[Funland] Triều Tiên có nghèo thật không ?

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,464
Động cơ
320,942 Mã lực
Tuổi
58
Thị xã Bắc Ninh, nay là TP. Bắc Ninh oai hùng thời bao cấp không có điện nha.
Thật bất ngờ, nếu không phải of là em không tin đâu. Như cụ XPQ tính bao cấp từ 77 đến 86 thì xứ Batư chỗ em có điện, nước máy từ trước ấy lâu rồi. Cũng da dì da phết. :D
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Thời bao cấp thiếu thốn. Chỉ có gạo với rau mậu dịch là không thiếu.

Thịt cá hiếm hoi. Các bữa ăn cải thiện cuối tuần nhiều khi đều từ gạo mà ra: xách 5 kg gạo ra chợ bán để mua thịt và đổi bún. Thế là cả nhà được bữa bún chả thơm lừng. Hay bún măng vịt ăn đến no căng. Giờ không thể nào tìm mua được những con vịt rẻ mà ngon như vậy nữa ...

Các buổi liên hoan chia tay lớp cuối năm học hoặc chia tay cuối lớp 12 hay tốt nghiệp đại học. Đều đóng góp bằng gạo rồi đem đi đổi bún mua thịt quạt chả hết. Vui như Tết ...
Thời bao cấp mà không thiếu gạo ? Điêu. :D

Thời bao cấp gạo thiếu bcm ra. Tôi đã lớn lên ở thời bao cấp đây, ăn cơm độn bo bo, sắn ...đến phán ngán. Làm gì đủ gạo mà ăn.
Có thời điểm phải mua bột mỳ về ăn thay gạo, vì các cửa hàng bán gạo không có gao để bán (theo số gạo). Hic.

Mà gạo thời đó có ra gì....Tôi chả hiểu loại gạo gì, mà nó cứ vàng vàng và rất hôi....nấu lên thành cơm nó nở bung và mùi hôi. Nói thật, gạo này giờ chắc cho lơn ăn thôi. Ấy vậy mà còn thiếu. :D
 

Eagle No.1

Xe buýt
Biển số
OF-504885
Ngày cấp bằng
14/4/17
Số km
822
Động cơ
190,717 Mã lực
thời đó có nhiều câu lưu truyền trong dân gín lắm.Chắc cũng rỗi việc nên nặn ra lẫn lưu truyền cho đốt thời gian. Cũng ra vẻ gọi là văn vẻ nhưng bao nhiêu câu được gọi là đúng thực tế? Hay là toàn có bé xé ra to 1 hoắng lên thành 10.

Cái câu mà cụ trích dẫn nó nằm trong số đó. 1 hoắng lên thành 100! Thật sự em sống , lớn lên và trưởng thành trong thời bao cấp. Chứng kiến, trải qua đủ hết không thiếu thứ gì. Từ xếp hàng kiểu đặt gạch mua gạo. Ăn cơm độn sắn độn khoai. Chen đúng bẹp dí người để mua cá biển. Giữa trưa đi xếp thùng hứng nước xách lệch vai về nhà. Vì giờ đó thì vắng hơn và nước chảy nhanh hơn. Mất điện cả ngày đến 7h tối mới có. Có điện nhưng công suất rất yếu. Hôm nào nóng quá dân bật quạt nhiều thì thỉnh thoảng thấy nổ bốp cái thế là mất điện. Học thi đại học trong ánh đèn điện tù mù vv

Niềm hân hoan không gì tả nổi khi có đường nươdc Phần Lan kéo về tận bếp vv

Thiếu thốn là có đặc biệt là quần áo. Hầu như ai cũng có vài món quần áo vá. Nhưng trông ai cũng tươm tất dù mặc quần áo vá. Vì các miếng vá đều rất đẹp. Nếu nhuộm màu nâu, xanh đen hay đen thì còn không nhìn ra là vá.

