[Funland] Trẻ cậy cha. Già cậy con

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Em cũng xin kể 1 chuyện có thật ở chỗ em, chỉ ít người biết thôi. Cụ già nhà đó bị kiểu như già quá không biết gì nữa. bị các con thuê xe đưa tuốt bên củ chi, gần ngôi chùa nào đó, mà ác cái là để cụ 1 mình giữa đồng trống nửa đêm rồi bỏ về hết, sáng ra người ta phát hiện cụ mới đem vào chùa. Được vài hôm các con của cụ ấy chắc hối hận, khóc lóc lên rước mẹ về. Chuyện có thật ko phải em bịa
Cụ bỏ dấu chấm, phẩy sai rồi, em đã sửa!

Chỗ em có 1 bà (chồng chết rồi) có 4 người con gồm 3 cô gái và 1 cậu trai út. Bao lâu nay bà vẫn ở cùng cậu út nhưng khi yếu quá thì các con thay nhau đưa bà đi "du lịch" qua hết cả 4 nhà, mỗi nhà 1 ngày. Thực ra là đùn đẩy nhau. 3 cô chị đều có kinh tế khá và cũng ở cách nhau độ 5 - 7km. Em cứ nghĩ sao chị em họ ko thay phiên nhau đến trông cụ tại nhà cậu út, hoặc góp tiền nhau vào thuê riêng 1 người chăm sóc. Cụ già đã 80, đi quanh vậy được mấy tháng thì cụ mất. Tội nghiệp quá!
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Em buộc phải đưa ra một nhận xét là: Cụ có khả năng đọc hiểu rất kém và trí tưởng tượng của cụ không được phong phú cho lắm. Nhược điểm này là do cụ bị câu thúc bởi ngôn từ hạn hẹp.
Sống và sinh nở là bản năng. Để sống (dù chỉ là ở dạng tồn tại) người ta ai cũng phải ăn, muốn ăn phải kiếm. Kiếm ăn phần nào đó cũng là bản năng.
Sinh con rồi nuôi con cũng là bản năng. Cha mẹ tài trí thì lo cho con đủ đầy. Cha mẹ trí lực không đủ thì cũng nuôi con sống được qua ngày. Điểm chung của hai loại cha mẹ này là đều truyền đạt lại cho con cách kiếm ăn sao cho hiệu quả nhất.
Ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục cứ thế mà suy ra...
Em ko nhất trí với quan điểm này. Kiểu bản năng này loài cầm thú nó cũng có. CON NGƯỜI phải có suy nghĩ, có óc chứ. Người ta sinh tra thuốc tránh thai, bcs.... để làm gì?
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Cụ lấy 1 ví dụ ảnh hưởng rất nhỏ , ở 1 khoảnh khắc rất nhỏ, 1 thời điểm hiếm hoi của XH để minh chứng cho vấn đề toàn bộ quá trình phát triển của trẻ từ bé tới lớn là do xã hội thì không hợp lý rồi. XH chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ thôi cụ nhé, không nên lấy cái nhỏ để che cái to đùng.

Ta hãy cứ lấy mốc trung bình của 1 XH mà xét thôi. Để con sống trên hay dưới mức trung bình là do cha mẹ chứ chả do XH nào cả. Ngay ở thời này, vẫn có trẻ thiếu sữa, trẻ không được đi học, trẻ ăn xin... thì cũng do xã hội sao ?
Đúng là ví dụ về sữa khiến cho cụ khó liên tưởng. Lỗi ở em. Ví dụ về sữa là trải nghiệm cụ thể của em. Năm 2005, bác sỹ chỉ định duy nhất một loại sữa là NAN cho con gái em. Giá sữa NAN lúc đó hơn 500k/ hộp và em thường mua từng hộp một. Một ngày em không tài nào tìm được sữa đó. Các cửa hàng ở viện C, viện Phụ Sản Hà Nội, Bạch Mai đều không còn hàng ... và ở đâu cũng hẹn 4-5 ngày sau. Em và mấy người bạn bổ đi tìm vì con gái hết sữa rồi, mà sữa mẹ thì k0 có. May sao một cửa hàng ở viện C để lại cho em già nửa hộp với giá rất hữu nghị. Chừng 4 ngày sau, sữa về. Đó là trải nghiệm của em.

Quay lại câu hỏi của cụ: "Để con sống trên hay dưới mức trung bình là do cha mẹ chứ chả do XH nào cả. Ngay ở thời này, vẫn có trẻ thiếu sữa, trẻ không được đi học, trẻ ăn xin... thì cũng do xã hội sao?".

