Trước: được đè miễn phí, Nay: mời anh nộp tiền. Đó là cái Vạch liền (cùng chiều)

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
toi bit thi vạch 2.2 đó k? được pép đè và lấn làn thì nó cg cấm luôn là vượt pải
Kụ chuẩn rồi
(nhưng chỉ là lỗi đè vạch 2.2, chứ không phải là lỗi vượt phải hay lỗi sai làn gì đâu)

Nhà cháu gửi luôn cái hình minh hoạ cho ý của kụ về vạch 2.2




.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong QC41/2016 còn có quy định loại vạch mới, là vạch 1.5.

Vạch 1.5 này có thể kẻ ở giữa tim của phần đường xe chạy, quy định chiều đi của làn xe có thể được thay đổi tuỳ theo tình hình giao thông thực tế.




.
 
Chỉnh sửa cuối:

anthony411

Xe máy
Biển số
OF-26323
Ngày cấp bằng
24/12/08
Số km
78
Động cơ
488,740 Mã lực
Vạch kụ nói không có trong luật, kụ à.

Vạch một đứt một liền chỉ được kẻ để chia 2 dòng xe ngược chiều nhau. Vạch kẻ này chưa bao giờ được ghi trong QC41, dù là QC cũ hay là QC41/2016.
.
Chào cụ,nhà cháu mới tham gia OF, toàn tàu ngầm xem các Topic của các cụ.
Nhân tiện đang ngồi đọc cái QC41/2016 thì nhà cháu thấy có vạch 1.4 Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt.

Áp dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.
Trường hợp chỉ có một làn xe trên hướng tiếp giáp với vạch liền nét, bề rộng của làn đường này phải đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có
kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.

Cái vạch 1.4 này có phải là vạch mà cụ đang nói là ko có trong Luật ko ợ?

P/s: Cảm ơn các bài viết chia sẻ của cụ, rất hữu ích cho những lái mới như nhà cháu
 

sgbia

Xe hơi
Biển số
OF-203297
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
142
Động cơ
322,160 Mã lực
Chào cụ,nhà cháu mới tham gia OF, toàn tàu ngầm xem các Topic của các cụ.
Nhân tiện đang ngồi đọc cái QC41/2016 thì nhà cháu thấy có vạch 1.4 Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt.

Áp dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.
Trường hợp chỉ có một làn xe trên hướng tiếp giáp với vạch liền nét, bề rộng của làn đường này phải đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có
kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.

Cái vạch 1.4 này có phải là vạch mà cụ đang nói là ko có trong Luật ko ợ?

P/s: Cảm ơn các bài viết chia sẻ của cụ, rất hữu ích cho những lái mới như nhà cháu
Đúng cái vạch kụ nhắc đến đấy. Trong luật chưa bao giờ quy định được kẻ các vạch kép một đứt một liền để chia các làn xe cùng chiều cả. Do đó, các vạch kép một đứt một liền nào được Sở Gtcc kẻ giữa các làn xe cùng chiều đều là sai luật, vì nó không có trong luật.

Trong luật chỉ có quy định duy nhất một loại vạch kép, một đứt một liền, màu vàng, dùng để kẻ giữa hai làn xe ngược chiều nhau, gọi là vạch số 1.4.

P/s:
- Các loại vạch dùng để kẻ giữa các làn xe NGƯỢC CHIỀU nhau đều có ký hiệu bắt đầu bằng số 1. Ví dụ, vạch 1.1, 1.2, 1.3, v.v...
- Các loại vạch dùng để kẻ giữa các làn xe CÙNG CHIỀU nhau đều có ký hiệu bắt đầu bằng số 2. Ví dụ, vạch 2.1, 2.2, 2.3, v.v...

