[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Vâng cụ , Cuộc sống no đủ lo được cho bản thân vợ con , phụng dưỡng bố mẹ .
Đấy là em .
Còn con em thì chỉ cần tự lo được cho bản thân , vợ con ( chồng con ).
Chứ em nói thật 100% thì đến 90% đứa trẻ sẽ lựa chọn vui chơi chứ không phải là học hành .
Tuổi trẻ vui chơi thì về già phải vất vả thôi . (tất nhiên bố mẹ có của cải nhiều thì chắc sẽ đỡ hơn )
tuổi trẻ vất vả thì khả năng về già vất vả sẽ ít hơn .
Em hỏi lại cụ cái : thành nhân là gì ???. Thế nào được coi là thành nhân ???. Và tại sao cụ không nói là "thành người" mà phải gọi là "thành nhân"???
Có vẻ quan điểm thành công của cụ hơi đơn giản. Còn nhân là người mà cụ.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Quả này đúng là chuột bạch :)
Có vẻ như thế. Dự án của Hà Nội không được tiếp tục nữa vì không có quy định trong Luật Giáo dục.

Còn trường tư để lựa chọn nữa mà bác. Đã chọn song bằng thì gia đình cũng phải có kinh tế 1 chút rồi!
100 cháu được chọn vào Chu3 và Ams hầu hết là các cháu có năng lực học tập dẫn đầu và đạt O-Level đủ điều kiện học tiếp. Các cháu còn lại của 7 trường THCS có thể lựa chọn thi đấu để giành cơ hội vào chuyên hoặc lựa chọn trường ngoài công lập hoặc trường quốc tế có chương trình Cambridge với chi phí tốn kém hơn nhiều.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
bạn em con học đó bảo từ lớp 3 nó đã ôn để đi lên lớp 6 nên mấy bài này các cháu đọc đề lên là nhắm mắt giải nhoay nhoáy. Làm gì mà chả đỗ 100%.
Trường tư cần PR để hút học sinh, nên đương nhiêu sẽ có những cách này để nổi tiếng. Bọn trẻ con thì cha mẹ cho hy sinh tuổi thơ để lấy thành tích kiểu này thôi.
 

mr1234

Xe máy
Biển số
OF-154985
Ngày cấp bằng
1/9/12
Số km
98
Động cơ
353,695 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E thấy đa số học chuyên hay thành đạt đồng đều hơn
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,187
Động cơ
417,262 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
bạn em con học đó bảo từ lớp 3 nó đã ôn để đi lên lớp 6 nên mấy bài này các cháu đọc đề lên là nhắm mắt giải nhoay nhoáy. Làm gì mà chả đỗ 100%.
Trường tư cần PR để hút học sinh, nên đương nhiêu sẽ có những cách này để nổi tiếng. Bọn trẻ con thì cha mẹ cho hy sinh tuổi thơ để lấy thành tích kiểu này thôi.
Khổ luyện mấy thành tài cụ; từ múa, âm nhạc, bóng đá.....không có vinh quang nào mà thiếu những giọt mồ hôi. K có cái gì tự nhiên mà có. Nhưng để thành tài phải có tố chất hay năng khiếu. Còn hy sinh tuổi thơ hay không thì em chịu.
 

mat mo chan cham

Xe tải
Biển số
OF-624685
Ngày cấp bằng
18/3/19
Số km
361
Động cơ
116,414 Mã lực
F1 nhà E hồi ôn thi vào 10 cũng học thêm thầy Cẩn thầy Phước từ giữa kỳ 1 năm lớp 9, ngày đó các thầy đã nổi tiếng nhưng chưa hot như bây giờ sau khi bạn Ngô Quý Đăng lớp 10 đã đạt giải quốc tế. Em thấy bao giờ thầy cũng kiểm tra đầu vào, nếu thấy ko đủ khả năng thi chuyên thì thầy góp ý với phụ huynh, nên ngay cả dạy thêm thầy cũng đã chọn trò rồi.
Thời bây giờ E chưa thấy bạn nào ko học thêm mà đỗ chuyên ạ, nên theo em tỷ lệ đỗ chuyên cao là do cả 2: trò giỏi, có tố chất + thầy hay.
 

