[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Theo logic, thì trường chuyên là mô hình tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại để đào tạo ra học sinh giỏi về khoa học cơ bản.

Kể cả có sẵn tư duy tốt, nhưng được đào tạo theo phương pháp / môi trường không chuyên thì cũng không thể đạt kết quả tốt như trường chuyên.

Điều đáng tiếc của VN là không có những tổ chức/ công việc phù hợp cho tài nguyên nhân lực đáng quý này, dẫn đến mai một qua quá trình học đại học, sau đó là lãng phí trong các công việc không đòi hỏi tư duy khoa học.

Và chắc chúng ta vĩnh viễn sẽ không có các công việc để phát huy lượng nhân tài này - rất đáng buồn.

Gọi là nhân tài có quá không? - Không hề.

Tất cả khoa học ứng dụng đều phải dựa trên khoa học cơ bản.

Người Hàn Quốc đã nhận ra điều này cách đây hơn hai chục năm, khi tiếp cận khoa học ứng dụng của phương Tây, và họ hối hả tăng cường đào tạo khoa học cơ bản cho học sinh để làm nền tảng phát triển.

Còn chúng ta sẽ tiếp tục làm thuê cho họ.
Cái cụ nói là ở bậc đại học cơ, bậc phổ thông thì nhiều cụ có con sang Tây học cấp 2, cấp 3 cho biết rồi đấy: học hơn cả Tây, nhưng đến lúc đại học thì ... mời các cụ khác cho ý kiến.
Tất nhiên bậc đại học thì ngoài phạm vi thớt, nhưng chỉ cần lượn mấy nhà sách Đinh Lễ chả thấy đầu sách khoa học kỹ thuật nào là biết rồi, quê ta vưỡn trâu đen nhai rơm chứ chưa đến tầm trâu đỏ nhai ốc vít.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
Giáo sư Ngô Bảo Châu là học sinh Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi đó Ams mới thành lập (1985) được mấy năm, còn Chuyên Toán đại học Tổng hợp đã có từ năm 1966.
Em Jochi được cái ham tìm hiểu. Hai cái này là một em nhé.
 

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Quan điểm đào tạo chuyên hay toàn diện còn phải xem môi trường Xh thế nào. Như Mẽo, nếu cần một chuyên gia lĩnh vực hẹp, họ có thể tìm được ngay vì hàng năm hàng nghìn chuyên gia nhập cư vào Mỹ, chưa tính đến đội ở Mẽo sẵn. Thậm chí khi cần họ có thể đăng tuyển toàn TG và cho HR đi săn toàn cầu. Do vậy họ sẽ chuyển qua đào tạo toàn diện (một cái khó hơn của chuyên). Còn ở VN chuyên gia lĩnh vực hẹp ít, kiếm không ra, môi trường lương thưởng không hấp dẫn mà đòi đào tạo toàn diện ra các ông Biết tuốt. Chả khác gì đòi nhảy vọt qua CNTB tiến thẳng lên CNXH (không tưởng)
 

