươn lên, phát huy hết năng lực trong làm việc sau này.

Xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành hệ thống chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng các em trở thành những học sinh có tình yêu đất nước, có ý thức tự học, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có sức khoẻ tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Để thực hiện tinh thần mới này, ngay trong thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ thành lập Ban chỉ đạo “chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài” giai đọan 2008-2020 do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng làm trưởng ban; một Thứ trưởng Bộ GD-ĐT là Phó trưởng ban thường trực.

Cục Đào tạo phát triển tài năng cũng sẽ ra đời để dành riêng cho hệ thống trường THPT chuyên.

3 yêu cầu của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đối với hệ thống trường THPT chuyên:

1. Cần dạy học sinh thêm phương pháp tự học và làm việc tập thể. Các em phải được bồi dưỡng ý chí về một Việt Nam giàu mạnh, quyết tâm không để đất nước nghèo.

2. Các trường THPT chuyên phải tuyển học sinh đủ năng lực yêu cầu, không chỉ học chăm mà phải có tư chất thông minh, học giỏi nhiều môn. Bồi dưỡng các em trở thành những học sinh giàu tư chất về trí tuệ và thể chất để tiếp tục đào tạo thành nhân tài.

3. Trường THPT chuyên phải đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất phải tốt, đãi ngộ giáo viên, học sinh tốt
 

cuncon

Xe điện
Biển số
OF-89727
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
2,626
Động cơ
432,653 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, HN
Chuyển từ “ chuyên kiến thức” sang “ chuyên học phí” đúng là suy nghĩ của con buôn ( Ts Thành người tạo nên trend này)
Có ai ép hs vào đó đâu. Các học sinh vào đó đơn giản là muốn tìm thử thách về mặt kiến thức. Bây giờ trường tư đầy ai muốn học đâu thì học thôi.
Theo e vẫn nên duy trì trường chuyên, nhưng với mức học phí tương xứng, để các e cân nhắc; chứ ở tỉnh giờ trg chuyên cũng là nơi gửi con em lãnh đạo thôi, trình độ nhiều lớp cũng nhàng nhàng k hơn gì bt; (kể cả Ams giờ cũng thế)
 
Biển số
OF-384096
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
195
Động cơ
243,639 Mã lực
Nơi ở
B02 ShopHouse - TimesCity
Cụ có cái ví dụ nào thực tế về việc môi trường chuyên chọn làm thui chột tài năng cá nhân so với cái kết đáng ra cá nhân đó nhận được nếu để bạn đó tự học thì kể ra cho các cụ khác sáng toang mắt ra đi? Dân chuyên chơi chui nhầm trường chuyên học thì oẳng là đương nhiên còn trách ai.
Mọi thứ chỉ là nhận định cá nhân. Còn muốn ví dụ thực tế thì "trường chuyên làm thui chột tài năng cá nhân" hay "trường chuyên làm phát triển tài năng cá nhân" cũng chẳng có ví dụ nào xác đáng cả. Nếu lấy ví dụ thô thiển, cụ cứ tìm mấy cụ loser học chuyên ra để ví dụ đầu, lấy những người winer là cho ví dụ sau. Dưng em tin, những ví dụ đó đều có thể phản bác.
 

VNV

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-707175
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
247
Động cơ
93,427 Mã lực
Vẫn chưa cụ nào show ra được phương pháp đào tạo người tài của trường chuyên ngoài nhồi nhét nhỉ? Vậy có thể kết luận là chả có phương pháp gì đặc biệt cả.
E nghĩ học nhiều để thành đạt là tư tưởng xưa cũ của tầng lớp nghèo. Tuy nhiên thực tế thì trẻ em học nhiều quá không làm chúng thông minh lên được. Trường chuyên đáng ra phải có phương pháp phát triển tài năng khác biệt so với các trường khác, tuy nhiên ở VN e khẳng định trường chuyên chỉ là nơi tập hợp các e giỏi và phương pháp duy nhất là nhồi nhiều kiến thức để lấy điểm cao chứ chả có cái phương pháp gì tiên tiến để phát triển trí tuệ. Mà nhồi nhiều như vậy thì ngắn hạn có ra được một ít thành tích, nhưng về lâu dài trẻ bị bào mòn chất xám. Rất may bây giờ phụ huynh cũng đã nhận ra được điều này, chỉ còn rơi rớt lại một số các cụ trước học chuyên mà không thành đạt nuối tiếc quá khứ mà thôi. Kết quả sự chuyển biến nhận thức đây các cụ nhé:
Trường chuyên là cách tiết kiệm nhất (rẻ nhất) để con được tiếp cận với thế giới thông qua việc xin học bổng đi du học.
Thử so sánh 1 bạn học chuyên chi phí 100tr/1năm cả học thêm với 1 bạn học quốc tế 300tr/1năm hoặc hơn, trong vòng 10-12 năm, thì thấy nếu không có đủ lực (tiền) thì chọn cách học chuyên rẻ hơn ạ. Em không nói đến quốc tế nửa vời 7tr 10tr/tháng, học công thì nhẹ hơn, rẻ hơn nhưng cụ thử tính tổng số bạn đi du học ở trường chuyên mỗi năm giả sử có 300 bạn thì trường công chắc được 30.
Cụ đừng đòi hỏi mức học phí 3-4tr ở trường chuyên mà các cô phải làm tốt như trường quốc tế là đẩy mạnh với phát huy cái gì đó :D nghe nó buồn cười lắm, cụ bỏ thêm 15-20tr mỗi tháng sẽ khác ngay ạ.
 

