[ATGT] Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

htm76us

Xe tải
Biển số
OF-17145
Ngày cấp bằng
7/6/08
Số km
372
Động cơ
511,690 Mã lực
Nơi ở
Någonstans i jorden
nói chung là em thấy đi đường nhường nhịn nhau một chút là OK liền. Nhưng nhiều khi không thể không bực mình với bọn đi 2B. Mặc dù mình cũng đã và vẫn đang sử dụng 2B
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,433
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Em mắc 1 cái tật là thấy váy ngắn, 2 dây chân dài là kiểu gì cũng phải lườm 1 cái :21:
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
KINH NGHIỆM NHÌN ĐƯỜNG
Nói theo kiểu BÁC HỌC là Cách quan sát tình trạng giao thông trên đường, nhưng mà em cư nôm na thôi :)
Thực tế là có một em váy ngắn, chân dài, lại mặc áo hai dây đi dạo mát trên đường thì sẽ dễ gây ra tai nạn giao thông trên đường. Vì sao ? Vì khi đó một số bác mải so sánh xem là em đó so với em ngồi với mình hôm qua ở NHẤT THỐNG (ví dụ thế :69: ) có NGON hơn không nhỉ:^) nhưng quên mất là có một bà xe thồ đang lấn đường... và hậu quả là các bác phải ra chợ Bưởi (chắc thế :P ) mà mua đền bà ta hai cái sọt.

Kinh nghiệm nhìn đường là phải nhìn nó như một bức tranh tổng thể (có vẻ hơi nghệ sỹ :) ). Nói chung là giao thông trên đường thể hiện quan hệ tương tác rõ ràng nhất. Mọi hành vi của một cá nhân sẽ ảnh hưởng rõ ràng đến mọi người cùng tham gia giao thông.
Em lại lan man rồi. :))
Túm lại là khi tham gia giao thông, nên quan sát mọi người tham gia giao thông như một yếu tố (có vẻ hơi màu mè - nhưng em chẳng biết dùng từ nào) trong một tổng thể. Điều quan trọng là phải phán đoán các hành vi của đối tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến tổng thể và đưa ra cách ứng xử phù hợp.
Em thậm chí nhiều khi đi đối diện với người quen còn không nhận ra (bởi vì mình đâu có để ý nhìn xem người đó là ai đâu :)) ) nên đôi khi cũng bị trách là COI KHINH bạn bè :'(
----Hôm khác hầu các bác tiếp vậy, em lại bận rồi ----------
Em tiếp đây ạ !

Việc phán đoán các tình huống trên đường là điều cực kỳ quan trọng đặc biệt là khi chạy đường trường với tốc độ cao. Nên việc quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng giao thông là cực kỳ quan trọng. Như em đã nói ở trên, giao thông trên đường thể hiện một cách rõ ràng quan hệ tương tác giữa các yếu tố. Ví dụ như các bác thấy một bác 2B đang chạy đến gần một ổ voi hay một vũng nước thì kiểu gì bác 2B đó cũng láng ra (thường là như thế) để tránh. Do đó, các bác phải rà phanh là vừa.

Một số trường hợp cần chú ý:

Xe tải, xe khách đỗ trên đường: Sắp có một bác bước từ phía trong ra đấy!!!
Ngõ đâm ra đường: Chắc chắn có một bác 2B phi vọt từ trong ra mà không thèm nhìn đường đâu!!!
Chạy đêm: Khi tránh xe ngược chiều thì phải chuyển về đèn cốt. Các bác chú ý là khi đó tầm nhìn chỉ khoảng 20 đến 30m thôi (trong trường hợp không có đèn đường). Nhiều trường hợp khi bật pha lên thì đã thấy lù lù một bà xe thồ ngay trước mặt hay một đôi anh chị đang tý tởn đèo nhau xe đạp chạy ngang đường. Với tốc độ ô tô khoảng 50km/h thì khoảng cách phanh (đạp chết luôn) thì cũng phải mất 15m xe mới dừng được. Nên các bác phải đặc biệt lưu ý khi bật xuống đèn cốt thì phải giảm tốc độ xuống dưới 50km/h, trừ trường hợp mình đã nhìn kỹ đường (nhưng mà ít ai dám nói là nhìn kỹ lắm)
Với một số bác chưa quen chạy đêm thì nên chạy sau 1 bác 4 chỗ, cách khoảng 50 ~ 100m (tùy tốc độ) để bác đó soi đường cho mà chạy. Em lúc nào mệt cũng hay áp dụng cách này cho đỡ căng thẳng.:69:
 

31A-3333

Xe đạp
Biển số
OF-17578
Ngày cấp bằng
19/6/08
Số km
12
Động cơ
507,020 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Số 16 phố Huỳnh Thúc kháng, HN
KINH NGHIỆM NHÌN ĐƯỜNG
Nói theo kiểu BÁC HỌC là Cách quan sát tình trạng giao thông trên đường, nhưng mà em cư nôm na thôi :)
Thực tế là có một em váy ngắn, chân dài, lại mặc áo hai dây đi dạo mát trên đường thì sẽ dễ gây ra tai nạn giao thông trên đường. Vì sao ? Vì khi đó một số bác mải so sánh xem là em đó so với em ngồi với mình hôm qua ở NHẤT THỐNG (ví dụ thế :69: ) có NGON hơn không nhỉ:^) nhưng quên mất là có một bà xe thồ đang lấn đường... và hậu quả là các bác phải ra chợ Bưởi (chắc thế :P ) mà mua đền bà ta hai cái sọt.