tunglam28062009

Xe tăng
Biển số
OF-509697
Ngày cấp bằng
12/5/17
Số km
1,254
Động cơ
195,441 Mã lực
Có cụ nào kêu người cho con học quốc tế chả bằng chuyên lại mất tiền ngu, nên ra sức bảo vệ quan điểm. Em đoán cụ ấy không đủ dư dả để cho con học quốc tế thôi, thì phấn đấu học chuyên là phù hợp hoàn cảnh gia đình rồi. Không liên quan đến người khác ngu hay không ngu.

Em mà ở VN thì em cũng cho con thi Ams, nhưng không luyện nhiều, đỗ trượt tính sau. Hic, hồi xưa em học Ams dạy quái gì mấy, mình thích gì thì tự đi tìm mà học, trong thời gian cá nhân, bằng các nguồn lực cá nhân. Nghe mợ Smile1102 có con đang học nói có vẻ bây giờ vẫn thế. Chẳng qua đi học có bạn bè cho vui. Về điểm này em không đồng ý với cách tiếp cận của trường Ams, dạy học không nhấn mạnh vào nỗ lực cá nhân, không cố gắng nâng tầm giới hạn của bản thân mà dựa vào năng lực có sẵn. Tạo ra thói quen xấu với việc học cả đời.

Bạn em học TH thì kêu người ta tập trung dạy đội tuyển thôi, bọn còn lại mặc xác :D Nên hồi đấy em rất bất ngờ khi phát hiện hoá ra TH cũng có 1 số trượt ĐH (Ams thì không).
Không mợ, không hề mặc xác, nói vậy ko đúng. Văn hóa cực kỳ thực dụng, lúc cần luyện, kể cả thi tốt nghiệp là luôn có những giáo viên giỏi nhất ở trường to tới dạy và dạy cực kỳ hay, kể cả những môn được coi là môn phụ như địa lý. Nghe giảng có cảm giác hóa ra học địa lý cũng ko khác học toán bao nhiêu. Có rất rất nhiều người hết lớp 11 ngoài kiến thức môn chuyên ra tất cả các môn khác kiến thức là con số 0 tròn trĩnh (vì từ bé đến lớn các môn đều được bỏ qua), nhưng đến cuối năm 12 thì chỉ trừ các trường ĐH lấy điểm cao 1 cách vô lý ra, các trường còn lại cái quan tâm là tổng điểm 2 môn đủ đỗ hay chưa, chứ chuyện đỗ trượt chả bao giờ phải nghĩ (ngày xưa điểm thi ĐH thấp chỉ loanh quanh trên dưới 20đ).

Có trượt là bởi có những người ko muốn luyện thi ĐH. Văn hóa tự kỷ theo đuổi đỉnh cao 1 thứ nó ngấm vào máu, nếu kết quả ko được như ý (ví dụ trượt đội tuyển QT chẳng hạn) có khi đóng cửa nằm nhà nửa năm ko tiếp bất kỳ ai, Ams thì ko có ai như thế.

Cố gắng nâng tầm giới hạn bản thân là điều tốt, có điều cái gì cũng cần có giới hạn, bao giờ mợ gặp những người quá mức bị ám ảnh bởi chuyện nâng tầm bản thân có khi mợ sẽ nghĩ khác. Mà cũng là nói vậy, chứ còn có những thứ rất khó thay đổi, kể cả khi biết là ko nên.
Bh thì ko rõ chứ hơn 20 năm trc ( thời các trường còn tự ra đề ) Am, TH, SP trượt đại học đầy nhé. Việc giáo viên keconmemay ko dạy ở 3 trường trên là sự thật. Ai thích học thì học ko học thì thôi. Riêng trường Am cuối năm thích xin điểm bao nhiêu thì xin. Con vk e học Am nó nói vậy đó. Trc khi tổ chức thi đề chung năm nào nhà e chẳng có 20 30 thanh niên ( có cả TH, Sp luôn ạ ) vác sách vở đến ôn luyện thi đh ( ông cụ nhà e ra đề 1 trường )
 

