[ATGT] Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Vụ slow in này chạy ở Việt Nam (trong thành phố có vẻ không ổn) vì mình đang slow in, sẽ có thằng lao nhanh vào cướp đường (bên trái hoặc bên phải). Bò rề rề, chèn vạch, chiếm đường lâu. Theo em nên vào cua với tốc độ bình thường, lấy góc cua rộng, khi sắp cua đệm tí phanh (tùy tốc độ) để giảm bán kính cua, (không bao giờ ga trước và trong khi vào cua), rồi từ từ bò theo đà cho đến khi thẳng lái rồi bắt đầu ga, đi tiếp. Chỉ nên nhấn ga khi đã thẳng lái (tiết kiệm nhiên liệu)
Thưa các bác, đúng là em chưa giải thích kỹ.
Có 2 kỹ thuật vào cua tốc độ cao:

FAST IN - SLOW OUT: Các bác chạy với tốc độ cao vào cua thì gần đến điểm giữa vòng cua sẽ phải đạp phanh vì tốc độ cao quá mà không đệm phanh thì sẽ bị văng ra ngoài, do đó tốc độ khi ra khỏi cua sẽ thấp hơn tốc độ vào cua nên gọi là Fast In - Slow Out.

SLOW IN - FAST OUT: thì ngược lại, các bác vào cua với tốc độ vừa phải, bám cua đều, không cần đệm phanh, đến điểm giữa vòng cua thì tăng tốc nên tốc độ ra khỏi vòng cua sẽ nhanh hơn tốc độ vào của nên gọi là Fast Out.

Còn cái mà bác HollowKnight nói thì em không đề cập đến ở đây. Vì nếu vào cua tốc độ cao rồi mà vẫn còn bị thằng khác lao nhanh hơn chiếm đường thì gọi là ĐUA XE rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
KHI NÀO NÊN BẬT XI NHAN: :^)
Một câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn? Lúc nào rẽ thì bật (thậm chỉ cũng chẳng cần phải bật xi nhan nếu như các bác có tấm lòng hảo tâm với xxx :21: ).
Như em đã nói ở phần trên, giao thông thể hiện rất rõ ràng sự tương quan giữa các phương tiện tham gia giao thông. Có khi một bác đèo con đi học bị muộn giờ, rẽ vội sang đường có thể làm 5 bác 4B xếp thành hình đoàn tàu hỏa. Hôm trước em có gặp một tai nạn hy hữu trên đường Phạm Hùng 2 bác 2B bị kẹp giữa 3 bác 4B.
Túm lại, khi tham gia giao thông? ngoài việc các bác không va quệt vào ai, các bác còn phải thể hiện làm sao để những người tham gia cùng giao thông biết rõ là các bác sẽ đi như thế nào. Nếu không, nhiều khi lại bị oan gia.
Bản thân em nhiều lúc cũng bực mình, bám đít một bác 4B, đến giữa ngã tư mới thấy bác bật xi nhan rẽ, nếu biết trước thì mình đã tránh từ trước rồi, không đến nỗi bị kẹt lại. Nói chung, tùy tình hình đường xá và tốc độ mà các bác xác định khi nào nên bật xi nhan báo cho các phương tiện khác là mình sắp chuyển làn đường. Đi trong phố thì em thường bật trước khoảng 10 đến 20m trước khi rẽ. Còn đường cao tốc thì bật sớm hơn, khoảng vài trăm mét gì đó.
Em hóng hớt thấy có bác nói là trên đường cao tốc ở CHâu Âu, từ chỗ có biển báo có đường rẽ nhánh đến chỗ rẽ là khoảng 3km => không hiểu là mình nên bật xi nhan trước 3km không nhỉ :^) .
Theo em, lúc nào mình bắt đầu chú ý đến đường để chuẩn bị chuyển làn đường thì nên bật xi nhan báo cho những người tham gia cùng mình biết để họ đỡ hôn đít hay cọ sườn vợ hai mình.
 