Kinh nghiệm nhìn đường là phải nhìn nó như một bức tranh tổng thể (có vẻ hơi nghệ sỹ :) ). Nói chung là giao thông trên đường thể hiện quan hệ tương tác rõ ràng nhất. Mọi hành vi của một cá nhân sẽ ảnh hưởng rõ ràng đến mọi người cùng tham gia giao thông.
Em lại lan man rồi. :))
Túm lại là khi tham gia giao thông, nên quan sát mọi người tham gia giao thông như một yếu tố (có vẻ hơi màu mè - nhưng em chẳng biết dùng từ nào) trong một tổng thể. Điều quan trọng là phải phán đoán các hành vi của đối tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến tổng thể và đưa ra cách ứng xử phù hợp.
Em thậm chí nhiều khi đi đối diện với người quen còn không nhận ra (bởi vì mình đâu có để ý nhìn xem người đó là ai đâu :)) ) nên đôi khi cũng bị trách là COI KHINH bạn bè :'(
----Hôm khác hầu các bác tiếp vậy, em lại bận rồi ----------
Bác bị đái dắt hay sao thế, em ít kinh nghiệm nên đọc bài bác pót thấy hữu ích nhưng thỉnh thoảng bác lại mới phọt ra làm em sốt ruột quá.Thanks bác nhiều
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Vài lưu ý nữa đây:

Không nên chạy giữa hai xe tải, xe khách: Vì sẽ dễ bị dồn toa lắm. Trong trường hợp không tránh được phải chạy vào giữa thì các bác nên cách xa xe phía trước ra xa xa một chút. Trong trường hợp xe phía trước phanh gấp thì các bác còn thời gian để nháy đèn phanh cho xe phía sau. Nếu chạy sát quá thì khi xe phía trước phanh gấp, các bác cũng phải phanh gấp theo, nhưng xe phía sau nó cũng chạy sát đít bác thì không phanh kịp đâu. Bị dồn toa là cái chắc. Cái này em xin nêu rõ trong phần HIỆU ỨNG LÒ XO ở phía sau.

Khi lên dốc, không nên bám sát mông xe tải, xe khách: Cũng tương tự như trên thôi. Đặc biệt lưu ý là các xe chở nặng. Xe tải, xe khách đang dừng trên dốc, khi bắt đầu vào số nhiều khi hay bị trôi lùi một ít. Ông anh em ở dốc Vĩnh Tuy bị một xe tải chở nặng mất phanh trôi lùi chèn qua xe luôn, may mà còn chạy ra kịp. (vụ này báo chí cũng đã đăng rồi).

HIỆU ỨNG LÒ XO (hay còn gọi là HIỆU ỨNG DÂY CAO SU):

Khi ta kéo một đầu của lò xo (hay sợi cao su) thì các phần sẽ không chuyển động đồng thời với nhau, phần đầu bị kéo sẽ chuyển động trước rồi kéo theo các phần phía sau. Khi đang chuyển động, nếu ta dừng phần đầu của lò xo lại thì các phần phía sau không dừng lại ngay mà nó sẽ dồn lại với nhau rồi mới dừng lại.
Giao thông trên đường cũng tương tự như vậy. Các bác lưu ý hiệu ứng này, đặc biệt là các xe trên đường có quán tính không giống nhau (chưa nói là tình trạng kỹ thuật tốt xấu khác nhau) ví dụ hai xe có cùng quán tính cùng đạp chết phanh thì sẽ không va chạm vào nhau, nhưng một xe 4 chỗ chạy trước, xe tải chạy sau cùng đạp chết phanh, nếu khoảng cách an toàn không đủ thì 100% xe tải sẽ đâm vào xe con vì quán tính xe tải lớn hơn nên khoảng cách phanh lớn hơn.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Bác bị đái dắt hay sao thế, em ít kinh nghiệm nên đọc bài bác pót thấy hữu ích nhưng thỉnh thoảng bác lại mới phọt ra làm em sốt ruột quá.Thanks bác nhiều
Cám ơn các bác đã động viên !!!
Thứ nhất là em cũng bận, nhiều khi định lên hầu chuyện các bác thì lại có việc phải làm. Thứ hai là các kinh nghiệm của em cũng không được hệ thống lắm nên hôm nào nghĩ ra cái gì thì đưa lên hầu các bác cái đó.
Mong các bác ủng hộ em vài ly vot ka (b) để em kiếm con 4B đi theo hầu các bác !
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Phần tiếp theo sẽ hầu các bác:
Tầm quan trọng của việc xác định bánh chủ động
Vấn đề vào cua tốc độ cao