Thiếu thốn đấy, nhưng chưa thấy ai đói cả. Đói đến chết càng không. Đói vàng mắt cũng chưa thấy ai. Cả một quần thể dân cư nhẽ đến trăm nghìn người. Có chuyện gì lan truyền trong phút mốt. Suốt mấy chục năm bao cấp, cả những giai đoạn khó khăn nhất từ 1985 đến 1989. Chưa thấy ai chết đói cả. Đói vàng cả mắt cũng chưa thấy. Chỉ thấy thanh niên lẫn trẻ con ai trông cũng rắn rỏi khoẻ mạnh, chơi lẫn chạy nhảy khắp nơi, hò hét tưng bừng. Đói thì làm gì chạy nhảy hò hét khiếp như vậy?

phiếu nhân dân ai cũng có. Mỗi người 13 kg gạo. Rau củ rẻ như cho. Đói làm sao được hả cụ?
Cụ cho em hỏi cụ ở khu nào mà có thể biết đến cả trăm nghìn người thế ? Khu em ở ngày xưa khoảng vài nghìn người ( em đoán thế), đủ mọi thành phần cán bộ, công nhân viên, mậu dịch viên, dân thường... Với tinh thần ham chơi chạy nhảy khắp nơi thì em chắc chỉ biết đến vài trăm người là hết cỡ. Em tận mắt thấy nhà hàng xóm phải đi xin cơm thừa cho con, trẻ con nhà cô đấy có thể gọi là đói vàng mắt. Nhà bác cán bộ thì bơ sữa thừa thãi con bác ấy rất nhiều đồ đẹp mang từ LX về. Còn nhà bác làm cửa hàng mậu dịch thì có thể nói là rất chảnh chẹ và rất nhiều câu chuyện thời bao cấp diễn ra trước mắt em. Ngày đổi tiền mới là ấn tượng, các anh con bác cán bộ mang rất nhiều tiền gửi hàng xóm đổi hộ, em nghe đồn cả bao tải tiền.

Có lẽ em ko may mắn như cụ khi được nhìn thấy cả trăm nghìn người sống nghèo nhưng hạnh phúc như nhau. Cái em thấy là toàn là mặt trái nên em ko bao giờ thích thời bao cấp. Em thích cuộc sống như hiện tại.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,933 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
thời đó có nhiều câu lưu truyền trong dân gín lắm.Chắc cũng rỗi việc nên nặn ra lẫn lưu truyền cho đốt thời gian. Cũng ra vẻ gọi là văn vẻ nhưng bao nhiêu câu được gọi là đúng thực tế? Hay là toàn có bé xé ra to 1 hoắng lên thành 10.

Cái câu mà cụ trích dẫn nó nằm trong số đó. 1 hoắng lên thành 100! Thật sự em sống , lớn lên và trưởng thành trong thời bao cấp. Chứng kiến, trải qua đủ hết không thiếu thứ gì. Từ xếp hàng kiểu đặt gạch mua gạo. Ăn cơm độn sắn độn khoai. Chen đúng bẹp dí người để mua cá biển. Giữa trưa đi xếp thùng hứng nước xách lệch vai về nhà. Vì giờ đó thì vắng hơn và nước chảy nhanh hơn. Mất điện cả ngày đến 7h tối mới có. Có điện nhưng công suất rất yếu. Hôm nào nóng quá dân bật quạt nhiều thì thỉnh thoảng thấy nổ bốp cái thế là mất điện. Học thi đại học trong ánh đèn điện tù mù vv

Niềm hân hoan không gì tả nổi khi có đường nươdc Phần Lan kéo về tận bếp vv

Thiếu thốn là có đặc biệt là quần áo. Hầu như ai cũng có vài món quần áo vá. Nhưng trông ai cũng tươm tất dù mặc quần áo vá. Vì các miếng vá đều rất đẹp. Nếu nhuộm màu nâu, xanh đen hay đen thì còn không nhìn ra là vá.

Thiếu thốn đấy, nhưng chưa thấy ai đói cả. Đói đến chết càng không. Đói vàng mắt cũng chưa thấy ai. Cả một quần thể dân cư nhẽ đến trăm nghìn người. Có chuyện gì lan truyền trong phút mốt. Suốt mấy chục năm bao cấp, cả những giai đoạn khó khăn nhất từ 1985 đến 1989. Chưa thấy ai chết đói cả. Đói vàng cả mắt cũng chưa thấy. Chỉ thấy thanh niên lẫn trẻ con ai trông cũng rắn rỏi khoẻ mạnh, chơi lẫn chạy nhảy khắp nơi, hò hét tưng bừng. Đói thì làm gì chạy nhảy hò hét khiếp như vậy?

