- Biển số
- OF-89716
- Ngày cấp bằng
- 25/3/11
- Số km
- 227
- Động cơ
- 408,100 Mã lực
Tài là tiền chứ. Teọng nghĩa khinh tiền có nghĩa là cụ thớt đi ăn trộm vs bạn mà bị bắt thì quyết ko khai bạn ra ý
Sao cụ không nêu tên Deawoo lừng lẫy 1 thời điSamsung huyndai, lg rất hay. Vin tuy hay nhưng chưa bằng họ. Việt nam cần 3 -5 công ty như trên là thu nhập bình quân cỡ 20.000usd.
(1) Xuất xứ ra đời của thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài"."Cảm giác" không phải là một cách chứng minh thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" là nguyên nhân của "ghét người giàu".
Bác nên đi theo cách chứng minh như thế này :
(1) Xuất xứ ra đời của thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" (kèm theo các dẫn chứng).
(2) Cuộc sống của người dân Việt trước khi xuất hiện thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" (kèm theo các dẫn chứng).
(3) Cuộc sống của người dân Việt sau khi xuất hiện thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" (kèm theo các dẫn chứng).
(4) Thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Việt hay không (kèm theo các dẫn chứng) ? (Nếu có) thì mức độ ảnh hưởng như thế nào (kèm theo các dẫn chứng) ?
Gia định ở về phương Nam vị trí Dương Minh [5][5] người đủ tính trung dũng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, dẫu phụ nữ cũng thế [2a].
Chiếc thoa nào của mấy mươi
Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao
Giai nhân mộ cao nghĩa
Cầu hiền lương độc nan
Tạm dịch là : Giai nhân mến nghĩa cả, khó cầu được chồng tốt
Người Sài Gòn có nét văn hóa riêng biệt. Đó là việc giữ gìn được bản sắc văn hoá của mình, đồng thời tiếp thu cởi mở đối với những nền văn minh khác. Rõ nhất trong nét văn hoá riêng biệt của người Sài Gòn là phong cách sống. Khi hàng hoá dư dả để xuất khẩu, người Sài Gòn không còn sợ cái đói nữa, dẫn đến tình trạng coi nhẹ vật chất.
Cộng thêm việc mở lòng tiếp đón những người ngoại quốc đến nơi này sinh sống và làm ăn, tiếp thu thêm cái văn hoá mới của họ. Các yếu tố này cộng lại, khiến người Sài Gòn biến thành những kẻ "trọng nghĩa khinh tài". Điểm khác biệt giữa "trọng nghĩa khinh tài" của người Sài Gòn và "trọng nghĩa khinh tài" của Trung Hoa là do chúng ta có cuộc Nam tiến năm 1698.
Chuẩn cụ, lại lấy cảm giác của cá nhân ra để xét vấn đề.Lại cảm giác...bao giờ cụ thoát khỏi cảnh sống trong cảm giác nhỉ.
Chú ko định chứng minh cháu ạ. Chú đưa vde đề trao đổi"Cảm giác" không phải là một cách chứng minh thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" là nguyên nhân của "ghét người giàu".
Bác nên đi theo cách chứng minh như thế này :
(1) Xuất xứ ra đời của thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" (kèm theo các dẫn chứng).
(2) Cuộc sống của người dân Việt trước khi xuất hiện thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" (kèm theo các dẫn chứng).
(3) Cuộc sống của người dân Việt sau khi xuất hiện thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" (kèm theo các dẫn chứng).
(4) Thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Việt hay không (kèm theo các dẫn chứng) ? (Nếu có) thì mức độ ảnh hưởng như thế nào (kèm theo các dẫn chứng) ?
Cụ giải thích rõ ràng, chỉ tiết. Ở còm trước em và một số cụ đã nói cụ chủ tách đôi câu thành ngữ ra để giải thích nên hiểu không đúng. Cảm ơn cụ vì giải thích này rõ ràng khúc triết hơn của em.Cụ chủ thớt ko hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ, nên tất cả các suy diễn về sau của cụ là ko đúng. Trọng nghĩa khinh tài là giữa việc nghĩa và việc tiền tài thì nên chọn việc nghĩa. Ví dụ như giả sử có tai nạn giữa đường, cụ đưa người ta đi bệnh viện cấp cứu. Lúc tỉnh dậy, người ta biếu tiền cho cụ thì cụ nhất định ko nhận. Đấy gọi là "trọng nghĩa khinh tài", là cách ứng xử mà người xưa khuyến khích. Việc này kéo thụt lùi đất nước ở chỗ nào ??? Nó còn làm cho đất nước phát triển. Nếu người VN ai cũng làm được vậy thì thế giới sẽ kính trọng người VN như kính trọng người Nhật
Ở thớt này, cụ lại bẻ đôi câu thành ngữ ra, chỉ phân tích vế sau, nên nó bị sai. Người xưa ko bảo ta chê tiền. Hơn 2000 năm trước khi Phạm Lãi giúp Câu Tiễn báo thù Phù Sai xong, ông giải nghệ và chuyển sang kinh doanh. Về sau ông còn viết 1 quyển sách về nghệ thuật kinh doanh, truyền lại cho đời sau
Còn nếu cụ thớt mở topic với tiêu đề "Tâm lý ghét người giàu của một số người" thì em ko comment gì. Chứ cụ gắn vấn đề đấy (tâm lý ghét người giàu) với câu thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" thì em thấy ko ổn !
Cháu ko kết luạn gì, đang hỏi các cụ thấy thế nào mà.Chuẩn cụ, lại lấy cảm giác của cá nhân ra để xét vấn đề.
Bây giờ cháu sẽ tra cứu tiếp cuộc sống của người dân Việt trước và sau khi thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" du nhập vào Việt Nam và có liên quan gì đến việc ghét người giàu hay không ?+ "Trọng nghĩa khinh tài" là khái niệm do cụ Thi Nại Am tạo ra (giữa thế kỷ 14).