Tenjchathe

Xe máy
Biển số
OF-734116
Ngày cấp bằng
27/6/20
Số km
98
Động cơ
68,889 Mã lực
Tuổi
44
Cái này e đã trả lời mợ Jochi phía trên rồi, cụ chịu khó đọc lại.
Cụ trả lời lấp liếm.
Ko phải tìm giải pháp tốt hơn.
Về nguyên tắc bầu chọn, những gì là lợi ích chung phải dùng tiền thuế để chi. Nếu người đi bầu ko được hưởng quyền lợi đương nhiên người ta ko vote.

Cả nước có 77 trường chuyên thì theo cụ có đến 2% được hưởng lợi ích từ việc ngân sách phải chi nhiều hơn cho chuyên ko?
 

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Thế thì theo em dẹp hết các lò đào tạo bóng đá cũng như các môn thể thao khác đi.
Những Quang Hải, Văn Hậu hay Công Phượng cứ đi học kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, bao giờ cần thì gọi đi đá.

Còn các em ấy có sẵn tố chất rồi, càng mài càng tù đi. Lò gì kỳ vậy? Cả ngày tập luyện đá bóng, mất hết tuổi thơ của các em.
Đào tạo bóng đá là người ta rèn kỹ năng đá bóng là những cái họ sẽ dùng trong cả sự nghiệp. Mấy e chuyên toán sau này làm công nhân với chạy grab thì dùng gì đến vi phân, tích phân.
 

VNV

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-707175
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
247
Động cơ
93,427 Mã lực

NHD78

Xe máy
Biển số
OF-67672
Ngày cấp bằng
4/7/10
Số km
71
Động cơ
432,612 Mã lực
Vậy một trường bình thường mà đầu vào chọn toàn e giỏi thì khác gì trường chuyên ko?
Cửa nào cho một trường bình thường chọn được toàn em giỏi vậy cụ bác? Phát lương chăng? Mà xó khi ý cụ là phụ huynh các em giỏi rồi, kiểu giỏi chi tiền :))
 

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Cụ trả lời lấp liếm.
Ko phải tìm giải pháp tốt hơn.
Về nguyên tắc bầu chọn, những gì là lợi ích chung phải dùng tiền thuế để chi. Nếu người đi bầu ko được hưởng quyền lợi đương nhiên người ta ko vote.

Cả nước có 77 trường chuyên thì theo cụ có đến 2% được hưởng lợi ích từ việc ngân sách phải chi nhiều hơn cho chuyên ko?
Cụ hỏi lạc đề quá, cụ nên đọc lại còm của e rồi hỏi lại.
 

vh2

Xe tải
Biển số
OF-42820
Ngày cấp bằng
10/8/09
Số km
229
Động cơ
467,775 Mã lực
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
Nó bảo nhau rằng "Ấy ái uông"
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Còn bàn luận kiểu tôi sẽ ko cho com học chuyên năm nào chả rôm rả và nó khởi phát chủ yếu từ nhóm phụ huynh biết chắc con mình thi ko vào đc hay vừa trượt xong kể cả các vị từng học chuyên ấy.
Năm nào cháu cũng tham gia vào những cuộc bàn luận rôm rả đó. Nhưng vì cháu dốt hơn các bạn học chuyên, nên cháu dễ dàng chấp nhận là cháu dốt. Cháu cố gắng tìm hiểu kỹ về các bạn học chuyên, để cố gắng tránh trở thành đối thủ trực tiếp của các bạn ý, trên đường đời sau này ạ.
 
