Trao đổi với những bạn Lái chưa từng qua những cung đường nhiều Đèo, Dốc.

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Với ít năm chạy xe trên những tuyến đường nhiều đèo dài, dốc cao, đường hẹp và xấu. Tôi muốn trao đổi đôi điều, may chăng có ích gì đó với một số bạn Lái!? Mặc dầu xe số sàn đang dần đi vào quá khứ và sẽ là những mẫu xe lạc hậu, lỗi thời.
Muốn qua những cung đường hiểm trở nhiều đèo dốc một cách an toàn thì điều đầu tiên cần tìm hiểu là:
1/ Đặc điểm cung đường đèo dốc(Tây Bắc, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Trường Sơn....).
a. Tình trạng chung là nhiều dốc cao và dài, thậm chí có những Đèo dài trên dưới 20 Km, nhiều cua gắt, cua tay áo bên những ta luy cao ngất, vực sâu hun hút. Một số cung đường hẹp, quanh co, mặt đường xấu (rải cấp phối, thậm chí còn là đường đất).
b. Tác động của thời tiết, khí hậu.
Một số cung đường mưa và mù gần như quanh năm, trong một ngày có thể bị sương mù vào buổi sáng, buổi chiều. Các tác động của mưa bão có thể làm đổ cây, đá rơi, sạt lở đường, nước suối dâng cao ở các đập tràn, đường ngầm.
c. Tập quán Giao Thông, khả năng dịch vụ.
Nhìn chung dân bản địa không đi theo luật, tự do di chuyển, rẽ ngang, lùa gia súc, vác cây, chạy xe máy chở gỗ, thả dốc bằng cách kéo theo cành cây có nhiều lá để giảm tốc....Xe tải nhiều xe cũ không đủ thiết bị an toàn, chạy khá tự nhiên, ít khi báo rẽ...Các dịch vụ nhiên liệu, sửa xe, cứu hộ, tư vấn kỹ thuật hiếm và ở những khoảng cách rất xa.
2/ Để đi qua những cung đường này cần lưu ý:
a. Côn và số khi lên xuống dốc.
Côn số nhịp nhàng, phù hợp và nhuyễn. Lên dốc cần dư đà (tăng giảm ga còn có tác dụng) đừng để mất đà, hóc số, chết máy, tụt dốc...lên đỉnh dốc phải quan sát nhanh đường xuống, ban đêm phải đổi pha cốt để nhìn rõ mặt đường rồi mới tăng ga. Xuống dốc xe không tải hoặc tải nhẹ nếu leo dốc bằng số 3 thì xuống ngược lại cũng bằng số 3; nếu tải nặng thì nên xuống dốc đó bằng số 2. Tóm lại phải đi bằng chân Ga là chính chứ không phải chân Phanh là chính! Tuyệt đối tránh cắt côn, vể mo để thả dốc!!!
b. Căn đường, căn xe.
Đường hẹp không có phân làn nên căn giữa đường, hạn chế vượt! Tránh xe cần nhường đường sớm, rõ ràng, thậm chí phải dừng xe để nhường đừng để tránh nhau khi vào cua hẹp hoặc bị ép ra lề đường xấu hoặc mép vực.
c. Dừng đỗ xe.
Hạn chế đỗ xe. Nếu bất khả kháng thì phải chọn chỗ rộng, bám taluy (phía bên vách núi), tránh chỗ khuất tầm nhìn, không dừng đỗ trong cua và gần cua, bên mép vực...Khi dừng phải kéo phanh tay, chặn chèn, cài số, đánh lái chống trôi, bẻ cành cây tươi hoặc dùng dấu hiệu cảnh báo đặt cả trước và sau xe.
d. Vào cua.
Giảm tốc, quan sát, nhá đèn hoặc còi, cuộn lái dẻo, ra khỏi cua hãy tăng tốc.(nếu cua khuất tầm nhìn phải giảm đến mức có thể phanh gấp, đánh lái gấp nếu đột ngột nhô ra một chướng ngại). Chú ý xe Công, Khách, Tải quen đường thường vào cua rất ẩu và hay lấn đường!
e. Qua ngầm.
Nước lớn hay nhỏ đều phải chú ý đến hệ thống điện, cổ hút, tháo cua roa quạt gió, bám vệt xe trước ...nếu chỉ có 1 mình nhất thiết phải dò đường, cắm tiêu trước rồi hẵng lái xe qua! Qua rồi phải rà khô phanh mới đi tiếp.
f. Mù, mưa, đêm.
Phải bật đèn đăng téc, đi cốt, đèn sương mù...mưa mù phải bật đèn cả ban ngày. Không có đèn sương mù thì lấy giấy màu vàng, nâu.. che đèn; mù quá đừng chạy nữa. Đóng kín cửa, mở lạnh sâu để chống mờ kính lái. Cần lợi dụng ánh đèn của xe ngược chiều để phán đoán điểm vào cua.
g. Cây đổ, đường lở.
Đi chậm, dư đà, chủ động ga số. Dứt khoát không nhường đường bằng cách lái tránh về phía vực, phía mặt đường đang rạn nứt, đang lở..
Còn nữa, còn nữa.... mời các cụ bổ sung tiếp....Nếu rảnh E cũng gắng viết thêm để hầu các cụ! Bái biêt.
 