+ Truyền bá vào Việt Nam thế kỷ 15 ~17, nhưng chưa có điều kiện phát tác.
+ Chỉ khi gặp điều kiện Chúa Nguyễn Nam tiến (đất phương Nam dễ sống quá), nên khái niệm này mới bùng phát, bắt đầu từ Gia định và lan ra cả Việt Nam.
+ "Trọng nghĩa khinh tài" kiểu Việt Nam là khi giàu lên thì coi thường tiền bạc, chỉ quý trọng cái nghĩa thôi.
(C) Sau năm 1600, khi các đời Chúa Trịnh vẫn cai trị phía Bắc, không xuất hiện ca dao như Nam bộ, mà chỉ có truyện về các loại Trạng (Trạng Quỳnh, Trạng Lợn ...) thể hiện ghét quan lại, ghét người giàu, nhưng không hề thể hiện "Trọng nghĩa khinh tài".Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi.
The man who dies thus rich dies disgraced
Andrew Carnegie sinh ra ở một căn nhà nhỏ tại Dunfermline, Scotland năm 1835.
Trong rất nhiều thế hệ, gia đình Carnegie đã từng sở hữu những xưởng dệt thủ công, nhưng khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra với cả máy dệt hơi nước, gia đình ông đã bị phá sản. Trở nên nghèo khó, gia đình Carnegie từng phải tạo thói quen đi ngủ sớm để quên đi cơn đói. Ông nhớ lại: “Thật đau đớn khi chứng kiến cha mình phải cầu xin một công việc, và sau đó tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề, đó là mình phải trở thành một người đàn ông”.
13 tuổi, ông bắt đầu làm việc cho một nhà máy dệt ở bộ phận nồi hơi – nơi mà những cơn ác mộng về việc chúng sẽ phát nổ luôn ám ảnh Carnegie.
Ở tuổi 17, Carnegie kiếm được chân trợ lý cho một ông chủ đường sắt địa phương với mức lương 35 USD mỗi tháng. Hàng thập kỷ sau, ông sở hữu vai trò ngày càng quan trọng trong việc giữ tuyến đường sắt này sản sinh lợi nhuận.
Đồng thời, Carnegie cũng bắt đầu đầu tư. Khoản tiền 217 USD cho một công ty ô tô đang khó khăn nhanh chóng đem về 5.000 USD mỗi năm. Ông cũng đầu tư vào một nhà máy chế tạo cầu đường sắt. Những khoản đầu tư này hiệu quả tới mức số tiền 2.400 USD mỗi năm từ công việc chính của ông chỉ chiếm 5% tổng thu nhập.
Năm 1865, Carnegie từ bỏ đường sắt và chuyển đến New York, tại đây ông cùng mẹ mình sở hữu một dãy phòng tại khách sạn St Nicholas thời thượng.
Năm 1873, ông khởi động công ty thép đầu tiên của mình và nó nhanh chóng trở thành một đế chế sau hơn 10 năm. Đó là nhờ sự nhanh nhạy trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất vào sản xuất thép.
Đến năm 1900, lượng thép mà Carnegie Steel sản xuất ra còn nhiều hơn cả Vương Quốc Anh. Một năm sau, Carnegie đã quyết định bán lại công ty thép của mình cho JP Morgan với giá 480 triệu USD (tương đương 2% GDP của Mỹ thời điểm đó, nếu quy đổi sẽ tương đương 400 tỷ USD ngày nay). Sau đó, Carnegie Steel được đổi tên thành United States Steel Corporation (Tập đoàn thép Hoa Kỳ). Lúc này ông đã 66 tuổi.
"The man who dies thus rich dies disgraced", với phương châm này, Carnegie dành 18 năm cuối cùng trong đời mình để làm từ thiện cùng với vợ. Ông xây dựng tới gần 3.000 thư viện, công viên, trường học, bảo tàng và cho cả công tác hòa bình trên thế giới
Chuẩn cụ, hiểu sai mà bàn thì chỉ chửi nhau thôi, thằng sai sẽ chửi tục hơn thằng đúng......Cụ chủ thớt ko hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ, nên tất cả các suy diễn về sau của cụ là ko đúng. Trọng nghĩa khinh tài là giữa việc nghĩa và việc tiền tài thì nên chọn việc nghĩa. Ví dụ như giả sử có tai nạn giữa đường, cụ đưa người ta đi bệnh viện cấp cứu. Lúc tỉnh dậy, người ta biếu tiền cho cụ thì cụ nhất định ko nhận. Đấy gọi là "trọng nghĩa khinh tài", là cách ứng xử mà người xưa khuyến khích. Việc này kéo thụt lùi đất nước ở chỗ nào ??? Nó còn làm cho đất nước phát triển. Nếu người VN ai cũng làm được vậy thì thế giới sẽ kính trọng người VN như kính trọng người Nhật
Ở thớt này, cụ lại bẻ đôi câu thành ngữ ra, chỉ phân tích vế sau, nên nó bị sai. Người xưa ko bảo ta chê tiền. Hơn 2000 năm trước khi Phạm Lãi giúp Câu Tiễn báo thù Phù Sai xong, ông giải nghệ và chuyển sang kinh doanh. Về sau ông còn viết 1 quyển sách về nghệ thuật kinh doanh, truyền lại cho đời sau
Còn nếu cụ thớt mở topic với tiêu đề "Tâm lý ghét người giàu của một số người" thì em ko comment gì. Chứ cụ gắn vấn đề đấy (tâm lý ghét người giàu) với câu thành ngữ "Trọng nghĩa khinh tài" thì em thấy ko ổn !