tkt6868

Xe máy
Biển số
OF-552515
Ngày cấp bằng
29/1/18
Số km
77
Động cơ
156,521 Mã lực
Tuổi
36
E ko học trường chuyên, học trường huyện, cũng đã tốt nghiệp đhxdhn 15 năm, dựa theo thực tế bạn bè xung quanh, cả cấp 3 (có đứa học chuyên, có đứa không vif cũng học cấp 1,hoặc 2, hoặc cùng xã, gần xã với nhau...), cả đh thì thấy:
Mấy đứa cùng quê, những đứa học chuyên vẫn khá khẩm hơn, vì gđ có nền tảng, có bạn bè cùng lớp, trường cũng có nền tảng, nên quan hệ rộng hơn, dẫn đến làm ăn nhiều mối lái, cộng với tư duy tốt có sẵn nên đa số khá, nhiều đứa rất tốt. Nói chung là đa số tốt hơn học trường huyện, trừ 1 số thằng có tư duy đột biến mới thành công, còn lại tằng tằng như nhau...
Tóm lại có năng lực học tập nên học chuyên, ko những có môi trường học tốt, mà khả năng giao lưu, quan hệ vẫn tốt hơn, có tương lai nghề nghiệp ổn định hơn...
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Em từng là học sinh chuyên đây. Em nghĩ trường chuyên có tạo nên người tài, nhưng rất ít. Còn lại thì toàn ra một lũ đầu óc lệch lạc, đã thế còn tự coi mình hơn người, kênh kiệu, tinh tướng. Nên dẹp hết cái gọi là trường chuyên đi.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
Chắc em với các cụ trên này toàn thanh niên - trung niên, song người ngoài như người già, có thể có ông bà già nhà em và các cụ, phụ nữ yếu thế, người làm lao động phổ thông, rồi phụ nữ bỏ sang Đài Loan, HQ lấy chồng,... họ nhìn vào đây, giả dụ thế, cũng thấy sự ghen tị và phần gì kiểu bất công xã hội.

Em không muốn đi sâu vào việc loại chuyên/không chuyên, cái nào tốt hơn hay kém hơn, vì một xã hội vận động, tốt nhất nó nên là một quần thể hài hoà, mà ai trong đó cũng cảm thấy mình có chỗ đứng và được tôn trọng.

Song, muốn hay không, cuộc sống hoặc ít nhất làm kinh doanh, nó phải có yếu tố trưởng thành và cạnh tranh. Hy vọng là không động chạm vào ai cụ thể hoặc cướp mất lợi ích, sẽ dễ gạn lọc được vài ý hay.

Nếu tiếp cận vấn đề như vậy, thì okay, mô hình trường chuyên cần cải thiện điều gì, như cân bằng thể chất hơn, học cách tôn trọng các bạn học kém hơn và các bạn bình thường... đó có thể là cách để cải thiện chất lượng.

Với chuyện này mà tốt hơn nữa, là các cụ nên cập nhật tư duy và điều kiện trường chuyên bây giờ, chứ nói lại tư duy 7X, 8X xưa cũ, e là nó hơi lạc hậu.

Em thì vì công việc, có tiếp xúc với HS loại mới, phải khẳng định với các cụ, các cháu bây giờ tư duy và hành động tốt lên rất nhiều.

Nên mình dù có già, thì vẫn phải cố mà chạy tiếp thôi. :D
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,066
Động cơ
108,561 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Đa tạ cụ, vì bài của cụ mà e sẽ ko cố luyện con vào chuyên, nhưng lớp chọn thì theo e nên cho con vào vì các cháu ở đó học lực khá hơn và các cháu phấn đấu hơn. Đấy là lớp chọn theo e khác chuyên là chuyên luyện gà đấu.
Vâng cụ, con tầm đến đâu thì để con ở đó, có chăng thúc đẩy thêm chút chút thôi. Các lớp chọn hoặc trường top 2 cũng tốt rồi cụ. Học vừa sức mà vẫn có môi trường ổn để phấn đấu.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Chắc em với các cụ trên này toàn thanh niên - trung niên, song người ngoài như người già, có thể có ông bà già nhà em và các cụ, phụ nữ yếu thế, người làm lao động phổ thông, rồi phụ nữ bỏ sang Đài Loan, HQ lấy chồng,... họ nhìn vào đây, giả dụ thế, cũng thấy sự ghen tị và phần gì kiểu bất công xã hội.

Em không muốn đi sâu vào việc loại chuyên/không chuyên, cái nào tốt hơn hay kém hơn, vì một xã hội vận động, tốt nhất nó nên là một quần thể hài hoà, mà ai trong đó cũng cảm thấy mình có chỗ đứng và được tôn trọng.

