[Funland] Trẻ cậy cha. Già cậy con

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Gia đình em có 1 chuyện mà em thấy rất đúng đắn. Hoàn cảnh gia đình nội nhà em cung ko khá giả gì, ở quê Ý Yên Nam Định. Ông già em đã mất từ lâu, ở quê còn 1 người chú ruột là hiệu trưởng một trường cấp 2, hai vợ chồng là nhà giáo. Nhờ có thu vén tốt nên điều kiện gia cảnh em cho là khá tốt, nuôi 2 đứa em trưởng thành học chuyên Lê Hồng Phong, sau này đều đỗ đạt. Nhà cửa đàng hoàng rộng rãi, ko thiếu tiện nghi gì.
Trên HN có gia đình em, và chút út. Điều kiện nhà em cũng ko khá giả gì, sống mức tb thủ đô thôi. Chú ruột em cũng thế, ở căn nhà nhỏ bãi An Dương. Sau khi ông nội mất, còn mỗi bà nội ở quê (chú ở quê ở TT Huyện cách 12km), lẽ thường thì phải tính chuyện rước bà, để 1 bà già thân mình ở quê thì chết sớm mất.
Nhà cửa ruộng vườn thì đã có di chúc ông chia hết phần đều cho mấy người con ai cũng có phần. Chú ở quê theo nhẽ thì thay bố em làm trưởng, nên đón bà trước tiên, nhưng vì nhiều cái điều kiện, mà không đón bà được. Nhà em bố mất rồi, nên mọi người thống nhất mẹ em nuôi 2 anh em trưởng thành là tốt lắm rồi. Chú út em đón lên HN, bà ko đồng ý vẫn đón, nhà bằng 20m2 (lại chỉ có 1 tầng và 1 xép, cả nhà giờ là 5 người, sau này thêm 1 người giúp việc là 6 người vì bà lẫn cần người chăm sóc). Kết quả bà cũng sống được thêm trên thủ đô gần 20 năm hưởng thọ 97t, gia đình em thì cũng chỉ đóng góp sau này thuê ô sin và thi thoảng lên thăm bà khi có dịp.
Đấy "điều kiện" là thứ ai cũng lôi ra, nhưng nếu có tâm rồi sắp xếp được hết.
Cs ko phải là chữ tiền bạc mà là thời gian, trong khi quán xá lúc nào cũng chặt cứng từ cà phê đến bia hơi, chúng ta vẫn than thiếu tiền bạc, thiếu thời gian. Em là cứ 2 tôn chỉ, ko kiếm được tiền thì phải có tgian cho trách nhiệm, chứ ko thể ko có cả 2.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,828
Động cơ
500,836 Mã lực
Xã hội, kinh tế, luật pháp và các yếu tố khác nữa của nước ta bây giờ, một số vùng người trẻ 18 tuổi trở lên có thể kiếm được các cơ hội kiếm tiền trang trải cho cuộc sống số này thường ở một số quận tại các thành phố lớn, còn lại các thành thị nhỏ và thôn quê thì các cơ hội đó ít hơn và rủi ro nhiều hơn, nguy hiểm hơn. Giới trẻ vì bị tư tưởng bao bọc của bố mẹ cũng kém năng động và ngại tiếp xúc với xã hội hơn (bố mẹ không dám thả con ra giao tiếp xã hội vì ở đó quá nhiều cám dỗ nguy hiểm, luật pháp của đủ nghiêm minh). Vì vậy, ít cha mẹ nào có điều kiện từ trung lưu đến khá giả dám thả con mình ra ngoài xã hội sớm, ngược lại tầng lớp khó khăn và nghèo đói thì mặc kệ chúng nó ở nhà thì đói đi đâu vươn được đỡ đói khổ hơn thì đi.
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,495
Động cơ
97,421 Mã lực
Em thì áp dụng câu " Nước Mắt Chảy Xuôi" cho nhẹ đầu . Cha mẹ nuôi con không lớn, con chúng ta sẽ nuôi con của nó và tiếp tục như vậy .

