Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

ntuynhtb

Xe đạp
Biển số
OF-138008
Ngày cấp bằng
10/4/12
Số km
40
Động cơ
368,000 Mã lực
Cám ơn chia sẻ của chủ thớt. Rất hữu ích
 

Namthantudo02

Xe đạp
Biển số
OF-821309
Ngày cấp bằng
22/10/22
Số km
19
Động cơ
163 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hải Dương
THÊM VÀI NGUYÊN TẮC VÀNG KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG:

1 - Không nên thử phanh xe tải và xe khách:
:^)
Nhiều bác cứ thích giành đường hay chạy chèn qua đầu xe tải, xe khách. Nên lưu ý là các xe đó phanh không ăn lắm, hơn nữa quán tính lại lớn. Tốt hơn hết là cứ cho nó chạy qua rồi mình đi sau.

2 - Đất không chịu trời thì trời chịu đất::)
Khi chạy đường trường nếu các bác chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải, xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ tốn xăng. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ. Nên tốt nhất là các bác cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của các bác nữa.

3 - Không bám đuôi xe to hơn minh khi vượt xe khác:
Nhiều bác chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ đường. Khi xe chạy trước mình vượt xong, láng vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả là sao thì các bác cũng thấy rồi.
Nói chung là khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt. Nhiều khi các bác đang đạp ga vượt lên thì xe phía trước lại láng ra để tránh 1 bác 2B hay một bà xe thồ làm các bác lại phải đạp phanh dúi dụi

4 - Tuyệt đối không vượt ở đoạn đường vòng hoặc đang lên dốc mà sắp đến đỉnh dốc::s
Không vượt ở đoạn đường vòng thì rõ rồi, nhưng nhiều bác tự tin vào tay lái lụa vẫn coi thường. Đang lên dốc cũng vậy, chúng ta không nhìn được các xe phía trước, kể cả cùng chiều và ngược chiều.
(Hình như luật cấm vượt trên đường dốc thì phải, còn đường vòng thì đương nhiên rồi !)


Chú ý:
Khi lái xe các bác còn phải phán đoán cách ứng xử của các phương tiện giao thông cùng đường với mình, như thế thì xử lý mới chủ động được. Nhiều khi phải nhìn qua kính của xe phía trước. Ví dụ thấy một ông 2B chạy cắt mặt ông chạy phía trước thì chắc chắn xe đó phải phanh gấp, các bác cứ chủ động rà phanh trước đi là vừa.

Hai loại tốc độ:
Cái này thì đơn giản, ai cũng biết, nhưng không phải bác tài nào cũng cảm nhận rõ ràng khi cầm lái.
Hai loại tốc độ đó là: Tốc độ chạy thẳng & tốc độ chạy ngang
(Như kiểu phân tích chuyển động thành 2 vector theo trục X&Y ấy)
Thường thì chúng ta chỉ chú ý đến chuyển động chạy thẳng lên phía trước. Nhưng khi tốc độ các phương tiện bằng nhau thì chuyển động sang 2 bên lại giữ vị trí quan trọng. Các bác không để ý là va phải các xe đi cùng chiều ngay. Nên khi chuyển làn đồng tốc thì phải chú ý nhìn gương và chuyển làn từ từ thôi.

Vài kinh nghiệm của bản thân. Bác nào thẩy bổ ích thì cho em xin một ly Vốt Ka nhé ! (b)
E cho bác 20 ly mà không dc! Bác đúng chuẩn công dân gương mẫu !:x
 

hungthao

Xe hơi
Biển số
OF-355217
Ngày cấp bằng
24/2/15
Số km
114
Động cơ
263,103 Mã lực
THÊM VÀI NGUYÊN TẮC VÀNG KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG:

1 - Không nên thử phanh xe tải và xe khách:
:^)
Nhiều bác cứ thích giành đường hay chạy chèn qua đầu xe tải, xe khách. Nên lưu ý là các xe đó phanh không ăn lắm, hơn nữa quán tính lại lớn. Tốt hơn hết là cứ cho nó chạy qua rồi mình đi sau.

