Những dự đoán đó có vẻ rất mâu thuẫn.
Những mặt hàng kim loại giá trị tụt giá cùng nghĩa nền sản xuất công nghiệp giảm, khi Kinh Tế lùi thì lạm phát sẽ cao.
Vậy cái gì sẽ là ổn định trong hoàn cảnh đó....?
-Kim Loại, Đá quý hay BĐS........Tiền mặt....?
Trong lịch sử thảm họa kinh tế, chỉ có những nhà đầu tư nhỏ bị thiệt còn các nhà Tài Phiệt thường thu lợi với cấp số X.
Vậy nên hãy cứ đứng yên mà thăm dò, tránh rơi vào bẫy.
Em thì học vấn trung cấp hoạn lợn nên hoàn toàn vô học về tài chính. Nhưng khách hoạn lợn của em có mấy những người chiên gia, mà họ lại khoái thổ lộ kiến thức mí em nên em cũng võ vẽ được biết mấy thứ thế này.
Thế giới nó có một cái gọi là khoa học về tài chính, và cuộc tài chính nó phụ thuộc vào mấy nền tảng khoa học chứ không phụ thuộc vào ý chí của gia tộc này hay chính phủ nọ. Kể cả chính phủ Mỹ. Cuộc tài chính càng chẳng phụ thuộc vào đơn vị Đô la như cái nhìn đấu tranh dai cốp chúng mình vẫn được tuyên truyền.
Thời kỳ các cuốc gia còn biệt lập thì vàng là thứ dùng để trao đổi ngoại thương dễ nhất.
Đến khi cuốc tế liu thông thương mại, chế độ bản vị vàng được thống nhất để anh này mặc cả anh kia cho thuận lợi. Mỹ khi ấy đương là cuốc gia có GDP lớn nhất hoàn cầu, lại neo đô la vào với vàng, lại là anh tương đối trung lập nên đô la thành ra được chọn làm đơn vị trao đổi ngoại thương phổ biến. Người Mỹ nhân thể thế chiến 2 các nơi cùng kiệt quệ thì hội nghị luôn cái Bét tần Út, trở thành nhà cái cho mọi trao đổi ngoại thương thế giới. Sô Liên khi đó cũng họp, nhưng thấy lép vế nên không phê chuẩn và rồi đồng Dúp vàng ra đời nhưng không có sức nội tại hỗ trợ thành ra không cơm cháo gì. Nói về vàng, Úc trây li a nếu cần vàng và phải khai thác thì nó là số 1 về nắm giữ vàng. Không phải Nga hay Tàu hay Mỹ.
Rồi đến khi ước lệ Bét tần Út tan vỡ, ta hay được nghe nói đến bê trô đô la hay bản vị dầu mỏ nhưng về bản chất là không giống nhau. Không có một thỏa thuận ngầm hay chính thức nào về trao đổi tiền tệ ngoại thương cuốc tế lấy giá trị dầu mỏ làm đơn vị chung. Thực ra thời kỳ sau 1972, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã thực sự đoạn tuyệt thủ pháp can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, thị trường hoàn toàn tự do theo các quy luật khách quan. Chúng mình Việt Nam thường nghe nhiều đến FED nhưng ít người biết trái tim của FED là một cơ quan có tên là "Ủy ban thị trường mở Liên bang". Lúc này, các đồng tiền cuốc gia và khu vực xác lập giá trị một cách "bình đẳng" theo nghĩa là chính sách tiền tệ cuốc gia tùy thuộc vào sức mạnh nền kinh tế cuốc gia ấy và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương nước ấy. Đồng đô la ngay từ cuối những năm 1970 đã không còn độc tôn trong ngoại thương nữa. Nhưng do sức mạnh kinh tế Mỹ và đặc trưng chính sách tiền tệ độc lập khách quan minh bạch, các cuốc gia khác khi trao đổi ngoại thương với nhau vẫn tự giác lấy đô la Mỹ làm nhiệt kế chuyển đổi. Ngay hiện tại, Trung cuốc mí Nga cứ bảo là không dùng đô la nhưng trao đổi ngoại thương với nhau thì cơ bản tính toán vẫn lấy đô la làm thước rồi quy ngược ra tiền ông nào ông nấy giả. Nếu không thì mặc cả kiểu gì?
Đấy là mấy ý sơ sơ em hóng hớt được thế nào chép nguyên lại như thế. Chiều nay đi hoạn cho ông anh đôi lợn mới động đực, rồi thế nào hóng tiếp em lại biên.