Ngồi chờ mong con nuôi lại mình lúc tuổi về già, em nghĩ mua vé số , sẽ dễ trúng hơn à
 

Bảo.Hân

Xe đạp
Biển số
OF-742453
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
22
Động cơ
60,520 Mã lực
Em thấy mọi người thảo luận và so sánh sự khác biệt về văn hoá Đông và Tây trong việc sinh đẻ, nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ khi về già. Em cũng sống khá dài ở Châu Âu nên tham gia đóng góp chút ý kiến sau:

Trước tiên phải nói tới ý thức và nền tảng xã hội giữa Việt Nam và các nước Phương Tây nói chung. Em nhận thấy đa phần người Phương Tây ý thức công cộng cao, dẫn tới xã hội ổn định và đảm bảo cuộc sống cho người dân hơn. Đó cũng là lý do mà ở Châu Âu không có tình trạng trẻ em đi ăn xin. Nếu nhìn lại thì Việt Nam cũng có nhiều trại trẻ mồ côi, nhiều làng SOS, nhưng rõ ràng các hoạt động này không hiệu quả. Mà nguyên nhân là do những nhà quản lý.

Thứ hai, các nước Châu Âu luôn nhìn trước những hậu quả còn tồn tại trong xã hội, nên họ luôn đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thay đổi của xã hội. Nhờ có ý thức chung cao nên những đường hướng giải quyết đa phần đều được người dân chấp nhận. Xã hội nào cũng có người này người kia, cũng như trong một gia đình có người này người nọ. Khi bố mẹ thiếu trách nhiệm sinh con ra trong điều kiện không đủ để chăm sóc và dạy dỗ các con, thì xã hội sẽ hỗ trợ và giám sát việc đó. Thậm trí nếu bố mẹ dù có hỗ trợ mà vẫn không chăm sóc các con tốt được thì xã hội sẽ tước quyền chăm sóc đó cho tới khi bố mẹ chứng minh được khả năng đó với toà.

Thứ ba, chính vì xã hội hoá nên quan điểm sống cũng như văn hoá của người Châu Âu nói riêng, hay phương Tây nói chung đa phần hạn chế gây ảnh hưởng tới người khác, kể cả là người thân trong gia đình. Con cái tới tuổi trưởng thành cố gắng tách khỏi gia đình sớm nhất có thể để đóng góp cho xã hội. Bản thân bố mẹ các em cũng khuyến khích các em đi làm, tự mua nhà, tự lo chi phí và hưởng thụ cuộc sống. Ít ai có khái niệm con cái đi làm rồi gửi tiền về hỗ trợ cho bố mẹ và người thân trong gia đình. Bởi xã hội cũng đã lường trước tới điều này, và luôn đảm bảo cuộc sống cho bất kỳ ai mà không làm ảnh hưởng tới người khác.

Chính vì các điều cơ bản ở trên, xã hội Phương Tây luôn cố gắng duy trì sự độc lập của tất cả mọi thành phần trong xã hội. Khi người già tới tuổi về hưu, tức là họ đã đóng góp công sức thời khoẻ mạnh cho xã hội, thì giờ xã hội phải đảm bảo cuộc sống cho họ tới khi họ nhắm mắt xuôi tay. Con cái chăm lo cho bố mẹ chủ yếu về tinh thần là chính. Tuỳ vào hiện trạng sức khoẻ, tinh thần mà con cái và các tổ chức xã hội sẽ quyết định người già nên sống ở đâu cho phù hợp. Cái này có cả một đội ngũ để kiểm tra sức khoẻ từ thể chất tới tinh thần để đưa ra tư vấn hợp lý nhất.

Điều cuối cùng mà em muốn nói nốt trong chia sẻ dài này là dịch vụ công ở Phương Tây khá tốt, đủ để đảm bảo mọi điều kiện mà xã hội đặt ra. Tất nhiên nhiêu khi có những con sâu làm rầu nồi canh, gây ra nhiều vụ scandal trong các dịch vụ công, nhưng đó không là gì so với tổng thể những gì mà xã hội đó đem lại cho người dân.