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
332
Động cơ
165,948 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Không áp lực thì khó thành công .
Còn xác định nhà có điều kiện sống làng nhàng cũng được thì ok .
Tất nhiên cũng phải xem con mình có chịu được áp lực không và chịu được đến đâu thôi .
Con em học cũng ổn nên được cái cháu ham học, nhưng e cũng chẳng bao giờ coi đó là trang sức để khoe mẽ rồi gây áp lực cho con. Ngày trước em cũng dân Chuyên, dĩ nhiên là được rèn giũa cẩn trọng, chăm chỉ, chỉn chu hơn nhưng áp lực học hành ghê gớm. Nhưng giờ e thấy bệnh thành tích ăn vào não rồi, con mình đẻ ra, em dành những thứ tốt nhất cho nó, vui chơi, kỹ năng xã hội và học hành cân bằng , không để con mình thành bậc thang hay cái biển, con gà đi đấu để mang thành tích cho ai hưởng lợi cả.
Sau vụ bé lớp 10 trường Ams vừa rồi, e lại càng kiên định với quan điểm của mình . Con các cụ cứ bay cao, con e chỉ cần an yên
 

KVH

Xe buýt
Biển số
OF-92113
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
893
Động cơ
433,428 Mã lực
Bh thì ko rõ chứ hơn 20 năm trc ( thời các trường còn tự ra đề ) Am, TH, SP trượt đại học đầy nhé. Việc giáo viên keconmemay ko dạy ở 3 trường trên là sự thật. Ai thích học thì học ko học thì thôi. Riêng trường Am cuối năm thích xin điểm bao nhiêu thì xin. Con vk e học Am nó nói vậy đó. Trc khi tổ chức thi đề chung năm nào nhà e chẳng có 20 30 thanh niên ( có cả TH, Sp luôn ạ ) vác sách vở đến ôn luyện thi đh ( ông cụ nhà e ra đề 1 trường )
Các bạn học chuyên mà vẫn phải đi luyện thi đại học thì chứng tỏ để học chuyên các bạn ấy cũng phải hơi cố.

Tư duy khá chút thì tự học là đỗ tốt nghiệp và đỗ đại học đơn giản. Em hồi cấp 3 học trường thường, học hành cũng không khá lắm vì hồi đấy nghĩ thầy còn không giỏi bằng mình, học thêm thì đương nhiên không. Trước khi thi đại học chừng hơn 1 tháng mua bộ đề thi tuyển sinh 3 môn khối A kèm sách giải, mỗi ngày làm chừng 10-20 đề, đến lúc thi đại học thì hình như làm qua được cỡ 1/3 tổng số đề của 3 quyển đề thi. Hồi trước điểm chuẩn thấp nên trường nào thì cũng chỉ cần điểm 2 môn bất kỳ là đủ đỗ rồi.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Các bạn học chuyên mà vẫn phải đi luyện thi đại học thì chứng tỏ để học chuyên các bạn ấy cũng phải hơi cố.