Chỉnh sửa cuối:

atvthanh

Xe tải
Biển số
OF-118788
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
226
Động cơ
386,240 Mã lực
Em thắc mắc cái ý "Đi bằng chân ga là chính chứ không phải đi bằng chân phanh là chính". Em nghĩ là đúng rồi, nhưng sao áp dụng không dễ dàng. Xe em số tự động, quán tính lớn, ga lên cái thấy xe chạy mãi, nhả hẳn ga ra mà xe vẫn chạy bon bon, có giảm tốc độ nhưng gia tốc giảm (trong vật lý là gia tốc âm = chậm dần đều) rất chậm. Vì vậy khi gặp chướng ngại là lại phải phanh. Tức là thực chất phanh nhiều hơn ga ạh.
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Em thắc mắc cái ý "Đi bằng chân ga là chính chứ không phải đi bằng chân phanh là chính". Em nghĩ là đúng rồi, nhưng sao áp dụng không dễ dàng. Xe em số tự động, quán tính lớn, ga lên cái thấy xe chạy mãi, nhả hẳn ga ra mà xe vẫn chạy bon bon, có giảm tốc độ nhưng gia tốc giảm (trong vật lý là gia tốc âm = chậm dần đều) rất chậm. Vì vậy khi gặp chướng ngại là lại phải phanh. Tức là thực chất phanh nhiều hơn ga ạh.
Nhược điểm của AT đấy! Khó xuống dốc ngọt ngào được! Cứ số 1 gằn thì số 2 vọt lại phải rà P, số 2 gằn thì số 3 vọt! Túm lại AT đổ đèo vẫn phải phanh nhiều. E cài D1 D2 cũng vậy! thử hỏi các bác chạy xe có M và S xem sao? E bó tay rồi. Chào Cụ!!!
 

vô lăng vuông

Xe đạp
Biển số
OF-119255
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
40
Động cơ
384,000 Mã lực
Cảm ơn bác HuyKien. Cho em hỏi bác hai ý mà em vẫn chưa rõ ạ:
-"Đánh lái chống trôi" là như nào ạ?
-"Qua rồi phải rà khô phanh". Rà khô phanh là làm gì ạ?
 

hoangnn

Xe container
Biển số
OF-38389
Ngày cấp bằng
16/6/09
Số km
5,263
Động cơ
522,410 Mã lực
Nơi ở
SFC & KFC
Website
refacestudio.com
Nhược điểm của AT đấy! Khó xuống dốc ngọt ngào được! Cứ số 1 gằn thì số 2 vọt lại phải rà P, số 2 gằn thì số 3 vọt! Túm lại AT đổ đèo vẫn phải phanh nhiều. E cài D1 D2 cũng vậy! thử hỏi các bác chạy xe có M và S xem sao? E bó tay rồi. Chào Cụ!!!
Có chế độ sờ-pót thì máy vẫn gằn thôi cụ :) phải chấp nhận!!!!!!!!!

Cảm ơn bác HuyKien. Cho em hỏi bác hai ý mà em vẫn chưa rõ ạ:
-"Đánh lái chống trôi" là như nào ạ?
-"Qua rồi phải rà khô phanh". Rà khô phanh là làm gì ạ?
Qua ngầm thì cụm phanh bị ướt khi phanh sẽ bị trượt 1 chút, vì thế p' nhấp phanh để ma-sát làm cho khô má phanh -> để khi cần phanh là như bt chứ ko bị trượt!
 