Ngay như ở nhiều quốc gia, tại các bệnh viện vẫn luôn có các BabyBox hoạt động để hạn chế việc các bà mẹ đem vứt con mới sinh hay vì khó khăn trong cuộc sống mà làm hại tới các con. Theo thống kê ở nhiều nơi, những BabyBox này mỗi tuần đều giữ lại được mạng sống cho các em bé được sinh ra trong hoàn cảnh kém may mắn đó. Điều này chứng tỏ, xã hội của họ luôn tìm mọi cách để khắc phục những hệ quả có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Em buộc phải đưa ra một nhận xét là: Cụ có khả năng đọc hiểu rất kém và trí tưởng tượng của cụ không được phong phú cho lắm. Nhược điểm này là do cụ bị câu thúc bởi ngôn từ hạn hẹp.
Sống và sinh nở là bản năng. Để sống (dù chỉ là ở dạng tồn tại) người ta ai cũng phải ăn, muốn ăn phải kiếm. Kiếm ăn phần nào đó cũng là bản năng.
Sinh con rồi nuôi con cũng là bản năng. Cha mẹ tài trí thì lo cho con đủ đầy. Cha mẹ trí lực không đủ thì cũng nuôi con sống được qua ngày. Điểm chung của hai loại cha mẹ này là đều truyền đạt lại cho con cách kiếm ăn sao cho hiệu quả nhất.
Ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục cứ thế mà suy ra...
Em rất tôn trọng những gì thuộc về bản năng như cụ nói.

Nhưng cũng phải nói thật là con người khác con vật ở chỗ biết sử dụng lý trí, chứ không chỉ hành động theo bản năng.

Cái kết luận của cụ là cha mẹ nào cũng truyền được cho con cách kiếm ăn hiệu quả nhất là không đúng. Đã sống theo bản năng không có lý trí mà lại còn "hiệu quả nhất" được???

Mà đã không hiệu quả, lại cứ ca ngợi đó là "ơn sinh thành dưỡng dục" thì có lẽ hơi ba phải theo kiểu giáo điều cổ hủ. Ơn sinh thành dưỡng dục là phải biết sinh con, chăm con thế nào nhằm mang lại cho chúng nó điều kiện sống, cơ hội trưởng thành tốt nhất có thể, chứ không phải là đẻ con như gà, nuôi con như cỏ dại xong cứ tụng niệm là đấy là công ơn.


 

Heocon22444

Xe tải
Biển số
OF-738162
Ngày cấp bằng
3/8/20
Số km
215
Động cơ
66,340 Mã lực
Tuổi
33
Đây là sự thật mà rất nhiều cụ trong này ko muốn nhìn thẳng vào vấn đề, đơn giản vì nghĩ mọi sự trong cs nó sẽ thuận theo ý mình!
Chắc các cụ ấy lâu lâu xem chương trình trên tivi về lòng hiếu thảo với cha mẹ, rồi tưởng tượng sau các cụ khi về già cũng dc như thế , hihi
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,681
Động cơ
271,551 Mã lực
Để em kể cho cụ nghe một câu chuyện có thật về thiểu năng.

Có một đôi vợ chồng làm nghề giáo, sinh được mấy người con, duy nhất được một người con zai. Anh con zai học rất giỏi nhưng thể lực yếu, quá chú tâm vào học mà mắc bệnh tâm thần phân liệt. Đôi vợ chồng già vẫn cần mẫn chăm con zai mà không đòi hỏi sự giúp đỡ của mấy cô con gái, dù họ cũng có lòng thương mẹ thương anh. Vì lo chuyện thừa tự mà ông bà giáo cố gắng tìm một cô vợ cho con. Người con dâu của ông bà là kẻ thất học, có hoàn cảnh gia đình rất thương tâm. Hai vợ chồng sinh ra được một thằng con zai. Cuộc sống khó khăn, xung khắc mẹ chồng nàng dâu là không tránh khỏi nhưng cô con dâu vẫn một lòng phụng dưỡng ông bà giáo và chăm chồng, chăm con và tuyệt nhiên chưa bao giờ oán thán bố mẹ chồng một câu. Đứa con zai của chị càng lớn càng lộ rõ tố chất thông minh như bố, thế nên mẹ nó quyết cho con ăn học bằng người. Tần tảo vô cùng.