phiếu nhân dân ai cũng có. Mỗi người 13 kg gạo. Rau củ rẻ như cho. Đói làm sao được hả cụ?
Đói đến chết là một cách ví von như nhạc sĩ Trần Tiến viết trong bài "Chuyện năm người" những câu như " Họ có sống bao giờ đâu - Nên chẳng chết bao giờ". Thời đó nói ngay đến gạo sổ, thiếu niên như em bữa cơm thường ngày là lạc rang và rau luộc hoặc xào chạy qua hàng mỡ cũng quật độ sáu bát mà chỉ nửa buổi là bụng lại trong veo vì nó là thứ gạo mục đầy mọt và sạn, càng vo càng mủn. Rau mậu dịch rẻ thật nhưng ngay nhà em cũng chỉ mua cho lợn vì rau xấu toàn xơ và rễ luộc lên lá thì nát mà cọng vẫn cứng như sợi lạt. Cá mậu dịch thì rặt một loại cá đồng tiền bé bằng tờ tiền 500₫ bây giờ, ba phần tư là xương mà xương cứng, băm làm chả cũng ngại mà mỡ đâu rán cho giòn.
Còn trẻ con thời đó chạy đầy phố hò hét tưng bừng thì trẻ con khi nào và ở đâu chả thế. Đói rạc mặt ra nhưng chơi vẫn chơi, mút từng cái hoa dâm bụt gặm từng quả bàng nướng từng con muỗm bắt được trong công viên. Nó vừa là trò trẻ con vừa là cái thèm nhạt thiếu đói đó.

Như em đã chém thì giờ nhớ lại cũng không thấy sự đói khổ ngày đó là ghê gớm nữa vì ký ức đã nhiều no béo phủ lên rồi. Nhưng nếu bảo thời đó không khổ hoặc không có gì đáng phàn nàn thì là sai.
 
Chỉnh sửa cuối:

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,309 Mã lực
thời đó có nhiều câu lưu truyền trong dân gín lắm.Chắc cũng rỗi việc nên nặn ra lẫn lưu truyền cho đốt thời gian. Cũng ra vẻ gọi là văn vẻ nhưng bao nhiêu câu được gọi là đúng thực tế? Hay là toàn có bé xé ra to 1 hoắng lên thành 10.

Cái câu mà cụ trích dẫn nó nằm trong số đó. 1 hoắng lên thành 100! Thật sự em sống , lớn lên và trưởng thành trong thời bao cấp. Chứng kiến, trải qua đủ hết không thiếu thứ gì. Từ xếp hàng kiểu đặt gạch mua gạo. Ăn cơm độn sắn độn khoai. Chen đúng bẹp dí người để mua cá biển. Giữa trưa đi xếp thùng hứng nước xách lệch vai về nhà. Vì giờ đó thì vắng hơn và nước chảy nhanh hơn. Mất điện cả ngày đến 7h tối mới có. Có điện nhưng công suất rất yếu. Hôm nào nóng quá dân bật quạt nhiều thì thỉnh thoảng thấy nổ bốp cái thế là mất điện. Học thi đại học trong ánh đèn điện tù mù vv

Niềm hân hoan không gì tả nổi khi có đường nươdc Phần Lan kéo về tận bếp vv

Thiếu thốn là có đặc biệt là quần áo. Hầu như ai cũng có vài món quần áo vá. Nhưng trông ai cũng tươm tất dù mặc quần áo vá. Vì các miếng vá đều rất đẹp. Nếu nhuộm màu nâu, xanh đen hay đen thì còn không nhìn ra là vá.

Thiếu thốn đấy, nhưng chưa thấy ai đói cả. Đói đến chết càng không. Đói vàng mắt cũng chưa thấy ai. Cả một quần thể dân cư nhẽ đến trăm nghìn người. Có chuyện gì lan truyền trong phút mốt. Suốt mấy chục năm bao cấp, cả những giai đoạn khó khăn nhất từ 1985 đến 1989. Chưa thấy ai chết đói cả. Đói vàng cả mắt cũng chưa thấy. Chỉ thấy thanh niên lẫn trẻ con ai trông cũng rắn rỏi khoẻ mạnh, chơi lẫn chạy nhảy khắp nơi, hò hét tưng bừng. Đói thì làm gì chạy nhảy hò hét khiếp như vậy?