Mr.BoomBa

Xe tải
Biển số
OF-17522
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
395
Động cơ
510,960 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
KHI NÀO NÊN BẬT XI NHAN: :^)
Một câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn? Lúc nào rẽ thì bật (thậm chỉ cũng chẳng cần phải bật xi nhan nếu như các bác có tấm lòng hảo tâm với xxx :21: ).
Như em đã nói ở phần trên, giao thông thể hiện rất rõ ràng sự tương quan giữa các phương tiện tham gia giao thông. Có khi một bác đèo con đi học bị muộn giờ, rẽ vội sang đường có thể làm 5 bác 4B xếp thành hình đoàn tàu hỏa. Hôm trước em có gặp một tai nạn hy hữu trên đường Phạm Hùng 2 bác 2B bị kẹp giữa 3 bác 4B.
Túm lại, khi tham gia giao thông? ngoài việc các bác không va quệt vào ai, các bác còn phải thể hiện làm sao để những người tham gia cùng giao thông biết rõ là các bác sẽ đi như thế nào. Nếu không, nhiều khi lại bị oan gia.
Bản thân em nhiều lúc cũng bực mình, bám đít một bác 4B, đến giữa ngã tư mới thấy bác bật xi nhan rẽ, nếu biết trước thì mình đã tránh từ trước rồi, không đến nỗi bị kẹt lại. Nói chung, tùy tình hình đường xá và tốc độ mà các bác xác định khi nào nên bật xi nhan báo cho các phương tiện khác là mình sắp chuyển làn đường. Đi trong phố thì em thường bật trước khoảng 10 đến 20m trước khi rẽ. Còn đường cao tốc thì bật sớm hơn, khoảng vài trăm mét gì đó.
Em hóng hớt thấy có bác nói là trên đường cao tốc ở CHâu Âu, từ chỗ có biển báo có đường rẽ nhánh đến chỗ rẽ là khoảng 3km => không hiểu là mình nên bật xi nhan trước 3km không nhỉ :^) .
Theo em, lúc nào mình bắt đầu chú ý đến đường để chuẩn bị chuyển làn đường thì nên bật xi nhan báo cho những người tham gia cùng mình biết để họ đỡ hôn đít hay cọ sườn vợ hai mình.
Vãi linh hồn, 3km cơ à cụ. Em nghĩ chắc không cần dù là châu âu hay châu mỹ. Tỉ như 1 con đường cụ chưa đi bao giờ làm sao biết 3km nữa đến chỗ rẽ. Chẳng lẽ lại lắp biển báo là 3 km nữa đến ngã tư à:))
Thứ 2 là ở bên châu âu, ở đường cao tốc một số nơi còn phân luôn làn đường kiểu như : làn này đi lạng sơn, làn này đi Bắc Ninh, Làn này đi Hải phòng .v.v. Cụ mà đi nhầm làn thì chỉ có cách đi khoảng 100km nữa (tùy từng nơi) mới có chỗ quay đầu xe. Chứ không như mình đi mấy trăm mét đã có chỗ rẽ rồi. Tất nhiên nếu không tiếc $, không sợ bị giữ bằng thì cụ có thể vượt qua vạch liền để chuyển làn:D
Với em, đoạn đường đi chậm thì khoảng 20-30m mới xi nhan, còn đường cao tốc thì khoảng 100m
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Vãi linh hồn, 3km cơ à cụ. Em nghĩ chắc không cần dù là châu âu hay châu mỹ. Tỉ như 1 con đường cụ chưa đi bao giờ làm sao biết 3km nữa đến chỗ rẽ. Chẳng lẽ lại lắp biển báo là 3 km nữa đến ngã tư à:))
Thứ 2 là ở bên châu âu, ở đường cao tốc một số nơi còn phân luôn làn đường kiểu như : làn này đi lạng sơn, làn này đi Bắc Ninh, Làn này đi Hải phòng .v.v. Cụ mà đi nhầm làn thì chỉ có cách đi khoảng 100km nữa (tùy từng nơi) mới có chỗ quay đầu xe. Chứ không như mình đi mấy trăm mét đã có chỗ rẽ rồi. Tất nhiên nếu không tiếc $, không sợ bị giữ bằng thì cụ có thể vượt qua vạch liền để chuyển làn:D
Với em, đoạn đường đi chậm thì khoảng 20-30m mới xi nhan, còn đường cao tốc thì khoảng 100m
Thưa cụ là em hóng hớt thôi. Dưng mà cũng hợp lý. Trên Auto Bahn của Đức thì không hạn chế tốc độ, còn nói chung các đường khác của châu âu ví dụ như Pháp cũng là 130 km/h. Trên các đường cao tốc thì chắc là vài chục km mới có một đoạn rẽ nhánh. Em nghĩ với tốc độ như vậy thì biển báo trước 3 km là hợp lý. Chứ báo gần quá thì lái xe chưa kịp giảm tốc độ đã qua chỗ rẽ mất rồi, lại phải chạy thêm mấy chục km nữa.