Biển số
OF-384096
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
195
Động cơ
243,639 Mã lực
Nơi ở
B02 ShopHouse - TimesCity
Thế thì theo em dẹp hết các lò đào tạo bóng đá cũng như các môn thể thao khác đi.
Những Quang Hải, Văn Hậu hay Công Phượng cứ đi học kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, bao giờ cần thì gọi đi đá.

Còn các em ấy có sẵn tố chất rồi, càng mài càng tù đi. Lò gì kỳ vậy? Cả ngày tập luyện đá bóng, mất hết tuổi thơ của các em.
Cụ lấy ví dụ thô thiển để đưa ra phản bác. Ở đây là so sánh giữa việc học chuyên và học thường, chứ ko phải so với nghỉ ở nhà.
Tài năng có nhiều dạng. Cái dạng tài năng thực thi thì học trường chuyên rất tốt. Nó tạo ra một dạng công cụ sắc bén cho xã hội sử dụng. Dưng những người có những tài năng khác, đòi hỏi không gian riêng, sự tự do suy nghĩ, sáng tạo, tự do xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch ....cho mình thì trường chuyên có thể làm tù đi những năng khiếu bẩm sinh của họ.
 

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Cửa nào cho một trường bình thường chọn được toàn em giỏi vậy cụ bác? Phát lương chăng? Mà xó khi ý cụ là phụ huynh các em giỏi rồi, kiểu giỏi chi tiền :))
E hỏi thế để thấy trường chuyên chả có cái phương pháp gì đào tạo người tài ngoài nhồi nhét cả, trong khi đối với các tài năng phải có phương pháp riêng.
 

Tenjchathe

Xe máy
Biển số
OF-734116
Ngày cấp bằng
27/6/20
Số km
98
Động cơ
68,889 Mã lực
Tuổi
44
Đào tạo bóng đá là người ta rèn kỹ năng đá bóng là những cái họ sẽ dùng trong cả sự nghiệp. Mấy e chuyên toán sau này làm công nhân với chạy grab thì dùng gì đến vi phân, tích phân.
Sự nghiệp nào vậy?
Cụ biết cả nước có bao nhiêu lò ko?
Cụ nghĩ ai đào tạo xong cũng dùng được ak? Thưa cụ tỷ lệ thành công trong thể thao cực thấp.
Nhiều bạn nhỏ ăn tập cả chục năm rồi tài ko đủ chín lại vác balo về nhà kiếm việc. Như Hùng Dũng nói 64 anh em còn có 4 người trụ được.

Trong khi cụ nhìn tỷ lệ thành công của lớp chuyên so với lớp thường xem. Chuyên chạy grab vs làm công nhân được mấy phần trăm? Toàn lấy ví dụ ít ỏi làm đại diện cho cả 1 tập lớn. Lý luận vớ vẩn.
 

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Hiểu đúng về “trường chuyên”
Lượt xem 25,550
“Què cụt”, “gà nòi” về kiến thức, kỹ năng là những cụm từ thường “được” đi kèm với các khái niệm như trường năng khiếu, trường chất lượng cao, nhân tài hay còn có tên gọi chung là trường THPT chuyên.

Tuy nhiên, trường THPT chuyên thực sự là trường thế nào thì trong 42 năm qua chưa hề được ngành giáo dục lý giải một cách cụ thể và xác đáng nhất.

Trong hai ngày 14 và 15/9, Hội nghị toàn quốc các trường THPT chuyên đã lần đầu tiên diễn ra tại Hải Phòng để bàn về các giải pháp trả lại cái tên đúng nghĩa nhất cho hệ thống trường chuyên.

Mô hình trường chuyên được ra đời vào năm 1965 và đến năm học 2006 - 2007 đã có 47.500 học sinh chuyên học tại 74 trường, khối THPT chuyên trực thuộc 7 ĐH và 63 tỉnh, thành phố.

4 tồn tại bi - hài trong hệ thống trường chuyên

- Học sinh chuyên nhưng không học theo... sách chuyên. Chương trình và sách giáo khoa của học sinh trường chuyên đều phải do nhà trường và giáo viên tự “mò” và giảng dạy trong...mông lung. Không hề có một chương trình chuẩn nào cho học sinh trường chuyên. Đã thế, mặc dù đã có hệ thống trường THPT chuyên gần nửa thế kỷ nhưng không hề có trường đào tạo giáo viên dạy chuyên!

- Què cụt về kiến thức, yếu đuối về thể xác: Học sinh chuyên bị “què cụt” về kiến thức, kỹ năng chỉ vì bỏ hết các môn học khác để tập trung vào môn chuyên, môn thi vào ĐH! Về điểm này, Báo cáo tổng kết của Bộ GD-ĐT đã chỉ rõ: “Học sinh các trường THPT chuyên rất yếu về tiếng Anh, sức khỏe, chưa thật tự tin, khả năng hòa đồng trong giao lưu với bạn bè quốc tế, trong môi trường đa ngôn ngữ còn hạn chế”.