phiếu nhân dân ai cũng có. Mỗi người 13 kg gạo. Rau củ rẻ như cho. Đói làm sao được hả cụ?
Đọc các còm cụ em thấy mâu thuẫn lắm...cứ câu trước đá câu sau....
Trên cụ viết gạo thời bao cấp không thiếu, rồi cụ lại viết thời bao cấp cụ đã trải qua ăn cơm độn sắn, độn khoai???
Không thiếu gạo sao cụ lại phải ăn cơm độn sắn, độn khoai vậy cụ ? Hay thời đó ăn thế cho nó "heo thì (healthy) hở ???
:-o
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,933 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Đọc các còm cụ em thấy mâu thuẫn lắm...cứ câu trước đá câu sau....
Trên cụ viết gạo thời bao cấp không thiếu, rồi cụ lại viết thời bao cấp cụ đã trải qua ăn cơm độn sắn, độn khoai???
Không thiếu gạo sao cụ lại phải ăn cơm độn sắn, độn khoai vậy cụ ? Hay thời đó ăn thế cho nó "heo thì (healthy) hở ???
:-o
Bác ấy tuyên bố thế là để ý rằng Triều Tiên với Cu Ba khổ cũng chỉ khổ đến như ở mình thời bao cấp. Mà thời bao cấp ở mình thực ra là cũng chỉ khổ một tí tị tì ti thôi. Suy ra là, Triều Tiên mí Cu Ba anh em người ta không khổ hoặc nếu có khổ cũng chỉ một tí tị tì ti thôi. Có gì mà hoắng!
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Khối XHCN ngày xưa hơn chục nước, cùng chung học thuyết, cùng chung mô hình kinh tế xã hội, nhưng chớp thời cơ Xô Niên suy yếu đã té sạch, đổi mới đất nước.
Chỉ còn 2 cụ TT và Cu3 vẫn thế, không chịu thay đổi.
Thể chế gia đình trị cùng chung 1 nỗi lo- thay đổi phát thì mất sạch.
 

Chuoisaubao

Xe đạp
Biển số
OF-446451
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
35
Động cơ
188,735 Mã lực
Tuổi
40
Nghèo hay không em không biết, theo IMF 2023, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc là 13k USD, đứng thứ 70, Việt Nam 4k6 USD đứng thứ 120, Somali 771 USD đứng thứ 179, Sudan 606 USD đứng thứ 184, Cuba và Triều Tiên không có số liệu. Tổng là 192 nước.
Còn đây là em lên google eart chụp lại ảnh thủ đô của Somalia, Sudan, Cuba, và Triều Tiên. Có thể thấy thủ đô của Triều Tiên ngăn nắp nhất nhưng ít ô tô nhất, đường phố rất thưa thớt, còn em soi các tỉnh thì thôi, chán hẳn.
Mogadishu - Somalia
xml.png


Khactum Sudan
sd.png


la Havana Cuba

cb.png


Bình Nhưỡng
tt.png


Còn đây là ..... Vientiane Thủ đô nước Lào ... quê em. Bình quân đầu người là 2kUSD, giàu hơn hẳn các nước trên, nhiều xe quá :D

vc.png
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
767
Động cơ
112,204 Mã lực
Có khi cụ đó có người nhà ( Mẹ, hoặc Chị gái....) làm Mậu dịch viên hoặc cửa hàng trưởng. =))
Vì thế nên cụ ấy mới "cảm thấy may mắn và trân trọng thể chế vì nhờ bao cấp mà cả gia đình đã không bị bỏ đói ngày nào".
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,962
Động cơ
296,477 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Đói đến chết là một cách ví von như nhạc sĩ Trần Tiến viết trong bài "Chuyện năm người" những câu như " Họ có sống bao giờ đâu - Nên chẳng chết bao giờ". Thời đó nói ngay đến gạo sổ, thiếu niên như em bữa cơm thường ngày là lạc rang và rau luộc hoặc xào chạy qua hàng mỡ cũng quật độ sáu bát mà chỉ nửa buổi là bụng lại trong veo vì nó là thứ gạo mục đầy mọt và sạn, càng vo càng mủn. Rau mậu dịch rẻ thật nhưng ngay nhà em cũng chỉ mua cho lợn vì rau xấu toàn xơ và rễ luộc lên lá thì nát mà cọng vẫn cứng như sợi lạt. Cá mậu dịch thì rặt một loại cá đồng tiền bé bằng tờ tiền 500₫ bây giờ, ba phần tư là xương mà xương cứng, băm làm chả cũng ngại mà mỡ đâu rán cho giòn.
Còn trẻ con thời đó chạy đầy phố hò hét tưng bừng thì trẻ con khi nào và ở đâu chả thế. Đói rạc mặt ra nhưng chơi vẫn chơi, mút từng cái hoa dâm bụt gặm từng quả bàng nướng từng con muỗm bắt được trong công viên. Nó vừa là trò trẻ con vừa là cái thèm nhạt thiếu đói đó.