Về mặt lý thuyết, con người là sinh vật xã hội, phụ thuộc và không thể tách rời xã hội. Trẻ em phụ thuộc vào cha mẹ. Cha mẹ phụ thuộc vào các thiết chế và hệ giá trị của xã hội.
Trong thực tế, các thiết chế xã hội qui định năng lực của cha mẹ cũng như khả năng kiếm tiền của họ. Sự lựa chọn nghề nghiệp của cụ không chỉ là ý chí chủ quan của cụ, nó còn phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của xã hội. Cụ là một thợ làm giầy tài ba với nguồn nguyên liệu dồi dào cũng sẽ không thể kiếm được tiền trong một xã hội đi chân đất. Trong xã hội như vậy, cụ bắt buộc phải từ bỏ nghề làm giầy và chuyển sang một nghề khác. Lúc này, phân công lao động của xã hội sẽ quyết định thu nhập của cụ và qua đó gián tiếp quyết định đứa trẻ có được uống sữa và thở hít bầu không khí trong lành hay không. Ngay cả khi năng lực của cha mẹ phù hợp với nhu cầu xã hội, thì việc trẻ có được uống sữa hay không cũng còn phải phụ thuộc vào bàn tay vô hình và hữu hình của thị trường sữa, cũng như các qui định nhập khẩu và tiêu chuẩn sản xuất sữa.
Với trẻ không được đi học, trẻ ăn xin... cũng là do xã hội, cụ thể là các nhóm xã hội, chứ không phải hoàn toàn chỉ thuộc về chủ ý của cha mẹ hay là xã hội ở mặt tổng thể. Hiện nay ở Việt Nam, các chính sách của nhà nước đều khuyến khích trẻ em đến trường và hạn chế tình trạng trẻ em ăn xin, tuy nhiên các hiện tượng này vẫn còn là do cha mẹ bị chi phối bởi nhận thức của nhóm xã hội mà họ sống trong đó. Ví dụ: cha mẹ nghèo sống trong một khu dân cư nghèo sẽ chịu tác động từ các nhận thức như: "nhà nghèo lấy tiền đâu để học, thôi cho con nó đi làm", "trường xa, lặn lội đèo suối vất vả lắm, học chữ về có làm được gì đâu, ở nhà chăn trâu, cắt cỏ là hơn".... Đây là ví dụ phổ biến ở các vùng miền núi nước ta. Trẻ ăn xin ở thành phố cũng có nguyên nhân na ná như vậy, thậm chí còn tàn khốc hơn (như báo chí đã phản ánh)
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Em ko nhất trí với quan điểm này. Kiểu bản năng này loài cầm thú nó cũng có. CON NGƯỜI phải có suy nghĩ, có óc chứ. Người ta sinh tra thuốc tránh thai, bcs.... để làm gì?
Cụ vang em là không đúng. Sự không nhất trí của cụ là do cụ không có khả năng khái quát. :P

Bản năng sống và sinh sản là đặc tính chung của tất cả các loài trên trái đất. Con người cũng không phải là loài duy nhất hình thành nên tập tính xã hội. Trong lĩnh vực sinh sản, khác biệt duy nhất giữa con người và thế giới hoang dã ngoài kia là con người có thể làm tình ở bất cứ thời điểm nào và biết sáng chế các công cụ để duy trì cái khả năng đó
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,603
Động cơ
174,726 Mã lực
Cái này em thấy tùy từng nhà,tùy hoàn cảnh,không phải ai muốn cũng được như vậy.
Bố mẹ không dành đủ tiền để ở vdl,vậy có ở được không?
Con cái công việc không ra đâu,bố mẹ có lỡ kệ chúng mày không?
Ở đây hoàn cảnh xã hội VN mình chưa được tối ưu như nước khác,trẻ con còn nhiều thứ phải để ý lắm,không có ông bà cũng không được.
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,603
Động cơ
174,726 Mã lực
Nhà em 2 cụ trộm vía khoẻ, ở riêng dưới quê cho trong lành, có 1 chị giúp việc siêu đẳng (10 củ/tháng), 1 oto, 1 lái xe theo kiểu có lịch đi đâu thì alo anh í đến lấy xe nhà chở các ngài đi.
Cuối tuần các con cháu về thăm chơi tụ tập ăn uống ngủ nghỉ 2 ngày rồi lại bê vác cơ man đồ ăn thức uống rau cỏ ra thủ đô.
Các cụ nhà em chủ trương là nếu ốm đau thì lúc đó mới ra HN cho gần bệnh viện, trên tinh thần là vẫn ở riêng nhưng mua nhà gần con để tiện qua lại chăm sóc. Chứ con cái nhiệm vụ chính vẫn là đi làm và cày tiền để có đủ khả năng trang trải cho các chi phí thuê mướn người chăm sóc.
Em cho đó là phương án hợp lý ạ.
Phương án này hợp lý quá,cơ mà hiện thực hoá thấy khó khó phết chứ không dễ đâu.
 

