- Biển số
- OF-384402
- Ngày cấp bằng
- 26/9/15
- Số km
- 134
- Động cơ
- 242,640 Mã lực
thay đổi cải cách chóng cả mặt. chỉ tạo điều kiện cho sâu gặm tiền
Xin cảm ơn kụ nhé.Cái vụ sửa đổi thành đè vạch liền này em thấy đường ngoài đô thị thì OK, chứ đi trong TP, còn lo "đối phó" với tình hình giao thông, các phương tiện tạt ngang ngửa đã đủ mệt, đỗ đèn đỏ chạm vạch sơn đè ra phạt thì tắc đường lắm
Lão Bia cho em nợ rượu nhá, hề hề
Cảm ơn cụ. Em đã thông về cái này rồi. Xin phép cụ cho em copy y nguyên đoạn này về face để lưu trữ nhé. Đã vodka cụ.Chẳng có gì mà phải lo đâu, kụ ơi.
1- QC41/2016 quy định kẻ vạch chuyển tiếp số 3.4 trước vạch liền 2.2 để báo cho lái xe biest sắp có vạch liền (xem hình minh hoạ);
2- QC41/2016 cũng quy định phải đặt biển báo và kẻ vạch sao cho người lái xe có thể nhận thấy chúng từ xa, có đủ thời gian chuẩn bị để tuân thủ;
3- Luật Xử lý VPHC cũng quy định không xử phạt với lỗi vi phạm trong tình huống bất ngờ. Không nhìn thấy vạch dẫn đến vi phạm chính là phạm lỗi trong tình huống bất ngờ, xxx sẽ không ther phạt;
4- QC41/2016 cũng đưa ra hình minh hoạ trường hợp điển hình về bố trí vạch kẻ đuơgng nơi giao cắt, trong đó cho thấy từ trước vạch liền 2.2 phải có vạch chuyển tiếp 3.4 (xem Hình #9 ở còm #7 bên trên).
Nếu Sở Gtcc không kẻ vạch chuyển tiesp 3.4 là Sở đã làm sai luật, khiến lái xe bị phạm lỗi. Lái xe có thể khiếu nại hoặc kiện Sở.
Quy định về vạch chuyển tiếp 3.4:
.
Em cũng thấy ở ta cứ đè ra phạt cái lỗi gọi là liếm hay đè vạch nó tiểu nhân kiểu gì ấy. Cứ như kiểu chỉ nhăm nhăm soi để phạt nên đi xe nhiều lúc ức chế.Xin cảm ơn kụ nhé.
Đường trong thành phố, lái xe phải căng mắt chú ý và tập trung đối phó để không đè vạch liền, không vượt đèn vàng đã hết lực rồi, làm sao chú ý được đến các phương tiện khác được. Va quệt, tai nạn cũng từ đây mà gia tăng thêm, kụ à.
Mà ở nước ngoài hầu như chẳng ở đâu xử phạt lỗi liếm vạch, đè vạch như ở mình cả.
Nước họ chỉ phạt lỗi khi xe đi dạng háng phía trên vạch (cả vạch liền và vạch đứt cũng đều bị phạt), vượt qua vạch liền để chuyển làn.
.
Vạch kụ nói không có trong luật, kụ à.Cụ ad ơi, cho em hỏi cái vạch 1 đứt 1 liền chạy song song nhau, chia 2 làn đường cùng chiều bây giờ thì thế nào?
Phạt riết rồi cũng quen cụ ợCái vụ sửa đổi thành đè vạch liền này em thấy đường ngoài đô thị thì OK, chứ đi trong TP, còn lo "đối phó" với tình hình giao thông, các phương tiện tạt ngang ngửa đã đủ mệt, đỗ đèn đỏ chạm vạch sơn đè ra phạt thì tắc đường lắm
Lão Bia cho em nợ rượu nhá, hề hề
Vạch này giờ chỉ có xóa đi kẻ lại thôi vì nó không có trong Quy chuẩn, thế mới thấy mấy anh sở GT đi kẻ vạch đáng nhẽ phải là chuyên gia thì cũng có nắm được luật đâu nên cái vạch này nó mới lù lù ở đường Phạm văn Đồng bao năm nay.Cụ ad ơi, cho em hỏi cái vạch 1 đứt 1 liền chạy song song nhau, chia 2 làn đường cùng chiều bây giờ thì thế nào?
Theo nhà cháu, vạch kẻ không phải là làn đường. Hầu hết các loại Vạch kẻ chỉ nằm giữa các làn đường.Bác Sgbia cho em hỏi với ạ: Theo như QC mới thì vạch 2.2 là 15cm và vạch 3.1a là 15-20cm như vậy vạch 3.1a cũng có thể vẽ 15cm mà ý nghĩa 2 vạch hoàn toàn khác nhau. Theo cụ vấn đề này phải nhìn nhận làm sao cho đúng ạ?