Tư duy khá chút thì tự học là đỗ tốt nghiệp và đỗ đại học đơn giản. Em hồi cấp 3 học trường thường, học hành cũng không khá lắm vì hồi đấy nghĩ thầy còn không giỏi bằng mình, học thêm thì đương nhiên không. Trước khi thi đại học chừng hơn 1 tháng mua bộ đề thi tuyển sinh 3 môn khối A kèm sách giải, mỗi ngày làm chừng 10-20 đề, đến lúc thi đại học thì hình như làm qua được cỡ 1/3 tổng số đề của 3 quyển đề thi. Hồi trước điểm chuẩn thấp nên trường nào thì cũng chỉ cần điểm 2 môn bất kỳ là đủ đỗ rồi.
> 90% hs chuyên phải cố theo lý luận của cụ đấy. Người ta còn đỗ thủ khoa ĐH một đống vẫn học thêm bt nhé.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Bh thì ko rõ chứ hơn 20 năm trc ( thời các trường còn tự ra đề ) Am, TH, SP trượt đại học đầy nhé. Việc giáo viên keconmemay ko dạy ở 3 trường trên là sự thật. Ai thích học thì học ko học thì thôi. Riêng trường Am cuối năm thích xin điểm bao nhiêu thì xin. Con vk e học Am nó nói vậy đó. Trc khi tổ chức thi đề chung năm nào nhà e chẳng có 20 30 thanh niên ( có cả TH, Sp luôn ạ ) vác sách vở đến ôn luyện thi đh ( ông cụ nhà e ra đề 1 trường )
Em đã nói rồi, TH cụ phải nói rõ là TH nào? Thời ngày xưa chẳng hạn A toán điểm chuẩn 23/25, B tin có khi chỉ 16/25, học ở A toán bèo nhất cũng đội tuyển quận còn học B tin 1 lần đội tuyển cũng chưa từng có. Ở A toán ngày xưa thi ĐH 24đ còn xấu hổ ai hỏi điểm chả dám nói, nữa là trượt. Còn chuyện đi luyện, đấy hoặc là tâm lý cầu toàn, hoặc bị bố mẹ ép đi luyện, chứ về bản chất ko cần. Có rất nhiều người ko hề luyện, dù trước đó vẫn chí đội tuyển kiến thức các môn khác là số 0 khi bắt đầu lớp 12 nhưng thi ĐH thì chỉ có điểm cao đến đâu chứ trượt thế nào được.
Còn cái gọi là quan tâm hay kệ chúng mày đấy là quan điểm cá nhân. Chứ còn về tổng thể họ đã có kế hoạch tốt nhất. Riêng việc các thầy bỏ rất nhiều thời gian ra dạy với đơn giá nhà nước thay vì đi luyện thi thì với cá nhân em mà nói đó đã là quan tâm quá lớn rồi.
Nói thêm với cụ là HS TH ngày đó rất khó dạy, hiểu theo nghĩa rất khó vào đầu bọn nó nếu ko dạy đúng cách. Học sinh ngoan nhưng rất ko nghe lời, trừ khi có lý do tốt. Học theo kiểu nặng về suy nhẹ về nhớ, ngược hẳn với cách dạy bình thường. Rất nhiều HS TH sau toàn phải tự thiết kế chương trình cho bản thân tự học chứ ra ngoài học ko vào.

Nói chung quan trọng vẫn là người học có hợp hay ko. Chứ còn tư duy bình thường mà nói, nhiều người hồi đó còn đi luyện từ lớp 10, đằng này lớp 12 còn chưa biết chữ nào, lúc đấy mới luyện thì chỉ có mà ăn cám, em thật
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,606
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Con em học cũng ổn nên được cái cháu ham học, nhưng e cũng chẳng bao giờ coi đó là trang sức để khoe mẽ rồi gây áp lực cho con. Ngày trước em cũng dân Chuyên, dĩ nhiên là được rèn giũa cẩn trọng, chăm chỉ, chỉn chu hơn nhưng áp lực học hành ghê gớm. Nhưng giờ e thấy bệnh thành tích ăn vào não rồi, con mình đẻ ra, em dành những thứ tốt nhất cho nó, vui chơi, kỹ năng xã hội và học hành cân bằng , không để con mình thành bậc thang hay cái biển, con gà đi đấu để mang thành tích cho ai hưởng lợi cả.
Sau vụ bé lớp 10 trường Ams vừa rồi, e lại càng kiên định với quan điểm của mình . Con các cụ cứ bay cao, con e chỉ cần an yên
Em và gấu thống nhất không bao giờ khoe thành tích của con trên mạng xh, dù nó có đạt giải piano hay học hành. Gấu chỉ post những hình chơi với vui vẻ của chúng nó như kỷ niệm. Con mình có ít nên không định vác đi làm thử nghiệm hay thí nghiệm gì.
 

tunglam28062009

Xe tăng
Biển số
OF-509697
Ngày cấp bằng
12/5/17
Số km
1,254
Động cơ
195,441 Mã lực
Các bạn học chuyên mà vẫn phải đi luyện thi đại học thì chứng tỏ để học chuyên các bạn ấy cũng phải hơi cố.

