- Biển số
- OF-363478
- Ngày cấp bằng
- 17/4/15
- Số km
- 150
- Động cơ
- 258,532 Mã lực
Cụ đánh sâu thế liệu có đến tử......... huyệt khôngThi thoảng em sang tận Bắc Kinh mở mặt trận, oánh thật lực.
Tiếc là toàn thua nên không khoe.
Em oánh sâu nhất là 16 cm
![rolling on the floor =)) =))](/styles/yahoo/24.gif)
Cụ đánh sâu thế liệu có đến tử......... huyệt khôngThi thoảng em sang tận Bắc Kinh mở mặt trận, oánh thật lực.
Tiếc là toàn thua nên không khoe.
Em oánh sâu nhất là 16 cm
Thục Phán thì đến giờ vẫn chưa xác định được nguồn gốc cụ thể. Cụ này sống ở VN, chết được thờ ở VN, vốn dĩ đánh thắng và cướp đất của vua Hùng nhưng lại đánh đuổi quân Tần giữ đất Việt Nam nên nhìn chung đa phần người Việt vẫn coi Thục Phán là một triều đại của Việt Nam ( một triều đại có một vua duy nhất). Tài liệu của cụ tham khảo cũng hay nhưng cũng chưa thuyết phục. Dưới thời Thục Phán, Cao Lỗ mới là nhân vật đang chú ý ạ. Thành bại của Thục Phán là do Cao Lỗ.nguồn gốc cụ Thục Phán đang bị tranh cãi cụ ạ. Nhưng ông này có đánh nhau với vua Hùng và chiếm nước của vua Hùng nhà mình.
Có người quan niệm, Thục Phán có thể là con hay cháu xa của vua Thục ở Ba Thục, sau khi đất nước bị diệt đã cùng với tộc thuộc chạy xuống vùng Ðiền Trì, rồi theo sông Hồng vào đất Lạc Việt, chiếm vùng Tây Vu ở phía tây bắc trung du Bắc bộ ngày nay. Sau khi lãnh đạo người Lạc Việt và Tây Âu kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán gồm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 tr. CN.(3)
Cũng có người, căn cứ vào tình hình phân bố cư dân vùng Tây Nam Di, phỏng đoán rằng Thục Vương trong các thư tịch cổ không phải vua nước Thục ở Ba Thục, mà là tù trưởng của bộ lạc Khương di cư từ đất Thục xuống phía nam và tự xưng là Thục Vương. Bộ lạc Thục đó đi xuống vùng Quảng Tây và đông bắc Bắc bộ, cộng cư và đồng hóa với người Tây Âu ở vùng này. Nước Âu Lạc bao gồm hai thành phần cư dân: Lạc Việt và Tây Âu.(4)
Năm 1963, một tư liệu mới về An Dương Vương Thục Phán được công bố. Ðó là truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (chín chúa tranh vua) của đồng bào Tày ở Cao Bằng. Theo truyền thuyết này thì Thục Phán là con của Thục Chế “vua” của “nước” Nam Cương ở vùng Cao Bằng, Quảng Tây hiện nay mà trung tâm là Hòa An (Cao Bằng). Nam Cương gồm chín xứ Mường. Vào cuối đời Hùng Vương, Thục Chế mất, con là Thục Phán hãy còn ít tuổi. Chín chúa Mường kéo quân về bắt Thục Phán chia nhỏ đất ra cho các chúa cai quản và đòi nhường ngôi “vua”. Thục Phán tuy ít tuổi nhưng rất thông minh, đã bày ra những cuộc đua sức, đua tài và giao hẹn ai thắng cuộc sẽ được nhường ngôi. Thục Phán dùng mưu kế làm cho các chúa mất nhiều công sức, mà không ai thắng cuộc. Cuối cùng, các chúa phải qui phục Thục Phán. Sau đó, “nước” Nam Cương trở nên cường thịnh. Thục Phán, nhân lúc nước Văn Lang suy yếu, đã đánh chiếm lập ra nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.(5)
http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?990
Em mới đánh đến Đông quản thôi cụ ợ.Thi thoảng em sang tận Bắc Kinh mở mặt trận, oánh thật lực.