Câu chuyện có thật này có thể không giống lắm với những gì cụ nói. Nhưng nếu ngẫm ra thì cũng có khối điều hay ho.

Thôi em ngừng ở đây để cảm xúc không lấn đi lý trí. Chúc cụ vui.
Những mảnh ghép bù đắp cho nhau , để tạo ra 1 gia đình hoàn chỉnh.

Cô con dâu ở vị trí yếu , gia cảnh thiệt thòi, nên sự thiệt đó vấn được bù đắp, tạo ra sự cân bằng. Cậu con trai bị tâm thần, đành phải chấp nhận cô gái thất học.

Không phải lúc nào các mảnh ghép cũng khớp nhau, chỉ lệch pha chút thôi, mất đi sự cân bằng là đứa con rơi vào cảnh éo le.


Em ngẫm thấy bài học ở đây là: Đôi vợ chồng già vì quá coi trong nho giáo cổ hủ, trọng nam, khinh nữ, đã biến đứa con thành kẻ vô dụng, rồi tiếp tục tạo ra số phận đứa cháu không hoàn chỉnh.... Câu chuyện chưa biết sẽ kết thế nào đâu, vì có thể đứa cháu là nạn nhân tiếp theo của họ. Mong là họ rút kinh nghiệm bớt cổ hủ thì đứa cháu sẽ có cuộc sống hạnh phúc hoàn hảo hơn cha nó.

Có cái phim rất hay, em thấy khá gần với câu chuyện này : Gifted . Cụ có thể xem thêm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhân văn Dân

