Ông cụ nhà em mang từ bồ đội về kinh nghiệm nấu rượu Liên Xô và được người bạn đồng ngũ quê Bắc Ninh cấp cho bộ công cụ truyền thống để triển khai cho em nấu rượu từ năm em 13 tuổi.
Ở Hà Nội thì chỉ có gạo mậu dịch, gạo xấu nên cơm rượu cũng xấu. Mỗi mẻ 5kg gạo chỉ được 1 chai 65 mà độ rượu khoảng 40 độ là kịch. Còn lại nhạt tèo quãng 20 độ. Bỗng rượu cũng xấu, mùi gắt và vị chua lợt lợt chỉ cho lợn ăn.
Em nấu độ 5 mẻ rượu thì hỏng hai mẻ cơm, ba mẻ còn lại thì chưa nổi 2 lít rượu nước Một, trộn cả lại được 4 lít rượu đục tạm được. Lỗ chổng tu. Ông già vê phép thấy thế thì cho giải tán. Chú Truyền lại mách mối cho bài khác:
Lấy rượu săm Bắc Ninh, lên phố mua viên đường hoá học bằng viên đá lửa loại ngọt sâu trong họng, cứ 50l rượu săm cho 1 viên. Mối này của một bác Từ Sơn chở sang.
Lấy rượu gạo loại đục cũng của một anh Bắc Ninh, loại giống em nấu.
Hai anh này đấu vào nhau cho ra loại mà thả cồn kế vào nó ở 41 hay 42 độ cồn. Màu hơi hơi đục, có mùi thơm của rượu gạo. Đặc biệt là hậu vị ngọt ngọt sâu trong họng.
Em buôn môn này đến khi học hết phổ thông thì ông cụ về hiêu quản lý tất. Nhà em bán món này mãi tận 96 mới thôi. Mà khách rượu của ông cụ em giờ ông nào còn sống thì vẫn khoẻ, lạy Thánh A la phù hộ các bác ấy!
Thời bao cấp ở mình, thực ra người dân vẫn còn chỗ nọ chỗ kia để xoay sở ví dụ như rượu lậu, làm dép cao su, phe phẩy tem phiếu, chăn nuôi, bơm vá....chứ như em biết Triều Tiên thì nhà Ủn nó cấm tiệt, ít nhất như hình ảnh Bình Nhưỡng chả bao giờ gặp bà hàng xôi, ông bơm xe hay cô hàng nước như thời thởi bên ta.
Nhà cụ có bố Quân đội lại có nghề nấu rượu thì em dám chắc nhà cụ khá hơn nhà em cũng như đa số các gia đình khác thời đó. Tiêu chuẩn sĩ quan Quân đội thì thời nào cũng khá hơn nhân dân.
Nói thật với gia đình em thời bao cấp việc ăn ở học hành đều không thấy đáng phải than phiền gì, xin cảm ơn Chế độ. Cái mà ác mộng nhất với nhà em thời đó là: việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập là không nhiều và khi tốt nghiệp để xin được việc là là RẤT khó khăn, thật sự là nếu không quen biết thì hoàn toàn không có cơ hội. Những năm 1980-1990 công ty tư nhân lẫn nước ngoài ở VN chưa có, mà việc biên chế trong các cơ quan nhà nước là rất hiếm, xin rất khó, gần như không có cơ hội.
Còn để mà làm những việc như làm rượu thì cũng phải có nghề và nguồn mua; buôn tem phiếu thì không phải ai cũng làm được. Chăn nuôi thì chỉ được vài con gà để khi cúng giỗ hay ăn Tết, chứ nuôi lợn nói thật cũng cực và cần cái bếp rộng chút để có chỗ cho con lợn và chỗ kê bếp nấu cám. Và con lợn cũng chỉ là để có thêm thu nhập sắm sửa đồ đạc trong nhà chứ cũng không thể là thu nhập thêm hàng tháng.
Tóm lại thời đó bọn em thỉnh thoảng nhận được các công việc làm thêm sau:
- bóc lạc khô, trả công bằng lạc viên. Bóc rất đau tay và công xá rất rẻ. Sau có cái kẹp, đỡ đau tay.
- dán bìa hộp mứt Tết
- thêu hoa áo len dệt do nhà hàng xóm có máy dệt.
Còn Triều Tiên thì em nghĩ họ ít dân hơn mình và được viện trở điều đặn từ cả TQ và Liên Xô nên sẽ nó đủ hơn về đường sữa thịt cá chế biến sẵn vv. Triều Tiên chi đói khi bị thiên tai trầm trọng thôi, do đất canh tác của họ ít và cái chính là bị cấm vận. VN mình thì khó khăn nhất là thời kỳ trước và sau 1979 do bị gián đoạn viện trợ từ Trung Q. Chứ trước 1975 thì nói thật về như yếu phẩm TQ việc trợ cho VN không thiếu 1 thứ gì. Toàn đồ tốt, từ cái kim sợi chỉ vv.
Thực sự TẤT CẢ những ai từng đi Triều Tiên đều kinh ngạc trước sự phát triển của họ. Đều thay đổi hoàn toàn đánh giá và nhìn nhận của họ về Triều Tiên.
Đặc biệt hạ tầng của họ thì VN không biết bao nhiêu lâu nữa mới sánh kịp? Còn phát triển và quy hoạch hạ tầng thì phải dùng từ ao ước, vì họ quy hoạch quá bài bản và quy củ, đâu ra đấy. Không có chuyện đường sá nghìn tỷ ổ gà lỗ chỗ hay kiểu vỉa hè vừa thay mới xong lại đào lên làm cáp điện thoại xong lại lấp và rồi lại đào lần nữa để lắp cáp gì đó vv.