5. Việt Nam không muốn cũng chẳng cần làm ô tô thương hiệu nội địa?
Giải độc:
Vâng, muốn cũng chưa chắc làm được chứ đừng nói là không cần.
Suốt 20 năm bắt đầu từ khi có Luật Doanh nghiệp đến Luật Đầu tư nước ngoài, có năm nào Bộ Kế hoạch đầu tưm, Bộ Công Thương không rên rỉ về tình trạng các FDI ô tô ăn xổi, không có ý định đầu tư sâu vào sản xuất lắp ráp xe hơi. Chiếc Mekong Auto như là quà ra mắt của các FDI tặng VN từ 30 năm trước:
Mekong Star – Chiếc xe việt dã từng được Việt Nam xuất khẩu (tapchicongthuong.vn)
Vậy VN đã từng có muốn, nhưng không duy trì được. Không ai thực sự muốn làm việc khó này và kể cả công ty Trường Hải hay Thành Công cũng né. Không ai tin rằng xe hơi thương hiệu Việt Nam sẽ bán được, nhất là cho chính người Việt. Nhất là sau sự phá sản của VINAXUKI. Có cụ mợ bảo Trường Hải đã có thương hiệu bus, truck từ lâu. Vâng, đúng là đã có, nhưng các loại xe đó không bán đến người sử dụng cá nhân, mà là xe thương mại. Còn xe cá nhân, rất khó. Ngay xe Trung Quốc dù rất nhiều lần vào VN đều xẹp dần.
Tuy nhiên, điều đó cũng rất tốt, và càng minh chứng cho thấy doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam cụng mong muốn sản xuất ra xe hơi thương hiệu Việt.
Tuy nhiên việc cần vẫn cần.
Vì sao: theo dự báo, đến năm 2030, sản lượng bán xe của thị trường Việt Nam sẽ khoảng 1.8 triệu chiếc.
Nhu cầu ô tô ở Việt Nam khoảng 1,5-1,8 triệu xe vào năm 2030 (nhadautu.vn)
Dự báo, nhu cầu ô tô của Việt Nam năm 2025 theo phương án trung bình đạt khoảng 800 - 900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5 - 1,8 triệu xe.
Với tình hình nội địa hóa èo uột, đắt hơn nhập khẩu nguyên chiếc (vì lý do là
con gà - chính sách không đẻ được
quả trứng-phát triển đầu tư sản xuất xe vì thiếu gà trống, đến lượt nó,
quả trứng-nhu cầu đầu tư lại không được
con gà-chính sách ấp để nở thành gà) nên các FDI ô tô lần lượt rút êm chỉ để lại showroom bán hàng.
Trong bối cảnh thuế suất nhập khẩu khu vực ASEAN dần về 0, thì để có tiền nhập khẩu xe hơi, người Việt Nam phải bán những thứ bị định giá rất rẻ từ nông nghiệp, gả con gái cho Đài Loan, đẩy con trai đi XKLD chui, bán cổ phần doanh nghiệp nội cho doanh nghiệp ngoại, bán lao động chân tay lam lũ mồ hôi với giá bèo, bán hàng trăm tấn lúa-nông sản nói chung với giá bèo, bán hàng chục tấn trái cây giá bèo, bán 10 năm lương công nhân may áo quần giày dép để có thể mua mỗi người 1 xe hơi nhập khẩu (nếu giá xe là 25 ngàn đô/xe – chiếc Toyota Vios). Tổng cộng hằng năm vào thời điểm 2030, sẽ phải chi khoảng 35-40 tỷ đô/năm tiền nhập khẩu xe ròng.
Lưu ý: mất dần nguồn thu từ sản xuất xe, không có hệ sinh thái ngành công nghiệp phụ trợ nào tồn tại nữa. À có: 2% tiền sale xe.
Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập 42.000 ô tô chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023 - Automotive - Thông tin, hình ảnh, đánh giá xe ôtô, xe máy, xe điện | VnEconomy
Đây là chi phí nhập khẩu quý I/2023 cho 42.000 xe. Còn dưới đây là dự kiến xuất khẩu gạo của VN năm 2023 đây các cụ:
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng cao do các nước đẩy mạnh dự trữ lương thực - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)
Nhưng sản lượng gạo cũng như nông lâm thủy hải sản không thể tăng mãi. Và trong 3.5 tỷ đô xuất khẩu gạo thì cũng nhập về không ít hơn 1.5 tỷ để mua thước trừ sâu, phân bón chưa kể thoái hóa giống.