(em viết lên đây cho nó nhớ, không lại quên mất)
---------Sẽ hầu các bác sau------------
Giờ phải đi làm mấy ly vốt ka của mấy bác hảo tâm ban tặng đã (b)(b)(b)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH BÁNH CHỦ ĐỘNG: Cầu trước FWD hay Cầu sau RWD
Nhiều người lái xe hầu như không quan tâm đến vấn đề này. Trong hầu hết các trường hợp thì việc bánh chủ động là bánh trước hay bánh sau không quan trọng lắm. Đặc biệt là khi chạy trong thành phố. Tuy nhiên trong một số trương hợp đặc biệt, việc biết rõ chiếc xe mình đang cầm lái bánh chủ động là bánh trước (FWD) hay bánh sau (RWD) là cực kỳ quan trọng. Còn với các xe 4WD hay AWD thì không nói làm gì.
Một kinh nghiệm thực tế: Một lần em đi dự một đám cưới, đoàn xe phải đỗ ở trên một đoạn đê hẹp, nhìn không thấy chỗ nào quay đầu, các bác tài đang định chạy lên một đoạn để tìm chỗ quay đầu xe thì thấy một bác xe 12 chỗ quay đầu bằng cách đâm đầu xuống thân đê rồi lùi lên. (Xin nói thêm là tối hôm trước trời mưa nên đường rất trơn, đặc biệt là hai bên thân đê toàn cỏ nên lại càng trơn). Các bác tài thấy vậy liền bắt chước luôn, 4,5 bác 4chỗ cũng đâm đầu xuống thân đê để quay đầu, nhưng khi đâm đầu xuống rồi thì không tài nào lùi lên được nữa. Kết quả là các bác phải xúm lại đẩy từng chiếc lên và toàn bộ các bác lái xe hôm đó chở đám cưới với một bộ quần áo nhuộm bùn đất. Bác tài xe 12 chỗ cũng phải đẩy giúp, vừa đẩy vừa "Chửi": "Sao chúng mày ngu thế (xin lỗi các bác, em chỉ trích dẫn thôi) xe tao bánh chủ động là bánh sau, tao đâm đầu xuống thì bánh sau vẫn còn trên mặt đê mới lùi lên được, còn chúng mày 4chỗ bánh chủ động là bánh trước thì phải lùi xuống quay đầu thì mới lên được chứ,....". Đó là lần đầu tiên em có ý thức về việc xác định xem bánh chủ động của xe mình là bánh trước hay bánh sau.

Một vấn đề lưu ý: Đó là bộ vi sai của xe (cơ cấu cụ thể thì em cũng không ngâm cứu) tác dụng của nó là khi một bánh xe nào đó mà lực tác động từ mặt đường nhỏ hơn bên kia thì nó xẽ quay nhanh hơn. Cơ cấu này làm cho việc vào cua dễ dàng hơn vì khi vào cua thì bánh xe phía ngoài sẽ phải đi một quãng đường dài hơn nên phải quay nhanh hơn, Nếu hai bánh quay cùng tốc độ thì việc vào cua sẽ khó khăn. Bác nào đã đi xe mà có cài cầu (chính xác là khóa vi sai, phải xuống vặn bằng tay ở đầu trục láp bánh xe - chứ không phải cài cầu trước - sau bằng tay cài cầu ở gần cần số), khi cài khóa cầu rồi sẽ cảm nhận được tay lái cứng như thế nào. Tuy nhiên, cơ cấu vi sai nó cũng có nhược điểm là khi lực tác động lên một bánh quá nhỏ thì hầu như bánh xe bên kia không quay nữa, do đó sẽ gây ra hiện tượng Ba-ti-nê (em không biết viết như thế nào :) ).

Phần này em hóng hớt một chút, nó không phải là kinh nghiệm của em, nhưng nó lại liên quan đến phần sau, nên em cứ nêu ra, các bác đừng cười nhé.

Kỹ thuật Drift:(Hoành tá tràng chưa :)) ) nói vậy thôi chứ em không đi vào kỹ thuật drift mà chỉ đề cập đến phần liên quan đến đoạn em sắp nói thôi.
Muốn Drift thì điều kiên tiên quyết là phải xe dẫn động cầu sau và phải sử dụng số sàn. (Vì số tự động do đã cài đặt sẵn tỷ số sang số - Gear Ratio -do đó không chạy Over Power (nôm na là ép ga) được). Muốn chạy drift thì bánh xe phải quay nhanh hơn vòng quay cần thiết, nghĩa là nó phải trượt trên đường và hai bánh xe phải quay đồng tốc. Muốn hai bánh xe quay đồng tốc thì lại phải triệt tiêu tác dụng của cơ cấu vi sai. Để làm được điều đó thì phải làm cho lực tác dụng lên hai bánh xe gần như bằng nhau, các tay lái drift đều thực hiện bằng cách dùng phanh tay, nghĩa là kéo phanh tay khi đó lực tác động lên hai bánh sau chủ yếu là do phanh tay, lực tác động từ mặt đường sẽ nhỏ hơn nhiều lực của phanh tay, vì vậy lực tác động lên hai bánh xe sẽ cân bằng.