Có bác nào đã chạy đường cao tốc ở Châu âu rồi cho anh em biết với !
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Viết theo yêu cầu của bạn Vũ Google:

vugoogle nói:
Anh cho em hỏi : bài tập lái canh làm sao cho hai bánh xe bên phải vô đúng làn đường trong sa hình dùng để áp dụng cho trường hợp thực tế nào vậy anh.
@ Vu Google

Việc căn bên phải thì ai mới tập cũng gặp phải thôi. Bạn nên đọc lại bài đã post của tôi về vấn đề 6 vị trí cần lưu ý của xe.
Xin trao đổi thêm với bạn về việc căn bên phải.
Nói chung, khi lái xe thì yêu cầu người lái phải có cảm giác chính xác về các khoảng cách. Việc xác định khoảng cách dựa vào 4 yếu tố sau:
- Bằng mắt (nhìn trực tiếp; nếu nhìn sau thì quay đầu lại).
- Qua gương chiếu hậu.
- Qua màn hình Camera.
- Qua báo hiệu của các cảm biến.

Vấn đề ở đây là, khi sử dụng những thứ như ở trên thì cảm giác của người lái xe phải chính xác. Sự chính xác thì phải trải qua một quá trình luyện tập mới có được.
Vấn đề của bạn nêu ra phải lưu ý hai điểm:
1) Căn cho xe chạy thẳng theo một đường (có thật hoặc tưởng tượng) đã định trước. Với điểm này thì không cần quan tâm đến bánh xe nằm ở đâu mà chỉ cần quan tâm đến việc xe chạy song song với đường thẳng đó là được rồi.
2) Căn cho vệt bánh xe bên phải chạy đè lên vạch đã cho trước.

Như tôi đã nói ở trên, sự chính xác chỉ có sau một quá trình luyện tập. Bạn phải tập theo hai bước.

B1: Tập chạy song song với một đường thẳng: Bạn chọn một vạch thẳng nào đó, hoặc tự vạch một đưởng thẳng có độ dài đủ lớn (khoảng 4~5m, càng dài thì càng tốt) rồi tập chạy song song với đường thẳng đó. Lúc đầu, khi chạy đến giữa vạch, bạn phải xuống xe và nhìn xem vệt bánh xe và đường thẳng có song song không? Nhớ lại cảm giác nhìn khi ở trên xe và so sánh với thực tế. Dần dần cảm giác của bạn sẽ chính xác. Sau đó bạn chạy qua rồi hãy xuống xe và cũng nhìn vệt bánh xe để so sánh. khi xe đã chạy song song được rồi (tay lái đã thuần, vệt bánh xe thẳng, song song) thì bạn chuyển sang tập bước 2.

B2: Tập căn vệt bánh xe: cũng tập như bước 1, chỉ khác là bạn tập đè bánh bên phải lên vạch => Xuống xe để so sánh thực tế với cảm nhận khi cầm lái => thực hành lại. Tập nhiều lần thì bạn sẽ có cảm giác chính xác thôi.
Ví dụ bạn nghĩ là đã đè lên vạch rồi, nhưng khi xuống xe thấy nó còn cách vạch 20cm chẳng hạn, nói chung là người mới lái xe bao giờ cũng bị căn thừa bên phải, bạn luyện tập nhiều sẽ có cảm giác chính xác thôi.