LongLH

Xe điện
Biển số
OF-85606
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
2,447
Động cơ
48,392 Mã lực
"Ở các nước phát triển, bố mẹ chỉ nuôi dưỡng con đến năm 18 tuổi. Sau đó, những đứa trẻ tự bươn ra ngoài kiếm sống. Ngược lại, cha mẹ về già cũng chọn viện dưỡng lão sống.
Tôi thấy đây là sự văn mình, chúng ta nên học hỏi. Bản thân các bậc làm cha làm mẹ, thay vì tằn tiện chi tiêu, gom góp mua nhà, mua xe… cho con. Họ nên để dành tiền đó dưỡng già hoặc để dành lo cho mình."
Cccm nghĩ sao về vấn đề này

Cụ nói đúng tất cả, nhưng cụ thử vào một nhà dưỡng lão có mức chi phí bình dân thì cụ mới biết người già ở đó sống thế nào? Và khi đó cụ sẽ thay đổi quan điểm-ít nhất là ở VN cho đến lúc này
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,332
Động cơ
125,191 Mã lực
Ngày xưa em cũng mạnh miệng già không cậy con mà giờ càng già em càng không dám nói câu đấy nữa. Thay vì nói câu chúng mày lo được thân chúng mày là tao mừng lắm giờ có lẽ chuyển sang điệp khúc tuổi già của mẹ là vô nghĩa nếu không có các con quan tâm, chăm sóc dần đi là vừa.

Đành rằng khi mình già yếu cũng là lúc con cái mình vất vả nhất với việc lập thân, lập nghiệp; rồi trong tâm tưởng cũng xác định sẽ cố gắng tự lo không làm phiền con nhưng thật ra đã đến mức không tự lo được thì có tiền cậy người ngoài cũng khổ lắm, thuê giúp việc thì vẫn phải có con giám sát chứ mình đi không vững mà giúp việc nó bực nó chỉ cần dúi cho phát có khi đã chổng kềnh, kêu ai.
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,905
Động cơ
421,146 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Ông thớt cũng vô trách nhiệm, quẳng 1 bài báo có định hướng quảng cáo rồi lặn mất tăm, để các cụ of cãi nhau um tỏi:))
 

Spencie

Xe tăng
Biển số
OF-733395
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
1,494
Động cơ
84,289 Mã lực
Bên Hàn Quốc toàn gia đình 3 thé hệ sống với nhau.
Bà nội là gia trưởng nhất, quát 1 tiếng là con trai bà ( Chủ tịch tập đoàn ) cúi đầu răm rắp.
Bà nội mà không đồng ý người yêu cháu trai nội đưa về nhà giới thiệu thì bố mẹ cháu trai ( con trai và con dâu bà ) cũng phải nghe.
Nhiều phim cô cháu dâu lấy được lòng Bà nội, đến bố chồng, mẹ chồng cô cũng chả coi ra gì ...:))
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,322
Động cơ
554,922 Mã lực
Em ko nhất trí với quan điểm này. Kiểu bản năng này loài cầm thú nó cũng có. CON NGƯỜI phải có suy nghĩ, có óc chứ. Người ta sinh tra thuốc tránh thai, bcs.... để làm gì?
Cũng khó cụ ạ. Đàn ông rất khó chấp nhận việc lấy vk mà ko đẻ con.
 

Ngocqlb

Xe tăng
Biển số
OF-582674
Ngày cấp bằng
1/8/18
Số km
1,789
Động cơ
156,025 Mã lực
Nơi ở
HA NOI
Con cái phụng dưỡng cha mẹ già yếu là truyền thống, phong tục của dân tộc ta từ ngàn đời xưa, nhưng xã hội ngày càng hội nhập và phát triển thì cũng sẽ có 1 bộ phận người dân suy nghĩ nên như thế! E nghĩ tuỳ quan điểm của từng cá nhân thôi.
E vẫn theo truyền thống cũ.
Em vẫn theo truyền thống cũ để con cháu sau này học tập ạ
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,645
Động cơ
271,644 Mã lực
Đúng là ví dụ về sữa khiến cho cụ khó liên tưởng. Lỗi ở em. Ví dụ về sữa là trải nghiệm cụ thể của em. Năm 2005, bác sỹ chỉ định duy nhất một loại sữa là NAN cho con gái em. Giá sữa NAN lúc đó hơn 500k/ hộp và em thường mua từng hộp một. Một ngày em không tài nào tìm được sữa đó. Các cửa hàng ở viện C, viện Phụ Sản Hà Nội, Bạch Mai đều không còn hàng ... và ở đâu cũng hẹn 4-5 ngày sau. Em và mấy người bạn bổ đi tìm vì con gái hết sữa rồi, mà sữa mẹ thì k0 có. May sao một cửa hàng ở viện C để lại cho em già nửa hộp với giá rất hữu nghị. Chừng 4 ngày sau, sữa về. Đó là trải nghiệm của em.

Quay lại câu hỏi của cụ: "Để con sống trên hay dưới mức trung bình là do cha mẹ chứ chả do XH nào cả. Ngay ở thời này, vẫn có trẻ thiếu sữa, trẻ không được đi học, trẻ ăn xin... thì cũng do xã hội sao?".