---------------
- Minh hoạ vạch 1.4 được quy định chỉ dùng để kẻ giữa các làn xe NGƯỢC CHIỀU nhau:


.
 

hemuon78

Xe hơi
Biển số
OF-97710
Ngày cấp bằng
30/5/11
Số km
120
Động cơ
400,633 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
đợt này em thấy xxx hay bắt lỗi đè vạch liền dạng này
 

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
9,645
Động cơ
434,840 Mã lực
Kụ chuẩn rồi
(nhưng chỉ là lỗi đè vạch 2.2, chứ không phải là lỗi vượt phải hay lỗi sai làn gì đâu)

Nhà cháu gửi luôn cái hình minh hoạ cho ý của kụ về vạch 2.2


.
Vậy nếu cháu gặp 2 vạch này kẻ ở làn giữa trên đường một chiều có 3 làn xe chạy cắm thêm biển R412c ở làn giữa thì có được gọi là làn đường dành riêng cho xe tải ko ạ?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vậy nếu cháu gặp 2 vạch này kẻ ở làn giữa trên đường một chiều có 3 làn xe chạy cắm thêm biển R412c ở làn giữa thì có được gọi là làn đường dành riêng cho xe tải ko ạ?
Không, kụ à.

A- Về biển R.412:
1- Như trong phần nội dung của các biển R.412 đã ghi rõ, chức năng của các biển R.412 là: a) Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt,...

2- Các biển R.412 KHÔNG có chức năng quy định làn đường nào là làn đường dành riêng (hoặc làn đường ưu tiên), không có chức năng quy định ranh giới của làn đường dành riêng đó (hoặc làn đường ưu tiên) là từ đâu đến đâu.

3- Các biển R.412 đó cũng không có chức năng quy định đó là "làn đường dành riêng cho từng loại xe" hay đó là "làn đường ưu tiên cho từng loại xe".

4- Kể từ khi các biển 412 được QC41/2016 gộp vào nhóm biển hiệu lệnh, thì điều khác biệt duy nhất mà biển này có thể có (với điều kiện nó phù hợp với quy định của CƯV, là biển có hình tròn) là "biển hiệu lệnh có chức năng đưa ra hiệu lệnh cho một nhóm đối tượng chính nào đó phải tuân theo".
Hiệu lệnh của biển, cũng như nhóm đối tượng chính chịu tác dụng của biển được thể hiện bằng hình vẽ đại diện nằm trên biển đó.
Biển hiệu lệnh này cũng chỉ có chức năng "báo hiệu" cho lái xe loại khác biết là xe loại khác "không được đi vào", chứ biển này không có chức năng "cấm loại xe khác đi vào" làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên đó.


B- Về vạch kẻ:
5- Chức năng quy định "làn đường dành riêng cho một loại xe" hoặc "Làn đường ưu tiên cho một loại xe" thuộc về vạch kẻ 2.3 "Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên" cho một loại xe.

6- Vạch 2.3 này cũng có chức năng "cấm loại xe khác đi vào" (vạch 2.3 nét liền) hay không cấm các loại xe khác đi vào (vạch 2.3 nét đứt)

7- Quy cách của vạch 2.3: vạch màu trắng, rộng 30cm. Nếu là vạch 2.3 nét đứt thì tỷ lệ giữa chiều dài của vạch chia cho khoảng trống nằm giữa 2 vạch là 1:1.
Các vạch kẻ chia làn khác không đáp ứng 2 điểm trên thì không phải là vạch 2.3, và không có chức năng luật định để quy định làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên, không có chức năng luật định để cấm loại xe khác đi vào làn đường, cho dù phía trên làn đường có đặt một trong các biển R.412.



.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhaiquan

Xe hơi
Biển số
OF-356126
Ngày cấp bằng
2/3/15
Số km
183
Động cơ
263,556 Mã lực
4- Kể từ khi các biển 412 được QC41/2016 gộp vào nhóm biển hiệu lệnh, thì điều khác biệt duy nhất mà biển này có thể có (với điều kiện nó phù hợp với quy định của CƯV, là biển có hình tròn) là "biển hiệu lệnh có chức năng đưa ra hiệu lệnh cho một nhóm đối tượng chính nào đó phải tuân theo".
Hiệu lệnh của biển, cũng như nhóm đối tượng chính chịu tác dụng của biển được thể hiện bằng hình vẽ đại diện nằm trên biển đó.
Biển hiệu lệnh này cũng chỉ có chức năng "báo hiệu" cho lái xe loại khác biết là xe loại khác "không được đi vào", chứ biển này không có chức năng "cấm loại xe khác đi vào" làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên đó.
E vẫn hơi mông lung chỗ này, vậy nếu e chạy loại xe khác và đi vào làn đường "không được đi vào" kia thì xxx có được quyền qui kết e lỗi sai làn không ạ? Nếu không thì trường hợp này lỗi e gặp phải là lỗi gì?
Mong cụ thông cho e đoạn này với. E cảm ơn ạ!
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
E vẫn hơi mông lung chỗ này, vậy nếu e chạy loại xe khác và đi vào làn đường "không được đi vào" kia thì xxx có được quyền qui kết e lỗi sai làn không ạ? Nếu không thì trường hợp này lỗi e gặp phải là lỗi gì?
Mong cụ thông cho e đoạn này với. E cảm ơn ạ!
Nhà cháu đang tìm hiểu xem các quốc gia khác có quy định về lỗi sai làn như nào, nên tại thời điểm này chưa có chính kiến cụ thể về chuyện sai làn, kụ à.

