[ATGT] Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

ltcuc

Xe tải
Biển số
OF-652126
Ngày cấp bằng
15/5/19
Số km
322
Động cơ
111,830 Mã lực
Tuổi
28
Nếu bác đi đường cao tốc thì để 2 tay ở vị trí 7h và 5h là không lo mỏi tay, còn chỗ đông người hoặc vào cua thì 10h15 là chuẩn nhất:30:
Cầm vô lăng hướng 3h với 9h15 là vị trí an toàn cụ ạ
 

nam_72

Xe đạp
Biển số
OF-706464
Ngày cấp bằng
3/11/19
Số km
23
Động cơ
91,607 Mã lực
Mình mấy lần cứ bị lỗi chuyển làn trái trên cao tốc để vượt thì mình thường nhìn hai kiếng bên mà không nhìn kiếng hậu chính nên khi chuyển làn quá sát đầu xe phía sau nên họ bóp kèn cảnh báo.
Lỗi này 1 phần khi học lái ông thầy dạy luôn chỉnh kiếng hậu chính cho ổng xem không bao giờ chỉ học viên nhìn kiếng hậu chính khi chuyển làn. Kính hậu chính luôn biết được khoản cách với xe sau chính xác hơn 2 kính 2 bên. Khi nhìn bằng 2 kính hai bên thì khoảng cách xe sau thấy khá xa nên mình thường nhầm khảng cách an toàn.
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,473
Động cơ
389,435 Mã lực
Mình mấy lần cứ bị lỗi chuyển làn trái trên cao tốc để vượt thì mình thường nhìn hai kiếng bên mà không nhìn kiếng hậu chính nên khi chuyển làn quá sát đầu xe phía sau nên họ bóp kèn cảnh báo.
Lỗi này 1 phần khi học lái ông thầy dạy luôn chỉnh kiếng hậu chính cho ổng xem không bao giờ chỉ học viên nhìn kiếng hậu chính khi chuyển làn. Kính hậu chính luôn biết được khoản cách với xe sau chính xác hơn 2 kính 2 bên. Khi nhìn bằng 2 kính hai bên thì khoảng cách xe sau thấy khá xa nên mình thường nhầm khảng cách an toàn.
em tưởng cụ làm đúng chứ nhỉ??? chuyển làn nhìn kính 2 bên là chuẩn rồi, khoảng cách thực tế có thể gần hơn trên kính, nhưng góc nhìn sẽ rộng hơn, đặc biệt là khi xe ở quá gần và sát ngay thân xe, kính chiếu hậu chính không thể soi được
 

nam_72

Xe đạp
Biển số
OF-706464
Ngày cấp bằng
3/11/19
Số km
23
Động cơ
91,607 Mã lực
em tưởng cụ làm đúng chứ nhỉ??? chuyển làn nhìn kính 2 bên là chuẩn rồi, khoảng cách thực tế có thể gần hơn trên kính, nhưng góc nhìn sẽ rộng hơn, đặc biệt là khi xe ở quá gần và sát ngay thân xe, kính chiếu hậu chính không thể soi được
Thực ra kính giữa mới là kính chính để quan sát phía sau, xưa ô tô chỉ có duy nhất kính hậu trong để quan sát phía sau nên giờ nhiều người vẫn cho đây là kính hậu chính, kính 2 bên là phụ. MÌNH nghĩ nếu chuyển làn cẩn thận chắc phải quan sát 3 kiếng, 2 kính 2 bên thì xác định xác định vị trí còn phải nhìn kính giữa xác định khoản cách nữa mới quyết định chuyển làn.
 

301kmh

Xe hơi
Biển số
OF-716960
Ngày cấp bằng
20/2/20
Số km
196
Động cơ
82,767 Mã lực
bài hay, em đánh dấu đọc dần ạ
 

Leutrong

Đi bộ
Biển số
OF-712539
Ngày cấp bằng
7/1/20
Số km
8
Động cơ
84,972 Mã lực
Tuổi
49
Em xin quay lại chủ đề chính:

Những điều vớ vẩn em nói trên nó liên quan đến "những điều không vớ vẩn" đó là Thói quen của những người tham gia giao thông. Chắc là các cụ đều nhất trí là nếu như mọi người tham gia giao thông cùng có ý thức chấp hành luật (và cả lệ) giao thông và cùng nhường nhịn nhau một chút thì chắc là tình trạng tắc nghẽn giao thông và va chạm trên đường sẽ giảm đi rất nhiều.