Còn đây mới là kinh nghiệm của em:
Sử dụng kỹ thuật Drift để chống Ba-ti-nê (Oách chưa :21: )
Như em đã nói ở trên, Ba-ti-nê là hiện tượng khi một bánh xe có lực tác động từ mặt đường lên nhỏ hơn nhiều so với bánh kia (vào vũng nước, vũng bùn,v.v.) làm cho bánh đó quay tít còn bánh bên kia đứng im làm cho xe cũng đứng im luôn. Muốn đưa xe khỏi tình trạng ba-ti-nê thì phải làm cho lực tác động lên bánh xe đang quay tít đó tăng lên.
Áp dụng kỹ thuật drift vào trong tình huống này: Chỉ áp dụng được cho xe dẫn động cầu sau. Các bác kéo phanh tay lên, cứ kéo dần, khi nào thấy bánh xe bên kia bắt đầu chuyển động thì đạp tăng chân ga lên, xe sẽ ra khỏi vũng lầy. (Trường hợp bị trượt cả hai bánh, nghĩa là hai bánh cùng quay mà xe vẫn không chạy được thì không gọi là Ba-ti-nê mà gọi là sa lầy)

Với xe dẫn động cầu trước thì không áp dụng được cánh trên, các bác phải nhồi gạch, đá, rơm,...nói chung là mọi thứ có thể để tăng ma sát bánh đang bị quay tít, nếu kiếm thêm được em chân dài nữa thì tốt, bảo em đó ngồi lên nắp cabô phía trên bánh xe bị trượt, tiến lùi vài lần => lấy đà =>vọt. :)):)):))
 

Quyt2.4G

Xe tải
Biển số
OF-17429
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
210
Động cơ
509,120 Mã lực
Nơi ở
Somewhere
Bác chủ thớt cho kinh nghiệm về lên số và về số tương ứng với tốc độ nào đi,ví dụ số 2 tương ứng với khoảng 5-20km/h ấy.
Tất nhiên là phải nghe tiếng máy và kinh nghiệm nhưng em nhớ ngày xưa thày dạy lái cũng có nói đến cái khoản số má tương ứng với tốc độ mà em quên phéng mất rồi.
:102:
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Viết theo yêu cầu các bác:
Bác chủ thớt cho kinh nghiệm về lên số và về số tương ứng với tốc độ nào đi,ví dụ số 2 tương ứng với khoảng 5-20km/h ấy.
Tất nhiên là phải nghe tiếng máy và kinh nghiệm nhưng em nhớ ngày xưa thày dạy lái cũng có nói đến cái khoản số má tương ứng với tốc độ mà em quên phéng mất rồi.
Cũng xin lưu ý thêm là đây là kinh nghiệm + hiểu biết thiển cận của em thôi, có gì không đúng các bác góp ý thêm nhé.

Bài học: Sang số phù hợp với tốc độ - Một kinh nghiệm đau lòng xót ruột
Năm 1999, một ông bạn vừa mới mua xe Honda Shadow long lanh, hình như là 5~6k $ gì đó, nhìn mê luôn. Mua được 3 hôm, có một thằng chuyên cho bọn tây thuê xe máy gạ gẫm, có 1 thằng đòi thuê xe phân khối lớn đi Điện Biên, nó đòi phải xe xịn, giá cực ngon, 400USD/ngày. Ông bạn phần thì xót xe, nhưng mà không cầm lòng được cám dỗ thế là gạt nước mắt gật đầu. Khi được báo đến nhận xe, chú tây thuê 3 ngày trả 1200USD. Em với nó ra kiểm tra xe. OK, không vết xước nào cả, NGON RỒI. Ký giấy nhận xe, nhận tiền xong, lên xe về thì ... CHẾT RỒI, SAO THẾ NÀY, quả Shadow chạy không khác gì một quả babétnhè, máy kêu như công nông. Quay lại bắt đền thì thằng môi giới cho thuê xe phủi đít. Cũng cải chửi nhau mất mấy tháng, rồi cuối cùng cũng phải bỏ tiền đi làm lại máy, thiệt hại thì em không nhớ chính xác nhưng mà cũng vẫn còn ĂN RA được mấy trăm $.
Sau này mới hiểu tại sao xe nó bị như thế. Thằng tây nó được dạy là SANG SỐ phải PHÙ HỢP VỚI TỐC ĐỘ, kiểu như là 0~20km/g số 1, 20~40 số 2,.v.v. điều đó thì đúng, nhưng mà khổ lắm, chỉ đúng với đường bên tây đường rộng tốc độ cao nhà nó thôi, đường việt nam mà ông cứ công thức đó áp dụng, chạy HN-ĐB toàn số 1 với số 2, thỉnh thoảng mới lên số 3 thì còn gì là xe của con nữa hả bố tây.