Lưu ý thêm: việc xác định được chính xác bánh xe (cả bên phải và bên trái) đặt vào điểm nào trên đường là một việc rất quan trọng khi bạn đi vào đường có địa hình phức tạp, hoặc chạy offroad.

Chúc bạn thành công.
 

danin4um

Xe hơi
Biển số
OF-16849
Ngày cấp bằng
30/5/08
Số km
192
Động cơ
510,204 Mã lực
Nơi ở
Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
Thưa cụ là em hóng hớt thôi. Dưng mà cũng hợp lý. Trên Auto Bahn của Đức thì không hạn chế tốc độ, còn nói chung các đường khác của châu âu ví dụ như Pháp cũng là 130 km/h. Trên các đường cao tốc thì chắc là vài chục km mới có một đoạn rẽ nhánh. Em nghĩ với tốc độ như vậy thì biển báo trước 3 km là hợp lý. Chứ báo gần quá thì lái xe chưa kịp giảm tốc độ đã qua chỗ rẽ mất rồi, lại phải chạy thêm mấy chục km nữa.

Có bác nào đã chạy đường cao tốc ở Châu âu rồi cho anh em biết với !
Thưa bác Raft Schumacher :101: em xin bổ sung một tí là bây giờ Đức nó khống chế tốc độ tối đa trên AutoBahn rồi bác ạ (130), ngày trước thì cũng chỉ có 1 đoạn gần Dusendoft (lâu em k viết nên có thể sai chính tả) là được chạy vô tư thôi. Bọn thanh niên mấy nước xung quanh toàn phi xe sang đấy đua, em nghe thế.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Thưa bác Raft Schumacher :101: em xin bổ sung một tí là bây giờ Đức nó khống chế tốc độ tối đa trên AutoBahn rồi bác ạ (130), ngày trước thì cũng chỉ có 1 đoạn gần Dusendoft (lâu em k viết nên có thể sai chính tả) là được chạy vô tư thôi. Bọn thanh niên mấy nước xung quanh toàn phi xe sang đấy đua, em nghe thế.
Nó hạn chế tốc độ roài hả bác. Chán thật, iem đang định phi xe sang đó đua :)
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Cám ơn Bác chủ thơt nhiều nhiều lần.
Giá mà các thày dạy lái xe ở các trung tâm ai cũng nhiệt tình dạy cho học viên được như bác thì tai nạn GT trên đường chắc giảm đáng kẻ.
BÁc nên tham gia dạy lái xe thì tốt cho cả xã hội.
Chúc bác khoẻ, Hạnh phúc.
 

laimaybaydi

Xe đạp
Biển số
OF-13039
Ngày cấp bằng
9/2/08
Số km
41
Động cơ
520,310 Mã lực
đóng góp hay quá, đã votka cho bác
Bác cứ viết từ từ rồi khi nào hệ thống lại thành 1 cái guide để tham khảo. Tham khảo mà đọc mấy trang liền tù tì thì bùn ngủ lém :)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Cám ơn các bác !
Kinh nghiệm của em nó cũng không được hệ thống lắm nên nhớ ra cái gì thì viết cái đó thôi !:)
Em cũng xin chú thích thêm là em chỉ có kinh nghiệm về xe 4 chỗ thôi, nên có thể không phù hợp với các bác chạy xe TO hơn (y)
Tuy nhiên vấn đề em đề cập đến hôm nay lại phù hợp với mọi loại xe, kể cả 2B :69:

CẦU CHƯƠNG DƯƠNG: CÂY CẦU TÌNH YÊU hay KẺ PHÁ HOẠI *-) :^)

CÂY CẦU TÌNH YÊU: Cái này thì em không bình luận jề (l) , nhưng mà vì nó mà các bác lại dính dáng đến phần sau :P