Với một số người họ đã quen thuộc với "cách thức" đi lại ở những nơi vắng vẻ, giao thông đơn giản, khi tham gia vào giao thông trên các đường đông đúc thì họ vẫn có "xu hướng ứng xử" như khi đang chạy trên đường vắng vẻ. Ba thói quen "nguy hiểm" nhất của họ là:

- Chỉ chú ý đến phía trước mà không chú ý đến hai bên và phía sau.
- Coi mọi đối tượng cùng tham gia giao thông như là "chướng ngại vật cố định".
- Cứ thấy chỗ nào trống là đi vào, không cần biết có nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm cho người khác hay không. Đặc biệt là không hề có ý thức về làn đường, sẵn sàng chạy cắt ngang đường để rẽ hoặc "chả để làm gì cả".


Ba thói quen này không chỉ là thói quen của các bác vùng sâu vùng xa mà cả các bác vùng nông vùng gần cũng có. Tuy nhiên, em chỉ nói theo "quan điểm thống kê" thôi ạ. Ba thói quen này cực kỳ nguy hiểm, các va chạm trên đường chủ yếu đều do ba nguyên nhân này gây ra.
Những vấn đề cụ thể em sẽ phân tích ở phần sau. Chỉ xin lưu ý các cụ khi chạy trên đường là hết sức chú ý ba điều trên, cả đối với bản thân và "dự đoán xu hướng ứng xử" của những người cùng tham gia giao thông trên đường nữa ạ.
- Cảm ơn cụ Schumacher. Bài cụ viết rất uyên bác và thiết thực cho mọi người khi tham gia giao thông. Kính cụ một ly.
 

Ha CS

Đi bộ
Biển số
OF-720443
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
2
Động cơ
78,020 Mã lực
Tuổi
39
Còn một điều này em viết ra chắc làm một số cụ cười chảy nước mắt. :^)
Ngày trước có đọc một cuốn truyện, trong đó có một câu của một tay đua già khuyên tay đua trẻ:
"Sự dũng cảm sẽ đưa cậu vượt lên trên người khác, nhưng chính sự sợ hãi mới đưa cậu về đến đích !!!!!!!!!"
Khi đọc thì cũng không hiểu lắm, nhưng qua một thời gian cấm lái cũng tương đối mới ngộ ra được ý nghĩa của nó. Nếu cứ "dũng cảm" mà đạp hết ga thì hậu quả là rõ rồi. Nhưng mà cứ rón rén trên đường thì thà cài số lùi mà đi còn hơn, chưa nói là cản trở người khác. Nếu như mỗi khi cầm lái, người lái xe hiểu rằng họ phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa thì có lẽ số TNGT sẽ giảm đi rất nhiều.
Cá nhân em thì mỗi lần cầm lái vẫn cảm thấy hợi sờ sợ, vì có mấy lần không thấy sợ thì đã suýt toi rồi, may mà số vẫn còn hên :21:
Bác nói chuẩn quá ^^ Em moi lại bài lâu lâu của bác, vì em là lái mới.
 

Ha CS

Đi bộ
Biển số
OF-720443
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
2
Động cơ
78,020 Mã lực
Tuổi
39
Bài này em pót ở thớt khác, cóp vào đây cho nó cùng chỗ:

Hiện tượng này nhiều người đã mắc phải rồi, kể cả các bác tài già mà đang đi xe đời okìa đổi sang xe đời mới nhiều chấm hay đang đi xe AT chuyển sang xe MT cũng vẫn nhiều người bị dính như mới tập đi.

Mô tả hiện tượng:
Hiện tượng này được gọi là KẸT GA hay GIẮT GA (không phải là do pedan bị kẹt đâu). Hiện tượng này gặp phải khi các bác đạp ga lúc xuất phát, đặc biệt là khi vào số 1 của xe MT, và nhiều trường hợp khi cài số lùi, xe chồm lên, tự nhiên cơ thể cứng đơ lại không điều khiển được nữa chỉ khi đâm vào đâu mới dừng lại được thôi. Nó gần như bị choáng nhẹ ấy. Nhiều người sau khi xảy sự cố rồi hay lý giải là do cuống đạp nhầm vào chân ga thay vì đạp vào chân phanh, nhưng không phải. Không biết là có bác nào gặp hiện tượng này chưa (kể cả đi 2B cũng hay bị), sau đó khi xuống xe có cảm giác như bị MA LÀM ấy, phải một hồi lâu mới định thần lại được.
Ngày trước em có đọc một tài liệu của bọn mũi lõ nghiên cứu về hiện tượng này, không nhớ chi tiết, nhưng đại khái đây là hiện tượng của thần kinh, không phải bác nào thần kinh vững mà không gặp hiện tượng này đâu nhé!

Hậu quả: phải nói là VÔ CÙNG KHỦNG KHIẾP

Cách phòng tránh:
Cách tốt nhất là phải ĐỐI MẶT với nó .
Cái này là kinh nghiệm của bản thân em, và em cũng đã trao đổi với nhiều bác và em thấy kết quả rất tốt.