Xe tăng
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,930
Động cơ
404,926 Mã lực
Em thì nghĩ chưa hẳn việc nặng nề về cúng Rằm, Lễ Tết hay chùa chiền lại là hướng về truyền thống: trước đây khi thiếu thốn mấy khi có lễ lạt gì đâu mà con người vẫn sống tốt, tử tế với nhau và gặp nhiều may mắn trong cs, 1 khía cạnh nào đó việc cúng bái nhiều thì lại quay về hủ tục đấy ạ, ý kiến cá nhân em ,em vẫn thắp hương đều đăn cadc dịp rằm tết .
Quan điểm cá nhân thôi cụ.
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Gia đình em có 1 chuyện mà em thấy rất đúng đắn. Hoàn cảnh gia đình nội nhà em cung ko khá giả gì, ở quê Ý Yên Nam Định. Ông già em đã mất từ lâu, ở quê còn 1 người chú ruột là hiệu trưởng một trường cấp 2, hai vợ chồng là nhà giáo. Nhờ có thu vén tốt nên điều kiện gia cảnh em cho là khá tốt, nuôi 2 đứa em trưởng thành học chuyên Lê Hồng Phong, sau này đều đỗ đạt. Nhà cửa đàng hoàng rộng rãi, ko thiếu tiện nghi gì.
Trên HN có gia đình em, và chút út. Điều kiện nhà em cũng ko khá giả gì, sống mức tb thủ đô thôi. Chú ruột em cũng thế, ở căn nhà nhỏ bãi An Dương. Sau khi ông nội mất, còn mỗi bà nội ở quê (chú ở quê ở TT Huyện cách 12km), lẽ thường thì phải tính chuyện rước bà, để 1 bà già thân mình ở quê thì chết sớm mất.
Nhà cửa ruộng vườn thì đã có di chúc ông chia hết phần đều cho mấy người con ai cũng có phần. Chú ở quê theo nhẽ thì thay bố em làm trưởng, nên đón bà trước tiên, nhưng vì nhiều cái điều kiện, mà không đón bà được. Nhà em bố mất rồi, nên mọi người thống nhất mẹ em nuôi 2 anh em trưởng thành là tốt lắm rồi. Chú út em đón lên HN, bà ko đồng ý vẫn đón, nhà bằng 20m2 (lại chỉ có 1 tầng và 1 xép, cả nhà giờ là 5 người, sau này thêm 1 người giúp việc là 6 người vì bà lẫn cần người chăm sóc). Kết quả bà cũng sống được thêm trên thủ đô gần 20 năm hưởng thọ 97t, gia đình em thì cũng chỉ đóng góp sau này thuê ô sin và thi thoảng lên thăm bà khi có dịp.
Đấy "điều kiện" là thứ ai cũng lôi ra, nhưng nếu có tâm rồi sắp xếp được hết.
Cs ko phải là chữ tiền bạc mà là thời gian, trong khi quán xá lúc nào cũng chặt cứng từ cà phê đến bia hơi, chúng ta vẫn than thiếu tiền bạc, thiếu thời gian. Em là cứ 2 tôn chỉ, ko kiếm được tiền thì phải có tgian cho trách nhiệm, chứ ko thể ko có cả 2.
Rốt cuộc thì vẫn phải có tiền thuê ô sin để chăm cho bà đã lẫn phỏng ạ.
Còn nhiều chi tiết khác trong cs của người già ko thể nói hết, ví dụ, sau này mà e già mà con em có hiếu nhưng lực bất tòng tâm ko có tiền lắp/ chạy điều hòa 24/24 trong những ngày nóng nực như điên của HN - vậy thì e ắt vẫn phải có tiền tích lũy bỏ ra mua điều hòa, trả tiền điện chứ ko thể sống kiểu có gì dùng nấy được. Ngoài ra thay vì chui rúc 6 người trong căn nhà 20m2 chật chội của con cháu, e sẽ bỏ tiền túi ra mua 1 căn hộ/cái nhà để ở cho rộng rãi thoải mái ở gần nhà con cháu vừa góp phần đỡ chật chội chung đụng, con cái thích chăm sóc thì cứ việc qua nhà mà chăm, thích ở lại cũng chả sao, vừa có chung, vừa có riêng, đỡ khổ sở cho cả đôi bên chỉ vì chữ "nghĩa vụ"!
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,484
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một sự khác biệt nữa trong quan niệm có lẽ là tôn giáo. Người Phương Tây quan niệm về tuổi già và cái chết có lẽ là đơn giản hơn. Họ tin là họ được về bên chúa, những đám tang thường là đơn giản và chỉ cầu nguyện cho người thân được về bên chúa. Chứ tuyệt đối ko nặng nề, nâng cao quan điểm, khóc lóc vật vã và đau thương như ở Phương Đông
