- Biển số
- OF-738580
- Ngày cấp bằng
- 7/8/20
- Số km
- 1,141
- Động cơ
- 75,019 Mã lực
- Tuổi
- 38
Cái tiền này là đi xuống chứ phát triển cái gì, một bước nữa tiến đến sự mất dân chủ.Dân mình ko khá được là vì tự ty quá thể.
Cái tiền này là đi xuống chứ phát triển cái gì, một bước nữa tiến đến sự mất dân chủ.Dân mình ko khá được là vì tự ty quá thể.
Vấn đề là dân nó đông và nó thích kiểu thanh toán này, smartphone tàu đang ngập tràn giá rẻ" Mấy cái thanh toán điện tử này thế giới người ta dùng từ lâu rồi giờ TQ mới dùng . Các ông cứ làm như TQ nó phát minh ra cái gì vĩ đại lắm vậy "
Đó ko phải vấn đề . Cái chính là người dân họ thấy việc thanh toán đó là 1 sự tiện dụng , văn minh . Việc chính quyền làm cho 1,4 tỷ người cùng dùng đó là 1 sự quản lý quá giỏi . Chỉ qua việc thanh toán như vậy cũng giảm được bao nhiêu nhân lực và thời gian .Vấn đề là dân nó đông và nó thích kiểu thanh toán này, smartphone tàu đang ngập tràn giá rẻ
Đây cụ, cụ đăng bài báo mà chưa đọc ạ?Trung Quốc 'quay đầu' ủng hộ tiền mặt, đòi trừng phạt ai không nhận tiền mặt
TTO - Sau nhiều năm khuyến khích thanh toán điện tử, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã kêu gọi chấp nhận tiền mặt trong các hoạt động kinh tế, đồng thời cảnh báo sẽ trừng phạt những ai từ chối thanh toán bằng tiền mặt.tuoitre.vn
Trung Quốc 'quay đầu' ủng hộ tiền mặt, đòi trừng phạt ai không nhận tiền mặt
TTO - Sau nhiều năm khuyến khích thanh toán điện tử, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã kêu gọi chấp nhận tiền mặt trong các hoạt động kinh tế, đồng thời cảnh báo sẽ trừng phạt những ai từ chối thanh toán bằng tiền mặt.
thế này là phú quý giật lùi hả cccm? Nguyên nhân sâu xa của việc này là gì vậy nhỉ? Em hóng các cao nhân bình luận.
Cụ đọc mà không hiểu à?Trung Quốc 'quay đầu' ủng hộ tiền mặt, đòi trừng phạt ai không nhận tiền mặt
TTO - Sau nhiều năm khuyến khích thanh toán điện tử, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã kêu gọi chấp nhận tiền mặt trong các hoạt động kinh tế, đồng thời cảnh báo sẽ trừng phạt những ai từ chối thanh toán bằng tiền mặt.tuoitre.vn
Trung Quốc 'quay đầu' ủng hộ tiền mặt, đòi trừng phạt ai không nhận tiền mặt
TTO - Sau nhiều năm khuyến khích thanh toán điện tử, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã kêu gọi chấp nhận tiền mặt trong các hoạt động kinh tế, đồng thời cảnh báo sẽ trừng phạt những ai từ chối thanh toán bằng tiền mặt.
thế này là phú quý giật lùi hả cccm? Nguyên nhân sâu xa của việc này là gì vậy nhỉ? Em hóng các cao nhân bình luận.
Tiền mặt mất vệ sinh nhất trong các sản phẩm. Mấy con mẹ bán cá nhét tiền vào cạp quần, rồi lôi ra trả lại tiền thừa là thấy hãi rồi.Nó không khác mà chỉ tiện và an toàn hơn thôi cụ. Tức là thay vì cụ đi đâu cũng cầm cục tiền thì chỉ cần cầm cái điện thoại là đủ. Việt Nam cũng đang muốn bỏ tiền mặt lắm nhưng chưa làm được ạ.
Họ còn xoa nước bọt vào tiền để đếm nhanh đấy, k biết là truyền bệnh đi bao nhiêu nơiTiền mặt mất vệ sinh nhất trong các sản phẩm. Mấy con mẹ bán cá nhét tiền vào cạp quần, rồi lôi ra trả lại tiền thừa là thấy hãi rồi.