Riêng với các "biển hiệu lệnh không phải hình tròn" của QC41/2016 thì nhà cháu có một số ý kiến như này:

1- Các "biển hiệu lệnh không phải hình tròn" ghi trong QC41/2016 là các biển vi phạm các quy định của CƯV mà Chính phủ VN có nghĩa vụ tuân thủ với tư cách thành viên tham gia ký kết và công nhận hiệu lực.
Theo quy định của CƯV, các biển báo không phải hình tròn, không nằm trong danh mục 18 biển thuộc nhóm biển hiệu lệnh (có số hiệu từ D.1 đến D.11), sẽ không phải là biển hiệu lệnh.

Do đó, về mặt pháp lý, các biển "hiệu lệnh không phải hình tròn" đang vi phạm CƯV đó của QC41/2016 đều là các biển báo không hợp lệ.
Không thể sử dụng các biển báo không hợp lệ làm căn cứ để xác định lỗi vi phạm, để xử phạt công dân
, với bất kỳ lỗi gì.

2- Dù các kụ OF chúng ta đều khuyến khích nhau cùng thực hiện theo nội dung mà các biển báo không hợp lệ gợi ra (giống như cùng nhau thực hiện một thoả thuận), nhưng nếu vì bất kỳ lý do nào đó mà không thể làm đúng như biển đó ám chỉ, thì công dân cũng không thể bị luật coi là đã vi phạm biển không hợp lệ đó, không thể bị xxx dựa trên các biển không hợp lệ đó để xử phạt, với bất kỳ lỗi gì.

3- Nếu xxx vẫn cố tình căn cứ vào các biển báo không hợp lệ, các biển báo sai với quy định của CƯV (như các biern hiệu lệnh không phải hình tròn trong QC41/2016) làm căn cứ để quy lỗi cho công dân, để xử phạt công dân, là họ đang vi phạm quy định tại Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 do QH13 phê chuẩn.
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu copy còn này từ thớt bên kia sang đây để các kụ mợ tham khảo, vì nó có chút liên quan đến vạch kẻ đường.

---------------

Trong quy chuẩn 41:2016 phần quy định về vạch 4.2 (Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V) có đoạn " ...các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp...."
Em muốn hỏi cụ là:
- Lấn vạch trong trường hợp này có giống với đè vạch không ạ? (theo quan điểm của em là giống nhau)
- Bạn em thì lại cho rằng là khác nhau vì dẫn chứng theo quy định của vạch 1.2 là "...xe không được lấn làn, không được đè nên vạch...". Theo quan điểm của nó thì lấn là phải đi trọn vẹn xe sang làn bên kia vạch 1.2 và trọn vẹn xe vào trong vạch 4.2. Từ đó nó cho rằng nếu xe không nằm hoàn toàn trong vạch 4.2 thì không vi phạm lỗi. - Em đã giải thích là trong quy định vạch 1.2 là "lấn làn", quy định vạch 4.2 là "lấn vạch" vì từ "lấn" được dùng để chỉ sự mở rộng phạm vi nên e nghĩ rằng trong trường hợp vạch 1.2 "lấn làn" là chỉ cần có 1 bộ phận xe thò sang làn bên cạnh. và nếu bánh xe đè vào vạch mà xe chưa thò sang làn thì là "đè vachj" .Tương tụ e cũng nghĩ rằng với vạch 4.2 "lấn vạch" là chỉ cần bánh xe đi vào phạm vi của vạch 4.2.
Mong cụ giải đáp giúp cho bọn em với ạ.
Em cảm ơn cụ. Chúc cụ sức khỏe ạ.
Hi kụ,
Xin cảm ơn kụ đã inbox cho nhà cháu nhé.