THỰC HÀNH: Các bác kiếm một bãi rộng, có một bác tài già ngồi bên cạnh rồi cho xe dừng rồi đạp mạnh ga rồi phanh gấp (vào số 1 với xe MT) khi chạy tiến quen rồi thì chạy lùi cũng vậy: ĐẠP MẠNH GA => PHANH GẤP. Tuy nhiên em xin lưu ý là bài thực hành này rất nguy hiểm, các bác phanh gấp không có nghĩa là đạp chết phanh mà làm sao mình có cảm giác Làm chủ được chiếc xe của mình khi nó đang chồm lên với gia tốc lớn.

MỤC ĐÍCH: Kiểm soát xe khi xe bị chồm lên với gia tốc lớn, không bị giật mình, hay bị choáng khi xe bị giật lên đột ngột.

Ngay bản thân em, tuy đã cầm lái một thời gian dài dài rồi, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải mượn mấy em phân khối lớn để ôn luyện lại cảm giác này.

Vài kinh nghiệm nhỏ, hy vọng có ích cho các bác !!!!
Em cũng mới bị như này khi leo dốc của cổng tòa nhà. Đâm vào đít xe đang đậu mới dừng lại được.
 

XetăngT34

Xe buýt
Biển số
OF-584537
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
762
Động cơ
160,912 Mã lực
Em oánh dấu xem dần. Lái lâu cũng không được chủ quan các cụ nhỉ.
 

xtvtlongx

Xe tải
Biển số
OF-316684
Ngày cấp bằng
21/4/14
Số km
213
Động cơ
295,693 Mã lực
Xin ghi chú là các kinh nghiệm của em ở đây chỉ áp dụng cho các bác chạy bằng B2. Có thể nhiều điều không thích hợp với các loại xe lớn hơn. Mong các bác chỉ giáo thêm.
Kinh nghiệm này đến 2020 vẫn rất hiệu quả nhé bác :))
 

hthanhad

Đi bộ
Biển số
OF-695096
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
2
Động cơ
99,220 Mã lực
Tuổi
48
Em có bài học thực tế khi mới lái xe, các bác mới lái chú ý nhé: Luôn luôn giữ khoảng cách xe trước, xe sau và mình đi xe giỏi nhưng thằng đằng sau mình đi ẩu thì cũng chết.
Em đi trời mưa rất to, đường đông, xe trước đi tốc độ 60km/h giảm ga dần, em cũng giảm ga dần, nhưng chủ quan ko nháy phanh hoặc đè hờ lên phanh (chủ quan là mình dùng ga hợp lý), bất ngờ bị thằng xe tải đằng sau tông một phát, xe em cũng tông thẳng lên thằng đằng trước. Lỗi thì hoàn toàn do thằng xe tải nhưng bản thân thấy rút ra kinh nghiệm là phải giữ khoảng cách với xe sau, nếu nó đi sát quá phải nháy phanh để nó giật mình lùi lại, và cũng nháy phanh để báo có nguy hiểm phía trước.
Trường hợp này bật xi nhan hai bên có ok không các bác
 

boyhanoi724

Xe tăng
Biển số
OF-63693
Ngày cấp bằng
9/5/10
Số km
1,095
Động cơ
443,814 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đê ...... trong lều
Trường hợp này bật xi nhan hai bên có ok không các bác
Cũng đc nhưng chưa chuẩn khi sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm, sự cố trong tình huống này ạ.
Vì đang di chuyển bình thường, chỉ là trời mưa to và do mình sử dụng chân ga tốt, chủ quan ko rà phanh.
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
967
Động cơ
200,700 Mã lực
Mình mấy lần cứ bị lỗi chuyển làn trái trên cao tốc để vượt thì mình thường nhìn hai kiếng bên mà không nhìn kiếng hậu chính nên khi chuyển làn quá sát đầu xe phía sau nên họ bóp kèn cảnh báo.
Lỗi này 1 phần khi học lái ông thầy dạy luôn chỉnh kiếng hậu chính cho ổng xem không bao giờ chỉ học viên nhìn kiếng hậu chính khi chuyển làn. Kính hậu chính luôn biết được khoản cách với xe sau chính xác hơn 2 kính 2 bên. Khi nhìn bằng 2 kính hai bên thì khoảng cách xe sau thấy khá xa nên mình thường nhầm khảng cách an toàn.
Theo em hiểu và cố gắng làm đúng là khi chuyển làn, nhất là trên cao tốc, thì còn nên quay đầu một chút sang phía chuyển để quan sát vì nhiều khi vào điểm mù (em hiểu là ngang vai của mình). Có lần em đang đi, có một xe khác nhập làn của em để vượt, em chủ quan chỉ nhìn gương trái (em vẫn đi thẳng nhé) không thấy gì, nhưng bỗng thấy lù lù bên cạnh. May tốc độ không cao quá. Còn đúng chuẩn nhìn xe sau là phải nhìn gương hậu trong xe. Bản thân gương ngoài cũng có dòng khuyến cáo là khoảng cách thể hiện trong gương không chuẩn so với bên ngoài, tức là xa hơn (vì nó là gương cầu)
 

levanbi

Xe hơi
Biển số
OF-38123
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
158
Động cơ
472,193 Mã lực
cám ơn sự chia sẻ của các cụ. Lái xe là 1 kỹ năng, nên, nó đòi hỏi phải rèn luyện, không thể 1 sớm 1 chiều, không thuê/mua được
 