Như em đã chém thì giờ nhớ lại cũng không thấy sự đói khổ ngày đó là ghê gớm nữa vì ký ức đã nhiều no béo phủ lên rồi. Nhưng nếu bảo thời đó không khổ hoặc không có gì đáng phàn nàn thì là sai.
Cụ nói đến mút hoa dâm bụt làm em nhớ thời đó y vậy. Gần như bạ cái gì ăn cái đấy, toàn đi hái trộm quả trong vườn nhà khác ăn. Mà thời bé đặc biệt thèm đường. Đến giờ em vẫn nhớ mãi hương vị của cái bánh sữa đầu tiên được ăn trong đời, nó thơm ngon vô cùng. Sau này ăn bánh sữa chả thấy vị gì cả, nghĩ bụng chắc hồi đó đói ăn, nên thấy ngon.
 

King Crimson

Xe tải
Biển số
OF-326222
Ngày cấp bằng
7/7/14
Số km
329
Động cơ
289,580 Mã lực
Đến cỡ năm 92-93 nhà em vẫn phải ăn cơm độn , thế mà có thành phần vẫn bảo những năm bao cấp ko đói , ở gần thì em đấm cho phát vào mồm
Quê lúa Thái Bình mấy năm đầu 9x còn phải ăn cơm độn khoai chứ đừng nói mấy vùng chó ăn đá gà ăn sỏi khác. Nhà nào ít thì 4, 5 người con nhiều thì 7, 8 con chạy ăn từng bữa khổ vãi ra mà mấy thằng không có liêm sỉ dám mở mồm ra bảo bao cấp dân mình không thiếu gạo bao giờ.

Đến hiện tại mình vẫn phải chở gạo lên vùng cao cho bà con chứ đừng nói chuyện ngày xưa.
Thời bao cấp năng suất lúa chỉ tương đương 1 nửa hiện tại mấy vùng canh tác khó lại chả đói thối mồm.
 

TungC

Xe tải
Biển số
OF-681086
Ngày cấp bằng
2/7/19
Số km
375
Động cơ
130,589 Mã lực
thời đó có nhiều câu lưu truyền trong dân gín lắm.Chắc cũng rỗi việc nên nặn ra lẫn lưu truyền cho đốt thời gian. Cũng ra vẻ gọi là văn vẻ nhưng bao nhiêu câu được gọi là đúng thực tế? Hay là toàn có bé xé ra to 1 hoắng lên thành 10.

Cái câu mà cụ trích dẫn nó nằm trong số đó. 1 hoắng lên thành 100! Thật sự em sống , lớn lên và trưởng thành trong thời bao cấp. Chứng kiến, trải qua đủ hết không thiếu thứ gì. Từ xếp hàng kiểu đặt gạch mua gạo. Ăn cơm độn sắn độn khoai. Chen đúng bẹp dí người để mua cá biển. Giữa trưa đi xếp thùng hứng nước xách lệch vai về nhà. Vì giờ đó thì vắng hơn và nước chảy nhanh hơn. Mất điện cả ngày đến 7h tối mới có. Có điện nhưng công suất rất yếu. Hôm nào nóng quá dân bật quạt nhiều thì thỉnh thoảng thấy nổ bốp cái thế là mất điện. Học thi đại học trong ánh đèn điện tù mù vv

Niềm hân hoan không gì tả nổi khi có đường nươdc Phần Lan kéo về tận bếp vv

Thiếu thốn là có đặc biệt là quần áo. Hầu như ai cũng có vài món quần áo vá. Nhưng trông ai cũng tươm tất dù mặc quần áo vá. Vì các miếng vá đều rất đẹp. Nếu nhuộm màu nâu, xanh đen hay đen thì còn không nhìn ra là vá.

Thiếu thốn đấy, nhưng chưa thấy ai đói cả. Đói đến chết càng không. Đói vàng mắt cũng chưa thấy ai. Cả một quần thể dân cư nhẽ đến trăm nghìn người. Có chuyện gì lan truyền trong phút mốt. Suốt mấy chục năm bao cấp, cả những giai đoạn khó khăn nhất từ 1985 đến 1989. Chưa thấy ai chết đói cả. Đói vàng cả mắt cũng chưa thấy. Chỉ thấy thanh niên lẫn trẻ con ai trông cũng rắn rỏi khoẻ mạnh, chơi lẫn chạy nhảy khắp nơi, hò hét tưng bừng. Đói thì làm gì chạy nhảy hò hét khiếp như vậy?