Chắc là quảng cáo cho vậy thôi cho hợp thời trang chứ dân TQ tiết kiệm nhất thế giới họ là vua tích trữ tiền mặt, vàng.. đấy cụĐồng Nhân dân tệ (NDT) kĩ thuật số là nhân tố làm "thay đổi cuộc chơi" đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giới chuyên gia nhận định.
Tiền mặt mất dần chỗ đứng trong giao dịch thanh toán tại Trung Quốc.
Khi hình thức thanh toán phi tiếp xúc đã trở thành tiêu chuẩn trong các biện pháp ứng phó của thế giới trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc trong tháng này đã giới thiệu đồng tiền điện tử của riêng mình tại bốn thành phố, từng bước đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt tới ngưỡng xã hội không tiền mặt.
Đồng NDT điện tử là một sáng kiến hợp tác công-tư, trước hết sẽ được thử nghiệm tại Thâm Quyến, Tô Châu, Bảo Định và Thành Đô trong chuỗi các cửa hàng thuộc hệ thống McDonald's, Starbucks và doanh nghiệp địa phương. Theo ông Nameer Khan, Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ Tài chính khu vực Trung Đông-Bắc Phi, đây sẽ là nhân tố đột biến, làm thay đổi cuộc chơi trong các ngành dịch vụ tài chính.
Sau bốn thập kỉ tăng trưởng nhanh, kinh tế Trung Quốc vừa trải qua quý tăng trưởng âm do tác động của dịch COVID-19. Khi cả thế giới vẫn đang chìm trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh, các quan chức tin rằng điều tồi tệ nhất với Trung Quốc đã qua. Chính quyền công bố nhiều biện pháp để phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Người Trung Quốc không quá xa lạ với hình thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua điện thoại thông minh (smartphone). Hai gã khổng lồ về công nghệ trong nước là Alibaba và Tencent đi tiên phong trong lĩnh vực thanh toán số từ năm 2014, đưa tới sự thoái lui về giao dịch tiền mặt. Theo ước tính của tổ chức CGAP có trụ sở tại Washington DC, hai hãng này hiện chiếm 90% tổng khối lượng giao dịch có quy mô 17.000 tỷ USD trên thị trường thanh toán qua smartphone. “Cũng như chính phủ Trung Quốc, các hãng này xem thanh toán số không chỉ là mục tiêu, mà là điểm đầu cầu để tiến vào hệ sinh thái rộng lớn đối với giao dịch hàng hóa trên mạng và trên thực địa. Họ sử dụng dữ liệu được tạo ra để dịch chuyển dịch vụ tài chính cũng như ngành công nghiệp bán lẻ vật chất”, CGAP nhận định.
Tuy nhiên, ngay cả những giao dịch trên mạng này cũng luôn phải dựa vào nền tảng tiền mặt. Đồng NDT kĩ thuật số vận hành như tiền giấy thông thường, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng mã (code) trong ví điện tử được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công nhận. Tiền điện tử (cryptoncurrency) ngược lại được thiết kết theo kiểu phi trung ương hóa.
Các chuỗi cửa hàng Starbucks, McDonald’s và hệ thống tàu điện ngầm tại Trung Quốc sẽ là những thực thể đầu tiên thử nghiệm đồng NDT kĩ thuật số trong tương lai, kế đến sẽ là các doanh nghiệp do người bản địa làm chủ sở hữu như khách sạn, phòng tập thể hình, xưởng làm bánh...
Vài năm trước, Trung Quốc cấm giao dịch bitcoin, ngăn cản các hình thức kinh doanh tiền điện tử có chỗ đứng ở Trung Quốc. Cùng lúc, nước này cho công bố các báo cáo nghiên cứu về phát triển đồng tiền kĩ thuật số cho riêng mình. “Đồng NDT kĩ thuật số là một bước chuyển mình tự nhiên từ hình thức thanh toán kĩ thuật số. Năm năm trước đây, thật không ai có thể ngờ rằng thanh toán kĩ thuật số tại Trung Quốc lại trở nên phổ biến như hiện nay. Nhưng đó là một xu thế tuần tự và giờ đây người tiêu dùng đã sẵn sàng cho đồng tiền kĩ thuật số”, bà Ling Zhang, Phó Chủ tịch sàn giao dịch tiền điện tử Binance chia sẻ.
