[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Sakai Việt Nam

Xe điện
Biển số
OF-389903
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
2,431
Động cơ
283,965 Mã lực
Tuổi
46
Vâng. Có lẽ cụ viết chưa rõ ý hoặc em hiểu vấn đề bị sai.
Em hiểu còm của cụ ý là:
"Nhờ bỏ học nên tao trở thành ông chủ, còn chúng mày vì học chuyên nên được làm nhân viên của tao."

Nếu hiểu sai thì mong cụ bỏ qua.
Đó luôn là vấn đề khi tranh luận, thuong hay bị áp đặt duy ý trí của mỗi phía. Ko vấn đề gì cụ nhé, nhưng nếu sau này cụ tham gia đàm phán gì đó quan trọng thì cứ từ từ...
 

Tenjchathe

Xe máy
Biển số
OF-734116
Ngày cấp bằng
27/6/20
Số km
98
Động cơ
68,889 Mã lực
Tuổi
44
Đó luôn là vấn đề khi tranh luận, thuong hay bị áp đặt duy ý trí của mỗi phía. Ko vấn đề gì cụ nhé, nhưng nếu sau này cụ tham gia đàm phán gì đó quan trọng thì cứ từ từ...
Ít nhất em thấy có 2 người hiểu sai ý cụ nói.
Chả lẽ, là 1 ông chủ, cụ ko suy nghĩ lại cách dùng từ đặt câu?
 

Sakai Việt Nam

Xe điện
Biển số
OF-389903
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
2,431
Động cơ
283,965 Mã lực
Tuổi
46
Ít nhất em thấy có 2 người hiểu sai ý cụ nói.
Chả lẽ, là 1 ông chủ, cụ ko suy nghĩ lại cách dùng từ đặt câu?
Em quản lý theo triết lý Do Thái. Sáng tạo, ko khuôn phép, trực diện vào vấn đề ko lắt léo câu từ, nhân viên của em cũng đuoc khuyến khích như vậy, nói ẩn ý ko có trong công ty em. Thậm chí lúc vui em nói thẳng, bọn em là dân chuyên đào tạo ngon lành, sau này thua anh thì nhục...thằng nào máu cứ ra riêng, có gì hay anh góp..kém thì ở lại ko chết đói đâu nhưng phí. Dân chuyên nó thông minh, nhưng bị khuôn phép quá mấ sáng tạo, lại hay nhạy cảm tự tôn, ko chiu biến đổi theo thời cuộc và rèn luyện tâm lý công với tính Hiếu thắng được nhồi nhét vào đầu lúc ngồi trên ghế nhà trường dễ dẫn đến thất bại
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Em nghĩ học chuyên để có môi trường và học được tư duy hệ thống trong cách giải quyết vấn đề là cái hay nhất. Còn nếu học và cứng nhắc trong cách giải quyết vấn đề thì giỏi lắm cũng chỉ là "chuyên gia" trong mảng gì đó chứ ko thể làm quản lý được. Cuộc sống thực với khi đi học rất khác nhau và phải quen với tư duy nghiệm miền (giới hạn miền là tùy với từng người), người học giỏi cứ giữ tư duy nghiệm điểm thì sớm hay muộn cũng ko thể làm việc nhóm chứ chưa nói đến việc quản lý nhóm để ghép thành quả lại.
Cụ lại câu chữ rồi, nghiệm miền với nghiệm điểm có phải là cách lung linh hóa hai lối nghĩ:
Tư duy "tù mù vác lu mà chạy" và tư duy "rành mạch thì áo rách không tiền vá" ?
Rành mạch như bánh răng vẫn thành bộ máy phức tạp, tù mù kiểu chợ giời thì thành quả là ... rời chợ là chết ;))
 