phiếu nhân dân ai cũng có. Mỗi người 13 kg gạo. Rau củ rẻ như cho. Đói làm sao được hả cụ?
E sinh lứa 7X đời đầu, nhà quận ĐĐ, HN, gia đình công chức nhưng nói thật cũng chỉ đủ ăn. Lớn lên 1 chút khoảng thập niên 80 mà ước mơ cũng chỉ trong giới hạn: nem rán thật nhiều thịt, trứng; được ăn kem, ăn phở hàng ngày. Không dám mơ ước cao sang có xe đạp, xe máy riêng =)). Đúng là cuộc sống thiếu thốn nó làm nhụt hết ý chí, mơ ước mà cũng chẳng dám mơ nhiều :))
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
767
Động cơ
112,204 Mã lực
Về đói thì thời bao cấp có lưu truyền một câu cay độc trong dân gian là " không chết đói nhưng đôi cho đến chết"
Còn hoà bình thì đương nhiên trừ những vùng có chiến sự.
Học hành đúng là miễn phí. Thầy cô đều có lương tâm nghề nghiệp cao. Sách truyện không phong phú như giờ nhưng được định hướng cẩn thận không có sách cỏ sách rác. Sách rẻ nhưng đa số in giấy chất lượng thấp.
Học phí sau này mới được miễn cụ ạ. Thời em đi học (khoảng trước 1970), ông cụ phải làm "đơn xin miễn giảm học phí" (trường hợp nhà có 3 anh/chị em trở lên cùng đang đi học) có xác nhận của CQ địa phương thì sẽ được giảm 30% (hay 1/3 gì đấy).
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
767
Động cơ
112,204 Mã lực
Đói rách bcm. Mùa đông đi dép lê, mặc độc cái áo len mẹ đan với cái áo mỏng ở ngoài, gió luồn từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Ăn thì mỗi người tiêu chuẩn 3 lạng thịt/ tháng. Nhà em hồi đó bên Gia Lâm còn tăng gia trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn mới gọi là tạm đủ, chứ ở thành phố chỉ trông vào tem phiếu, đói nhăn.
BTT giờ chắc cũng na ná mình hồi đó, dân cũng biết đói khổ, nhưng cam chịu.
Tắm thì cả nhà có mỗi cái thùng phuy tích trữ nước, vài gáo qua loa. Đi vệ sinh thì xếp hàng, thôi không nói nữa.
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
767
Động cơ
112,204 Mã lực
Đói đến chết là một cách ví von như nhạc sĩ Trần Tiến viết trong bài "Chuyện năm người" những câu như " Họ có sống bao giờ đâu - Nên chẳng chết bao giờ". Thời đó nói ngay đến gạo sổ, thiếu niên như em bữa cơm thường ngày là lạc rang và rau luộc hoặc xào chạy qua hàng mỡ cũng quật độ sáu bát mà chỉ nửa buổi là bụng lại trong veo vì nó là thứ gạo mục đầy mọt và sạn, càng vo càng mủn. Rau mậu dịch rẻ thật nhưng ngay nhà em cũng chỉ mua cho lợn vì rau xấu toàn xơ và rễ luộc lên lá thì nát mà cọng vẫn cứng như sợi lạt. Cá mậu dịch thì rặt một loại cá đồng tiền bé bằng tờ tiền 500₫ bây giờ, ba phần tư là xương mà xương cứng, băm làm chả cũng ngại mà mỡ đâu rán cho giòn.
Còn trẻ con thời đó chạy đầy phố hò hét tưng bừng thì trẻ con khi nào và ở đâu chả thế. Đói rạc mặt ra nhưng chơi vẫn chơi, mút từng cái hoa dâm bụt gặm từng quả bàng nướng từng con muỗm bắt được trong công viên. Nó vừa là trò trẻ con vừa là cái thèm nhạt thiếu đói đó.

Như em đã chém thì giờ nhớ lại cũng không thấy sự đói khổ ngày đó là ghê gớm nữa vì ký ức đã nhiều no béo phủ lên rồi. Nhưng nếu bảo thời đó không khổ hoặc không có gì đáng phàn nàn thì là sai.
Cá đồng tiền ngày xưa các cụ gọi là cá Long Hội (lôi họng) cụ ạ.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,668
Động cơ
318,285 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em đang nói về cuộc sống dân thị thành thời bao cấp. Không có đất đai canh tác hay tăng gia. Hoàn toàn sống bằng tem phiếu và sổ gạo. Và không ai đói đến chết hay đói vàng mắt cả. 13kg gạo một tháng đều như vắt chanh. Đói thế nào được hả cụ?