Dịch COVID-19, ở một góc độ nào đó, có thể xem là “sự kiện xúc tác” cho xu hướng thanh toán phi tiền mặt, mà hình thức thay thế chỉ có thể trông đợi vào tiền điện tử. Lo sợ virus lây lan qua các đồng tiền giấy, nhiều nước đã tiến hành “cách ly” hoặc hạn chế sử dụng tiền giấy, hoặc cho in tiền mới. Nhiều khuyết điểm của tiền giấy cũng được khắc phục bởi tiền kĩ thuật số. Các nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của tiền giấy là 4,2 năm, có ít nhất 53% tiền giấy lưu hành ở các nước bản địa bị nhiễm bẩn. Theo ông Khan, mức giá in ấn, lưu thông tiền giấy cũng là một vấn đề. Chi phí để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho ra được một tờ 1 USD là 5,5 cent và 11 cent trên tờ 5 USD. Tính tổng, chi phí in ấn tiền giấy trên toàn cầu năm 2018 lên tới 35,3 tỷ USD, đó là chưa tính đến chi phí lưu thông, thu nhận và tiêu hủy tiền cũ, rách, xử lý tiền giả.
Thực tế, đồng NDT kĩ thuật số được hiểu là nhằm phục vụ, thúc đẩy chi tiêu dùng trong nước cũng như những tham vọng thương mại toàn cầu của Trung Quốc.
Ông Jason Wu, Giám đốc điều hành Công ty tiết kiệm kĩ thuật số DeFiner, cho biết đồng tiền kĩ thuật số sẽ cho phép Trung Quốc “len sâu” vào hệ thống tài chính vốn do Mỹ nắm quyền kiểm soát, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Nó cũng có thể giúp Trung Quốc vươn lên thành người lãnh đạo trong các giao dịch của nền kinh tế kĩ thuật số toàn cầu.
Từ tháng 3 vừa qua, nhiều phiếu giảm giá (coupon) kĩ thuật số đã được tải lên các smartphone ở Trung Quốc, khuyến khích người dùng chi tiêu khoản này tại nhà hàng, cửa hàng tạp hóa. Đơn cử như tại Vũ Hán, mỗi công dân được cấp 10 USD dưới dạng coupon thông qua các ứng dụng mua hàng Wechat và Alipay. Thông qua hình thức chi tiêu này, chính quyền có thể biết được ngành hàng, dịch vụ nào thu hút được dòng tiền nhiều nhất, đối tượng sử dụng là ai, ngành kinh tế nào cần được giúp đỡ nhiều nhất.
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2020-04-28/trung-quoc-huong-den-xa-hoi-khong-tien-mat-dau-tien-tren-the-gioi-86000.aspx
Đây là nhà báo viết không phải lều báo. Viết súc tích và hiểu rất rõ.Số hóa niềm tin
Ngày nọ, đi ăn bún chả tại khu phố đông đúc Duy Tân, tôi được một nhân viên trẻ mời sử dụng ứng dụng điện thoại để trả tiền ăn.
Bữa trưa của tôi thường diễn ra trên vỉa hè Hà Nội. Bún chả, bún đậu, phở, bún riêu, bánh cuốn, cơm rang... mỗi suất ăn thường trên dưới 50.000 đồng - bằng mệnh giá một tờ tiền không lớn. Sau khi nhân viên kia giải thích, tôi chỉ mất gần một phút để cài đặt ứng dụng của cậu, đổi lại, được giảm 15% tổng số tiền thanh toán bữa ăn. Với một người không lấy gì làm khá giả như tôi, đó là lựa chọn không tệ. Thậm chí tôi thấy cảm giác lạ lẫm vui vui.