Song, muốn hay không, cuộc sống hoặc ít nhất làm kinh doanh, nó phải có yếu tố trưởng thành và cạnh tranh. Hy vọng là không động chạm vào ai cụ thể hoặc cướp mất lợi ích, sẽ dễ gạn lọc được vài ý hay.

Nếu tiếp cận vấn đề như vậy, thì okay, mô hình trường chuyên cần cải thiện điều gì, như cân bằng thể chất hơn, học cách tôn trọng các bạn học kém hơn và các bạn bình thường... đó có thể là cách để cải thiện chất lượng.

Với chuyện này mà tốt hơn nữa, là các cụ nên cập nhật tư duy và điều kiện trường chuyên bây giờ, chứ nói lại tư duy 7X, 8X xưa cũ, e là nó hơi lạc hậu.

Em thì vì công việc, có tiếp xúc với HS loại mới, phải khẳng định với các cụ, các cháu bây giờ tư duy và hành động tốt lên rất nhiều.

Nên mình dù có già, thì vẫn phải cố mà chạy tiếp thôi. :D
7x, 8x chuyên chưa tốn tiền, bây h chuyên càng ngày càng tốn mà điểm cuối con đường đa phần là du học, vì vậy mới có hai quan điểm:
-Như Th. Pờ rồ thì bảo đã thế tư nhân hoá luôn, cứ đông xèng là vào, vào là để đi Tây.
- Quan điểm khác thì đã thế dẹp chuyên, trả lại trường đào tạo cấp 3 mỗi thứ biết tý để sau một là đại học chuyên chữ, chuyên thiết kế; hai là đi trung cấp chuyên tay, chuyên làm trực tiếp.
- quan điểm khác nữa thì ... nhiều lắm.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Thực ra chuyên sớm thì còi sớm, cứ nhìn Thuý Kiều Thuý Vân chuyên đẻ, chuyên yêu từ lúc mười mấy, sau trăm năm là dân ta bé tý như cái bút bi, chiều cao trung bình loanh quanh 1m6, mấy chục năm nay lên được dăm cm thời phải.
Chuyên học cũng thế, chuyên học sớm quá chắc trăm năm nữa vẫn vật nhau vi tích phân trong khi thế giới nó đi lên sao Hoả ngắm thiên hà mất rồi.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,066
Động cơ
108,561 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Chắc em với các cụ trên này toàn thanh niên - trung niên, song người ngoài như người già, có thể có ông bà già nhà em và các cụ, phụ nữ yếu thế, người làm lao động phổ thông, rồi phụ nữ bỏ sang Đài Loan, HQ lấy chồng,... họ nhìn vào đây, giả dụ thế, cũng thấy sự ghen tị và phần gì kiểu bất công xã hội.

Em không muốn đi sâu vào việc loại chuyên/không chuyên, cái nào tốt hơn hay kém hơn, vì một xã hội vận động, tốt nhất nó nên là một quần thể hài hoà, mà ai trong đó cũng cảm thấy mình có chỗ đứng và được tôn trọng.

Song, muốn hay không, cuộc sống hoặc ít nhất làm kinh doanh, nó phải có yếu tố trưởng thành và cạnh tranh. Hy vọng là không động chạm vào ai cụ thể hoặc cướp mất lợi ích, sẽ dễ gạn lọc được vài ý hay.

Nếu tiếp cận vấn đề như vậy, thì okay, mô hình trường chuyên cần cải thiện điều gì, như cân bằng thể chất hơn, học cách tôn trọng các bạn học kém hơn và các bạn bình thường... đó có thể là cách để cải thiện chất lượng.

Với chuyện này mà tốt hơn nữa, là các cụ nên cập nhật tư duy và điều kiện trường chuyên bây giờ, chứ nói lại tư duy 7X, 8X xưa cũ, e là nó hơi lạc hậu.

Em thì vì công việc, có tiếp xúc với HS loại mới, phải khẳng định với các cụ, các cháu bây giờ tư duy và hành động tốt lên rất nhiều.