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,681
Động cơ
271,551 Mã lực
Một sự khác biệt nữa trong quan niệm có lẽ là tôn giáo. Người Phương Tây quan niệm về tuổi già và cái chết có lẽ là đơn giản hơn. Họ tin là họ được về bên chúa, những đám tang thường là đơn giản và chỉ cầu nguyện cho người thân được về bên chúa. Chứ tuyệt đối ko nặng nề, nâng cao quan điểm, khóc lóc vật vã và đau thương như ở Phương Đông
Em đang cố gắng suy nghĩ theo quan điểm này. Và hướng các con theo quan điểm này, tránh 1 lối sống bi lụy, tiêu cực. Luôn xác định đã có đến thì phải có đi...sớm hay muộn mà thôi, nhưng thật nhẹ nhàng.
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Em đang cố gắng suy nghĩ theo quan điểm này. Và hướng các con theo quan điểm này, tránh 1 lối sống bi lụy, tiêu cực. Luôn xác định đã có đến thì phải có đi...sớm hay muộn mà thôi, nhưng thật nhẹ nhàng.
Dân VN ảnh hưởng nho giáo nặng nề thường mắc hội chứng coi trọng hình thức, nhiều khi là để đối phó "điều tiếng bên ngoài". Ví dụ đám ma theo nho giáo mà con cái không gào khóc thì có nghĩa là bất hiếu, đám ma/ đám cưới mà ko làm to mời cả làng cả tổng để trả nợ thì bị cả làng xì xào nhiếc móc chê cười, ck chết mà vk đi bước nữa bị kết tội đàn bà lăng loàn, bố mẹ đặt đâu mà con ko ngồi đấy thì là dạng bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân , v.v....; con cái mà ko đẻ đái được (vì bất cứ nguyên nhân nào) thì bị kết tội vô phúc, bất hiếu, ko đẻ được con trai thì tội cũng tương đương!
Mấy ông bà theo quan điểm nho giáo khổng tàu luôn tự vỗ ngực coi mình mới biết thương con, dạy con hiếu thuận, còn bọn Tây thì rõ đáng chửi vì chúng ....không biết thương con, ko biết dạy con hiếu nghĩa phục tùng mệnh lệnh của mình, ko biết gào khóc rõ to khi mình chết chứng tỏ 1 lũ "bất hiếu" ;))
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Rốt cuộc thì vẫn phải có tiền thuê ô sin để chăm cho bà đã lẫn phỏng ạ.
Còn nhiều chi tiết khác trong cs của người già ko thể nói hết, ví dụ, sau này mà e già mà con em có hiếu nhưng lực bất tòng tâm ko có tiền lắp/ chạy điều hòa 24/24 trong những ngày nóng nực như điên của HN - vậy thì e ắt vẫn phải có tiền tích lũy bỏ ra mua điều hòa, trả tiền điện chứ ko thể sống kiểu có gì dùng nấy được. Ngoài ra thay vì chui rúc 6 người trong căn nhà 20m2 chật chội của con cháu, e sẽ bỏ tiền túi ra mua 1 căn hộ/cái nhà để ở cho rộng rãi thoải mái ở gần nhà con cháu vừa góp phần đỡ chật chội chung đụng, con cái thích chăm sóc thì cứ việc qua nhà mà chăm, thích ở lại cũng chả sao, vừa có chung, vừa có riêng, đỡ khổ sở cho cả đôi bên chỉ vì chữ "nghĩa vụ"!
Dạ, đúng r cụ. Chả ai mong muốn mình nhờ cậy con cháu cả. Trách nhiệm chữ hiếu cũng thế, ko thể bắt con mình được. Nên em cũng có tư tưởng dao găm súng lục thôi. Thân mình ko lo ko biết chăm sóc thì trông chờ ai. Vì lý đó em chỉ có mỗi mụn con cái, nhiều ng bảo sau này nó lấy chồng lấy ai lo. Em bảo em có kinh tế thì em nhận sgbb về nó chăm cho từ bữa ăn đến giấc ngủ khỏi lo.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Em rất tôn trọng những gì thuộc về bản năng như cụ nói.

