Trường Chuyên bắt đầu xuất hiện tại Miền Bắc vào năm 1966, được khởi xướng bởi các Thầy Lê Văn Thiêm (khi đó là Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Khoa học, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Cơ bản), Thầy Hoàng Tụy (khi đó là Chủ nhiệm Khoa Toán đại học Tổng hợp Hà Nội), Thầy Tạ Quang Bửu (khi đó là B ộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp), Thầy Ngụy Như Kon Tum (khi đó là Hiệu trưởng đại học Tổng hợp Hà Nội).
Mục đích ban đầu của Trường Chuyên là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản và những lớp chuyên đầu tiên là Chuyên Toán, sau đó là Chuyên Vật lý. Những học sinh chuyên trong thời kì này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà. Ví dụ:
GS. TSKH Đào Trọng Thi (nguyên Hiệu trưởng đại học Quốc gia Hà Nội 2001-2007).
GS. TSKH Nguyễn Văn Mậu (nguyên Hiệu Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên 1997 - 2008).
GS. TSKH Trần Văn Nhung (nguyên Th ứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),
GS. TSKH Ngô Việt Trung (nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam 2007 - 2013).
GS. TSKH Nguyễn Đình Công (Viện Toán học Việt Nam).
GS. TSKH Nguyễn Đông Anh (Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước 2018 - 2023).
v.v...
CHÁU TẠM CHIA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CHUYÊN NHƯ SAU.
GIAI ĐOẠN 1966 - 1973.
Trong giai đoạn 1966 - 1973, Trường Chuyên đã thực hiện đúng mục đích ban đầu là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản. Giai đoạn tiếp theo bắt đầu khi Việt Nam tham dự Olympic Toán học 1974 tại Erfurt (Đông Đức) và giành được 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 02 huy chương đồng. Bắt đầu từ đây, mục tiêu của Trường Chuyên dần thay đổi.
GIAI ĐOẠN 1974 - 1990
Khi Việt Nam tham dự càng nhiều hơn các kỳ thi Olympic Toán, và bắt đầu tham dự Olympic Vật lý (1981), các giải thưởng ngày càng nhiều, thì mục tiêu ban đầu (phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản) ngày càng "nhạt" dần, thay vào đó là mục tiêu giành được càng nhiều huy chương vàng Olympic Toán, Vật lý, càng tốt.
Huy chương vàng ngày càng nhiều lên, nhưng số lượng và chất lượng của các "tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản" không tăng theo tương ứng, bởi vì việc giành Huy chương vàng có được là nhờ tập trung vào phương pháp luyện. Những "tài năng đặc biệt xuất sắc" sau khi giành được huy chương vàng, bạc Olympic vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học: Vũ Kim Tuấn, Lê Tự Quốc Thắng, Phạm Hữu Tiệp, Đàm Thanh Sơn (Mỹ), Ngô Bảo Châu (Pháp), Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thị Hà Dương, Ngô Đắc Tuấn, Phan Dương Hiệu (Pháp), Phạm Lê Kiên, Lê Hồng Vân (Đức), Nguyễn Hồng Thái (Ba Lan), Phan Thiên Thạch (Nhật Bản). Còn những "tài năng đặc biệt xuất sắc" khác thì không theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học nữa.
GIAI ĐOẠN 1991 - 2000.
(Còn tiếp).