Nên mình dù có già, thì vẫn phải cố mà chạy tiếp thôi. :D
Em đồng ý với cụ. Em viết ngoài cái chủ đề topic này chút về quần thể hài hoà.
Như cụ, em mong đến một lúc nào đó người Việt sẽ có suy nghĩ tôn trọng các ngành nghề như nhau miễn là lương thiện. Người học giỏi không coi thường người học dốt miễn người dốt không vi phạm đạo đức.
Đó không phải cào bằng, vì mỗi ngành nghề, mỗi trình độ năng lực sẽ được hưởng mức lương khác nhau, sẽ vẫn có người giàu người nghèo, người làm việc nhàn và người vất vả.
Qua Đức chơi một thời gian, nói chuyện với một số người bản địa em thấy ngưỡng mộ họ. Không phải ngưỡng mộ sự tài giỏi hay giàu có của nước họ mà ngưỡng mộ cách họ đánh giá con người.
Không phải tuyệt đối ở mọi nơi, nhưng đa số họ đánh giá thế này: họ không hề coi thường những người lao động chân tay như gom rác, sửa xe, lao công, hộ lý.... Vì vậy những người ldct họ không có gì phải tự ti, thu nhập từ những nghề lao động nặng khá chứ ko nghèo khổ.
Chính vì vậy hs của họ ko áp lực, nếu giỏi và thích học thì theo đuổi sự nghiệp học hành, sau này làm bác sĩ, luật sư, chính khách. Còn học ko giỏi hoặc ko thích học thì đi học nghề, mà học nghề còn được trả lương. Học sinh có thể học nghề từ cuối cấp 2, khi đến tuổi trưởng thành thì khá lành nghề rồi chứ ko amato như học nghề cho có ở mình.
Họ ko dạy con cái kiểu: “mày ko học giỏi thì sau này đi bán vé số, đi nhặt rác”
Em nghĩ đó là một trong những yếu tố giúp người Đức tự tin và thành công. “Cỗ xe tăng Đức” dù thua vẫn kiên cường đến phút chót
 

carrot123

Xe tải
Biển số
OF-441813
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
328
Động cơ
211,668 Mã lực
Tuổi
41
Lập model đã khó, chạy model kiểu gì. TS chính sách công nên chém thì hay, giả thuyết cả quyển nhưng đến đoạn quantitative analysis là tạnh thôi.
Công nhận, =))) nghe chém gió đã biết ko có tí background quant nào, nếu biết chạy cái model thì đã ko lộng ngôn như thế. Chung quy lại là attention whore.
Em nói thật anh Thành cứ tự nhận anh là giỏi nhất môn Lý thời đó chứ em học dưới khóa anh nhiều nhưng cùng trường, khi anh cấp 3 thì em đang cấp 2, nhưng em ko thấy anh có tên gì trong những nhân vật hot thời đó. Tiến sĩ kinh tế Amser cả rổ, học trường đỉnh ở nước ngoài đầy, nhưng mấy người đó hoặc đang là giáo sư rồi, hoặc đang làm nghiên cứu thật, ko có thời gian chém linh tinh. Như cùng khóa em đã có mấy bạn giờ là giáo sư ĐH ở Mỹ rồi.
Ams người giỏi nhiều, ra đời thành đạt cũng nhiều, tất nhiên loser cũng có, vì là xã hội mà. Nhưng mấy người thành đạt thật người ta ko có thời gian, hoặc hơi sức để lên tiếng vì 1 vđ như này. Thế mà nghe nói Anh Thành và 1 Lý Ams khác còn định đấu khẩu nhau trên truyền hình (thách đấu hẳn hoi :D).
 
Chỉnh sửa cuối:

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,438
Động cơ
300,894 Mã lực
Theo logic, thì trường chuyên là mô hình tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại để đào tạo ra học sinh giỏi về khoa học cơ bản.