Bài học: Sang số phù hợp với tốc độ : Đúng ........ nhưng chưa đủ

Sang số như thế nào là hợp lý thì em hầu các bác sau vậy, em đi ăn cái đã (b)(b)(b)
 

Quyt2.4G

Xe tải
Biển số
OF-17429
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
210
Động cơ
509,120 Mã lực
Nơi ở
Somewhere
Gớm chết cái nhà bác này,đi ăn với chân dài hay sao mà giờ này vẫn chưa post tiếp thế:P
Bác mà làm A thì vòi phong bì khéo phải biết, nghe cách bác kể chuyện thấy bác có năng khiếu kiểu này lắm đó:21:
P/s:Tks bác vì bác đã đoái hoài tới "nguyện vọng" của em(b)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Em hầu các bác tiếp đây ạ:

SANG SỐ PHÙ HỢP VỚI TỐC ĐỘ: ĐÚNG .......... NHƯNG CHƯA ĐỦ

Những điểm lưu ý:

Hệ động lực của ô tô: Bao gồm nhiều thứ lắm, nhưng theo em thì chia ra làm 3 bộ phận chính: Động cơ - Hộp số - Bánh xe (bộ phận quan trọng là bộ vi sai thì em đã trình bày ở trên rồi)

ĐỘNG CƠ: Là nơi sinh ra động lực (đương nhiên rồi (k) ), điều cần lưu ý ở đây là động cơ sinh ra chuyển động quay, khả năng sinh ra động lực của động cơ được biểu hiện qua thông số gọi là Mo-men-xoắn (N/m), mô-men-xoắn càng lớn thì lực kéo càng lớn, mô-men-xoắn thường tỷ lệ thuận với tốc độ quay của động cơ, với động cơ xăng thường có mô-men-xoắn cực đại tương ứng với tốc độ quay là 5000 đến 7000 vòng/phút.

BÁNH XE: tác dụng lực lên mặt đường làm xe chuyển động.

HỘP SỐ: Chuyền động lực từ động cơ ra bánh xe. Trong các thông số của hộp số thì thông số đáng quan tâm (trong trường hợp này) là Tỷ số truyền số (Gear Ratio). Nôm na là tỷ lệ lệ truyền động giữa hai bánh răng tiếp xúc nhau, ví dụ bánh răng 1 có 10 răng, bánh răng 2 có 20 răng thì khi bánh răng 1 quay được 2 vòng thì bánh răng 2 mới quay được 1 vòng, Gear Ratio sẽ là 2:1. Chúng ta thử xem qua Gear Ratio của Chevrolet Corvette C5 Z06 với hộp số tay 6 cấp:
Gear Ratio
1st gear 2.97:1
2nd gear 2.07:1
3rd gear 1.43:1
4th gear 1.00:1
5th gear 0.84:1
6th gear 0.56:1
reverse 3.28:1​
Như đã nói ở trên, vòng quay của động cơ càng lớn thì mo-men-xoắn càng lớn, theo định luật bảo toàn năng lượng thì mo-men-xoắn sinh ra từ động cơ coi như truyền nguyên vẹn đến bánh xe.

Mo-men-xoắn của động cơ và tỷ số truyền số là hai yếu tố quan trọng liên quan đến việc sang số như thế nào.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
CHUYỂN SỐ HỢP LÝ:

Chuyển động thì gồm 2 yếu tố cơ bản là Vận tốcGia tốc
Đối với chuyển động đều, thì lực lực đẩy và lực cản là cân bằng nhau, khi đó xe muốn chuyển động với vận tốc đều thì chỉ cần tác động của bánh xe lên mặt đường cân bằng với lực cản (lực ma sát của mặt đường và của không khí)
Khi tăng tốc, muốn tăng tốc càng nhanh (gia tốc lớn) thì ta cần một lực đẩy càng lớn.

Chúng ta hãy xem Gear Ratio ở trên:
Với cùng một tốc độ vòng quay của động cơ thì số càng lớn thì tốc độ quay của bánh xe càng lớn =>Tốc độ xe càng lớn. Ngược lại thì Tốc độ xe càng lớn => Sức cản càng lớn => Cần một lực đẩy càng lớn. Đối với Trường hợp tăng tốc cũng như vậy.

Muốn sang số được hợp lý, chúng ta phải biết chúng ta cần điều gì?