Nhưng cũng phải nói thật là con người khác con vật ở chỗ biết sử dụng lý trí, chứ không chỉ hành động theo bản năng.

Cái kết luận của cụ là cha mẹ nào cũng truyền được cho con cách kiếm ăn hiệu quả nhất là không đúng. Đã sống theo bản năng không có lý trí mà lại còn "hiệu quả nhất" được???

Mà đã không hiệu quả, lại cứ ca ngợi đó là "ơn sinh thành dưỡng dục" thì có lẽ hơi ba phải theo kiểu giáo điều cổ hủ. Ơn sinh thành dưỡng dục là phải biết sinh con, chăm con thế nào nhằm mang lại cho chúng nó điều kiện sống, cơ hội trưởng thành tốt nhất có thể, chứ không phải là đẻ con như gà, nuôi con như cỏ dại xong cứ tụng niệm là đấy là công ơn.

Cụ định nghĩa lý trí như thế nào? Với em, người nào cũng có lý trí, tất nhiên trừ những người bị tật bẩm sinh, hay bị tai nạn mà mất đi cái xung năng đó. Ai cũng có lý trí, cao hay thấp, nhanh nhạy hay trì trệ... phụ thuộc rất nhiều vào sự giáo dưỡng của cha mẹ. Những người không có lý trí là những người được thú hoang nuôi dưỡng từ khi lọt lòng. Cha mẹ sinh con ra, nuôi dưỡng con như thế nào để được đánh giá là không có hiệu quả? ta hãy nhìn vào bài viết mà cụ đưa link. Cụ cho rằng bố mẹ của các cháu bé trong bức hình kia đã nuôi dưỡng con cái của họ không có hiệu quả sao? Nếu cụ nhận định như vậy, thì em xin cụ hãy nhìn thật kỹ vào những tấm ảnh và tự rút ra một vài nhận định của riêng cụ. Em bật mí với cụ một chút là bài viết mà cụ dẫn link không phải là một bài báo. Nó là một bài tuyên truyền - không hơn và không kém.
Cụ nói rằng "phải biết sinh con, chăm con thế nào nhằm mang lại cho chúng nó điều kiện sống, cơ hội trưởng thành tốt nhất có thể, chứ không phải là đẻ con như gà, nuôi con như cỏ dại xong cứ tụng niệm là đấy là công ơn". Đây là một câu nói ngụy biện tinh vi đến độ cụ cũng không biết nó là ngụy biện (tức là sai logic). Điều kiện sống (tốt đẹp), cơ hội trưởng thành tốt nhất không phụ thuộc vào năng lực hay khả năng nuôi dưỡng của cha mẹ. Chúng phụ thuộc vào xã hội, nói chính xác hơn là phụ thuộc vào cách thức tổ chức xã hội mà ở trong đó đứa bé lớn lên.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhân văn Dân

Xe tăng
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,930
Động cơ
404,926 Mã lực
Em đang cố gắng suy nghĩ theo quan điểm này. Và hướng các con theo quan điểm này, tránh 1 lối sống bi lụy, tiêu cực. Luôn xác định đã có đến thì phải có đi...sớm hay muộn mà thôi, nhưng thật nhẹ nhàng.
Khi nào về già ta mới biết được người già muốn gì.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Những mảnh ghép bù đắp cho nhau , để tạo ra 1 gia đình hoàn chỉnh.

Cô con dâu ở vị trí yếu , gia cảnh thiệt thòi, nên sự thiệt đó vấn được bù đắp, tạo ra sự cân bằng. Cậu con trai bị tâm thần, đành phải chấp nhận cô gái thất học.

Không phải lúc nào các mảnh ghép cũng khớp nhau, chỉ lệch pha chút thôi, mất đi sự cân bằng là đứa con rơi vào cảnh éo le.


Em ngẫm thấy bài học ở đây là: Đôi vợ chồng già vì quá coi trong nho giáo cổ hủ, trọng nam, khinh nữ, đã biến đứa con thành kẻ vô dụng, rồi tiếp tục tạo ra số phận đứa cháu không hoàn chỉnh.... Câu chuyện chưa biết sẽ kết thế nào đâu, vì có thể đứa cháu là nạn nhân tiếp theo của họ. Mong là họ rút kinh nghiệm bớt cổ hủ thì đứa cháu sẽ có cuộc sống hạnh phúc hoàn hảo hơn cha nó.

