sgb345 nói:
Đường phố trong khu đô thị thuộc về cấp thiết kế khác, thấp hơn (chỉ là cấp thiết kế ≤ 60km/h).
Đường phố đô thị không thuộc cấp đường >60kmh nên sở gtvt không thể dùng biển báo vạch kẻ của loại đường >60kmh để kẻ trong khu đô thị. Đồng thời lái xe không có nghĩa vụ phải tuân thủ các biển báo vạch kẻ sai luật pháp.
Không biết dựa vào đâu mà cụ có kết luận trên. Cần phân biệt rõ khái niệm
"đường có tổc độ <60km/h" là đương thiết kế, xây dựng cho xe chạy tốc độ tối đa là 60km (thường phụ thuộc vào chất lương, độ rộng của đường) với đường
"hạn chế tốc độ <60km/h" là đường cấm chạy quá 60km/h.
Không phải tất cả các đường trong đô thị đều là loại
"đường có tổc độ <60km/h" mà là
đường hạn chế tốc độ <50km/h. Do vậy trong độ thị sẽ có cả vạch kẻ đường cho cả hai loại đường:
"đường có tổc độ <60km/h" vầ
"đường có tổc độ >60km/h".
Điểm khác biệt lớn nhất trong cấp thiết kế giữa đường đô thị và đường cấp cao khác (cao tốc, đường cấp 1, cấp 2, v.v...) là "bán kính cua vòng" và "độ nghiêng mặt đường tại nơi cua vòng" của các loại đường này được quy định khác nhau.
Tại các đường cấp cao hơn, do phương tiện lưu thông với tốc độ rất cao (120, 100, 80, >60km/h) nên quy định bán kính vòng cua rất lớn, độ nghiêng mặt đường cũng rất lớn để tránh trượt xe do lực li tâm tạo ra khi cua.
Đường đô thị không bị ràng buộc bởi các yêu cầu trên. Do tốc độ khai thác ở mức thấp (tối đa 50km/h) nên đường đô thị được phép có những khúc cua với bán kính nhỏ hơn, mặt đường không nghiêng nhiều tại vị trí cua vòng, có nhiều giao cắt đồng mức, có đường cho người đi bộ qua đường, cho xe thô sơ, có hệ thống báo hiệu đường bộ phù hợp tốc độ lưu thông (<=60kmh), v.v...
Còn chất lượng nền đường, mặt đường, chiều rộng mặt đường, sức chịu tải của nền đường thì thông thường sẽ đồng bộ (giống nhau cho cả quốc lộ và đường đô thị, nhiều khi đường đô thị còn rộng hơn) trên toàn tuyến. Chẳng phải cứ đường có cấp thiết kế thấp hơn sẽ có chất lượng thấp hơn, hay cấp thiết kế cao hơn sẽ có chất lượng cao hơn.