Tư duy khá chút thì tự học là đỗ tốt nghiệp và đỗ đại học đơn giản. Em hồi cấp 3 học trường thường, học hành cũng không khá lắm vì hồi đấy nghĩ thầy còn không giỏi bằng mình, học thêm thì đương nhiên không. Trước khi thi đại học chừng hơn 1 tháng mua bộ đề thi tuyển sinh 3 môn khối A kèm sách giải, mỗi ngày làm chừng 10-20 đề, đến lúc thi đại học thì hình như làm qua được cỡ 1/3 tổng số đề của 3 quyển đề thi. Hồi trước điểm chuẩn thấp nên trường nào thì cũng chỉ cần điểm 2 môn bất kỳ là đủ đỗ rồi.
Em đã nói rồi, TH cụ phải nói rõ là TH nào? Thời ngày xưa chẳng hạn A toán điểm chuẩn 23/25, B tin có khi chỉ 16/25, học ở A toán bèo nhất cũng đội tuyển quận còn học B tin 1 lần đội tuyển cũng chưa từng có. Ở A toán ngày xưa thi ĐH 24đ còn xấu hổ ai hỏi điểm chả dám nói, nữa là trượt. Còn chuyện đi luyện, đấy hoặc là tâm lý cầu toàn, hoặc bị bố mẹ ép đi luyện, chứ về bản chất ko cần. Có rất nhiều người ko hề luyện, dù trước đó vẫn chí đội tuyển kiến thức các môn khác là số 0 khi bắt đầu lớp 12 nhưng thi ĐH thì chỉ có điểm cao đến đâu chứ trượt thế nào được.
Còn cái gọi là quan tâm hay kệ chúng mày đấy là quan điểm cá nhân. Chứ còn về tổng thể họ đã có kế hoạch tốt nhất. Riêng việc các thầy bỏ rất nhiều thời gian ra dạy với đơn giá nhà nước thay vì đi luyện thi thì với cá nhân em mà nói đó đã là quan tâm quá lớn rồi.
Nói thêm với cụ là HS TH ngày đó rất khó dạy, hiểu theo nghĩa rất khó vào đầu bọn nó nếu ko dạy đúng cách. Học sinh ngoan nhưng rất ko nghe lời, trừ khi có lý do tốt. Học theo kiểu nặng về suy nhẹ về nhớ, ngược hẳn với cách dạy bình thường. Rất nhiều HS TH sau toàn phải tự thiết kế chương trình cho bản thân tự học chứ ra ngoài học ko vào.

Nói chung quan trọng vẫn là người học có hợp hay ko. Chứ còn tư duy bình thường mà nói, nhiều người hồi đó còn đi luyện từ lớp 10, đằng này lớp 12 còn chưa biết chữ nào, lúc đấy mới luyện thì chỉ có mà ăn cám, em thật
E viết ko rõ nên chắc 2 cụ hiểu khác. Trc thi khoảng 2th cụ nhà e mở lớp dạy cho con cháu các mối qh. Đây gần như là ôn luyện trọng tâm đề. Trong số hs đến nhà e có ko ít trường hợp học chuyên thi trượt đó ạ. Lớp vk e ở Am cũng có mấy trường hợp trượt. Các bạn học chuyên đương nhiên tư duy rất tốt nhưng học tài thi phận là việc bt. Vd như bạn nằm cùng giường với e. Hóa Am, thi đh toán 7, lý 6,5, hóa 9. 22,5 tí vẹo đó ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