Còn cụ lại trích dẫn ra đói do thiên tai, vỡ đê ngập lụt ở tỉnh này huyện nọ.

Thưa với cụ là do thiên tai thì đâu cũng sẽ có đói cả cụ nhé! Đến giàu có thịnh vượng như Mỹ Quốc mà đợt ngập lụt lũ cuốn mất điện dài ngày ở Florida cũng có cơ số hộ dân không có gì ăn trong nhiều ngày mà không được cứu trợ. Phải vớ gì ăn nấy cầm hơi đúng nghĩa đấy ạ
Bài báo đó nói về vấn đề khó khăn thiếu thốn của thời bao cấp, khi mà bình thường đã không đủ ăn đủ mặc thì những lúc thiên tai thì còn khổ và khó khăn hơn thế nào. Nó cũng giống như Bắc Triều Tiên hiện giờ, mỗi lần bị thiên tai thì chính phủ lại phải đi xin viện trợ của nước ngoài. Đến ngay như người dân các nước Đông Âu còn không muốn sống lại cái thời kỳ bao cấp "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trải qua thời kỳ tem phiếu, mua cái gì cũng phải chia chỉ tiêu, thì dân thành thị còn khó khăn, chứ nói gì tới vùng nông thôn.

Nhân dân nhiều nước đã may mắn khi thoát được bao cấp, nên giờ dù thông tin về Bắc Triều Tiên bị bưng bít, nhưng những ai đã từng sống qua thời kỳ đó thì đều hiểu người dân Bắc Triều Tiên cũng đang trải qua khó khăn như thế nào.
 

Ngobcool

Xe buýt
Biển số
OF-759454
Ngày cấp bằng
7/2/21
Số km
541
Động cơ
51,278 Mã lực
Tuổi
33
Cứ như ta thời bao cấp mà suy ra thôi. Thậm trí còn thua ta nhiều, do tôn thờ cha con dòng họ KIM, combo thêm quả đóng cửa với thế giới. Dồn hết kinh tế cho quốc phòng bảo vệ chế độ dòng họ KIM. Thì đủ ăn sao nổi.
 

BMW R60

Xe điện
Biển số
OF-745052
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
2,035
Động cơ
81,044 Mã lực
Cụ nói đến mút hoa dâm bụt làm em nhớ thời đó y vậy. Gần như bạ cái gì ăn cái đấy, toàn đi hái trộm quả trong vườn nhà khác ăn. Mà thời bé đặc biệt thèm đường. Đến giờ em vẫn nhớ mãi hương vị của cái bánh sữa đầu tiên được ăn trong đời, nó thơm ngon vô cùng. Sau này ăn bánh sữa chả thấy vị gì cả, nghĩ bụng chắc hồi đó đói ăn, nên thấy ngon.
Thời bao cấp các cụ nào con cán bộ ở thành phố còn đỡ. Chứ em con công - nông thì khổ vô cùng. Trong ký ức của em, những năm 198X thì khổ, đói vô cùng. Năm 1975 giải phóng xong thì bố xuất ngũ, đi làm kỹ thuật hầm lò than tại Quảng Ninh. Ở nhà chỉ có 3 mẹ con. Em nhớ quê em đến năm 1990 mới có điện về. Mẹ em đi làm hợp tác xã, sáng có tiếng kẻng là mẹ em đi làm đồng cùng bà con HTX, 2 chị em học nửa buổi còn nửa buổi đi chăn trâu, bắt cua, tôm cá ở ngoài đồng. Trâu cũng là của HTX, mỗi nhà phải chăn trâu đôi ba hôm...Có cái kho và sân HTX, buổi tối trẻ con bọn em tập trung ở đó để chơi khăng, đáo..Rồi của hàng mậu dịch..Đói lắm! Đến tháng ba " giáp hạt" là phải ăn cơm độn khoai, sắn..Thi thoảng bố về thì có chút thịt cá hộp, bánh quy ( Phần của bố ăn ít đi, để dành cho các con..). Cái tuổi ăn tuổi lớn mà không có cái để ăn..Em nhớ không bao giờ quên mấy lần đói phải ăn cả "dãi khoai" củ khoai bé nấu trong nồi cám cho lợn. Có lần nhà hàng xóm họ có người ở Sài Gòn về, họ ăn xoài xong đổ hột ra chân đống rạ. Em đói quá cứ nhặt cái hột xoài họ bỏ đi đó để gặm ăn. Có 1 hôm gần trưa đói quá, sang nhà bà ngoại, có tý cơm nguội thiu mà cứ xúc ăn ngon lành..
Những món ăn nhớ mãi như ăn cơm với đường, cơm rưới mỡ, cơm với lạc rang muối, mì tôm nấu làm canh cho cả nhà..
Quần áo thì chả có mà mặc, toàn mặc lại của chị, hoặc xin hàng xóm có người ở Sài gòn gửi ra..
Hồi đó em ước có được 1 cái quần đùi Thái màu xanh đỏ để đi đá bóng bòng mà không được :D
 