Tiếc là toàn thua nên không khoe.
Em oánh sâu nhất là 16 cm
Vụ này là đánh đuổi thôi cụ ơi,nếu đánh chiếm thì có bay lên trời cũng bị túm chân kéo xuống, hết chạy!!!Em thì em chả tin ls vn. Còn về đánh đấm thì có mơ cũng không đánh sang đc nước nó. Như Thánh Gióng đấy, đánh tan giặc là trốn lên giời ngay. Đáng ra phải đánh đến tận bắc kinh cho chết cha chúng nó đi. Đấy một nhân vật tưởng tượng mà còn chẳng tưởng tượng cho hoành tráng. Fun tí
Nếu không có "áo giáp" phòng thân, chắc đội tinh binh của cụ ấy cũng có 1 vài chú mon men vào được tử c.. ấm thành.Cụ đánh sâu thế liệu có đến tử......... huyệt không![]()
Chẹp,quê em đớicó ông này oánh nhà Minh rất kinh:
Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi
Chủ Nhật, 23/03/2014, 12:05 [GMT+7]
Đưa lên Facebook
.
.
Đầu năm 2014, xã Liên Hoà (TX Quảng Yên) tổ chức khánh thành đền Phạm Tử Nghi tại thôn 6 thuộc xã. Ngôi đền có diện tích 85m2, gồm 3 gian. Đền được xây theo lối kiến trúc cổ, toàn bộ kết cấu gỗ làm bằng gỗ lim. Tổng mức đầu tư hơn 3 tỉ đồng. Như tên gọi- đền thờ Phạm Tử Nghi thờ Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi. Vậy ông là ai?
Theo Văn hoá Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển (NXB Chính trị Quốc gia - 2008 do Lê Đồng Sơn chủ biên, trang 228), Phạm Tử Nghi, tên huý là Phạm Thành, tên chữ là Tử Nghi. Ông sinh ngày 2-2-1509 tại làng Nghĩa Xá, xã Vĩnh Niệm huyện An Dương, trấn Hải Dương (nay là phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, TP Hải Phòng). Nhờ có trí dũng hơn người, ông làm quan đến chức Tứ Dương Hầu của triều đình nhà Mạc.
Theo các tài liệu lịch sử, năm 1546, vua Mạc là Mạc Phúc Hải chết, con trưởng là Mạc Phúc Nguyên lên nối ngôi. Vì vua còn nhỏ tuổi, Phạm Tử Nghi có chủ trương lập Mạc Chính Trung là con thứ của Mạc Đăng Dung nối ngôi nhưng các đại thần nhà Mạc không nghe. Phạm Tử Nghi bèn cùng với Mạc Văn Minh là cháu Mạc Đăng Dung đưa Mạc Chính Trung về Hoa Dương, huyện Ngự Thiên (nay thuộc Thái Bình) lập triều đình riêng. Quân nhà Mạc đã nhiều lần tấn công nhưng đều bị Phạm Tử Nghi đánh bại.
Theo Văn hoá Yên Hưng - Di tích, văn bia, câu đối, đại tự (NXB Chính trị Quốc gia 2008, do Lê Đồng Sơn chủ biên, trang 371), về sau Phạm Tử Nghi đưa Mạc Chính Trung ra chiếm cứ vùng Yên Quảng (Quảng Ninh ngày nay) và đánh cả sang vùng Quảng Đông, Quảng Tây của nhà Minh. Minh sử quyển 321, tờ 29a - một sách lịch sử theo thể kỷ truyện do Trương Đình Ngọc biên soạn vào đời Thanh (Trung Quốc) chép rằng rằng: “Mạc Chính Trung đem gia thuộc chạy sang Khâm Châu quy phục nhà Minh, còn Tử Nghi thu tàn binh trốn ra Hải Đông”. Cũng Minh sử chép rằng năm 1547, Phạm Tử Nghi phao tin là Mạc Phúc Nguyên chết, phải đón Chính Trung về nối ngôi nên kéo quân sang Châu Khâm và Châu Liêm. Tổng đốc Quảng Đông sai quân phục đánh, bắt sống được em của Tử Nghi là Tử Lưu, đuổi Phạm Tử Nghi về tận Vân Đồn ở Hải Đông. Nhiều sách sử của ta như Hoàng Việt địa dư chí, Hải Dương toàn hạt tỉnh chí, v.v. cũng chép tương tự như thế.