lephuong63

Xe tải
Biển số
OF-355108
Ngày cấp bằng
23/2/15
Số km
275
Động cơ
264,888 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có đứa cháu đỗ vào hai trường chuyên là ĐHSP và KHTN, giờ mẹ cháu đang băn khoăn không biết cho con vào trường nào. Các cụ, mợ có kinh nghiệm tư vấn hộ em mới ạ. Cảm ơn các cụ, các mợ.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
E viết ko rõ nên chắc 2 cụ hiểu khác. Trc thi khoảng 2th cụ nhà e mở lớp dạy cho con cháu các mối qh. Đây gần như là ôn luyện trọng tâm đề. Trong số hs đến nhà e có ko ít trường hợp học chuyên thi trượt đó ạ. Lớp vk e ở Am cũng có mấy trường hợp trượt. Các bạn học chuyên đương nhiên tư duy rất tốt nhưng học tài thi phận là việc bt. Vd như bạn nằm cùng giường với e. Hóa Am, thi đh toán 7, lý 6,5, hóa 9. 22,5 tí vẹo đó ạ
Đọc thì em biết cụ chưa bao giờ được tiếp xúc với lối dạy học thiên về "suy". Em viết để cụ biết thêm tại sao những người học theo trường phái này ko bao giờ cần cái gọi là "ôn luyện trọng tâm đề".

Học theo kiểu "suy" là thế nào? Em nghĩ tốt nhất là lấy 1 vài ví dụ và so sánh với cách học bình thường. Ví dụ, học về điện chẳng hạn, điện là gì? Nếu học bình thường thì câu trả lời sẽ là điện là dòng dịch chuyển ion, điện có xung quanh chúng ta bla bla bla ... như trong sách giáo khoa. Nhưng học với những người theo trường phái suy thì họ ko trả lời như vậy. Điểm xuất phát có khi là ví dụ trong nhà tắm, tại sao ta biết cái ta đang tắm là nước, chẳng hạn vậy? Câu trả lời là ta nhận biết được nước nhờ giác quan của chúng ta, mắt nhìn thấy, da cảm thấy v.v... Như vậy ta nhận biết được 1 thứ ở thế giới bên ngoài nhờ vào giác quan của chúng ta.
Vậy dẫn đến câu hỏi là: thế giới bên ngoài tồn tại hay ko những thứ giác quan chúng ta ko cảm nhận được? Câu trả lời là có. Điện có thể coi là 1 trong những thứ như thế.
Như vậy tự nhiên sẽ dẫn đến câu hỏi là nếu vậy thì học nó thế nào? Trả lời là nếu trực tiếp ko được thì phải gián tiếp, ví dụ con vi trùng bé quá nhìn ko thấy thì dùng kính phóng to nó lên, nó ko màu thì nhuộm màu vào cho nó, ngắn gọn là thông qua các biện pháp gián tiếp hay nôm na là làm thí nghiệm để học về sự tồn tại của chúng. Kiểu như đường sức từ chẳng hạn, người ta dựa vào tính chất hút kim loại người ta rải mạt sắt để quan sát ra cái thứ mắt nhìn ko thấy, tai nghe ko thấy, tay sờ ko thấy gọi là "từ".
Hiểu được cái đấy rồi thì có cảm giác ngày học 10 chương. Điện trường, từ trường, lực hấp dẫn, phóng xạ abc xyz về cơ bản nó cũng chỉ giống hòn đá, hòn sỏi đối với người mù, ko hơn. Chúng chỉ khác nhau về tính chất, mà các tính chất này các cụ tiền bối đã làm đủ thí nghiệm để tìm ra cho chúng ta, chúng ta chỉ việc dùng, khỏi cần mất công nghĩ. Sau khi đã nắm được tính chất của cái thứ cần học thì thử suy đưa nó về phương trình toán. Đã có phương trình, thì cho dù ngoắt nghéo đến đâu cũng ko là gì so với 1 con gà ăn cơm tuyển từ bé từng trải qua.