Về mặt lý thuyết, con người là sinh vật xã hội, phụ thuộc và không thể tách rời xã hội. Trẻ em phụ thuộc vào cha mẹ. Cha mẹ phụ thuộc vào các thiết chế và hệ giá trị của xã hội.
Trong thực tế, các thiết chế xã hội qui định năng lực của cha mẹ cũng như khả năng kiếm tiền của họ. Sự lựa chọn nghề nghiệp của cụ không chỉ là ý chí chủ quan của cụ, nó còn phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của xã hội. Cụ là một thợ làm giầy tài ba với nguồn nguyên liệu dồi dào cũng sẽ không thể kiếm được tiền trong một xã hội đi chân đất. Trong xã hội như vậy, cụ bắt buộc phải từ bỏ nghề làm giầy và chuyển sang một nghề khác. Lúc này, phân công lao động của xã hội sẽ quyết định thu nhập của cụ và qua đó gián tiếp quyết định đứa trẻ có được uống sữa và thở hít bầu không khí trong lành hay không. Ngay cả khi năng lực của cha mẹ phù hợp với nhu cầu xã hội, thì việc trẻ có được uống sữa hay không cũng còn phải phụ thuộc vào bàn tay vô hình và hữu hình của thị trường sữa, cũng như các qui định nhập khẩu và tiêu chuẩn sản xuất sữa.
Với trẻ không được đi học, trẻ ăn xin... cũng là do xã hội, cụ thể là các nhóm xã hội, chứ không phải hoàn toàn chỉ thuộc về chủ ý của cha mẹ hay là xã hội ở mặt tổng thể. Hiện nay ở Việt Nam, các chính sách của nhà nước đều khuyến khích trẻ em đến trường và hạn chế tình trạng trẻ em ăn xin, tuy nhiên các hiện tượng này vẫn còn là do cha mẹ bị chi phối bởi nhận thức của nhóm xã hội mà họ sống trong đó. Ví dụ: cha mẹ nghèo sống trong một khu dân cư nghèo sẽ chịu tác động từ các nhận thức như: "nhà nghèo lấy tiền đâu để học, thôi cho con nó đi làm", "trường xa, lặn lội đèo suối vất vả lắm, học chữ về có làm được gì đâu, ở nhà chăn trâu, cắt cỏ là hơn".... Đây là ví dụ phổ biến ở các vùng miền núi nước ta. Trẻ ăn xin ở thành phố cũng có nguyên nhân na ná như vậy, thậm chí còn tàn khốc hơn (như báo chí đã phản ánh)
Như vậy là 1 tập các cha mẹ tạo ra cái nhóm xã hội đó. Nên căn nguyên vẫn phải do cha mẹ rồi.

Bản thân cái nhóm xã hội ấy không tự nhiên mà có. Hơn nữa cái nhóm này cũng chỉ là thiểu số, Không chịu vươn ra khỏi nhóm nghèo đói thì là lỗi của chính bản thân người làm cha, làm mẹ chứ gì nữa.
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
863
Động cơ
210,555 Mã lực
Đọc qua mười mấy trang thấy đa số các cụ phản đối, gọi các viện dưỡng lão bên Mỹ bên châu Âu là đồ rác rưỡi, tha hóa đạo đức, con cái bất hiếu không chăm sóc cha mẹ....lại toàn các cụ sống ở Vietnam...không có chút kinh nghiệm sống hay thấu hiểu văn hóa xứ người mà rất to mồm, mạnh miệng phê phán

Người già ở Mỹ có thể tính từ tuổi 55 trở lên, gọi là senior citizen nhưng tuổi về hưu thì từ 65 cho nữ, 67 cho nam. Về cuộc sống của họ có rất nhiều lựa chọn. Đa số ở tuổi từ 55-70 họ còn rất khỏe, vẫn còn đi làm, vẫn hoạt động thể thao và vẫn ở nhà riêng. Đây là lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời, đa phần con cái đã lớn, đã tự lập ( Con cái qua lứa tuổi 25-27 tuổi tức là sau đại học mà vẫn phải sống nhờ cha mẹ là một sự xấu hổ với bạn bè chúng, cho dù bố mẹ có muốn chúng cũng không chịu). Về tiền bạc, tài chính thì đã có một số vốn tích lũy, vị trí trong chỗ làm cũng thường tốt. Ở tuổi này, đa phần họ bán nhà to, ở nhà nhỏ thế nên lại có dư thêm một số vốn nữa. Có thời gian ( nhiều ngày phép, ngày lễ hoặc chỉ làm việc bán thời gian) có tiền, có sức khỏe mọi người dành thì giờ đi du lịch, đặc biệt là đi cruise. Càng ngày càng có nhiều người chọn phương tiện du lịch là đi cruise vì thế các hãng cuise làm ăn phất lên như diều gặp gió. Vì sao ? Người ta tính ra rằng nếu đủ sức khỏe để đi cruise còn rẻ hơn sống ở nhà hay viện dưỡng lão. Một chuyến đi 7 ngày ở các tàu dịch 5 sao từ $1000-$2000 cho một người nhưng thêm các loại giảm giá như senior discount, giá mùa đông, hành khách trung thành ....chắc cở chừng $1000/người, những chuyến dài ngày hơn 12-15 chỉ thêm vài trăm. Đi trên cruise được nhân viên phục vụ tận tình, ăn uống thỏa thuê ngày 3 bữa, có người làm phòng, dọn dẹp, có văn nghệ mỗi đêm, có dancing, đố vui, giao lưu bạn bè, casino, mua sắm lại được xuống tàu đi du lịch mỗi ngày, không thích xuống thì lại ở trên tàu hưởng thụ. Nhiều người đi loại back to back tức là tàu về bến họ xuống cảng làm giấy tờ rồi lên tàu trở lại ...Người Vietnam mình ở Mỹ lâu năm cũng sống như vậy, không đi cruise thì đi hành hương các chùa, nhà thờ....làm công quả trong chùa, nhà thờ...cũng tụ tập hát karaoke, dancing ở trụ sở hội cao niên hay nhà riêng ...