KẺ PHÁ HOẠI: Cái này thì nhiều bác dính roài, nhiều bác bị dính nhưng lại không biết là do nó gây ra. Vấn đề là giải quyết hậu quả (em không muốn nói đến việc giải quyết hậu quả do cái vụ TÌNH YÊU đâu nhé :s ) thì nhiều khi lại làm cho nó nặng thêm lên.
Dài dòng quá, em vào vấn đề chính đây: Do nhu cầu ở phần 1 và các nhu cầu không đề cập đến ở phần 1 mà các bác phải chạy qua cầu Chương Dương, cây cầu này phải thường xuyên sơn lại, nhưng mà nó làm vô trách nhiệm nên công nhân sơn luôn cả xe cộ và người đi đường. Khi các bác sờ lên xe mà thấy nhám nhám hoặc gạt nước thấy có những hạt bám đầy mặt kính mà gạt không đi là XONG ROÀI :'( .
Cách giải quyết: Nếu vừa mới dính xong thì đến hàng rửa xe nó dùng gana hoặc một loại wax nào đó đánh một lượt là hết. Tuy nhiên, cách này làm sơn xe bị mỏng đi. Với xe bị dính sơn cầu lâu thì không đi được. Hơn nứa, nếu bị dính lên kính, nhiều khi bọn rửa xe dùng dao cạo, giấy ráp, hoặc giẻ rửa bát (bằng kim loại) đánh kính làm xước hết cả kính => lại phải đi đánh bóng kính => tốn $

TỐT NHẤT: 3M có một phụ gia chuyên làm sạch xe và kính xe, em không biết tên, trông nó như đất sét ấy. Các bác đến chỗ nào có cái đó, (nếu không tìm được thì đến 87 Láng Hạ - mấy hàng ở đó, kể cả ga-ra của bác Râu Bạc đều có) rồi bảo họ đánh sạch cho. Đảm bảo xe sạch luôn, còn bóng nữa mà không làm hại sơn xe và làm xước kính xe.

Kinh nghiệm nhỏ, hy vọng hữu ích cho các bác.
 

chuvoicon

Xe tăng
Biển số
OF-11664
Ngày cấp bằng
20/11/07
Số km
1,255
Động cơ
540,129 Mã lực
Bro ơi,
Liệu theo Bro có nên mua 1 cái tay lái chơi điện tử + 1 game lái xe ngon ngon (kiểu đua xe) để tập cảm giác không ạ,
Có gì các bác đề xuất nên dùng game và tay lái nào để tập ảo nhé
 

Cuong_moico

Xe đạp
Biển số
OF-9769
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
44
Động cơ
534,850 Mã lực
Những kinh nghiệm dành cho lái xe

Dưới đấy là những kinh nghiệm và một số kỹ năng lái xe trong những trường hợp cụ thể. Những lái xe dầy dạn nhất đôi khi cũng cần tham khảo những kinh nghiệm này.

KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

1. Lái xe trên đường đèo dốc:

Kiểm tra xe cẩn thận trước khi lên và xuống đèo: Nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, cácđăng, xem có đủ chèn lốp không. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển báo, gương cầu. Cẩn thận với các khúc cua, con dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, phải đi đúng phần đường. Luôn nhớ, hầu hết các vụ tai nạn thảm khốc là khi đang xuống đèo, nếu phát hiện hỏng phanh: Bình tĩnh và tỉnh táo, tìm cách giảm tốc bằng động cơ, dồnsố, đừng bao giờ tắt máy. Nếu không hiệu quả thì thông báo cho mọi người biết ngay để có thể tự nhẩy khỏi xe. Bật toàn bộ đèn và bóp còi ra hiệu sự cố, quan sát các biển báo đường lánh nạn hoặc địa hình thuận lợi để đưa xe vào giảm tốc. Khi không điều khiển được xe phải nhanh chóng rời xe ngay, đừng luyến tiếc tài sản.
2. Lái xe khi mưa - gió:

Khi có cơn mưa bạn phải bật đèn, giảm tốc độ, lái cẩn thận khi có giông bụi, phải tránh xa môtô xe đạp. Che đậy lại hàng hoá, Ktra các cửa. Đường mới ướt sẽ trơn hơn nên phải xử lý phanh, lái, xi nhan sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn với xe cùng chiều, dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất. Nếu mưa to, đừng bao giờ chạy quá 90 Km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, nhớ giữ lái, giảm ga, tuyệt đối không phanh. Đừng cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch hướng đáng kể. Xe bạn dễ trượt hơn khi lốp mòn nhiều hoặc bị đất bám kín rãnh hoa lốp. Nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường. Nên chú ý đến phanh, khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở lại. Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập. Nếu phải lái thì đi với tốc độ chậm, nếu xe bị lắc lư thì cố giữ lái thẳng, nếu gặp các xe tải, xe khách lớn thì tránh ra xa và giữ lái chắc vì luồng khí xoáy sau những chiếc xe này rất nguy hiểm. Nếu đi ngược chiều gió thì phải xử lý nhanh hơn. Nếu đi cùng chiều gió thì chạy chậm hơn và phanh sớm hơn. Thận trọng giảm tốc khi vào cua vì rất dễ bị nghiêng.

3. Lái xe đêm:

Chạy xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày, tầm nhìn bị thu hẹp rất nhiều, nhất là trên đường thiếu đèn cao áp hoặc đường quê. Khi trời nhá nhem nhớ bật đèn đăng-téc và giảm tốc, bỏ kính râm, khi trời tối thì bật đèn phù hợp, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh, vượt, gặp xe ngược chiều. Không đi nếu đèn không đảm bảo. Luôn nhìn vào đường chân của bóng tối trên nền

đường, khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt, đừng nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn pha để quan sát đường (Khắc phục khoảng mù của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn đăng téc và xi nhan đi thẳng.

4. Lái xe khi bị nắng chói:

Thường gặp khi sáng sớm hoặc chiều muộn. Lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn nắng. Nếu xe ngược chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xinhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị hạn chế.

5. Lái xe trong sương mù:

Lời khuyên tốt nhất là đừng lái, nếu phải lái thì nên bật cả đèn cốt, đăng téc, đèn sương mù, xinhan đi thẳng. Nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn đi với tốc độ chậm, không dùng radio, điện thoại; dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất, dù rất vội cũng không nên vượt. Đừng dừng xe, nếu xe bị hỏng thì cố gắng đưa xe vào bên phải lề đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm, chỉ đến khi trời quang hãy sửa xe. Chú ý với những quãng đường sương mù hoặc khói xuất hiện theo từng đoạn cách nhau, phải giảm tốc ngay vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong đám mù là chướng ngại vật, người đi bộ hoặc hướng đi thay đổi, đáng sợ nhất là một vụ tai nạn đã nằm đó từ trước.
 

Piaget

Xe hơi
Biển số
OF-17568
Ngày cấp bằng
18/6/08
Số km
181
Động cơ
508,660 Mã lực
Cảm ơn bác về những thông tin bổ ích, nhưng nếu bác cho biết thêm về kinh nghiệm lái xe AT khi lên xuống dốc đèo nữa thì tốt hơn ạ. Xin mời rượu bác
 

Cuong_moico

Xe đạp
Biển số
OF-9769
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
44
Động cơ
534,850 Mã lực
Cảm ơn bác về những thông tin bổ ích, nhưng nếu bác cho biết thêm về kinh nghiệm lái xe AT khi lên xuống dốc đèo nữa thì tốt hơn ạ. Xin mời rượu bác
Bác Piaget yên tâm! Tôi sẽ cố gắng viết tặng riêng bác một bài về kinh nghiệm lái xe khi lên đèo, xuống dốc mà tôi đã trải qua. Để tôi nhớ lại các tình huống đã nhé! Tôi thì đi đèo dốc nhiều rồi. Nhưng gần đây nhất, hôm 30/4 vừa qua, tôi đi du lịch ở núi Bà Nà (Đà Nẵng). Chạy xe Ford Transit lên đỉnh núi cao 1.473m, khi xuống dưới an toàn, tôi mới biết là mình còn sống. Tôi ko biết uống rượu, chỉ thích cafe (c) thôi. Cám ơn bác!
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,846
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
đường Bà Nà hồi em đi rất tốt, mỗi tội hơi ngoằn ngèo tí
 

luclo233

Xe buýt
Biển số
OF-18936
Ngày cấp bằng
22/7/08
Số km
840
Động cơ
511,830 Mã lực
Nơi ở
Bên người tôi yêu
Cám ơn Bác đã đưa ra một số kinh nghiệm đi đường này, nhưng em xin phân tích để hỏi lại Bác một số điều sau:

KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

1. Lái xe trên đường đèo dốc: Hình như cái này chỉ dành cho mấy ông xe tải thời trước "áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, cácđăng, xem có đủ chèn lốp không. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh" mà theo em biết thì trên of này toàn Bác sử dụng xe du lịch đời mới thì làm gì có đồng hồ áp suất dầu và áp suất hơi và mấy Bác chuyên offdoad cũng chưa chắc có để trên xe đấy là chèn lốp..và thêm cái vụ mất phanh thì chắc...không còn nhiều trừ mấy ông xe cccp cũ.
2. Lái xe khi mưa - gió:
và cái này cũng dành cho xe tải nhiều hơn
" Khi có cơn mưa bạn phải bật đèn, giảm tốc độ, lái cẩn thận khi có giông bụi, phải tránh xa môtô xe đạp. Che đậy lại hàng hoá, Ktra các cửa"
Còn mấy cái này em không hiểu "Nếu mưa to, đừng bao giờ chạy quá 90 Km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, nhớ giữ lái, giảm ga" thế có ai chạy được đến tốc độ này khi trời mưa to không vì rất bị hạn chế tầm nhìn và cái này nữa<< tuyệt đối không phanh>>thế dùng cái gi?và lại đây< Nên chú ý đến phanh>." Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập" vậy Bác phải cho mọi người biết nên tìm điểm dừng ở đâu nếu đang đi trên đường trường và trong phố thì chổ nào vì phố nào cũng nhiều cây và dây điện?

3. Lái xe đêm: Cái cũng được nhưng ít quá với mọi người thế nào chứ em lại chỉ thích chạy đêm mới hay chứ, nhất là đi một mình. Nhưng em thắc mắc là đấy là đi QL cấp 1,2,3,4 đồng bằng thôi nếu phải đi cấp 4 miền núi: không vạch vôi, không cọc tiêu đường thì căn bằng gì?

"mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái"

4. Lái xe khi bị nắng chói: cái em ít biết nên không dám ý kiến, vì em toàn chạy đêm.

5. Lái xe trong sương mù:
" Lời khuyên tốt nhất là đừng lái, nếu phải lái thì nên bật cả đèn cốt, đăng téc, đèn sương mù, xinhan đi thẳng" cái này thì đúng nhưng ít quá. Còn những cái ý này cũng đúng nhưng ít quá<Nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn đi với tốc độ chậm> bác biết không khi có mù là có mưa vậy bám theo bùn đất bắn đầy kính mà nước rửa kính hết rồi thì tầm nhìn càng hạn chế vậy trong trường hợp này sử lý thế nào? em hỏi vì em rất hay gặp thường xuyên.:102::102::^)
 

Nook

Xe buýt
Biển số
OF-14992
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
839
Động cơ
514,583 Mã lực
Nhớ lại thời kỳ em đi xe khách vào đà nẵng qua đèo Hải Vân bác phụ cứ phải cầm cái chèn lốp bám ở cửa sau xe để nếu xe có tụt dốc thì chèn luôn vào bánh .Mọi người không dám ngủ lúc đi qua đèo .Hết đèo mọi người mới dám thở :):).

@Luclo : Bác chủ topic muốn nêu ra các phương pháp cho tổng hợp cho mọi loại xe từ xe đời mới nhất cho đến các loại xe sắp hết hạn lưu hành thôi.
Nếu phải nêu lên chi tiết cho từng loại phương tiện thì phải chục trang mất.

