Về quả làm thêm thì cụ đúng. Hồi bé em hay bóc lạc, dán túi nilon. Cứ tối đến quây quần bóc lạc cùng mấy nhà nữa.
Thế mà mẹ em bảo nhờ bóc lạc mà mua được chiếc mifa cho chị em. Đến 87-88, bố em đi công tác LX. Vẫn còn nhớ mua phấn Thái với áo phông cành mai lèn đầy vali. Thế mà chỗ đồ đó đổi được mấy cái tủ lạnh saratov với xe min khơ.
Chắc cũng phải bỏ thêm khoản khác vào mới đủ mua cái mifa chứ nhỉ? Chắc mẹ cụ muốn động viên các con bóc lạc. Chứ bóc lạc công xá rẻ bèo. Lại trả công bằng lạc viên. Bao giờ mới đủ để mua mifa?
thông thường mấy đồ quan trọng: xe đạp, máy khâu, tivi vv thường sắm được là do bán con lợn nuôi giòng dã cả năm trời...
nhà em không nuôi lợn, nên mãi đến khi mở cửa, mấy anh chị em đi dạy thêm mới sắm được mấy cái xe đạp mới: mifa, xe đạp Tiệp vv
Thời bao cấp nói thật làm thêm dán hộp mứt hay bóc lạc thì cốt để có thêm tí tiền để cải thiện bữa ăn là chính. Thêm bữa thịt bữa cá, bơ lạc để dành vv. Chứ mà để mua đồ đạc này nọ, xe đạp tivi vv thì hiếm lắm. Mua nhà cửa càng không. Mua đất thì chằng ai nggix đến. Trước 1980 thì hầu như không có mua bán nhà cửa gì ở Hà Nội cả? Chăc hãn hữu lắm mới có mua nhà, cụ bà nào đó lôi vài cây vàng cất giấu từ mấy chục năm ra cho con cháu mua nhà?
Những năm 1980 đến trước mở cửa thì có một số người do tính chất công việc (lái xe, đi bộ đội vv) ở biên giới Lào và Campuchia, buôn được hàng hoá từ Lào Cam hoặc cả vàng, nên rất khá, đổi phận hoàn toàn, mua nhà hàng xóm bạn bè ai cũng lác mắt ngưỡng mộ
vv.
sau 1980 thì cũng bắt đầu có XKLĐ đi LX và câc nước Đông Âu. Ngoài một số trường hợp do vị thế gia đình (ví dụ làm ở Bộ Lao động) xin ké được vài suất cho con cháu. Còn thì đa số là do phúc phận, do may mắn đúng nghĩa chứ chẳng phải do chạy chọt hay xin xỏ gì. Đang làm công nhân nhà máy, thế là auto được đi xklđ, thế thôi. Công nhân nhà máy được đi rất nhiều. Do là lao động chân tay đúng nghĩa mà, nên công nhân nhà máy là auto đi. Đa số đổi đời. Mừng cho họ.
Nhà em cũng rất mong xin được một suất xklđ cho ông anh trai, nhưng không đủ quan hệ để xin ké được xuất nhà máy nào. Còn bố em lại làm ở bên Văn hoá, nhà XB. Cả cơ quan chả được suất nào, đành chịu thôi.
Rồi đội y tế đi Angola, Algieri vv đội này mang về toàn $ . Cũng nhiều bác mua nhà.
Đấy thị trường mua bán nhà đất thời bao cấp nó nhỏ bé và giới hạn như thế, cho một số rất ít người . Còn lại đại đa số không ai nghĩ đến chuyện có thể mua được nhà!
Thời bao cấp có một nghề mà cơ hội làm giàu rất cao mà để làm nghề này là do cơ duyên cơ may chứ hoàn toàn không phải do chạy chọt hay xun xỏ gì. Đó là nghề phi công lái máy bay dân sự. Giàu thôi rồi. Hàng xóm nhà em có bác có con rể là phi công. Năm 198 mấy gì đó mua lô đất xây biệt thự góc Nguyễn Du Nguyễn Gia Thiều, nhìn ra Hồ Thuyền Quang. Đình đám cả Hà Nội thời điểm đó. Hình như là căn biệt thự cá nhân đầu tiên được phép tự xây và đủ tiền để xây ở Hà Nội thời đó? Sau cấm vận, 1994 thì nhà bác đó cho vp nước ngoài thuê giá 6k Usd / tháng. Một số tiền cực khủng thời bấy giờ. Nhờ tiền cho thuê căn biệt thự đó mà trong 10 năm nhà bác mua thêm được 6 căn nhà mặt phố trung tâm!