Kể cả học những môn tưởng như học thuộc lòng như địa lý cũng vậy. Nói chung môn này trước giờ luôn được coi là phụ, là học thuộc lòng, thầy cô dạy chẳng qua là nhại lại sách giáo khoa, trong lớp ko làm việc riêng như cờ ca rô, tú lơ khơ tiến lên, tấn thì cũng ngủ gật. Nhưng 1 ngày đẹp trời, 1 thầy giáo bước vào và thầy ko hề làm chuyện nhắc lại sách. Thầy bảo thầy dạy vẽ, nếu như muốn vẽ 1 con khủng long thì người ta chỉ cần nhớ bộ xương thôi, ko cần nhớ toàn bộ, và thầy vẽ môn địa.
Cách làm thì thế này, muốn học khí hậu chẳng hạn, thì lấy bản đồ VN ra. Xem dọc VN vùng nào sát biển thì gắn khí hậu biển vào đó, tô cho nó màu xanh. Sau đó thì mở sách ra, tra lại khí hậu từng vùng, cái nào đúng thì tick, sai thì cross. Sau đó với những cái cross thì tìm hiểu xem tại sao, chắc chắn phải có thứ gì đó ảnh hưởng mạnh hơn, ví dụ nhiệt đới gió mùa chẳng hạn. Lại lấy bản đồ ra, suy chỗ nào nhiệt đới gió mùa tô màu cho nó. Tiếp đến lại mở sách kiểm tra tick, cross. Quá trình học nó chỉ đơn giản là suy để tick và mở sách check để cross, bao giờ ko còn cross nữa thì thôi.
Khi đã học xong khí hậu thì dựa vào địa hình + khí hậu để suy phân bổ kinh tế, chỗ nào nông nghiệp, chỗ nào lâm nghiệp, lại tick với cross. Hết cross = học xong.

Nói chung học theo trường phái này như em thấy chỉ có hiểu hay không, chứ nếu đã hiểu là điểm tự động cao với kỳ thi hồi đó. Với lối học này, cái thiên hạ gọi là "luyện bài tập" hay "trọng tâm" là ko có và hoàn toàn chẳng để làm gì. Kể cả môn phụ như địa lý chẳng hạn, dù đề có là con voi thì cũng 1 người 1 bản đồ, con kiến cũng 1 người 1 bản đồ, hay quái thai dị dạng, chưa từng nhìn thấy bao giờ thì cũng vẫn vậy cứ 1 người 1 bản đồ mà suy. Học là học tư tưởng, học cách suy, học những người đi trước đã nghĩ vấn đề gì và giải quyết chúng như thế nào.

Chuyện học tài thi phận, tất cả những người em biết chưa từng thấy ai theo trường phái này mà bị cả. Sai là bình thường, người mà, nhưng cho dù thế thì thay vì 28, 29đ cũng chỉ xuống 25, 26 là cùng. Nếu có nhược điểm, thì đó chính là sẽ có những người điểm cao, giải olympic nhưng hỏi gì thì cũng ko biết, gặp phải chuyện gì đột ngột là lơ ngơ như bò đội nón, là bởi với những người đấy cái gì cũng suy, chuyện nhớ được vấn đề được hỏi còn khó hơn chuyện suy ra vấn đề đấy.

Em chém gió chơi như vậy, nếu ko hiểu các cụ các mợ cứ bỏ qua nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,987
Động cơ
48,294 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em có đứa cháu đỗ vào hai trường chuyên là ĐHSP và KHTN, giờ mẹ cháu đang băn khoăn không biết cho con vào trường nào. Các cụ, mợ có kinh nghiệm tư vấn hộ em mới ạ. Cảm ơn các cụ, các mợ.
Cháu chuyên môn gì hả cụ? Mục tiêu của cháu là đi thi giải quốc gia hay là thế nào ạ? Nhà cháu gần trường nào hơn ạ?
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,750
Động cơ
261,004 Mã lực
các cụ vẫn còn say mê chém nhau cách dậy con ở thớt này quá
nhà cụ nào giầu, nền tảng kt vững chãi thì cứ cho con tận hưởng tuổi thơ, học kỹ năng, học ngoại ngữ, sau này du học các thứ rồi về làm cho gđ, cái đó tốt mà, con các cụ xứng đáng được hưởng thành quả cày cuốc của các cụ :)
còn đại đa số thì cứ phải học, học là cách tìm chỗ đứng, vươn lên ngắn nhất rồi nếu ko tính mấy yếu tố như may mắn, chỗ dựa, làm ăn phi pháp, hi sinh đời bố củng cố đời con.....
đâu xa xôi ngay ở châu á dân hàn, dân trung đang học chổng mông thì nghèo như vn đừng nc học nặng, học nhẹ :D
tóm lại là ko áp đặt quan điểm góc nhìn vào ng khác đc mà tùy hoàn cảnh thôi :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top