2 - Đất không chịu trời thì trời chịu đất::)
Khi chạy đường trường nếu các bác chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải, xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ tốn xăng. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ. Nên tốt nhất là các bác cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của các bác nữa.

3 - Không bám đuôi xe to hơn minh khi vượt xe khác:
Nhiều bác chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ đường. Khi xe chạy trước mình vượt xong, láng vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả là sao thì các bác cũng thấy rồi.
Nói chung là khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt. Nhiều khi các bác đang đạp ga vượt lên thì xe phía trước lại láng ra để tránh 1 bác 2B hay một bà xe thồ làm các bác lại phải đạp phanh dúi dụi

4 - Tuyệt đối không vượt ở đoạn đường vòng hoặc đang lên dốc mà sắp đến đỉnh dốc::s
Không vượt ở đoạn đường vòng thì rõ rồi, nhưng nhiều bác tự tin vào tay lái lụa vẫn coi thường. Đang lên dốc cũng vậy, chúng ta không nhìn được các xe phía trước, kể cả cùng chiều và ngược chiều.
(Hình như luật cấm vượt trên đường dốc thì phải, còn đường vòng thì đương nhiên rồi !)


Chú ý:
Khi lái xe các bác còn phải phán đoán cách ứng xử của các phương tiện giao thông cùng đường với mình, như thế thì xử lý mới chủ động được. Nhiều khi phải nhìn qua kính của xe phía trước. Ví dụ thấy một ông 2B chạy cắt mặt ông chạy phía trước thì chắc chắn xe đó phải phanh gấp, các bác cứ chủ động rà phanh trước đi là vừa.

Hai loại tốc độ:
Cái này thì đơn giản, ai cũng biết, nhưng không phải bác tài nào cũng cảm nhận rõ ràng khi cầm lái.
Hai loại tốc độ đó là: Tốc độ chạy thẳng & tốc độ chạy ngang
(Như kiểu phân tích chuyển động thành 2 vector theo trục X&Y ấy)
Thường thì chúng ta chỉ chú ý đến chuyển động chạy thẳng lên phía trước. Nhưng khi tốc độ các phương tiện bằng nhau thì chuyển động sang 2 bên lại giữ vị trí quan trọng. Các bác không để ý là va phải các xe đi cùng chiều ngay. Nên khi chuyển làn đồng tốc thì phải chú ý nhìn gương và chuyển làn từ từ thôi.

Vài kinh nghiệm của bản thân. Bác nào thẩy bổ ích thì cho em xin một ly Vốt Ka nhé ! (b)
Thích cái Câu số 2 "ĐẤT,..." nhưng mà nhiều lúc bực lắm à b-)
 

tomy.tran

Đi bộ
Biển số
OF-838515
Ngày cấp bằng
11/8/23
Số km
3
Động cơ
0 Mã lực
Em chỉ có 2 quy tắc:
  1. KHÔNG ĐỂ BỊ KHUẤT TẦM NHÌN. Không để mình không nhìn thấy đường trên phạm vi rộng và cũng không tự đưa mình vào vị trí bị khuất (điểm mù) từ bất kỳ vị trí nào có thể gây nguy hiểm. Giảm tốc giãn khoảng cách để tăng tầm nhìn, bất ngờ xuất hiện sau điểm mù thì có khi đang lái chuẩn cũng thành mất lái.
  2. CHỪA LỐI THOÁT HIỂM. Nếu đường còn lối, lấn chiếm mấy cũng không lấn, chiếm hết, xe khác lấn, chiếm kệ họ. Nhiều xe không kiểm soát kịp tốc độ, họ không còn lối thì chấp nhận đâm mình thôi, lên thiên đàng mà ngồi phân bua ai đúng ai sai cũng chả giải quyết gì.
 