- Chuyên mà không phải là... chuyên: Trong hàng chục năm qua, nhiều phụ huynh và ngay cả học sinh muốn tìm đến trường chuyên chỉ để được học tập tại môi trường học tập sạch và tốt, học để thi đỗ ĐH chứ không phải để phát triển... năng khiếu.

Hiện nay, mỗi lớp chuyên có từ 30 - 40 em, nhưng số học sinh thực sự có năng khiếu là rất ít! Chúng ta đang nhầm lẫn giữa học sinh học chăm và học sinh giỏi. Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận: “Có những học sinh không có năng khiếu thực sự; chỉ cần cù, chịu khó, chăm học được tuyển vào trường THPT chuyên”.

- Mù mờ mục tiêu đào tạo: Theo con số của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (Bộ GD-ĐT): Có hàng trăm ngàn lượt học sinh chuyên được đào tạo trong hàng chục năm qua, nhưng chỉ có 423 học sinh đoạt giải Olympic, số học sinh chuyên còn lại không rõ hiệu quả đào tạo ra sao! Mục tiêu giáo dục của trường THPT chuyên còn được hiểu chưa thống nhất, chưa rõ là tất cả những gì mà Bộ GD-ĐT có thể kết luận lại được sau 42 năm ra đời và phát triển hệ thống trường chuyên.

Nỗ lực khôi phục “gốc”

Đối mặt với 4 tồn tại bi-hài kể trên trong hệ thống trường THPT chuyên, giải pháp hàng đầu của Bộ GD-ĐT hiện nay để “cứu” hệ thống trường THPT chuyên là phải khẳng định được “gốc” của trường chuyên chính là khuyến khích các học sinh có năng khiếu đặc biệt và say mê học tập. Trường THPT chuyên phải là nơi tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tài năng vươn lên, phát huy hết năng lực trong làm việc sau này.

Xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành hệ thống chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng các em trở thành những học sinh có tình yêu đất nước, có ý thức tự học, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có sức khoẻ tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Để thực hiện tinh thần mới này, ngay trong thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ thành lập Ban chỉ đạo “chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài” giai đọan 2008-2020 do Phó *********, ********* làm trưởng ban; một ********** Bộ GD-ĐT là Phó trưởng ban thường trực.

Cục Đào tạo phát triển tài năng cũng sẽ ra đời để dành riêng cho hệ thống trường THPT chuyên.

3 yêu cầu của Phó ********* Nguyễn Thiện Nhân đối với hệ thống trường THPT chuyên:

1. Cần dạy học sinh thêm phương pháp tự học và làm việc tập thể. Các em phải được bồi dưỡng ý chí về một Việt Nam giàu mạnh, quyết tâm không để đất nước nghèo.

2. Các trường THPT chuyên phải tuyển học sinh đủ năng lực yêu cầu, không chỉ học chăm mà phải có tư chất thông minh, học giỏi nhiều môn. Bồi dưỡng các em trở thành những học sinh giàu tư chất về trí tuệ và thể chất để tiếp tục đào tạo thành nhân tài.

3. Trường THPT chuyên phải đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất phải tốt, đãi ngộ giáo viên, học sinh tốt
Các cụ học chuyên vào phản biện bài này hộ e cái.
 
Biển số
OF-384096
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
195
Động cơ
243,639 Mã lực
Nơi ở
B02 ShopHouse - TimesCity

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Sự nghiệp nào vậy?
Cụ biết cả nước có bao nhiêu lò ko?
Cụ nghĩ ai đào tạo xong cũng dùng được ak? Thưa cụ tỷ lệ thành công trong thể thao cực thấp.
Nhiều bạn nhỏ ăn tập cả chục năm rồi tài ko đủ chín lại vác balo về nhà kiếm việc. Như Hùng Dũng nói 64 anh em còn có 4 người trụ được.

Trong khi cụ nhìn tỷ lệ thành công của lớp chuyên so với lớp thường xem. Chuyên chạy grab vs làm công nhân được mấy phần trăm? Toàn lấy ví dụ ít ỏi làm đại diện cho cả 1 tập lớn. Lý luận vớ vẩn.
Cụ tranh luận lan man quá, tốt nghiệp học viện bóng đá, người ta sẽ được đá bóng và dùng các kỹ năng đã rèn luyện.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top