Khoảng từ hơn 70 tuổi ( đây mình chỉ dùng con số chung chung thôi ) đa số vẫn còn khỏe mạnh vẫn ở riêng nhưng có một số người bắt đầu có bệnh nhiều cần có người giúp đỡ chút ít thì họ chọn assistant living. Tùy theo sự lựa chọn mà họ có người đến nhà mỗi ngày hay mỗi tuần giúp việc dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, nấu ăn. Ngoài ra còn có y tá đến kiểm tra sức khỏe mỗi tuần. Thời buổi này con cái thường gắn camera trong nhà cha mẹ để được nhìn thấy các hoạt động của họ

Vào viện dưỡng lão ( nursing home) là khi một người quá yếu, không thể tự chăm sóc bản thân mình, không thể tự lo vấn đề vệ sinh cá nhân ...thường thì họ đã ở tuổi trên 80-90 hoặc có bệnh đãng trí, stroke ...rất yếu. Nhà dưỡng lão có tiền nhiều thì có nhiều điều kiện được chăm sóc kỹ lưỡng hơn...ở đâu cũng vậy nhất là ở Mỹ các nhà dưỡng lão cũng phải cạnh tranh với nhau để được chọn. Vào viện dưỡng lão tuy đã yếu rồi nhưng họ vẫn có những hoạt động giải trí như mỗi ngày đều có các chương trình chơi bài, chơi loto, nghe nhạc..ăn tối lãng mạn :D cho các cụ còn sức để được đẩy xuống phòng ăn hay phòng sinh hoạt chung. Y tá phát thuốc cho họ uống mỗi ngày, bác sĩ đến khám một tháng một lần hay tùy trường hợp đặc biệt . Trong nursing home những người bị lẫn trí hay quá yếu không biết gì nữa thường hay bị nhân viên chăm sóc không cẩn thận ( vì họ không thể "mét" người nhà được ) nhưng với những quy định mới và cộng nghệ cao ( gắn camera quan sát) thì những vụ việc như thế giảm đi rất nhiều

Đó là về mặt vật chất, đời sống còn tinh thần thì người già ở Mỹ sống thoải mái hơn, ít dựa dẫm vào con cháu nên ít bị buồn tủi. Nhờ những hoạt động cộng đồng như đi du lịch, làm từ thiện, làm volunteer...họ có nhiều bạn bè cùng trang lứa, cùng sở thích để chia sẽ. Con cái nếu ở gần thì cũng thường tụ họp vào ngày cuối tuần hay các dịp lễ ( ở Mỹ hầu như tháng nào cũng có ngày lễ long weekend). Con cái ở xa thì thường về nhà tụ họp gia đình vào dịp Mother's Day, Father's Day , Thanksgiving, Christmas...nhiều gia đình còn lựa một tuần để cả nhà nhà đi du lịch cùng nhau gọi là Family reunion. Ngoài ra ở thời buổi thông tin liên lạc này Facetime, Facebook, Zoom cũng là một phần không thể thiếu trong việc gắn kết gia đình . Họ không sống chung nhưng đừng nghĩ họ không quan tâm, thương yêu lo lắng cho nhau. Đợt Covid này có nhiều người già được con cái đón về nhà chăm sóc thứ nhất để tránh dịch, thứ hai để không bị lockdown trong nursing home. Có những người yếu quá không về được thì con cháu facetime nói chuyện, ngày sinh nhậtt, ngày Mother's Day, Father's Day họ đến cửa sổ ca hát, cầm bong bóng cho các cụ ở bên trong ngóng ra..

Tóm lại sống ở đâu, sống với ai là tùy bản thân và gia đình lựa chọn miễn sao mọi người được hạnh phúc, vui vẻ là được rồi. Nhiều người thường hay có thói quen áp đặt, đem hoàn cảnh xã hội, tư duy của mình lên người khác để chỉ trích, phê phán nếu họ làm không giống ý mình. Thế kỷ 21 rồi nên sống thoải mái, ai sao cũng được miễn họ sống với sự lựa chọn của họ còn những quan niệm đạo đức ngàn năm gì đó nếu ai thích thì cứ theo nhưng không nên bắt người khác sống như vậy. Thay vì lo cho người Mỹ, người châu Âu, người Nhật sống cô độc trong viện dưỡng lão hãy nghĩ rằng ít ra về phần vật chất họ vẫn được chăm sóc đầy đủ trong khi có những người già Vietnam tuy sống với con cháu nhưng bị đánh đập, không cho ăn uống hay những mảnh đời bất hạnh đã trên 80 tuổi vẫn còn phải mưu sinh bên lề đường
 
Chỉnh sửa cuối:

toxic82

Xe điện
Biển số
OF-115025
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
2,019
Động cơ
193,316 Mã lực
Ai thích sao thì làm vậy, có ai ngăn cấm đâu!
E thì cứ theo nếp xưa thôi :)
 