Tiện bác cho em hỏi là trước đây các vạch liền chỉ quy định là "không được đè" còn giờ là "không được lấn lần, không được đè, chuyển làn, sử dụng làn khác" như vậy nếu vi phạm quy định này sẽ là "không tuân thủ vạch kẻ đường" hay là "lỗi sai làn" ạ?
Khi kụ bị ong thủ, dùng 2 thìa mật ong là hết liền. Kinh nghiệm của nhà cháu đới. He he..Cả ngày hôm nay em ngồi mở 2 file pdf để soi cả phụ lục, gần 400 trang nên giờ vẫn ong ong thủ
Cảm ơn bác chủ đã chia sẻ.
Bác Sgbia cho em hỏi với ạ: Theo như QC mới thì vạch 2.2 là 15cm và vạch 3.1a là 15-20cm như vậy vạch 3.1a cũng có thể vẽ 15cm mà ý nghĩa 2 vạch hoàn toàn khác nhau. Theo cụ vấn đề này phải nhìn nhận làm sao cho đúng ạ?
Tiện bác cho em hỏi là trước đây các vạch liền chỉ quy định là "không được đè" còn giờ là "không được lấn lần, không được đè, chuyển làn, sử dụng làn khác" như vậy nếu vi phạm quy định này sẽ là "không tuân thủ vạch kẻ đường" hay là "lỗi sai làn" ạ?
Cụ xem lại giúp em, ảnh minh hoạ tèo hết rồi ạ(Tiếp 2...)
B- Phần Minh hoạ:
① QC41/2016 quy định rõ, đối với Vạch 1.1, là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét, thì "Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía".
Như vậy, quy định mới này đã chấm dứt màn tấu hài được diễn liên tục bấy lâu nay, khi lái xe bị xxx và DLV bắt lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình", hoặc lỗi "đi sai làn đường, đi sai phần đường quy định" khi đi ở bên trái vạch đứt ở tim đường.
(Xem Hình #2)
Hình #2: Vạch 1.1 phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét
② QC41/2016 quy định rõ mục đích sử dụng của Vạch 1.3, là Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền, như sau:
Áp dụng:
- ... Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
(Xem Hình #3)
Ngoài ra, QC41/2016 còn quy định một loại Vạch mới, là Vạch 1.5 phân chia 2 chiều xe chạy.
- Vạch 1.5: Vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy.
Hình #3: Vạch 1.3, "Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền:
③ ④ ⑤: Vạch 2.3 là vạch có 2 dạng vạch liền và vạch đứt.
Vạch số 54 trước đây, tức vạch "Làn đường dành riêng cho một loại xe" (là vạch đứt, màu vàng, vẽ kèm chữ XE BUÝT), nay đổi thành vạch số 2.3
Vạch 2.3 có tên gọi là "Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên", loại vạch có 2 dạng là vạch liền và vạch đứt.
- Khi vạch 2.3 được kẻ liền nét, để quy định "làn đường dành riêng" cho một loại xe nào đó thì các loại xe khác không được đi vào "làn đường dành riêng" đó.
- Khi vạch 2.3 được kẻ đứt nét, để quy định "làn đường ưu tiên" cho một loại xe nào đó thì các loại xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.
- Xe của làn đường dành riêng, của làn đường ưu tiên được phép vượt qua vạch 2.3 để lưu thông trong làn xe bên cạnh, nếu làn xe bên cạnh đó không cấm loại xe này lưu thông.
- Vạch 2.3 này còn được sử dụng để xác định phạm vi của làn đường dành riêng hoặc ưu tiên tại vị trí đầu hoặc cuối của làn đường đó (vẽ chéo góc vào sát lề đường)
- Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho xe buýt" hoặc "vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho xe buýt", vẽ kèm vạch liền hoặc đứt màu trắng và với mũi tên chỉ hướng đi thẳng (xem minh hoạ tại hình G.12)
(Xem Hình #4)
Hình #4: Vạch 2.3 "Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên",
(Xin xem Tiếp 3)
Theo thông báo từ Photobucket, hiện tại việc cập nhật hệ thống chủ lưu trữ ảnh của họ đang bị trục trặc, nên các hình ảnh trong bài viết đang tạm thời không hiển thị. Trục trặc này có thể kéo dài 1-2 ngày nữa.Cụ xem lại giúp em, ảnh minh hoạ tèo hết rồi ạ