Chỉnh sửa cuối:

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,962
Động cơ
296,477 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
E sinh lứa 7X đời đầu, nhà quận ĐĐ, HN, gia đình công chức nhưng nói thật cũng chỉ đủ ăn. Lớn lên 1 chút khoảng thập niên 80 mà ước mơ cũng chỉ trong giới hạn: nem rán thật nhiều thịt, trứng; được ăn kem, ăn phở hàng ngày. Không dám mơ ước cao sang có xe đạp, xe máy riêng =)). Đúng là cuộc sống thiếu thốn nó làm nhụt hết ý chí, mơ ước mà cũng chẳng dám mơ nhiều :))
Hình tượng hấp dẫn nhất là ông xe kem bóp. Nghe bíp bip mà thèm rỏ dãi, lại phải chạy đi kiếm đồng nát để đổi.
Tắm thì cả nhà có mỗi cái thùng phuy tích trữ nước, vài gáo qua loa. Đi vệ sinh thì xếp hàng, thôi không nói nữa.
Hoài niệm mà cụ. Trên này đa số các cụ trải qua sóng gió thời bao cấp, giờ nhớ lại cũng vui.
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,962
Động cơ
296,477 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Thời bao cấp các cụ nào con cán bộ ở thành phố còn đỡ. Chứ em con công - nông thì khổ vô cùng. Trong ký ức của em, những năm 198X thì khổ, đói vô cùng. Năm 1975 giải phòng xong thì bố xuất ngũ, đi làm kỹ thuật hầm lò than tại Quảng Ninh. Ở nhà chỉ có 3 mẹ con. Em nhớ quê em đến năm 1990 mới có điện về. Mẹ em đi làm hợp tác xã, sáng có tiếng kẻng là mẹ em đi làm đồng cùng bà con HTX, 2 chị em học nửa buổi còn nửa buổi đi chăn trâu, bắt cua, tôm cá ở ngoài đồng. Trâu cũng là của HTX, mỗi nhà phải chăn trâu đôi ba hôm...Có cái kho và sân HTX, buổi tối trẻ con bọn em tập trung ở đó để chơi khăng, đáo..Rồi của hàng mậu dịch..Đói lắm! Đến tháng ba " giáp hạt" là phải ăn cơm độn khoai, sắn..Thi thoảng bố về thì có chút thịt cá hộp, bánh quy ( Phần của bố ăn ít đi, để dành cho các con..). Cái tuổi ăn tuổi lớn mà không có cái để ăn..Em nhớ không bao giờ quên mấy lần đói phải ăn cả "dãi khoai" củ khoai bé nấu trong nồi cám cho lợn. Có lần nhà hàng xóm họ có người ở Sài Gòn về, họ ăn xoài xong đổ hột ra chân đống rạ. Em đói quá cứ nhặt cái hột xoài họ bỏ đi đó để gặm ăn. Có 1 hôm gần trưa đói quá, sang nhà bà ngoại, có tý cơm nguội thiu mà cứ xúc ăn ngon lành..
Những món ăn nhớ mãi như ăn cơm với đường, cơm rưới mỡ, cơm với lạc rang muối, mì tôm nấu làm canh cho cả nhà..
Quấn áo thì chả có mà mặc, toàn mặc lại của chị, hoặc xin hàng xóm có người ở Sài gòn gửi ra..
Hồi đó em ước có được 1 cái quần đùi Thái màu xanh đỏ để đi đá bóng bòng mà không được :D
Cán bộ ở thành phố cũng đói, nhưng đỡ hơn. Nhà em được cái có tem phiếu, nhưng lại ở vùng ven, tăng gia được, rau củ quả không thiếu. Nhưng mấy vụ ăn cơm với đường, cơm rưới mỡ cũng ăn thường xuyên.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top