Mật Mật 0606

Xe tăng
Biển số
OF-611054
Ngày cấp bằng
22/1/19
Số km
1,416
Động cơ
7,471 Mã lực
Đọc qua mười mấy trang thấy đa số các cụ phản đối viện dưỡng lão bên Mỹ bên châu Âu là đồ rác rưỡi, tha hóa đạo đức, con cái bất hiếu không chăm sóc cha mẹ....lại toàn các cụ sống ở Vietnam...không có chút kinh nghiệm sống hay thấu hiểu văn hóa xứ người mà rất to mồm, mạnh miệng phê phán

Người già ở Mỹ có thể tính từ tuổi 55 trở lên, gọi là senior citizen nhưng tuổi về hưu thì từ 65 cho nữ, 67 cho nam. Về cuộc sống của họ có rất nhiều lựa chọn. Đa số ở tuổi từ 55-70 họ còn rất khỏe, vẫn còn đi làm, vẫn hoạt động thể thao và vẫn ở nhà riêng. Đây là lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời, đa phần con cái đã lớn, đã tự lập ( Con cái qua lứa tuổi 25-27 tuổi tức là sau đại học mà vẫn phải sống nhờ cha mẹ là một sự xấu hổ với bạn bè chúng, cho dù bố mẹ có muốn chúng cũng không chịu). Về tiền bạc, tài chính thì đã có một số vốn tích lũy, vị trí trong chỗ làm cũng thường tốt. Ở tuổi này, đa phần họ bán nhà to, ở nhà nhỏ thế nên lại có dư thêm một số vốn nữa. Có thời gian ( nhiều ngày phép, ngày lễ hoặc chỉ làm việc bán thời gian) có tiền, có sức khỏe mọi người dành thì giờ đi du lịch, đặc biệt là đi cruise. Càng ngày càng có nhiều người chọn phương tiện du lịch là đi cruise vì thế các hãng cuise làm ăn phất lên như diều gặp gió. Vì sao ? Người ta tính ra rằng nếu đủ sức khỏe để đi cruise còn rẻ hơn sống ở nhà hay viện dưỡng lão. Một chuyến đi 7 ngày ở các tàu dịch 5 sao từ $1000-$2000 cho một người nhưng thêm các loại giảm giá như senior discount, giá mùa đông, hành khách trung thành ....chắc cở chừng $1000/người, những chuyến dài ngày hơn 12-15 chỉ thêm vài trăm. Đi trên cruise được nhân viên phục vụ tận tình, ăn uống thỏa thuê ngày 3 bữa, có người làm phòng, dọn dẹp, có văn nghệ mỗi đêm, có dancing, đố vui, giao lưu bạn bè, casino, mua sắm lại được xuống tàu đi du lịch mỗi ngày, không thích xuống thì lại ở trên tàu hưởng thụ. Nhiều người đi loại back to back tức là tàu về bến họ xuống cảng làm giấy tờ rồi lên tàu trở lại ...Người Vietnam mình ở Mỹ lâu năm cũng sống như vậy, không đi cruise thì đi hành hương các chùa, nhà thờ....làm công quả trong chùa, nhà thờ...cũng tụ tập hát karaoke, dancing ở trụ sở hội cao niên hay nhà riêng ...

Khoảng từ hơn 70 tuổi ( đây mình chỉ dùng con số chung chung thôi ) đa số vẫn còn khỏe mạnh vẫn ở riêng nhưng có một số người bắt đầu có bệnh nhiều cần có người giúp đỡ chút ít thì họ chọn assistant living. Tùy theo sự lựa chọn mà họ có người đến nhà mỗi ngày hay mỗi tuần giúp việc dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, nấu ăn. Ngoài ra còn có y tá đến kiểm tra sức khỏe mỗi tuần. Thời buổi này con cái thường gắn camera trong nhà cha mẹ để được nhìn thấy các hoạt động của họ

Vào viện dưỡng lão ( nursing home) là khi một người quá yếu, không thể tự chăm sóc bản thân mình, không thể tự lo vấn đề vệ sinh cá nhân ...thường thì họ đã ở tuổi trên 80-90 hoặc có bệnh đãng trí, stroke ...rất yếu. Nhà dưỡng lão có tiền nhiều thì có nhiều điều kiện được chăm sóc kỹ lưỡng hơn...ở đâu cũng vậy nhất là ở Mỹ các nhà dưỡng lão cũng phải cạnh tranh với nhau để được chọn. Vào viện dưỡng lão tuy đã yếu rồi nhưng họ vẫn có những hoạt động giải trí như mỗi ngày đều có các chương trình chơi bài, chơi loto, nghe nhạc..ăn tối lãng mạn :D cho các cụ còn sức để được đẩy xuống phòng ăn hay phòng sinh hoạt chung. Y tá phát thuốc cho họ uống mỗi ngày, bác sĩ đến khám một tháng một lần hay tùy trường hợp đặc biệt . Trong nursing home những người bị lẫn trí hay quá yếu không biết gì nữa thường hay bị nhân viên chăm sóc không cẩn thận ( vì họ không thể "mét" người nhà được ) nhưng với những quy định mới và cộng nghệ cao ( gắn camera quan sát) thì những vụ việc như thế giảm đi rất nhiều