Chủ động cắt giảm chi phí sản xuất lúa gạo | baotintuc.vn
Lưu ý một điều, trong giai đoạn mà Vinfast xuất hiện, việc các nhà sản xuất lắp ráp xe thuê như Thành Công và Trường Hải mở rộng được quy mô lắp ráp xe như hiện nay, chủ yếu trong giai đoạn 2017-2023, một phần LỚN nhờ vào hiệu ứng tạo xu hướng, chủ động thúc đẩy chính sách nội địa hóa xe hơi mà chính Vinfast là động lực xúc tiến đệ trình NN liên tục và thông qua chính chương trình hành động của mình băng động tác
đầu tư sản xuất nội địa thực sự. Vì vậy đã thu hút sự đầu tư cạnh tranh trên thị trường. Nhờ thế mà hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa ở các dòng xe thương hiệu nước ngoài lắp ráp trong nước đang tăng dần lên.
Vậy để kiếm tiền mà không cần đầu tư vào ngành xe hơi khó khăn như thế, thì có thể làm gì? Tất nhiên có nhiều ngành nghề khác nữa:
- Dịch vụ phần mềm? Ok rất tốt. Chưa đủ. Vì nó không có hiệu ứng lan tỏa đầu tư như ngành xe hơi. Một hãng sản xuất xe hơi xịn xò cũng cần 1 tệp nhà cung ứng phụ trợ lên đến hàng chục-hàng trăm nhà sản xuất phụ trợ, cho hàng chục nghìn linh kiện (xem hình chuỗi cung ứng cho NSX xe BMW).
À, đây là xe truyền thống nhé!
(nhìn ảnh này tôi rất buồn cười với cụ mợ nào khăng khăng đòi Vinfast phải sản xuất nguyên chiếc xe, phát minh lại từng bằng sáng chế thiên hạ đã làm xong, mới chịu chấp nhận được gọi là nhà sản xuất).
Nhìn vào sơ đồ trên (các nhà cung ứng phụ tùng cho BMW - xe xăng thôi) ta thấy sức lan tỏa của việc sản xuất xe hơi lớn thế nào cho toàn bộ nền kinh tế. Nó tạo công ăn việc làm cho từ người làm da bọc nệm xe đến người làm phần mềm smart car. Không thiếu thứ gì. Nếu không có 1 hãng nội địa làm chủ, thì muôn đời các hãng nước ngoài đều ship từ các nơi sẵn có về cho tiện và rẻ hơn (khi thuế về zero).
Hay ta bỏ hết (các ngành mà thiên hạ kiếm ra tiền ấy), chỉ làm dịch vụ tài chính, làm chip, làm logistic, làm văn phòng cho thuê, nhà xưởng khu công nghiệp cho thuê? Gọi mỹ miều là "khai thác lợi thế so sánh" ấy!
Câu trả lời là: trừ khi không làm được thì phải chịu, chứ làm được thì rất có lợi cho Nhà nước, cho từng công nhân lẫn các hãng suppliers. Các lợi thế so sánh, thị trường ngách, thật sự chỉ là ngách. Trong khi ta có 100 triệu dân khao khát làm giàu cơ mà? Bằng cách bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, hoặc nằm ngửa ra, dạng chân?
VN luôn cần giải quyết lương, công việc cho tầng lớp không bao giờ ít này. Và nhu cầu về thu nhập của họ ngày càng sẽ cao, nếu không sẽ kẹt lại trong
"bẫy thu nhập trung bình".
Hơn nữa, làm ô tô thương hiệu Việt Nam còn góp phần thúc đẩy gia tăng giá trị thương hiệu chung của Việt Nam.
Và đó là 1 lý do rất cụ thể nữa để dù có không ưa hay không dùng Vinfast, vẫn nên cám ơn những gì Vinfast đã làm cho Việt Nam.