Có cái phim rất hay, em thấy khá gần với câu chuyện này : Gifted . Cụ có thể xem thêm.
"Trai mà chi, gái mà chi/ con nào có nghĩa có nghì thì hơn". Câu ca dao đó cụ và em và mọi người đều biết, đều đã từng nghe qua và hiểu ý nghĩa của nó. Tư tưởng bây giờ mọi người cũng thoáng đạt về chuyện con trai/ con gái rồi... nhưng cụ ạ, cái tâm lý, cái văn hóa bắt rễ sâu nghìn đời trong tâm thức người Việt vẫn sống, để đến một độ tuổi nào, nó trỗi dậy mạnh mẽ, không thể kìm được trong hành động, đặc biệt là khi người ta chứng kiến và thấm hết nỗi đau về sự hoang tàn, sự đổ nát của một gia đình trí thức không có con zai nối dõi, và cả sự suy đồi của một dòng tộc trước những biến cố đổi thay.
Còn số phận của các nhân vật trong câu chuyện có thật kia như thế nào, thời gian sẽ trả lời. Thằng nhóc khá đấy. Em rất mong cháu nó sau này thành đạt. Em chả mong suông đâu :P
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
. Điều kiện sống (tốt đẹp), cơ hội trưởng thành tốt nhất không phụ thuộc vào năng lực hay khả năng nuôi dưỡng của cha mẹ. Chúng phụ thuộc vào xã hội, nói chính xác hơn là phụ thuộc vào cách thức tổ chức xã hội mà ở trong đó đứa bé lớn lên.
Cụ này càng luyên thuyên càng tỏ ra "nguy hiểm".
Đẻ sòn sòn ra thì đòi "theo bản năng" , lúc nuôi dạy con thì quyết nghị "cơ hội trưởng thành tốt nhất (của con) ko phụ thuộc vào năng lực hay khả năng nuôi dưỡng của cha mẹ, phụ thuộc vào xã hội"!
Đầu cụ chứa chất gì mà "khôn" hết phần thiên hạ thế!
 

Kim J. Ủn

Xe tăng
Biển số
OF-507696
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
1,295
Động cơ
196,091 Mã lực
Tuổi
35
Tại sao cứ phải áp 1 giá trị Phương Tây vào 1 nước phương đông, với vô vàn sự khác biệt về văn hoá, lối sống, cách suy nghĩ.
Chắc gì cách nghĩ và văn hoá đó của phương tây đã là tốt.

Với em giá trị gia đình vẫn là số 1.
Tây nó đề cao cá nhân thì kệ cmn
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Cụ này càng luyên thuyên càng tỏ ra "nguy hiểm".
Đẻ sòn sòn ra thì đòi "theo bản năng" , lúc nuôi dạy con thì quyết nghị "cơ hội trưởng thành tốt nhất (của con) ko phụ thuộc vào năng lực hay khả năng nuôi dưỡng của cha mẹ, phụ thuộc vào xã hội"!
Đầu cụ chứa chất gì mà "khôn" hết phần thiên hạ thế!
Đầu em tất nhiên là chứa não rồi - một chất nhầy nhầy giống như bã đậu. Đấy là em đoán thế thôi, chứ em cũng có biết đâu :D
Nếu cụ có những trải nghiệm trước 1986 hẳn cụ sẽ không phê phán em gay gắt như thế. Vậy nhé.
 

Heocon22444

Xe tải
Biển số
OF-738162
Ngày cấp bằng
3/8/20
Số km
215
Động cơ
66,340 Mã lực
Tuổi
33
"Trai mà chi, gái mà chi/ con nào có nghĩa có nghì thì hơn". Câu ca dao đó cụ và em và mọi người đều biết, đều đã từng nghe qua và hiểu ý nghĩa của nó. Tư tưởng bây giờ mọi người cũng thoáng đạt về chuyện con trai/ con gái rồi... nhưng cụ ạ, cái tâm lý, cái văn hóa bắt rễ sâu nghìn đời trong tâm thức người Việt vẫn sống, để đến một độ tuổi nào, nó trỗi dậy mạnh mẽ, không thể kìm được trong hành động, đặc biệt là khi người ta chứng kiến và thấm hết nỗi đau về sự hoang tàn, sự đổ nát của một gia đình trí thức không có con zai nối dõi, và cả sự suy đồi của một dòng tộc trước những biến cố đổi thay.
Còn số phận của các nhân vật trong câu chuyện có thật kia như thế nào, thời gian sẽ trả lời. Thằng nhóc khá đấy. Em rất mong cháu nó sau này thành đạt. Em chả mong suông đâu :P
Ông già xóm em hồi trước ngồi nhậu hay chọc ghẹo bố em ko biết đẻ con trai , bố em cười trừ thôi . Giờ thằg con ổng nghiện ngập hành nhà ổng lên bờ xuống ruộng tán gia bại sản , nhìn mà đã con mắt gì đâu hí hí
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top