Khi muốn tăng tốc, chúng ta cần một lực kéo lớn (hay lực đẩy cũng vậy), có hai cách:
1) Tăng số vòng quay của động cơ (bằng cách tăng chân ga)
2) Giữ nguyên vòng quay của động cơ, nhưng về số (để có tỷ số truyền số lớn hơn)
Trên thực tế thì thường phải áp dụng cách thứ ba là về số và tăng chân ga.

Nếu chỉ cần giữ chuyển động đều của xe thì chỉ cần một lực kéo vừa đủ để cân bằng với lực cản. Trong trương hợp này, các bạn hãy sử dụng số nào đó để tốc độ vòng quay của động cơ hoạt động em ái ở mức 2000 đến 3000 vòng/phút là hợp lý.

Vì vậy, sang số phù hợp với tốc độ là chưa đủ vì khi các bác chuyển động đều với vận tốc chậm, ví dụ < 20 km/h mà đi số 1 số 2 thì làm cho động cơ phải quay với tốc độ cao => động cơ bị nóng, nhanh hư hỏng. Trường hợp này thì em hay chạy số 3, khi cần tăng tốc mới về số 2.

Công thức của em là:

SANG SỐ HỢP LÝ: Là sang số phù hợp với lực kéo cần thiết và tốc độ quay của động cơ ở mức độ ÊM ÁI NHẤT CÓ THỂ

Đến đây các bác đã cảm nhận được sang số thế nào là hợp lý rồi chứ ạ???
Các bác có gì thắc mắc cứ post lên đây, em sẽ trao đổi thêm.
 

viciv

Xe buýt
Biển số
OF-17606
Ngày cấp bằng
19/6/08
Số km
790
Động cơ
513,614 Mã lực
Thanks bác vì thông tin rất bổ ích ! (b)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Viết tiếp hầu các bác:

VẤN ĐỀ VÀO CUA VỚI TỐC ĐỘ CAO:

Khi căn đường đã chuẩn, tay lái đã thuần và tự tin là lúc đó các bác bắt đầu tăng tốc độ. Vào cua với tốc độ cao đem đến một cảm giác PHÊ khó tả. Tuy nhiên, tất cả các lời khuyên đều sẽ là: CHẠY CHẬM THÔI, THẬT CHẬM VÀO :P:P:P
Ở đây em không khuyên các bác chạy chậm, cũng không khuyến khích các bác chạy nhanh, chỉ là vài phân tích mang tính kinh nghiệm cá nhân về việc vào cua với tốc độ cao thôi.
Vào cua với tốc độ cao đồng nghĩa với NGUY HIỂM CAO => Đương nhiên rồi !!

Vào cua với tốc độ thế nào là cao? Cái này nó phụ thuộc vào những yếu tố:

Yếu tố ngoại cảnh: Góc cua (bán kính cua), tình trạng đường xá (đường nhựa, đường đất, trơn trượt, mặt đường bằng phẳng hay gồ gề..), tình trạng giao thông trên đường và tình hình thời tiết (trời nắng đẹp hay đang mưa phùn, sương mù,... =>liên quan đến tầm nhìn).
Yếu tố kỹ thuật của xe: cái này thì không bàn nhiều :P
Yếu tố bản thân người lái xe: tình trạng sức khỏe, trình độ tay lái, trạng thái tâm lý (có đang vẩn vơ nghĩ tới em vợ 3 nào không :)) )

Từ cả ba cái đó mới suy ra được vào cua tốc độ bao nhiêu là cao. Có khi vào cua với tốc độ 20km/h cũng là cao, còn với tốc độ 100km/h cũng chẳng là gì (các bác đua xe F1 chẳng hạn ).

Ba nguy hiểm khi vào cua tốc độ cao:

MỘT: Lực ly tâm lớn hơn lực hướng tâm (nghĩa là ma sát giữa lốp xe với mặt đường không đủ giữ xe ổn định) => xe bị văng ra phía ngoài.
HAI: Đang vào cua tốc độ cao mà phải phanh đột ngột => xe bị văng ra, dễ lật xe.
Ba: Đang vào cua tốc độ cao mà phải đánh lái đột ngột để tránh chướng ngại vật => cũng như trên thôi.

Đối với việc vào cua tốc độ cao, trừ trường hợp gặp chướng ngại vật bất ngờ, thì những nguy hiểm bắt đầu xảy ra khi các bạn đến vị trí giữa điểm cua. Đây là vị trí mà bạn bắt đầu nhận thức rõ ràng nhất những nguy hiểm mình đang gặp phải, như: tốc độ hình như cao quá rồi => phanh thôi; hoặc ỐI !!!! con mẹ xe thồ kia, đi kiểu gì đấy !!!!!!! ........ và hậu quả thì vô cùng...khó đoán trước.

Có hai định nghĩa về vào cua tốc độ cao:

Một: Chạy với tốc độ cao khi vào cua
Hai: Chạy qua khúc cua với thời gian ngắn nhất.

