Chơi các môn thể thao đối kháng bao giờ cũng có độ rủi ro của nó. Đối kháng gián tiếp như bóng chuyền, tennis cũng còn bị đứt dây chằng đầu gối, tennis còn thêm phát bóng phang vào mặt/mắt nữa... huống chi là bóng đá là môn đối kháng trực tiếp.
Cá nhân em biết một số cụ ngoài 60 vẫn chơi bóng phủi đều đặn ở sân 20/10. Nhưng các cụ toàn chơi ở vị trí thòng, ít va chạm; và đặc điểm nữa ở các cụ này là không béo, có thể nói là hơi gầy so với độ tuổi.
Với một số thông số như trên, cụ chủ topic có thể cân nhắc để chơi bóng đá tiếp theo 1 số ý sau:
1. Liên quan tới cân nặng: nếu nặng cân quá thì 2 đầu gối phải chịu tải rất lớn khi chạy, dẫn đến đau khớp gối, hoặc tệ hơn nữa là có nguy cơ bị dãn/đứt dây chằng và viêm khớp. Em cứ lấy chuẩn cân nặng bằng số dư của chiều cao tính bằng cm (ví dụ: cao 170cm thì nặng 70kg là chuẩn). Nếu bị dư cân thì phải cân nhắc khi chơi môn thể thao phải chạy nhiều. Khi đó, có thể phải uống thêm Glucosamin (thực phẩm chức năng).
2. Liên quan tới cách chơi: không nên chơi ỏ những vị trí phải va chạm nhiều như tiền đạo hoặc hậu vệ, chạy ở giữa (đá thòng) là OK rồi
và cũng nên chơi sân nhỏ, 7 người thôi.
3. Liên quan tới chế độ dinh dưỡng: dùng thêm thực phẩm chức năng có glucosamin, tôm đồng ăn cả vỏ (vì có chất Chondroitin tạo chất nhờn trong bao khớp), thịt đỏ, chế phẩm sữa.