Ở những thành phố đông dân nhất cả nước, thanh toán qua ứng dụng đang len lỏi đến các ngõ ngách, mọi giao dịch cá nhân mà chi cục Thuế vẫn chật vật để tiếp cận. Ví điện tử đang thay thế tờ tiền polymer trong những giao dịch mua hàng online, cá nhân với cá nhân, cá nhân với hàng ăn, cá nhân với hộ kinh doanh cá thể và cả với người bán rong...
Tôi hỏi chị bán hàng phố Duy Tân, lợi ích của công nghệ này với người kinh doanh khá rõ ràng. Nó tiện lợi cho cả người mua và người bán, tiết kiệm thời gian, an toàn và không tốn hoặc tốn ít chi phí. Một ứng dụng ví điện tử tại Việt Nam tuyên bố đã có đến chục triệu người đăng ký và hàng trăm nghìn điểm chấp nhận thanh toán. Những đối thủ của họ cũng không đứng yên. Các ông lớn từ viễn thông, sản xuất điện thoại, cho đến gọi xe điện tử đều cho ra đời dịch vụ thanh toán số hóa của riêng mình.
Trong báo cáo về chỉ số tiền điện tử của một ngân hàng quốc tế, Việt Nam chỉ xếp hạng 61/84 về mức độ sẵn sàng chuyển từ tiền vật lý sang tiền kỹ thuật số. Cụ thể, Việt Nam đứng hạng 59 về mức độ ủng hộ từ chính phủ và thị trường, hạng 62 về hạ tầng công nghệ thông tin tài chính, hạng 63 về các giải pháp và thứ 56 về sự sẵn sàng của người tiêu dùng.
Chính phủ đã mong muốn một xã hội không tiền mặt bằng Ðề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Đây tất nhiên là điều đáng hoan nghênh. Một nền kinh tế ít tiền mặt hơn mang lại lợi ích cho hầu hết các bên. Người dân bớt cảm thấy phiền toái và mất an toàn khi ra đường với ví và túi xách. Người bán không vất vả với tiền lẻ và hạch toán sổ sách, đầu tư hệ thống tủ két an toàn. Còn nhà nước có lẽ đã dễ thu thuế hơn, ước tính được quy mô nền kinh tế ngầm khi có thêm dữ liệu về hoạt động chi tiêu của người dân, tiểu thương, các hộ kinh doanh hay cả người bán hàng rong thông qua giao dịch điện tử.
Nhưng bỏ qua hào hứng ban đầu, "số hóa" tiền tệ ở nước ta chưa phải điều dễ dàng. Thứ nhất, với đa số dân ở nông thôn, việc có tài khoản tại ngân hàng vẫn còn là chuyện xa xôi, chưa nói đến việc sử dụng ví điện tử hay mã QR. Sự bùng nổ của các ứng dụng thanh toán ở thành thị dễ dẫn đến tình trạng "loại bỏ tài chính" hay bất bình đẳng tài chính với một số nhóm dân không có khả năng tiếp cận công nghệ.
Mối lo ngại thứ hai gắn với rủi ro an ninh cho cả cá nhân lẫn quốc gia. Chúng ta có thể không còn sợ bị cướp giật khi mang tiền mặt đi trên phố, nhưng đổi lại, nếu tài khoản của bạn bị tấn công, số tiền mất đi nhiều khả năng sẽ lớn hơn những gì bạn có trong ví. Số trường hợp bị kẻ gian chiếm đoạt tiền qua giao dịch ngân hàng số hay giao dịch qua điện thoại diễn ra ngày càng nhiều. Nó cho thấy nhiều người và cả các ngân hàng chưa lường hết những nguy cơ bảo mật của thời đại công nghệ số.
Mối lo thứ ba gắn liền với quyền riêng tư và tự do cá nhân. Thông tin chi tiêu của cá nhân tiết lộ rất nhiều điều, đặc biệt là khi có sự hỗ trợ của công nghệ Al theo dõi hành vi người dùng và phân tích dữ liệu lớn. Giả dụ, "bước chân chi tiêu" cho thấy bạn mua đồ ăn nhanh và chứa nhiều đường trong thời gian dài còn tiên lượng một tương lai phát sinh các vấn đề sức khỏe. Công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc dịch vụ y tế hoàn toàn không khó để có được thông tin đó. Và hiển nhiên với rủi ro bệnh tật cao hơn, họ sẽ tính phí bảo hiểm của bạn cao hơn.