Với các bác thích biểu diễn tay lái lụa thì thích định nghĩa MỘT, còn với các bác có nhiều kinh nghiệm thì lại TÂM ĐẮC với định nghĩa HAI. Với em thì theo quan điểm giảm thiểu rủi ro thì định nghĩa hai là phù hợp hơn.

Cách vào cua hợp lý nhất là: Slow IN - FAST OUT.

Chạy với tốc độ hợp lý khi vào cua, đến giữa điểm cua quan sát kỹ => thấy NGON RỒI => ĐẠP GA, TĂNG TỐC => VỌT.

Rồi quay sang iẻm bên cạnh : THẤY PHÊ KHÔNG EM !!!:)):)):))
 
Chỉnh sửa cuối:

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Một kinh nghiệm THÓT TIM của em:
Một lần đi Sơn La, hồi đường HN-SL đang làm dở. Đi quả Mit Pajero hình như là 3.5 gì đó. Em không cầm lái, ngồi cạnh một bác cũng hay chạy đường phía bắc. Tay lái thì lụa rồi, nhưng mỗi tội chạy trên đường thì chẳng chịu đi sau ai :^). Qua hòa bình gặp một tay lái lụa khác, hai bác cứ tranh giành đường của nhau, nhưng xe kia yếu hơn nên không vượt được. Chạy một lúc bác nhà mình có vẻ chán, thôi nhường nó chạy trước, không chèn nhau nữa. Xe kia chạy trước một đoạn, tự nhiên thấy nó lại tỏ ra hiếu chiến, chèn nhau với bác nhà mình rồi vọt lên, bác nhà mình cay mũi đuổi theo, được một đoạn tự nhiên em thấy hơi nghi nghi hình như thằng đó nó dở trò gì thì phải. Lúc đó mới chú ý nhìn đường thấy đang chạy trên đoạn đường nhựa nhưng phía trước là đoạn đường đang bạt núi để mở rộng đường. Giật mình mới hét với bác tài nhà mình: ANH DỪNG LẠI NGAY !!!!!! Phải hét toáng lên 3,4 câu bác ấy mới đạp phanh dừng xe lại. Vừa mới dừng lại thì hai anh em nhìn nhau mặt cắt không còn một hột máu. Thằng chạy trước nó chạy vào đoạn đường đang mở rộng, toàn đường đất, trời lại nắng, nó chạy đến đâu bụi mù mịt sau xe nó đến đấy, mà lại đúng đoạn đường cua. Lúc đó mà chạy bám theo xe nó thì không nhìn thấy gì luôn => Chắc là xuống vực rồi.
Nghĩ lại thì thằng xe đó cũng dã man, nhưng mà số mình vẫn còn may. :21::21::21:
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Qua sự kiện bác SF đâm vào hàng rào, lưu ý các bác thêm vài điều.

Em xin chia sẻ với bác SF-OF169-Son2 và xin chia buồn cùng gia đình cô giáo.
Mong rằng bác Son2 sớm qua khỏi vụ này.


MỘT LƯU Ý VỀ SỐ TỰ ĐỘNG


Với hộp số AT, các tỷ lệ sang số (Gear Ratio - các bác xem ở phần sang số ở trên) đã được cài sẵn (mặc định) chỉ trừ một số xe cao cấp thì người lái xe có thể thay đổi được tỷ lệ này. Vì thế khi các bác nhấn chân ga, xe sẽ tăng tốc đều và em ái (có vài xe hơi giật cục một cái khi chuyển số :P ). Khi lực tác động của mặt đường lên bánh xe giảm đi thì nó sẽ tự động chuyển sang số cao hơn, và ngược lại, khi lực tác động của mặt đường tăng lên thì nó sẽ về số để cung cấp thêm lực đẩy cho bánh xe. (Đại loại thế) Tuy nhiên, với các xe bây giờ thì hộp số tự động thường có 2 chế độ, mỗi thằng có một tên gọi, nhưng nói chung là : chế độ thườngchế độ thể thao.

Ở chế độ thể thao, hộp số sẽ thay đổi tỷ lệ sang số để cung cấp cho bánh xe nhiều lực đẩy hơn làm cho xe tăng tốc nhanh hơn. Một số xe thì nó có một công tắc chuyển đổi chế độ thường và chế độ thể thao. Nếu như vậy thì không có gì mà nói cả, tuy nhiên một số xe lại tự động chuyển đổi sang chế độ thể thao khi các bác đạp chân ga sát sàn xe. Đó mới là vấn đề. Đi đường trường, khi vượt xe khác mà cần gia tốc nhanh hơn, các bác đạp chân ga sát sàn xe (nói chung là gần sát thôi, có sai số chút - vấn đề sai số này có vài chuyện tiếu lâm, lúc nào rảnh em hầu các bác sau) khi đó xe sẽ vọt lên => cảm giác rất là ..... THỂ THAO :21::21::21:.
Nhưng đây mới là vấn đề: Khi leo lên vỉa hè, trèo qua một chường ngại vật hoặc phi qua một ổ voi nào đó, đang nhè nhẹ chân ga => xe vẫn ỳ, không qua được => thêm tý ga nữa => vẫn ỳ => đạp mạnh phát xem còn ỳ nữa không nào => xe vọt lên luôn, OK. Nhưng mà nó lại vọt lên đột ngột và mạnh hơn mức cần thiết rất nhiều làm nhiều bác giật mình và xử lý không kịp.