Biển số
OF-726847
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
18
Động cơ
74,380 Mã lực
Tuổi
30
Đây là vài kinh nghiệm của bản thân, hy vọng có ích cho ai đó.
Có gì BUỒN CƯỜI xin các bác tài già đừng cười em nhé.

1) Các vị trí quan trọng của xe cần lưu ý:
6 vị trí cơ bản:
4 điểm ở 4 góc xe
2 điểm ở giữa hai bên sườn xe.
4 vị trí cho các kỹ thuật khó: 4 vị trí của 4 bánh xe.

Q&A:

Vị trí điểm giữa mũi xe và đuôi xe tại sao lại không đề cập đến?
Xin thưa với các bác là nếu đã xác định được 4 điểm 4 góc xe thì hai điểm này coi như đã được xác định.

Thế 2 điểm ở hai bên sườn xe thì cũng thế thôi?
Xin thưa với các bác là hơi khác. Em sẽ giải thích ở phần sau. Và thực tế là hai bên sườn xe là những điểm dể bị va quệt khi các bác đi vào những địa hình phức tạp như vào gara đông hoặc vào ngõ hẹp.

2) Xác định 6 vị trí cơ bản như thế nào:
Nói chung là các bác mới tập lái đều bị hiện tượng là căn bị thừa nhiều bên phải. Ra đường trường khi tránh người đi cùng chiều thường lấn đường sang trái rất nhiếu. Khi đỗ vĩa hè thì lại bị cách xa nhiều quá. Đặc biệt là khi ra vào các bãi đỗ xe đông và các gara hẹp thì rất khó khăn.

Theo kinh nghiệm của cá nhân em thì để xác định được 6 vị trí cơ bản thì phải thực hành thôi:
Các bác ra bãi, nếu kiếm được mấy cái cọc nhựa thì tốt nhất (không biết gọi thế có đúng không - Cái mà hay để trên bãi tập để làm mốc ấy). Nếu không thì các bác kiếm một hòn gạch loại có lỗ, hoạc một cái gì đó để làm đế cắm cọc cũng được + một cây cọc nhỏ, rồi lấy vải bọc lại (may một túi vải hình ống để bọc cái cọc lại - Mục đích là để không bị xước xe nếu như bị chà xát vào cọc).
Thực hành thì đơn giản: xác định một vị trí cần thực hành (ví dụ đầu mũi xe bên phải hoặc sườn xe bên phải,.....) rồi tiến, lùi, đánh lái sang trái, sang phải .v.v. để căn vào điểm đó. Ngồi trên xe xác định khoảng cách từ điểm đó đến điểm làm mốc (cọc). Ví dụ xác định khoảng cách là 20cm. Sau đó xuống xe để kiểm tra thực tế. Và cứ làm lại nhiều lần thì các bác sẽ có cảm giác cực kỳ chính xác.
Khi có cảm giác chính xác 6 vị trí cơ bản sẽ làm cho các bác hoàn toàn tự tin khi đi vào những địa hình phức tạp. Hoặc phải quay xe trong bãi xe mà bị vây quanh bởi một số các em xe xịn.

Em xin bổ xung một chút:
Một số bác mới lái không quen cảm giác căn đường bằng gương chiếu hậu. Lý do cũng tương tự thôi, đó là do xác định khoảng cách trong gương hơi khó khi mới tập. Các bác áp dụng phương pháp như trên sẽ có kết quá nhanh chóng.

Còn 4 vị trí của 4 bánh xe thì thực hành cũng gần tương tự. Các bác có thể đặt một viên đá nhỏ, hoặc đơn giản là vạch một vạch trên bãi rồi tập tiến qua, lùi qua. Kỹ thuật này áp dụng khi đi vào những điạ hình đòi hỏi phải đặt vị trí bánh xe chính xác. Đặc biệt là những địa hình Offroad.

Những khoảng cách khác cũng cần chú ý là khoảng sáng gầm xe, khoảng sáng của cản trước và cản sau.
E mới lái nên lúc căn thì bên phải e lại bó hơi sát kể cả lúc vượt xe đi cùng chiều :(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top