carrot123

Xe tải
Biển số
OF-441813
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
328
Động cơ
211,724 Mã lực
Tuổi
41
Em nói thật em thấy anh tiến sĩ thực sự là quá rảnh, lập luận thì không chặt chẽ, không có số liệu rõ ràng, mang tiếng là dân có học mà tranh luận như kiểu ngôi sao truyền hình thực tế.
Em cứ tưởng khi anh í đưa ra lập luận về dân trường chuyên, anh í phải có 1 cái thống kê con số tử tế về chức vụ, thu nhập của dân trường chuyên toàn quốc so với phần còn lại của đất nước. Hoặc anh í phải có 1 cái nghiên cứu dài hơi về việc học chuyên có giúp người khác thành công hơn ko. Đây mất công dùi mài 6 năm tiến sĩ, lại magn tiếng đứng dầu cái viện nghiên cứu mà ko có nổi cái nghiên cứu ra hồn, nói cái gì cũng "tôi thấy", "tôi nghĩ", ko hơn nổi bà bán cá ngoài chợ. Xong đã thế, anh lại còn mắc bệnh cẩu thả. Việc xét điểm vào Ams cấp 2 dựa trên điểm học bạ và điểm vào toàn 10 ( chuwgns tỏ là phải chạy điểm), nó chỉ ở cấp 2, còn ở cấp 3 là các cháu lại phải thi dấy ạ. Anh tiến sĩ nghe hơi nồi chõ, ko tìm hiểu cho rõ ràng đã kịp gióng ngay lên 1 bài chửi, đòi xóa sổ trường Ams, và ngông cuồng hơn, cả hệ chuyên toàn quốc. Thú thực là thất vọng, vì sự cẩu thả trong lập luận trái với cái danh trí thức, sự hám danh và hồ đồ bất chấp tuổi tác. Xong hơi 1 tí lại lôi vào: Tôi từng là học sinh giỏi nhất môn Lý, tôi là tiến sĩ. Mới thấy anh tiến sĩ tự ti ko hề nhẹ về bản thân.

Về việc trường chuyên có tác dụng gì hay không, em ko có bàn, vì again em cũng chả có số liệu gì và ko có thời gian đi nghiên cứu, nhưng em thấy mọi người cứ xôn xao về 1 chuyện ko có bằng chứng thì thực sự là rảnh rỗi. Ko 1 ai đưa ra lập luận có nền tảng gì, toàn là "tôi thấy mấy người quanh tôi", "ngày xưa tôi học trường chuyên nhưng giờ tôi ko hơn các bạn trường thường...", hoặc "trường chuyên toàn con nhà giàu, gây bất bình đẳng xã hội" suy ra nên bỏ trường chuyên :))). Tất cả mọi người chỉ nhìn mọi việc trong cái hũ nút của mình thôi, nói cách khác là ếch ngồi đáy giếng, đã bao giờ nhìn xa hơn miệng giếng chưa, xa hơn sample lớp mình, khóa mình, nhìn xem số liệu toàn trường chuyên qua mấy chục năm, trên toàn quốc chưa? Ví dụ như bạn học trường chuyên nhưng bạn ko thành đạt bằng 1 bạn khác ko trường chuyện, vậy bạn có bao giờ từ hỏi, cũng là mình nếu ko học trường chuyên có thể còn tệ hơn ko? Cũng là bạn kia nếu học trường chuyên có thể còn thành công hơn không? Khi so sánh như vậy chúng ta đã bị sai lầm cơ bản, ta so mình bản thân mình chứ ko so với người khác, vì mỗi người đã quá khác nhau về gia đình, xuất phát điểm, tính cách, vận may.

Còn nếu cho rằng trường chuyên tạo bất bình đẳng xã hội, nên bán trường chuyên để đầu tư vào các trường công khác em cho là cũng không có căn cứ. Số lượng trường chuyên rất ít so với các trường thường khác, nếu bán hết các trường chuyên đi, kể cả được giá đi, thì có thực sự tăng được đầu tư trugn bình cho các trường công lập khác không? Có 1 số người trích dẫn chi phí đàu tư trên 1 học sinh chuyên 1 năm là 18 triệu VND, còn trường thường là 8 triệu VND và coi đó là bất bình đẳng. Nhưng tại sao các bạn ko nhẩm rằng toàn quốc có bao nhiêu học sinh chuyên và bao nhiêu học sinh trường công lập thường. Nếu 1 số nhỏ học sinh được đầu tư như vậy có thực sự nên coi là lãng phí hay không? Thử làm 1 con toán đơn giản, mỗi trường chuyên giỏi lắm tầm 2000 học sinh. cứ cho 63 tỉnh thành mỗi tỉnh tầm 2 trường chuyên, thì mới có 126 trường chuyên, nhân với 2000 cháu mới là 252000 học sinh chuyên thôi, trong khi học sinh cấp 2 và 3 trên toàn quốc phải đến cả chục triệu cháu. Làm sao có thể cào bằng 2 tạp khác hẳn nhau như thế? Anh tiến sĩ chắc cũng chưa hề làm 1 con toán cụ thể, thử chạy 1 cái model xem nếu tăng đầu tư vào các trường công len X lần thì hiệu qua sẽ như thé nào nếu so với giữ nguyên trường chuyên?