- Theo xu hướng hội nhập, thống nhất hoá luật pháp Gtđb của VN với CƯV thì các hành vi miêu tả trong Luật hoặc QC41/2016 cũng sẽ không được hiểu trái với các khái niệm tương ứng nêu trong CƯV.

Do vậy, để có thể hiểu đúng ý nghĩa của mỗi thuật ngữ tiếng Việt áp dụng cho từng vạch kẻ dọc, làn xe, chúng ta cần dựa vào nội dung quy định tương ứng trong CƯV để xem xét để rút ra kết luận, kụ ạ.


- Dựa theo nguyên tắc nêu trên, cách hiểu của nhà cháu về các thuật ngữ đó như sau: :

Thứ nhất,
Về quy định trong CƯV, ta thấy có 3 hành vi tương tác cơ bản giữa ô tô với vạch kẻ, viết bằng tiếng Anh, như sau:

1a- xe đi trên vạch (straddle the line), còn gọi là đi dạng háng
1b- xe vượt qua vạch (cross the line)
1c- xe đi vào khu vực vạch kênh hoá dòng xe (enter the area)


Thứ hai,

Trong QC41/2016, thuật ngữ lấn vạch và đè vạch là 2 hành vi khác nhau, được sử dụng cho các loại vạch kẻ khác nhau.


Lấn vạch chỉ được sử dụng cho 3 loại vạch chữ V, số 4.1, 4.2, 4.3, với nghĩa đó là hành vi điều khiển xe đi vào khu vực có kẻ các vạch chữ V đó, tương đương với hành vi "Enter the area" nêu trong CƯV.

Đè vạch được sử dụng cho các vạch liền số 1.2, 1.3, 2.2, 3.1, với nghĩa đó là hành vi lưu thông dọc theo vạch kẻ và để thân xe nằm trùm lên vạch kẻ đó trên một khoảng cách nào đó, tương đương với hành vi "Straddle the line" nêu trong CƯV.



---------------

Về sử dụng thuật ngữ trong QC41/2016:

Trong tiếng Việt, QC41/2016 sử dụng các thuật ngữ như sau:
1- với vạch kẻ:
- lấn vạch (vạch 4.1, 4.2, 4.3),
- cắt qua vạch (1.1, 1.4, 2.3, 3.3, 4.1, 4.2, 4.3, 5.1, 5.2),
- đè lên vạch (1.2, 1.3, 2.2, 3.1),
- chuyển làn qua vạch (vạch 2.1, 3.2, 3.3)

2- với làn xe:
- lấn làn (vạch 1.2, 1.3, 2.2),
- chuyển làn (vạch 2.1, 3.2, 3.3),
- đi vào làn xe (vạch 2.3,


Trích từ QC41/2016:

- vạch cấm vượt:
- vạch đứt 1.1: được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
- vạch liền 1.2, vạch liền kép 1.3: không được lấn làn, không được đè lên vạch
- vạch đứt vạch liền 1.4: xe bên vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều

- vạch đứt 2.1: được chuyển làn đường qua vạch 2.1
- vạch liền 2.2: không được lấn làn, không được đè lên vạch
- vạch 2.3 giới hạn LĐDR: các loại xe khác không được đi vào làn xe này (luật không cấm xe đè lên vạch 2.3), xe trên làn dành riêng có thể cắt qua các vạch này để đi sang làn bên cạnh không cấm xe đó.

- vạch 3.1 giới hạn mép đường: xe được phép đè lên vạch khi cần thiết
- vạch 3.2, liền nét: không được phép chuyển làn qua vạch 3.2
- vạch 3.3, đứt nét: Xe được phép cắt, chuyển làn qua vạch

- vạch phân làn đường chữ V 4.2 nơi tách nhập làn: không được phép cắt qua vạch chữ V
- với vạch kênh hoá dòng xe 4.1 dạng gạch chéo và 4.2 dạng chữ V: không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch
- với vạch kênh hoá dòng xe 4.3 dạng vành khuyên: không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch

- vạch đứt 5.1 hướng dẫn rẽ trái, vạch đứt 5.2 chia làn đường kéo dài qua phạm vi nút giao: pt có thể cắt qua vạch khi cần thiết.