laonongvn

Xe đạp
Biển số
OF-300751
Ngày cấp bằng
5/12/13
Số km
17
Động cơ
307,321 Mã lực
MỘT VẤN ĐỀ CÒN NHIỀU TRANH CÃI: Để tay ở đâu trên Vô Lăng ?
Có người nói là vị trí thích hợp nhất là 10 - 3, có người nói là 8 -4, có người bảo 9 -3 là OK nhất !!!!!!!!
(Ai cũng biết rồi nhưng có thể vẫn còn ai đó chưa biết, em xin ghi chú là các vị trí được đề cập là vị trí các con số trên đồng hồ, các bác cứ tưởng tượng vô lăng là cái đồng hồ, trên là 12g, dưới là 6g, trái 9 phải 3).
Vậy thì ai đúng ? Ai sai?
Xin thưa là ai cũng đúng hết !!!!!!!!! :41: Nhưng mà ai cũng chưa đúng *-) :^)
Tại sao?
Xin thưa với các bác là vấn đề không phải là đặt tay lên vị trí nào trên vô lăng mà là các bác sẽ đánh lái như thế nào ? Đó mới là điều quan trọng. Khi các bác trả lời được câu hỏi đó thì câu hỏi để tay ở vị trí nào sẽ tự nhiên được trả lời.

Có một vài vấn đề các bác nên lưu ý:

  1. Vô lăng xe ô tô quay từ vị trí hết lái một bên sang vị trí hết lái bên kia thường là từ 3,5 vòng đến 4,2 vòng. Có nghĩa là từ vị trí cân bằng sang vị trí hết lái một bên khoảng từ 1 vòng rưỡi đến 2 vòng.
  2. Với tốc độ càng cao thì yêu cầu về bán kính cua phải càng lớn => đánh lái càng ít. Trên thực tế thì hầu hết các lái xe chỉ đánh lái chủ yếu là từ 1/4 đến nửa vòng lái. Còn việc đánh lái nhiều vòng chủ yếu là khi đi vào đường hẹp hoặc đỗ xe, lúc đó tốc độ xe rất chậm, rủi ro là chỉ do các bác thiếu quan sát nên quệt vào đâu đó thôi. Với tốc độ trên đường trường là 80km/h thì khoảng đánh lái chỉ còn dưới 1/4 vòng.
  3. Vị trí di chuyển tốt nhất của tay khi nắm trên vô lăng là từ vị trí 9g đến vị trí 1g đối với tay phải và vị trí 3g quay ngược về 11g đối với tay trái.

-----còn tiếp--------------
(Em có chút việc bận roài, lúc khác hầu các bác tiếp)
 

laonongvn

Xe đạp
Biển số
OF-300751
Ngày cấp bằng
5/12/13
Số km
17
Động cơ
307,321 Mã lực
Lái đường trường em toàn để hai tay ở vị trí 5 và 7, có bệ đỡ là 2 đùi. đến đoạn đông chuyển về chuẩn cho nhàn, hi
 

lebachtung

Xe hơi
Biển số
OF-67342
Ngày cấp bằng
29/6/10
Số km
100
Động cơ
433,071 Mã lực
Nơi ở
Quận Ba Đình
Đây là vài kinh nghiệm của bản thân, hy vọng có ích cho ai đó.
Có gì BUỒN CƯỜI xin các bác tài già đừng cười em nhé.

1) Các vị trí quan trọng của xe cần lưu ý:
6 vị trí cơ bản:
4 điểm ở 4 góc xe
2 điểm ở giữa hai bên sườn xe.
4 vị trí cho các kỹ thuật khó: 4 vị trí của 4 bánh xe.

Q&A:

Vị trí điểm giữa mũi xe và đuôi xe tại sao lại không đề cập đến?
Xin thưa với các bác là nếu đã xác định được 4 điểm 4 góc xe thì hai điểm này coi như đã được xác định.