Và quan điểm của ẻm là nếu cho rằng học trường chuyên bắt buộc sau này phải thành đạt,kiếm nhiều tiền, có chức vị hơn trường thường cũng là sai lầm. Vì có học không đồng nghĩa với kiếm tiền giỏi, cái này ko phải riêng ở VN mà ở đâu cũng thế; nhưng có học thì cuộc sống thường sẽ bền vững hơn, biết nuôi dạy con cái hơn, vân vân. Trường chuyên chỉ mang cho ta cơ hội, còn cơ hội có tận dụng được ko thì là do ta chứ sao lại đổ lỗi cho trường phải ko ạ?

Bản thân em cũng là cựu hs Ams lớp dưới của anh Thành và em thấy rằng trường chuyên đã mang lại cho em rất nhiều cơ hội, mạng lưới bạn bè tốt. Em cũng có rất nhiều bạn bè thành đạt là dân chuyên. Từ Phan Bội Châu Vinh cho đến Lam Sơn Thanh Hoa, chuyên Thái Nguyên v.v. Tất nhiên góc nhìn này cũng là 1 con êch ngồi trong 1 cái giếng khác nên ko có ý định đem ra tranh luận với ai.
 
Chỉnh sửa cuối:

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,200
Động cơ
198,826 Mã lực
Các cụ, tranh luận khiếp quá. Em chỉ hỏi nhỏ các cụ phản đối trường chuyên 1 câu: Nếu con cụ đủ khả năng thi vào trường chuyên, thì các cụ có cho con vào học không? Hay là cho nó học trường khác ;)), Hồi xưa hót, và bây giờ trường chuyên vẫn thi chọi bẹp đầu mới vào được, còn khó hơn thi đại học. Tại sao? Tại vi trong trường chuyên học sinh ngoan hơn, môi trường, đầu tư các thứ đều tốt hơn, giáo viên cũng giỏi hơn, 1 lớp thường chỉ tầm 25 -30 học sinh thôi. Các cụ bảo rằng học trường chuyên "nặng" và "lệch", vừa đúng lại vừa không đúng. Chỉ "nặng" đối với những bạn được vào đội tuyển thi học sinh giỏi thôi, còn với các bạn khác chương trình chỉ như bạn đang học lớp chọn ở trường bình thường thôi. Chẳng qua là 1 kiểu nho còn xanh lắm mà thôi ;)) ;))
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
968
Động cơ
165,508 Mã lực
Em dân chuyên Toán cấp 3, khoá 2000-2003; học trường Chuyên vừa có lợi và vừa có hại, bọn em học hết lớp 10 thì gần như học xong chương trình toán phổ thông của lớp 10,11,12. Học cắm đầu thi học sinh giỏi tỉnh với vào đội tuyển quốc gia. Em cũng có giải nhì tỉnh, ba tỉnh môn Toán nhưng trượt đội tuyển quốc gia; Sang lớp 12 gần như em bỏ học Toán, quay lại học Lý Hoá lớp 10,11,12 vì sợ tạch ĐH; May quá thi BKHN vẫn được 26,5 điểm 3 môn 9,5 Toán, 8 Lý, 9 Hoá. Sợ nhất môn Hoá, cách thi thật 1 tháng đi thi thử được 5 điểm :D; Vì học chuyên Toán học sang Lý rất dễ nhưng Hoá lại khác, phải nhớ phương trình phản ứng, hoá trị, kết tủa, bay hơi,...
Em nghiệm lại, học chuyên chưa biết sau này thế nào nhưng học rất nặng, mệt, bạn giỏi nhất lớp em thì giờ làm nhà khoa học bên Nhật, hàng đầu khu vực.
Một số bạn khác như em thì bình bình, thành công có nhiều yếu tố, tố chất giỏi thì nên học chuyên để làm khoa học, nghiên cứu, bình thường thì thôi