Kể cả có sẵn tư duy tốt, nhưng được đào tạo theo phương pháp / môi trường không chuyên thì cũng không thể đạt kết quả tốt như trường chuyên.

Điều đáng tiếc của VN là không có những tổ chức/ công việc phù hợp cho tài nguyên nhân lực đáng quý này, dẫn đến mai một qua quá trình học đại học, sau đó là lãng phí trong các công việc không đòi hỏi tư duy khoa học.

Và chắc chúng ta vĩnh viễn sẽ không có các công việc để phát huy lượng nhân tài này - rất đáng buồn.

Gọi là nhân tài có quá không? - Không hề.

Tất cả khoa học ứng dụng đều phải dựa trên khoa học cơ bản.

Người Hàn Quốc đã nhận ra điều này cách đây hơn hai chục năm, khi tiếp cận khoa học ứng dụng của phương Tây, và họ hối hả tăng cường đào tạo khoa học cơ bản cho học sinh để làm nền tảng phát triển.

Còn chúng ta sẽ tiếp tục làm thuê cho họ.
cứ tư cắt ngân sách cái trường nào đào tạo ra bọn tham nhũng thì mới thoát được kiếp làm thuê bác ak. Còn cải tổ cải cách các kiểu chỉ là tỉa cành lá chứ gốc gác vẫn thế.
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,438
Động cơ
300,894 Mã lực
Cái cụ nói là ở bậc đại học cơ, bậc phổ thông thì nhiều cụ có con sang Tây học cấp 2, cấp 3 cho biết rồi đấy: học hơn cả Tây, nhưng đến lúc đại học thì ... mời các cụ khác cho ý kiến.
Tất nhiên bậc đại học thì ngoài phạm vi thớt, nhưng chỉ cần lượn mấy nhà sách Đinh Lễ chả thấy đầu sách khoa học kỹ thuật nào là biết rồi, quê ta vưỡn trâu đen nhai rơm chứ chưa đến tầm trâu đỏ nhai ốc vít.
giáo dục THCS trở xuống của VN đứng thứ 12 trên thế giới nhưng đại học thì chơi vơi không được xếp hạng.
Vì thời gian học THCS của nước ngoài là thời gian phát triển văn thể mỹ, còn hs ở VN chỉ có học và học, học cả ngày nên xếp thứ hạng (THCS trở xuống) còn trên cả Anh và Mỹ
Ở VN làm lãnh đạo cần gì phải học, đi mua bằng cho nhanh bác nhé.
Ams iếc vớ vẩn mua được tất, bằng GS người ta còn mua được nữa là.
 

pikapika

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-712897
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
268
Động cơ
87,290 Mã lực
Tuổi
44
Em học chuyên và cũng chả là người tài gì cả nhưng em nghĩ rằng bản thân em với cái khả năng học ở chuyên thì cũng kiếm sống dễ hơn là với chính em mà không học chuyên.
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
 
Biển số
OF-733377
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
133
Động cơ
69,840 Mã lực
Tuổi
47
Trường chuyên tạo Ra Tiền -> )))# thế cho dễ hiểu $-)
 