Về cái chết của Phạm Tử Nghi, Đại Việt sử ký toàn thư tập 4, trang 138 chép: “...Bấy giờ nhà Minh muốn đem quân sang, họ Mạc sợ lắm, mới sai kẻ tiểu tốt đi bắt được (Tử Nghi) chém đầu, sai đưa sang nước Minh. Đi đến đâu thường sinh ôn dịch, người và súc vật bị hại nên người Minh trả lại”. Đại Việt sử ký toàn thư chép năm ông mất là năm 1551. Còn trong ngọc phả Nam Hải đại vương (hiện lưu ở miếu Đôn Nghĩa, xã Vĩnh Niệm) thì ghi ông chết ngày 14-9 đời Mạc Diên Thành (1578-1585). Hàng năm, vào ngày này, nhân dân trong xã vẫn cúng giỗ ông.
Do công tích của Phạm Tử Nghi đối với lịch sử nên ông được các triều đại phong kiến Lê, Nguyễn sắc phong thượng đẳng thần. Tại Hải Phòng, ước có khoảng hơn 20 làng xã thờ Phạm Tử Nghi (hay còn gọi là đức Thánh Niệm) làm thành hoàng hoặc phúc thần.
Tại Quảng Ninh, từ lâu Phạm Tử Nghi đã được nhân dân vùng Hà Nam (Quảng Yên) tôn lập đền, miếu thờ như miếu Vu Linh (làng Yên Đông, phường Yên Hải), phối thờ tại đình Quỳnh Biểu (phường Liên Hoà), chùa Lái (phường Liên Vị)… Có nơi như làng Hải Yến (phường Phong Hải), làng Động Linh (xã Minh Thành) tôn Phạm Tử Nghi là thành hoàng làng thờ ở trong đình. Các nơi thờ Phạm Tử Nghi đều tôn ngài là Đức Thánh Niệm hay Linh ứng Đại vương, Đại Hải chi thần. Tại miếu Vu Linh hiện còn các đôi câu đối ca ngợi Phạm Tử Nghi như: Thánh đức linh thiêng, Đông Hải núi sông thiên cổ miếu/ Thần thông chính trực/ xã tắc vững bền bốn mùa hương hay Đức lớn yên dân thiên cổ thịnh/ Công cao hộ quốc vạn niên thường.
Cụ có thủ tiêu đối tượng ko,hay là hiệp đồng tác chiếnEm có lần oánh đến tận Bằng Tường, nhưng sau phát hiện ra là tình báo ta cải trang.
Tình thế đang lúc khẩn trương nên ban chỉ huy thực địa quyết định phải hiệp đồng tác chiến, phối kết hợp giao chiến đạt kết quả mĩ mãn.Cụ có thủ tiêu đối tượng ko,hay là hiệp đồng tác chiến![]()
Em tưởng dài nhấtThi thoảng em sang tận Bắc Kinh mở mặt trận, oánh thật lực.
Tiếc là toàn thua nên không khoe.
Em oánh sâu nhất là 16 cm
Cái này có trong bộ lịch sử mở mang bờ cõi rất hay. Kính cụ một ly!Thấy nhiều cụ nói về thời bà Trưng,em kính các cụ bản đồ để các cụ chém
![]()
Thời đó là thời kỳ Bắc thuộc. Viên tướng đàn áp cuộc nổi dậy của Bà Triệu là một viên tướng Đông Ngô tên là Lục Dận, cháu của Lục Tốn (nếu ai có đọc Tam Quốc diễn nghĩa, chắc phải biết nhân vật này).Chưa thấy các cụ cho ý kiến vụa Việt vương Câu Tiễn thịt ngô Vương Phù Sai, ko rõ nước Việt thời đó có "tích hợp" vùng Giao Chỉ?...
Còn thời Tam quốc thì đất Ngô (Tôn Quyền) cũng bao gồm cả xứ An Nam mình thì phải...? Mong được các Cụ chỉ giáo!