Bạn này cũng là một trong hai bạn học giỏi cùng lớp chuyên cấp 3 với em đây, học giỏi vãi chưởng, cùng hạng với bạn tiến sỹ bên Nhật em nói phía trên :D
 
Chỉnh sửa cuối:

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,748
Động cơ
261,004 Mã lực
Các cụ, tranh luận khiếp quá. Em chỉ hỏi nhỏ các cụ phản đối trường chuyên 1 câu: Nếu con cụ đủ khả năng thi vào trường chuyên, thì các cụ có cho con vào học không? Hay là cho nó học trường khác ;)), Hồi xưa hót, và bây giờ trường chuyên vẫn thi chọi bẹp đầu mới vào được, còn khó hơn thi đại học. Tại sao? Tại vi trong trường chuyên học sinh ngoan hơn, môi trường, đầu tư các thứ đều tốt hơn, giáo viên cũng giỏi hơn, 1 lớp thường chỉ tầm 25 -30 học sinh thôi. Các cụ bảo rằng học trường chuyên "nặng" và "lệch", vừa đúng lại vừa không đúng. Chỉ "nặng" đối với những bạn được vào đội tuyển thi học sinh giỏi thôi, còn với các bạn khác chương trình chỉ như bạn đang học lớp chọn ở trường bình thường thôi. Chẳng qua là 1 kiểu nho còn xanh lắm mà thôi ;)) ;))
các cụ trên này sống đa nhân cách lắm, mồm thì bảo cho con sống theo đam mê, chú trọng kỹ năng, ngoại khóa...nhưng con mà bét lớp cái về biết bố cháu là ai ngay :D
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,207
Động cơ
532,848 Mã lực
Cụ lại câu chữ rồi, nghiệm miền với nghiệm điểm có phải là cách lung linh hóa hai lối nghĩ:
Tư duy "tù mù vác lu mà chạy" và tư duy "rành mạch thì áo rách không tiền vá" ?
Rành mạch như bánh răng vẫn thành bộ máy phức tạp, tù mù kiểu chợ giời thì thành quả là ... rời chợ là chết ;))
Cụ câu chữ quá. Nghiệm miền em nói đến là việc đúng hay sai nó vẫn nằm ở vùng "chấp nhận được" (đúng) chứ ko phải hoàn hảo mới là đúng. Cái rành mạch bánh răng cụ nói là để chỉ những người nghiệm điểm nhưng chính người ghép được những bánh răng thành hệ thống và quyết định chấp nhận những sai số về kích thước bánh răng mới là người quyết định và có tư duy nghiệm miền mà em nói đến cụ ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Trường Chuyên bắt đầu xuất hiện tại Miền Bắc vào năm 1966, được khởi xướng bởi các Thầy Lê Văn Thiêm (khi đó là Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Khoa học, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Cơ bản), Thầy Hoàng Tụy (khi đó là Chủ nhiệm Khoa Toán đại học Tổng hợp Hà Nội), Thầy Tạ Quang Bửu (khi đó là B ộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp), Thầy Ngụy Như Kon Tum (khi đó là Hiệu trưởng đại học Tổng hợp Hà Nội).

Mục đích ban đầu của Trường Chuyên là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản và những lớp chuyên đầu tiên là Chuyên Toán, sau đó là Chuyên Vật lý. Những học sinh chuyên trong thời kì này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà. Ví dụ:

GS. TSKH Đào Trọng Thi (nguyên Hiệu trưởng đại học Quốc gia Hà Nội 2001-2007).
GS. TSKH Nguyễn Văn Mậu (nguyên Hiệu Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên 1997 - 2008).
GS. TSKH Trần Văn Nhung (nguyên Th ứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),
GS. TSKH Ngô Việt Trung (nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam 2007 - 2013).
GS. TSKH Nguyễn Đình Công (Viện Toán học Việt Nam).
GS. TSKH Nguyễn Đông Anh (Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước 2018 - 2023).
v.v...

CHÁU TẠM CHIA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CHUYÊN NHƯ SAU.