Điều này các bác cũng nên lưu ý.

Em cũng có bài viết về vấn đề này, các bác tham khảo ở đây ợ:

http://www.otofun.com/showthread.php?p=576976#post576976
 

Mr.BoomBa

Xe tải
Biển số
OF-17522
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
395
Động cơ
510,960 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Qua sự kiện bác SF đâm vào hàng rào, lưu ý các bác thêm vài điều.

Em xin chia sẻ với bác SF-OF169-Son2 và xin chia buồn cùng gia đình cô giáo.
Mong rằng bác Son2 sớm qua khỏi vụ này.


MỘT LƯU Ý VỀ SỐ TỰ ĐỘNG


Với hộp số AT, các tỷ lệ sang số (Gear Ratio - các bác xem ở phần sang số ở trên) đã được cài sẵn (mặc định) chỉ trừ một số xe cao cấp thì người lái xe có thể thay đổi được tỷ lệ này. Vì thế khi các bác nhấn chân ga, xe sẽ tăng tốc đều và em ái (có vài xe hơi giật cục một cái khi chuyển số :P ). Khi lực tác động của mặt đường lên bánh xe giảm đi thì nó sẽ tự động chuyển sang số cao hơn, và ngược lại, khi lực tác động của mặt đường tăng lên thì nó sẽ về số để cung cấp thêm lực đẩy cho bánh xe. (Đại loại thế) Tuy nhiên, với các xe bây giờ thì hộp số tự động thường có 2 chế độ, mỗi thằng có một tên gọi, nhưng nói chung là : chế độ thườngchế độ thể thao.

Ở chế độ thể thao, hộp số sẽ thay đổi tỷ lệ sang số để cung cấp cho bánh xe nhiều lực đẩy hơn làm cho xe tăng tốc nhanh hơn. Một số xe thì nó có một công tắc chuyển đổi chế độ thường và chế độ thể thao. Nếu như vậy thì không có gì mà nói cả, tuy nhiên một số xe lại tự động chuyển đổi sang chế độ thể thao khi các bác đạp chân ga sát sàn xe. Đó mới là vấn đề. Đi đường trường, khi vượt xe khác mà cần gia tốc nhanh hơn, các bác đạp chân ga sát sàn xe (nói chung là gần sát thôi, có sai số chút - vấn đề sai số này có vài chuyện tiếu lâm, lúc nào rảnh em hầu các bác sau) khi đó xe sẽ vọt lên => cảm giác rất là ..... THỂ THAO :21::21::21:.
Nhưng đây mới là vấn đề: Khi leo lên vỉa hè, trèo qua một chường ngại vật hoặc phi qua một ổ voi nào đó, đang nhè nhẹ chân ga => xe vẫn ỳ, không qua được => thêm tý ga nữa => vẫn ỳ => đạp mạnh phát xem còn ỳ nữa không nào => xe vọt lên luôn, OK. Nhưng mà nó lại vọt lên đột ngột và mạnh hơn mức cần thiết rất nhiều làm nhiều bác giật mình và xử lý không kịp.

Điều này các bác cũng nên lưu ý.

Em cũng có bài viết về vấn đề này, các bác tham khảo ở đây ợ:

http://www.otofun.com/showthread.php?p=576976#post576976
Ôi trời. OFer nhà mình thật à cụ?:102::102::102::'(:'(:'(
 

HollowKnight

Xe hơi
Biển số
OF-257
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
143
Động cơ
582,120 Mã lực
Cách vào cua hợp lý nhất là: Slow IN - FAST OUT.

Chạy với tốc độ hợp lý khi vào cua, đến giữa điểm cua quan sát kỹ => thấy NGON RỒI => ĐẠP GA, TĂNG TỐC => VỌT.

Rồi quay sang iẻm bên cạnh : THẤY PHÊ KHÔNG EM !!!:)):)):))
Vụ slow in này chạy ở Việt Nam (trong thành phố có vẻ không ổn) vì mình đang slow in, sẽ có thằng lao nhanh vào cướp đường (bên trái hoặc bên phải). Bò rề rề, chèn vạch, chiếm đường lâu. Theo em nên vào cua với tốc độ bình thường, lấy góc cua rộng, khi sắp cua đệm tí phanh (tùy tốc độ) để giảm bán kính cua, (không bao giờ ga trước và trong khi vào cua), rồi từ từ bò theo đà cho đến khi thẳng lái rồi bắt đầu ga, đi tiếp. Chỉ nên nhấn ga khi đã thẳng lái (tiết kiệm nhiên liệu)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top