Đó là về mặt vật chất, đời sống còn tinh thần thì người già ở Mỹ sống thoải mái hơn, ít dựa dẫm vào con cháu nên ít bị buồn tủi. Nhờ những hoạt động cộng đồng như đi du lịch, làm từ thiện, làm volunteer...họ có nhiều bạn bè cùng trang lứa, cùng sở thích để chia sẽ. Con cái nếu ở gần thì cũng thường tụ họp vào ngày cuối tuần hay các dịp lễ ( ở Mỹ hầu như tháng nào cũng có ngày lễ long weekend). Con cái ở xa thì thường về nhà tụ họp gia đình vào dịp Mother's Day, Father's Day , Thanksgiving, Christmas...nhiều gia đình còn lựa một tuần để cả nhà nhà đi du lịch cùng nhau gọi là Family reunion. Ngoài ra ở thời buổi thông tin liên lạc này Facetime, Facebook, Zoom cũng là một phần không thể thiếu trong việc gắn kết gia đình . Họ không sống chung nhưng đừng nghĩ họ không quan tâm, thương yêu lo lắng cho nhau. Đợt Covid này có nhiều người già được con cái đón về nhà chăm sóc thứ nhất để tránh dịch, thứ hai để không bị lockdown trong nursing home. Có những người yếu quá không về được thì con cháu facetime nói chuyện, ngày sinh nhậtt, ngày Mother's Day, Father's Day họ đến cửa sổ ca hát, cầm bong bóng cho các cụ ở bên trong ngóng ra..