@piaget: Bác Cường không biết uống ruộu thì bác cho em. Em uống hộ bác ấy.Đang khát.(b)(b)
 

Cuong_moico

Xe đạp
Biển số
OF-9769
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
44
Động cơ
534,850 Mã lực
Cám ơn Bác đã đưa ra một số kinh nghiệm đi đường này, nhưng em xin phân tích để hỏi lại Bác một số điều sau:

KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

1. Lái xe trên đường đèo dốc: Hình như cái này chỉ dành cho mấy ông xe tải thời trước "áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, cácđăng, xem có đủ chèn lốp không. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh" mà theo em biết thì trên of này toàn Bác sử dụng xe du lịch đời mới thì làm gì có đồng hồ áp suất dầu và áp suất hơi và mấy Bác chuyên offdoad cũng chưa chắc có để trên xe đấy là chèn lốp..và thêm cái vụ mất phanh thì chắc...không còn nhiều trừ mấy ông xe cccp cũ.
2. Lái xe khi mưa - gió:
và cái này cũng dành cho xe tải nhiều hơn
" Khi có cơn mưa bạn phải bật đèn, giảm tốc độ, lái cẩn thận khi có giông bụi, phải tránh xa môtô xe đạp. Che đậy lại hàng hoá, Ktra các cửa"
Còn mấy cái này em không hiểu "Nếu mưa to, đừng bao giờ chạy quá 90 Km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, nhớ giữ lái, giảm ga" thế có ai chạy được đến tốc độ này khi trời mưa to không vì rất bị hạn chế tầm nhìn và cái này nữa<< tuyệt đối không phanh>>thế dùng cái gi?và lại đây< Nên chú ý đến phanh>." Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập" vậy Bác phải cho mọi người biết nên tìm điểm dừng ở đâu nếu đang đi trên đường trường và trong phố thì chổ nào vì phố nào cũng nhiều cây và dây điện?

3. Lái xe đêm: Cái cũng được nhưng ít quá với mọi người thế nào chứ em lại chỉ thích chạy đêm mới hay chứ, nhất là đi một mình. Nhưng em thắc mắc là đấy là đi QL cấp 1,2,3,4 đồng bằng thôi nếu phải đi cấp 4 miền núi: không vạch vôi, không cọc tiêu đường thì căn bằng gì?

"mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái"

4. Lái xe khi bị nắng chói: cái em ít biết nên không dám ý kiến, vì em toàn chạy đêm.

5. Lái xe trong sương mù:
" Lời khuyên tốt nhất là đừng lái, nếu phải lái thì nên bật cả đèn cốt, đăng téc, đèn sương mù, xinhan đi thẳng" cái này thì đúng nhưng ít quá. Còn những cái ý này cũng đúng nhưng ít quá<Nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn đi với tốc độ chậm> bác biết không khi có mù là có mưa vậy bám theo bùn đất bắn đầy kính mà nước rửa kính hết rồi thì tầm nhìn càng hạn chế vậy trong trường hợp này sử lý thế nào? em hỏi vì em rất hay gặp thường xuyên.:102::102::^)
Bác luclo233 ah! Em cũng đã trải qua nhiều xe lắm rồi, em và mấy anh em trong cơ quan hay ngồi tán gẫu và em cũng đúc kết cho các đời xe đó.Có gì sai, bác chỉ dùm nhé!:41:
 

Cuong_moico

Xe đạp
Biển số
OF-9769
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
44
Động cơ
534,850 Mã lực
Nhớ lại thời kỳ em đi xe khách vào đà nẵng qua đèo Hải Vân bác phụ cứ phải cầm cái chèn lốp bám ở cửa sau xe để nếu xe có tụt dốc thì chèn luôn vào bánh .Mọi người không dám ngủ lúc đi qua đèo .Hết đèo mọi người mới dám thở :):).

@Luclo : Bác chủ topic muốn nêu ra các phương pháp cho tổng hợp cho mọi loại xe từ xe đời mới nhất cho đến các loại xe sắp hết hạn lưu hành thôi.
Nếu phải nêu lên chi tiết cho từng loại phương tiện thì phải chục trang mất.

@piaget: Bác Cường không biết uống ruộu thì bác cho em. Em uống hộ bác ấy.Đang khát.(b)(b)
Đang khát thì phải uống bia chứ bác Nook..!..?Rượu để lúc nào nghỉ ngơi, k còn lái xe nưa hãy uống nha! Nếu được như vậy, em mới nhường rượu của em cho bác. Chúc bác vui!:21:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top