Thế 2 điểm ở hai bên sườn xe thì cũng thế thôi?
Xin thưa với các bác là hơi khác. Em sẽ giải thích ở phần sau. Và thực tế là hai bên sườn xe là những điểm dể bị va quệt khi các bác đi vào những địa hình phức tạp như vào gara đông hoặc vào ngõ hẹp.

2) Xác định 6 vị trí cơ bản như thế nào:
Nói chung là các bác mới tập lái đều bị hiện tượng là căn bị thừa nhiều bên phải. Ra đường trường khi tránh người đi cùng chiều thường lấn đường sang trái rất nhiếu. Khi đỗ vĩa hè thì lại bị cách xa nhiều quá. Đặc biệt là khi ra vào các bãi đỗ xe đông và các gara hẹp thì rất khó khăn.

Theo kinh nghiệm của cá nhân em thì để xác định được 6 vị trí cơ bản thì phải thực hành thôi:
Các bác ra bãi, nếu kiếm được mấy cái cọc nhựa thì tốt nhất (không biết gọi thế có đúng không - Cái mà hay để trên bãi tập để làm mốc ấy). Nếu không thì các bác kiếm một hòn gạch loại có lỗ, hoạc một cái gì đó để làm đế cắm cọc cũng được + một cây cọc nhỏ, rồi lấy vải bọc lại (may một túi vải hình ống để bọc cái cọc lại - Mục đích là để không bị xước xe nếu như bị chà xát vào cọc).
Thực hành thì đơn giản: xác định một vị trí cần thực hành (ví dụ đầu mũi xe bên phải hoặc sườn xe bên phải,.....) rồi tiến, lùi, đánh lái sang trái, sang phải .v.v. để căn vào điểm đó. Ngồi trên xe xác định khoảng cách từ điểm đó đến điểm làm mốc (cọc). Ví dụ xác định khoảng cách là 20cm. Sau đó xuống xe để kiểm tra thực tế. Và cứ làm lại nhiều lần thì các bác sẽ có cảm giác cực kỳ chính xác.
Khi có cảm giác chính xác 6 vị trí cơ bản sẽ làm cho các bác hoàn toàn tự tin khi đi vào những địa hình phức tạp. Hoặc phải quay xe trong bãi xe mà bị vây quanh bởi một số các em xe xịn.

Em xin bổ xung một chút:
Một số bác mới lái không quen cảm giác căn đường bằng gương chiếu hậu. Lý do cũng tương tự thôi, đó là do xác định khoảng cách trong gương hơi khó khi mới tập. Các bác áp dụng phương pháp như trên sẽ có kết quá nhanh chóng.

Còn 4 vị trí của 4 bánh xe thì thực hành cũng gần tương tự. Các bác có thể đặt một viên đá nhỏ, hoặc đơn giản là vạch một vạch trên bãi rồi tập tiến qua, lùi qua. Kỹ thuật này áp dụng khi đi vào những điạ hình đòi hỏi phải đặt vị trí bánh xe chính xác. Đặc biệt là những địa hình Offroad.

Những khoảng cách khác cũng cần chú ý là khoảng sáng gầm xe, khoảng sáng của cản trước và cản sau.
đúng là hay căn phải dư nhiều, cái này là khó thay đổi phết cac bác ạ.
 

Huynb2

Xe hơi
Biển số
OF-560668
Ngày cấp bằng
25/3/18
Số km
122
Động cơ
151,550 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Bình Dương
có bác nào có kinh nghiệm canh chuẩn hơn bên phụ khi đi đường ko ạ
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Cái này chắc đi nhiều. Chứ cá nhân mình thì căn bên phụ nhiều khi vẫn phải cách ra 50cm
Em toàn căn vào điểm giữa xe và nhìn gương phụ so sánh mép bánh sau với lề đường và chướng ngại vật so với lề đường. Tuy nhiên các cụ tài già thì căn nhanh hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top