Manhchuot

Xe tải
Biển số
OF-596677
Ngày cấp bằng
30/10/18
Số km
371
Động cơ
132,033 Mã lực
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
E nghĩ học nhiều để thành đạt là tư tưởng xưa cũ của tầng lớp nghèo. Tuy nhiên thực tế thì trẻ em học nhiều quá không làm chúng thông minh lên được. Trường chuyên đáng ra phải có phương pháp phát triển tài năng khác biệt so với các trường khác, tuy nhiên ở VN e khẳng định trường chuyên chỉ là nơi tập hợp các e giỏi và phương pháp duy nhất là nhồi nhiều kiến thức để lấy điểm cao chứ chả có cái phương pháp gì tiên tiến để phát triển trí tuệ. Mà nhồi nhiều như vậy thì ngắn hạn có ra được một ít thành tích, nhưng về lâu dài trẻ bị bào mòn chất xám. Rất may bây giờ phụ huynh cũng đã nhận ra được điều này, chỉ còn rơi rớt lại một số các cụ trước học chuyên mà không thành đạt nuối tiếc quá khứ mà thôi. Kết quả sự chuyển biến nhận thức đây các cụ nhé:
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
E nghĩ học nhiều để thành đạt là tư tưởng xưa cũ của tầng lớp nghèo. Tuy nhiên thực tế thì trẻ em học nhiều quá không làm chúng thông minh lên được. Trường chuyên đáng ra phải có phương pháp phát triển tài năng khác biệt so với các trường khác, tuy nhiên ở VN e khẳng định trường chuyên chỉ là nơi tập hợp các e giỏi và phương pháp duy nhất là nhồi nhiều kiến thức để lấy điểm cao chứ chả có cái phương pháp gì tiên tiến để phát triển trí tuệ. Mà nhồi nhiều như vậy thì ngắn hạn có ra được một ít thành tích, nhưng về lâu dài trẻ bị bào mòn chất xám. Rất may bây giờ phụ huynh cũng đã nhận ra được điều này, chỉ còn rơi rớt lại một số các cụ trước học chuyên mà không thành đạt nuối tiếc quá khứ mà thôi. Kết quả sự chuyển biến nhận thức đây các cụ nhé:
Cái Poll đó là lấy một điều kiện không có thực (nếu tất cả những người bỏ phiếu có đủ điều kiện) để nhận định về một lựa chọn có thực. Trong khoa học, không có ai làm như thế bác ạ. Cho nên xem cho vui thôi.

Ví dụ cháu lập một cái Poll khảo sát trẻ em: nếu trẻ em được lựa chọn thoải mái giữa chơi và học, mà ra kết quả chơi lớn hơn học, thì chẳng lẽ kết luận là cứ để trẻ em chơi, không cần học nữa ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em Jochi được cái ham tìm hiểu. Hai cái này là một em nhé.
Ams không liên quan đến Chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội ạ.
Vài năm đầu học sinh của Ams được chuyển đến từ:

Chuyên Toán của THPT Chu Văn An.
Chuyên Lý, chuyên Văn của THPT Việt Đức.
Chuyên Nga, chuyên Anh, chuyên Hóa của THPT Lý Thường Kiệt.
Chuyên sinh của THPT Ba Đình.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Học sinh trường chuyên, lớp chọn hầu hết có định hướng săn học bổng đi du học nước ngoài... Và các du học sinh có năng lực thường ở lại nước ngoài làm việc (trừ đối tượng do CP VN gửi/cử tuyển đi du học+ cam kết về nước) và một số về nước thì đa số lại làm việc cho các công ty nước ngoài (tại VN)...===>> Liệu có thể coi VN bị chảy máu chất xám?! :-?
Và mô hình trường chuyên công lập đã tuyển loc giới trẻ ưu tú/"tinh hoa" Việt rồi đi du học gián tiếp trợ giúp/xuất khẩu 'nhân tài' cho các nước tiên tiến?:-<
Xuất ngoại nhiều và quay về cũng nhiều. Cứ làng nhàng công dân hạng 2 ở nước ngoài cũng chán
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
7,797
Động cơ
497,198 Mã lực
Một đứa tư duy tốt như cụ nói học đâu cũng đc ok. Con cụ học dốt mà vào môi trường toàn đưa tốt theo cụ con cụ nó có bơi kịp không.
Tác dụng ngược lại cũng nên: nó cảm thấy choáng ngợp rồi tự ti, sau đó là bỏ học. Tốt nhất là nên cho con vào môi trường phù hợp với khả năng của nó, nó có thể cố gắng là theo kịp. Bản thân mình cũng vậy tgif cớ gì lại ép nó phải cố theo cái môi trường quá sức nó???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top