Tóm lại sống ở đâu, sống với ai là tùy bản thân và gia đình lựa chọn miễn sao mọi người được hạnh phúc, vui vẻ là được rồi. Nhiều người thường hay có thói quen áp đặt, đem hoàn cảnh xã hội, tư duy của mình lên người khác để chỉ trích, phê phán nếu họ làm không giống ý mình. Thế kỷ 21 rồi nên sống thoải mái, ai sao cũng được miễn họ sống với sự lựa chọn của họ còn những quan niệm đạo đức ngàn năm gì đó nếu ai thích thì cứ theo nhưng không nên bắt người khác sống như vậy. Thay vì lo cho người Mỹ, người châu Âu, người Nhật sống cô độc trong viện dưỡng lão hãy nghĩ rằng ít ra về phần vật chất họ vẫn được chăm sóc đầy đủ trong khi có những người già Vietnam tuy sống với con cháu nhưng bị đánh đập, không cho ăn uống hay những mảnh đời bất hạnh đã trên 80 tuổi vẫn còn phải mưu sinh bên lề đường
Ai có tư tưởng như thế nào thì sống như vậy thôi ạ.
Bản thân em từng chăm sóc người già bị tai biến, mất trí nhớ, vệ sinh không tự chủ được, tiền bạc không, lương tháng không, cũng không sinh ra hay nuôi dưỡng em nên em hiểu được nó vất vả như nào và nếu mọi sự chăm sóc chỉ vì trách nhiệm và lương tháng thì chẳng có gì đảm bảo tốt bằng đứa con yêu thương bố mẹ cả.
Em vẫn tư tưởng rất cũ khỏe mạnh sẽ không làm vướng bận con nhưng ốm đau em sẽ cần chúng , bây giờ em vẫn dạy chúng hiếu nghĩa , thỉnh thoảng vẫn nhắc tới tấm gương hiếu thảo của bố chúng cho chúng nghe, trong suy nghĩ của em bây giờ sau này nếu chúng còn cần em thì em vẫn sẽ luôn vì con cái.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Bên Hàn Quốc toàn gia đình 3 thé hệ sống với nhau.
Bà nội là gia trưởng nhất, quát 1 tiếng là con trai bà ( Chủ tịch tập đoàn ) cúi đầu răm rắp.
Bà nội mà không đồng ý người yêu cháu trai nội đưa về nhà giới thiệu thì bố mẹ cháu trai ( con trai và con dâu bà ) cũng phải nghe.
Nhiều phim cô cháu dâu lấy được lòng Bà nội, đến bố chồng, mẹ chồng cô cũng chả coi ra gì ...:))
Vâng, xem ra thì Hàn nó còn phong kiến hơn mềnh, cụ nhể.
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Đúng là ví dụ về sữa khiến cho cụ khó liên tưởng. Lỗi ở em. Ví dụ về sữa là trải nghiệm cụ thể của em. Năm 2005, bác sỹ chỉ định duy nhất một loại sữa là NAN cho con gái em. Giá sữa NAN lúc đó hơn 500k/ hộp và em thường mua từng hộp một. Một ngày em không tài nào tìm được sữa đó. Các cửa hàng ở viện C, viện Phụ Sản Hà Nội, Bạch Mai đều không còn hàng ... và ở đâu cũng hẹn 4-5 ngày sau. Em và mấy người bạn bổ đi tìm vì con gái hết sữa rồi, mà sữa mẹ thì k0 có. May sao một cửa hàng ở viện C để lại cho em già nửa hộp với giá rất hữu nghị. Chừng 4 ngày sau, sữa về. Đó là trải nghiệm của em.
Quay lại câu hỏi của cụ: "Để con sống trên hay dưới mức trung bình là do cha mẹ chứ chả do XH nào cả. Ngay ở thời này, vẫn có trẻ thiếu sữa, trẻ không được đi học, trẻ ăn xin... thì cũng do xã hội sao?".
Về mặt lý thuyết, con người là sinh vật xã hội, phụ thuộc và không thể tách rời xã hội. Trẻ em phụ thuộc vào cha mẹ. Cha mẹ phụ thuộc vào các thiết chế và hệ giá trị của xã hội.
Trong thực tế, các thiết chế xã hội qui định năng lực của cha mẹ cũng như khả năng kiếm tiền của họ. Sự lựa chọn nghề nghiệp của cụ không chỉ là ý chí chủ quan của cụ, nó còn phụ thuộc lớn vào sự điều tiết của xã hội. Cụ là một thợ làm giầy tài ba với nguồn nguyên liệu dồi dào cũng sẽ không thể kiếm được tiền trong một xã hội đi chân đất. Trong xã hội như vậy, cụ bắt buộc phải từ bỏ nghề làm giầy và chuyển sang một nghề khác. Lúc này, phân công lao động của xã hội sẽ quyết định thu nhập của cụ và qua đó gián tiếp quyết định đứa trẻ có được uống sữa và thở hít bầu không khí trong lành hay không. Ngay cả khi năng lực của cha mẹ phù hợp với nhu cầu xã hội, thì việc trẻ có được uống sữa hay không cũng còn phải phụ thuộc vào bàn tay vô hình và hữu hình của thị trường sữa, cũng như các qui định nhập khẩu và tiêu chuẩn sản xuất sữa.
Với trẻ không được đi học, trẻ ăn xin... cũng là do xã hội, cụ thể là các nhóm xã hội, chứ không phải hoàn toàn chỉ thuộc về chủ ý của cha mẹ hay là xã hội ở mặt tổng thể. Hiện nay ở Việt Nam, các chính sách của nhà nước đều khuyến khích trẻ em đến trường và hạn chế tình trạng trẻ em ăn xin, tuy nhiên các hiện tượng này vẫn còn là do cha mẹ bị chi phối bởi nhận thức của nhóm xã hội mà họ sống trong đó. Ví dụ: cha mẹ nghèo sống trong một khu dân cư nghèo sẽ chịu tác động từ các nhận thức như: "nhà nghèo lấy tiền đâu để học, thôi cho con nó đi làm", "trường xa, lặn lội đèo suối vất vả lắm, học chữ về có làm được gì đâu, ở nhà chăn trâu, cắt cỏ là hơn".... Đây là ví dụ phổ biến ở các vùng miền núi nước ta. Trẻ ăn xin ở thành phố cũng có nguyên nhân na ná như vậy, thậm chí còn tàn khốc hơn (như báo chí đã phản ánh)
Lại tiếp tục luyên thuyên đánh trống lảng. Ở đâu xh có trách nhiệm với mỗi gia đình con người ko biết, chứ ở xứ này thì ko, thân ai nấy lo nhá!
Ví dụ sữa: bỏ $ ra mà mua cả mấy thùng về dự trữ đi, đằng này kẹt xỉ mua từng hộp 1 thì còn trách ai nữa trách xã hội chắc! Mà nếu thời bao cấp, NAN hay QUẠT cũng chả có mà chọn đâu, sữa bột LX TQ dùng được rồi!
Còn thời buổi này thì ko lôi mấy cái hộp sữa ra mà kể lể đổ tại xh được. Bớt lười nhác đi kiếm $ mà phòng thân đi!
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Ai có tư tưởng như thế nào thì sống như vậy thôi ạ.
Bản thân em từng chăm sóc người già bị tai biến, mất trí nhớ, vệ sinh không tự chủ được, tiền bạc không, lương tháng không, cũng không sinh ra hay nuôi dưỡng em nên em hiểu được nó vất vả như nào và nếu mọi sự chăm sóc chỉ vì trách nhiệm và lương tháng thì chẳng có gì đảm bảo tốt bằng đứa con yêu thương bố mẹ cả.
Em vẫn tư tưởng rất cũ khỏe mạnh sẽ không làm vướng bận con nhưng ốm đau em sẽ cần chúng , bây giờ em vẫn dạy chúng hiếu nghĩa , thỉnh thoảng vẫn nhắc tới tấm gương hiếu thảo của bố chúng cho chúng nghe, trong suy nghĩ của em bây giờ sau này nếu chúng còn cần em thì em vẫn sẽ luôn vì con cái.
ĐƯợc thế sau này thì tốt, nhưng vẫn phải có $ phòng thân, chuyện đời ko có gì nói trước được. Đơn giản giả dụ sau này con nó lấy vk/ck ở nước ngoài.... lúc đó bắt nó phải ở lại VN bưng bô giúp cụ/mợ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top