PS HaNoi

Xe máy
Biển số
OF-120532
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
73
Động cơ
383,230 Mã lực
Nhược điểm của AT đấy! Khó xuống dốc ngọt ngào được! Cứ số 1 gằn thì số 2 vọt lại phải rà P, số 2 gằn thì số 3 vọt! Túm lại AT đổ đèo vẫn phải phanh nhiều. E cài D1 D2 cũng vậy! thử hỏi các bác chạy xe có M và S xem sao? E bó tay rồi. Chào Cụ!!!
Đi đèo dốc mới thấy giá trị cái hộp số thông minh của Pajero Spost, cứ để nguyên D chạy bình thường như đường bằng, tùy theo gia tốc xe mà hộp số tự điều chỉnh tôia ưu. Chỉ khi dốc quá mới cần rà phanh 1 tý...
 

MsLove

Xe tăng
Biển số
OF-57652
Ngày cấp bằng
25/2/10
Số km
1,514
Động cơ
459,696 Mã lực
Em thắc mắc cái ý "Đi bằng chân ga là chính chứ không phải đi bằng chân phanh là chính". Em nghĩ là đúng rồi, nhưng sao áp dụng không dễ dàng. Xe em số tự động, quán tính lớn, ga lên cái thấy xe chạy mãi, nhả hẳn ga ra mà xe vẫn chạy bon bon, có giảm tốc độ nhưng gia tốc giảm (trong vật lý là gia tốc âm = chậm dần đều) rất chậm. Vì vậy khi gặp chướng ngại là lại phải phanh. Tức là thực chất phanh nhiều hơn ga ạh.
Bác đá sang chế độ bán tự động mà đổ dốc bác ơi, phập vào số 2 hoặc số 1 tùy tình huống.

Tuy nhiên đi AT bao h cũng đỏ mít nhiều hơn MT là chắc chắn.

Đi đèo dốc mới thấy giá trị cái hộp số thông minh của Pajero Spost, cứ để nguyên D chạy bình thường như đường bằng, tùy theo gia tốc xe mà hộp số tự điều chỉnh tôia ưu. Chỉ khi dốc quá mới cần rà phanh 1 tý...
Em chưa được thưởng thức cái hộp số thông minh của PS, bác mô tả thực tế cho em tỏ tường với.
Bình thường thì em vưỡn chỉ tin vào tay và chân của em thôi, chưa bao h dám phó mặc cho cái nào có trí "thông minh nhân tạo" cả.
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Cảm ơn bác HuyKien. Cho em hỏi bác hai ý mà em vẫn chưa rõ ạ:
-"Đánh lái chống trôi" là như nào ạ?
-"Qua rồi phải rà khô phanh". Rà khô phanh là làm gì ạ?
Đánh lái chống trôi là ý E muốn nói (không để thẳng lái mà nhiều lái) về phía nào mà lỡ xe có bị trôi dốc thì trôi dạt vào vách núi hoặc nơi an toàn chứ không trôi xuống vực hoặc ra giữa đường. Còn rà phanh làm khô thì buộc phải làm với kiểu phanh dùng tang trống và guốc phanh. Chạy số 2 rà căng chân phanh kêu ken két, một lát sau khô nước phanh sẽ ăn ngọt ngào trở lại. Kính cụ!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,671
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đánh lái chống trôi là ý E muốn nói (không để thẳng lái mà nhiều lái) về phía nào mà lỡ xe có bị trôi dốc thì trôi dạt vào vách núi hoặc nơi an toàn chứ không trôi xuống vực hoặc ra giữa đường. Còn rà phanh làm khô thì buộc phải làm với kiểu phanh dùng tang trống và guốc phanh. Chạy số 2 rà căng chân phanh kêu ken két, một lát sau khô nước phanh sẽ ăn ngọt ngào trở lại. Kính cụ!
Cái này thì nhà em vẫn làm, vụ rà khô phanh em còn làm với cả 2b. Nhưng cụ nói em mới biết từ chuyên môn. Hồi em đi lên đập thủy điện Sông đà, đậu xe ở đầu dốc (chỗ lên đập), dốc đúng 12%, lại dài nữa. Nói dại nó mà trôi một cái thì tới xe tăng cũng nát chứ nói gì 4b. Em vừa đánh lái ngoặt về 1 bên (nếu có trôi là cập vào bờ đá), cài số, kéo phanh tay, sau cùng là tìm 1 hòn đá kê bánh sau. Lúc đó mới thực sự yên tâm lên thăm đập.
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,620
Động cơ
486,460 Mã lực
Nhược điểm của AT đấy! Khó xuống dốc ngọt ngào được! Cứ số 1 gằn thì số 2 vọt lại phải rà P, số 2 gằn thì số 3 vọt! Túm lại AT đổ đèo vẫn phải phanh nhiều. E cài D1 D2 cũng vậy! thử hỏi các bác chạy xe có M và S xem sao? E bó tay rồi. Chào Cụ!!!
Cảm ơn bác với nhưng thông tin bổ ích, mấy hôm trước em đổ đẻo lần đầu tiên cứ nhè D1, gần như không phải phanh, trừ đoạn quá dốc, cua tay áo, em nhá tí phanh trước đó để giảm tốc rồi nhả luôn.
 