GIAI ĐOẠN 1966 - 1973.
Trong giai đoạn 1966 - 1973, Trường Chuyên đã thực hiện đúng mục đích ban đầu là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản. Giai đoạn tiếp theo bắt đầu khi Việt Nam tham dự Olympic Toán học 1974 tại Erfurt (Đông Đức) và giành được 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 02 huy chương đồng. Bắt đầu từ đây, mục tiêu của Trường Chuyên dần thay đổi.

GIAI ĐOẠN 1974 - 1990
Khi Việt Nam tham dự càng nhiều hơn các kỳ thi Olympic Toán, và bắt đầu tham dự Olympic Vật lý (1981), các giải thưởng ngày càng nhiều, thì mục tiêu ban đầu (phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản) ngày càng "nhạt" dần, thay vào đó là mục tiêu giành được càng nhiều huy chương vàng Olympic Toán, Vật lý, càng tốt.

Huy chương vàng ngày càng nhiều lên, nhưng số lượng và chất lượng của các "tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản" không tăng theo tương ứng, bởi vì việc giành Huy chương vàng có được là nhờ tập trung vào phương pháp luyện. Những "tài năng đặc biệt xuất sắc" sau khi giành được huy chương vàng, bạc Olympic vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học: Vũ Kim Tuấn, Lê Tự Quốc Thắng, Phạm Hữu Tiệp, Đàm Thanh Sơn (Mỹ), Ngô Bảo Châu (Pháp), Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thị Hà Dương, Ngô Đắc Tuấn, Phan Dương Hiệu (Pháp), Phạm Lê Kiên, Lê Hồng Vân (Đức), Nguyễn Hồng Thái (Ba Lan), Phan Thiên Thạch (Nhật Bản). Còn những "tài năng đặc biệt xuất sắc" khác thì không theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học nữa.

Một sự kiện đáng chú ý trong giai đoạn này là Trường chuyên Ams, dù mới thành lập (1985), rất non trẻ, nhưng trong lần ra quân đầu tiên năm 1987 tại Olympic Toán học (Havana, Cuba), đã mang về 02 Huy chương đồng (Phan Phương Đạt, Phạm Triều Dương). Phan Phương Đạt tiếp tục đi thi Olympic Toán học 1988 (Canberra, Úc) và giành Huy chương bạc. Một sự kiện đặc biệt đáng chú ý khác là Ngô Bảo Châu, hai lần liên tiếp giành Huy chương vàng Olympic Toán học (1988, 1989).

Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên giành 02 Huy chương vàng Olympic Toán học, sau này còn có thêm một số người cũng giành 02 Huy chương vàng Olympic Toán học là Đào Hải Long (1994, 1995), Ngô Đắc Tuấn (1995, 1996), Vũ Ngọc Minh (2001, 2002), Lê Hùng Việt Bảo (2003, 2004), Phạm Tuấn Huy (2013, 2014), Vũ Xuân Trung (2015, 2016). Nhưng thật đáng tiếc là chỉ có Ngô Bảo Châu mới đúng là "tài năng đặc biệt xuất sắc".

GIAI ĐOẠN 1991 - 2000.


(Còn tiếp).
 
Chỉnh sửa cuối:

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,060
Động cơ
108,409 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Trên otofun chỉ là vui vẻ thôi, ko cần tranh luận quá gay gắt ạ. Mỗi người mỗi góc nhìn cá nhân có thể đúng hay sai dưới mắt người khác. Em và một số cụ chỉ muốn nói rằng không nên ép con từ khi còn nhỏ theo định hướng của bố mẹ. Chuyên ko xấu, tốt với một số khía cạnh nhưng cũng là sự đánh đổi. Nếu là tự nguyện thì ko sao còn theo chỉ đạo thì rất mệt kể cả khi bạn khá. Tỉ lệ thành đạt của hs chuyên cao hơn trung bình xã hội là tất yếu do tố chất và sự chăm chỉ vốn có. Nhưng ko nhất thiết cứ phải chuyên mới thành đạt. Con em đang cấp 3, từ bé học lực chỉ làng nhàng, cũng ko ham học nhưng em ko hề buồn các cụ ạ. Em chỉ mong cháu ngoan là em mừng.
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,337
Động cơ
442,399 Mã lực
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
Cụ chưa thống kê hết là dân chuyên kiếm tiền tốt, giàu có từ những nghề dụng đầu óc
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,748
Động cơ
261,004 Mã lực
Trên otofun chỉ là vui vẻ thôi, ko cần tranh luận quá gay gắt ạ. Mỗi người mỗi góc nhìn cá nhân có thể đúng hay sai dưới mắt người khác. Em và một số cụ chỉ muốn nói rằng không nên ép con từ khi còn nhỏ theo định hướng của bố mẹ. Chuyên ko xấu, tốt với một số khía cạnh nhưng cũng là sự đánh đổi. Nếu là tự nguyện thì ko sao còn theo chỉ đạo thì rất mệt kể cả khi bạn khá. Tỉ lệ thành đạt của hs chuyên cao hơn trung bình xã hội là tất yếu do tố chất và sự chăm chỉ vốn có. Nhưng ko nhất thiết cứ phải chuyên mới thành đạt. Con em đang cấp 3, từ bé học lực chỉ làng nhàng, cũng ko ham học nhưng em ko hề buồn các cụ ạ. Em chỉ mong cháu ngoan là em mừng.
cuộc đời là phải cạnh tranh, lúc nào cũng tạo cho con cảm giác học cũng đc mà ko học cũng ok, miễn là ngoan thì con cụ học kém là phải :D
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,025
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
51
Ừm, đoánh giá vấn đề gs Châu đã có vài kiểu. Ví như nói về tự hào của Việt thì: Ồi xồi ôi, ko có phú đũy nó tạo điều kiện học hành nghiên cứu CHUYÊN nghiệp thì giờ đang nhặt lá đa chứ có ccc ji.

Lại lấy gs Châu so góc khác: Ôi xồi ôi, gs Châu học trường làng chứ có Ams iếc ji đâu :))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ câu chữ quá. Nghiệm miền em nói đến là việc đúng hay sai nó vẫn nằm ở vùng "chấp nhận được" (đúng) chứ ko phải hoàn hảo mới là đúng. Cái rành mạch bánh răng cụ nói là để chỉ những người nghiệm điểm nhưng chính người ghép được những bánh răng thành hệ thống và quyết định chấp nhận những sai số về kích thước bánh răng mới là người quyết định và có tư duy nghiệm miền mà em nói đến cụ ạ.
Cụ lại lẫn sang món fuzzy logic mà thể hiện đơn giản nhất chính là cái xì mát phôn ấn nghiêng vẹo thế nào trên màn cũng dẫn đến kết quả là mở app.
Thực ra, cái đó là cách tính quy nạp các kiểu ấn có thể có để tìm ra cái dí tay nào đúng ý nhất. Tức là phải có nhiều cái diễn dịch đúng thì mới quy nạp mới thành công, lo gic mờ cũng phải dựa trên logic máy móc và chặt chẽ chạy nền.
Chính cứ đề cao nghiệm mờ nên thành ra trí thức toàn ông ngồi nói mơ hồ rồi đợi ở dưới có quân nét, quân điểm chạy việc cho đâu ra đấy.
Ấy lắm ông khôn thế nên mới không có ốc vít để su hào đấy ;))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Lại lấy gs Châu so góc khác: Ôi xồi ôi, gs Châu học trường làng chứ có Ams iếc ji đâu :))
Giáo sư Ngô Bảo Châu là học sinh Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi đó Ams mới thành lập (1985) được mấy năm, còn Chuyên Toán đại học Tổng hợp đã có từ năm 1966.
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,025
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
51
Giáo sư Ngô Bảo Châu là học sinh Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi đó Ams mới thành lập (1985) được mấy năm, còn Chuyên Toán đại học Tổng hợp đã có từ năm 1966.
Ờ, chú đang nói một số phụ huynh bức xúc vấn đề Ams câp2 theo trend nho còn xanh thôi.
 

Xe_loi

Xe tăng
Biển số
OF-18178
Ngày cấp bằng
3/7/08
Số km
1,545
Động cơ
487,995 Mã lực
Có nhiều nhà bố mej nông dân thật hột, mù chữ nhưng con cái học hành rất giỏi, chuyện này ko hiếm đâu.
Ở xã hội này chả có cái gì hiếm cả. Quan điểm của mình là hãy để chúng yêu thích và phát triển tự nhiên. Mọi cái ép đều có tội như nhau !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top