Ở một số nước, hệ thống điểm "tín dụng công dân" đã được ghi nhận và xây dựng dựa trên những thông tin cá nhân như thế. Các công dân điểm thấp bị giới hạn dịch vụ, dễ bị phong tỏa tài khoản, từ chối giao dịch nếu chính quyền cho rằng điểm "tín nhiệm tài chính" của họ không đủ cao. Cho đến hết năm 2018, có đến 23 triệu lượt người Trung Quốc bị cấm mua vé tàu, máy bay vì lý do này.
Chúng ta, những công dân, không phải ai cũng muốn cho phép bên thứ ba, thứ tư tiếp cận thông tin thanh toán của mình. Nhật Bản, đáng ngạc nhiên, là một trong những nước rất chuộng tiền mặt. Tỷ lệ tiền mặt so với quy mô nền kinh tế của nước này lên đến 20%, cao nhất trong số các nước phát triển và cao hơn cả Việt Nam. Financial Times cho biết, đến 60% nhà hàng ở Tokyo chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Tiền mặt trên thực tế đại diện cho nhiều đặc tính mà người dân ưa thích: tính vô danh - không truy nguyên được nguồn gốc, dễ mang theo và kiểm đếm, không vướng bận tâm lý nghi ngờ bảo mật của ngân hàng, dễ kiểm soát quyết định chi tiêu của bản thân và cảm giác được sở hữu.
Ở xã hội đang chuyển đổi và hệ thống thuế chưa thực sự công bằng, tiền mặt còn là cách duy nhất để nhiều người vẫn hoạt động kinh doanh mà không phải đóng thuế. Đó không chỉ là ưu tiên của các hộ kinh doanh trong nước, nhiều cửa hàng người Việt ở nước ngoài tôi đến ăn cũng đề nghị khách thanh toán bằng tiền mặt.
Số hóa tiền mặt mang lại tiện nghi lớn hơn, nhưng đi kèm với đó là những nhượng bộ về quyền riêng tư. Để người dân an tâm về những nhượng bộ đó, nhà cung cấp dịch vụ và nhà nước cần đảm bảo rằng những thông tin cá nhân không được sử dụng để chống lại lợi ích của họ, không bị lạm dụng cho các mục đích họ không thể kiểm soát. Điều này không chỉ nhờ vào một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, có khả năng thực thi cao mà còn ở niềm tin vào tính liêm chính của bộ máy nhà nước.
Việt Nam có bước tới một ngày của xã hội không tiền mặt hay không? Câu trả lời tùy thuộc bốn trụ cột: sự quyết tâm của chính phủ, sự năng động của hạ tầng công nghệ tài chính, nỗ lực của khu vực tư nhân đang khai thác thị trường và niềm tin của người tiêu dùng.
Chủ quán bún chả tôi hay ăn sẽ không đồng ý nhận tiền của khách qua ứng dụng thanh toán nếu người tiếp thị không đủ tin cậy, có cam kết quyền lợi rõ ràng; hay người đề nghị thay đổi cách tính tiền là một viên chức mang đồng phục.
Niềm tin không phải là thứ số hóa dễ dàng.
https://vnexpress.net/so-hoa-niem-tin-4213765.html
Đoạn này của tác giả nêu là trọng tâm của cả bài viết, tại TQ dư luận cũng đã mổ xẻ rất nhiều...Đây là nhà báo viết không phải lều báo. Viết súc tích và hiểu rất rõ.
Tôi cũng không hiểu, cái sự FOC đó, thì anh NAPAS sống bằng cái gì.VN mình khoản này cũng quyết liệt triển khai và hiện tại rất thành công trong chuyển đổi kỹ thuật số thanh toán không tiền mặt. Cái CK 24/7 cũng khiến thằng bạn Nhật của e khiếp, nó bảo bên nó tối chuyển thì sau 3h sáng tiền mới vào TK người nhận. Minh thì chỉ sau 1-2 s là nhận đc rồi mà lại free