Triều tiên bị cấm vận toàn diện nhưng vì nằm cạnh cả Trung quốc và Nga nên vẫn duy trì được giao thương tối thiểu. TT có một số khoáng sản số lượng lớn có thể dễ dàng bán hoặc trao đổi sang TQ (than, quặng sắt, mangan, vàng). Và như các cụ biết, sau 3/2022 thì TT và Nga có thể tự do buôn bán mà không e ngại gì.
Trình độ và năng lực của người TT thì đương nhiên là tốt, họ với người Hàn là 1 dân tộc. Chung Ju-Yung, người sáng lập Hyundai, và Moon Jae-In, Tổng thống Hàn quốc từ 1993-1997, là người sinh ra tại Bắc TT.
Khách du lịch đến Bình Nhưỡng và các địa điểm được dẫn đi tham quan sẽ thấy rất to sạch đẹp. Đó là vì Triều tiên thực hiện chính sách "Nuôi 6 bỏ 4". Nguồn lực quốc gia đầu tiên chi cho quân sự (ước tính khoảng trên 40% GDP), với lượng GDP còn lại thì họ tập trung cho Bình nhưỡng và 1 vài nơi được chọn, còn thì bỏ mặc hoặc duy trì ở mức tối tối thiểu.
Người dân TT bị hạn chế gắt gao không được đi khỏi nơi cư trú, đặc biệt người ngoại tỉnh không được vào Bình nhưỡng mà không có giấy phép. Nên Bình nhưỡng giữ được rất sạch đẹp, quy củ. Nhưng các tòa nhà cao tầng không có thang máy hoặc thang máy chỉ vận hành 1 vài giờ trong ngày, dân không có ô-tô riêng, đi lại chủ yếu bằng xe bus và xe đạp. Tiền lương chỉ đủ duy trì mức sống đạm bạc.
Còn ở nông thôn là một bức tranh khác hẳn: nghèo, lạc hậu và rất thiếu thốn. Canh tác về đại thể vẫn ở trình độ những năm 1960. Năng suất cây trồng thấp không đủ tự cấp trong nước, nên chỉ cần có 1 thiên tai nhỏ là TT gặp vấn đề về lương thực. Không may là từ 1993 trở lại đây hầu như năm nào TT cũng bị thiên tai tàn phá mà thường xuyên nhất là lũ lụt. Đó là lý do TT luôn phải cầu viện lương thực của quốc tế.
Vì hầu như không có giao thương chính thức với nước ngoài nên rất khó đánh giá GDP và GDP đầu người của Triều tiên. Các ước tính đâu đó khoảng 700-1.200 đô/người/năm (GDP đầu người dưới 2.000 đô/năm được coi là nước nghèo, dưới 1.300 đô/năm là nước rất nghèo).