hieubf

Xe hơi
Biển số
OF-94382
Ngày cấp bằng
7/5/11
Số km
159
Động cơ
403,170 Mã lực
các cụ đi AT thì chú ý xem có chế độ đổ đèo ko, nó sẽ kiểm soát xe đi chậm, tốc độ ổn định (tuy nhiên với dốc lớn), dốc nhỏ hơn các cụ cố gắng làm chủ tay lái :)
 

atvthanh

Xe tải
Biển số
OF-118788
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
226
Động cơ
386,240 Mã lực
Cám ơn cụ HuyKien. Tóm lại là đi lên bằng số D, đi xuống bằng số 1-2 (bán tự động) tùy độ dốc nhỉ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,671
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn cụ HuyKien. Tóm lại là đi lên bằng số D, đi xuống bằng số 1-2 (bán tự động) tùy độ dốc nhỉ.
Theo em thì cụ cứ lên xuống đều bằng 1 - 2 tùy độ dốc, đó là khuyến cáo trong HDSD cho các xe AT. Bản thân em cũng chạy AT đi một số đèo và thấy như vậy rất chắc chắn.
 

Mr_Che

Xe buýt
Biển số
OF-17746
Ngày cấp bằng
22/6/08
Số km
673
Động cơ
512,715 Mã lực
Nơi ở
FUNS
Website
www.vaidep.com.vn
kinh nghiệm của chủ thớt rất thú vị ợ
p/s: title "Trao đổi bạn Lái..." đọc lướt qua em cứ tưởng "Trao đổi bạn gái... " giật hết cả mìn :D
 
Chỉnh sửa cuối:

hoatra

Xe điện
Biển số
OF-118695
Ngày cấp bằng
30/10/11
Số km
2,806
Động cơ
411,596 Mã lực
Nơi ở
Nơi vẫn ở
Vụ rà phanh thì các pác nào hay chạy qua suối, hoặc xe chạy trong mỏ rất rành, tuy nhiên ít thấy cụ nào đóng góp
 

phucln

Xe hơi
Biển số
OF-122248
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
101
Động cơ
382,200 Mã lực
Bài viết bổ ích quá. Kính cụ.
 

bimbimpro

Xe buýt
Biển số
OF-87554
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
784
Động cơ
415,470 Mã lực
Hôm em phi lên Tam Đảo chơi cũng được nếm mùi leo đốc- đổ đèo rồi. Con Cerato của em có sang số trên vôlăng, lúc xuống dốc em đi số 3, ko hề phải dùng đến chân ga. Đoạn nào xe lao nhanh quá thì về số 2, xong lại lên số. Xuống chân núi dừng kiểm tra không thấy mùi khét ở phanh. Ông anh đi cùng chạy Altis 1.8 AT phanh đỏ rực híc híc
 

vt_hoa

Xe tăng
Biển số
OF-84312
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
1,474
Động cơ
425,119 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Đổ đèo em chạy D2 và D3, rất ít khi chạy D1 vì máy gào nghe xót ruột lắm. Chạy D3 khi nào thấy tốc độ có khả năng vượt kiểm soát thì đẩy về D2 thỉnh thoảng đệm phanh để giảm tốc, dốc 12 độ cũng ít gặp, chú ý theo dõi vòng tua máy để điều chỉnh số cho phù hợp. Đặc biệt phải đi đúng làn, hạn chế tối đa cắt cua để khỏi đấu đầu xe ngược chiều
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top