---------------

Hình minh hoạ:

Trong hình này:

- Xe ① có hành vi liếm vạch. xxx hay bắt lỗi "liếm vạch liền", nhưng trong CƯV "liếm vạch liền" lại là là hành vi không bị cấm.
- Xe ②, Xe ③ có hành vi "đi trên vạch" (straddle the line)
- Xe ④ có hành vi "vượt qua vạch" (cross the line)
- Xe ⑤ có hành vi đi bên trái vạch (vạch tim đường)


.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em cảm ơn cụ ạ. Em vẫn còn 1 thắc mắc nhỏ nữa liên quan đến vấn đề này, mong cụ giải đáp rõ hơn cho em với ạ.
- Với các vạch 4.1, 4.2, 4.3 thì QC đều cấm phương tiện lấn vạch, tức là "xe đi vào khu vực vạch chữ V" như cụ giải thích thì em hiểu là xe phải đi cả xe vào trong vạch đó thì mới bị coi là lấn vạch hay chỉ cần 1 phần bánh xe đi vào là lấn vạch ạ?
- Với các vạch cấm đè 1.2, 1.3, 2.2, 3.1 thì em đã hiểu.
Em cảm ơn cụ ạ.
Theo nhà cháu hiểu, ở đây có 2 điều băn khoăn, như sau:

1- Liếm vạch: từ trước đến nay phần lớn chúng ta vẫn chấp nhận cách hiểu "vạch liền là không được đè lên" theo nghĩa nếu một phần bánh xe chạm vào vạch thì đó là "đè vạch", hoặc "liếm vạch".
Nhưng có lẽ cách hiểu này về vạch liền đang sai với quy định của CƯV.
CƯV chỉ cấm xe "đi trên vạch - straddle the line" và "vượt qua vạch - cross the line".
Nếu đó là vạch liền chia 2 chiều xe ngược nhau, thì CƯV có thêm quy định "xe không được lưu thông ở bên trái vạch liền đó" (với các quốc gia đi bên phải).

CƯV không có quy định nào cấm để bánh xe chạm vào vạch liền, mà ở mình hay gọi là liếm vạch liền.
Luật của VQ Anh thậm chí còn cho phép phương tiện vượt qua vạch liền 1.2 để rẽ vào nhà hoặc vào lối đi ở bên kia đường.

Do đó, về lâu dài, luật của Vn cũng sẽ cần điều chỉnh lại, để không coi hành vi bánh xe liếm vạch liền là một lỗi vi phạm.

2- Đi vào: vì bị đóng khung với cách hiểu "không được liếm vạch liền", nên chúng ta cứ băn khoăn liệu bánh xe liếm vào vạch liền bao quanh các vạch chữ V thì có phạm lỗi "đi vào khu vực chữ V" hay không? Hay phải cho xe đi hẳn vào khu vực đó thì mới phạm lỗi?

Nhà cháu nghĩ rằng,

a- vì "liếm vạch liền, đè lên vạch liền" không được CƯV coi là lỗi, nên hành vi "đi vào khu vực vạch chữ V" là hành vi khi lái xe để một phần của xe nằm hẳn trong khu vực chữ V .

b- CƯV cũng sử dụng chữ "đi vào" trong câu "đi vào khu vực giao cắt".

Cách hiểu khái niệm "đi vào" ở b- cũng giống như a- ở trên. Tức là chỉ được coi là có hành vi "đi vào khu vực giao cắt" khi lái xe để một phần xe vượt qua vạch dừng xe, tức là để một phần xe nằm trong khu vực giao cắt.
Nếu chỉ để bánh xe trước liếm vạch dừng, hoặc đè lên vạch dừng, thì khó có thể nói là phương tiện đã "đi vào khu vực giao cắt".

.
 

Nguyentrungssbg

Xe tải
Biển số
OF-397921
Ngày cấp bằng
22/12/15
Số km
242
Động cơ
235,020 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Bắc Ninh
Cám ơm cụ. Bài viết khá chi tiết và có ích cho các cccm khác
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top