[ATGT] Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Đây là vài kinh nghiệm của bản thân, hy vọng có ích cho ai đó.
Có gì BUỒN CƯỜI xin các bác tài già đừng cười em nhé.

1) Các vị trí quan trọng của xe cần lưu ý:
6 vị trí cơ bản: 4 điểm ở 4 góc xe
2 điểm ở giữa hai bên sườn xe.
4 vị trí cho các kỹ thuật khó: 4 vị trí của 4 bánh xe.

Q&A:

Vị trí điểm giữa mũi xe và đuôi xe tại sao lại không đề cập đến?

Xin thưa với các bác là nếu đã xác định được 4 điểm 4 góc xe thì hai điểm này coi như đã được xác định.

Thế 2 điểm ở hai bên sườn xe thì cũng thế thôi?
Xin thưa với các bác là hơi khác. Em sẽ giải thích ở phần sau. Và thực tế là hai bên sườn xe là những điểm dể bị va quệt khi các bác đi vào những địa hình phức tạp như vào gara đông hoặc vào ngõ hẹp.

2) Xác định 6 vị trí cơ bản như thế nào:
Nói chung là các bác mới tập lái đều bị hiện tượng là căn bị thừa nhiều bên phải. Ra đường trường khi tránh người đi cùng chiều thường lấn đường sang trái rất nhiếu. Khi đỗ vĩa hè thì lại bị cách xa nhiều quá. Đặc biệt là khi ra vào các bãi đỗ xe đông và các gara hẹp thì rất khó khăn.

Theo kinh nghiệm của cá nhân em thì để xác định được 6 vị trí cơ bản thì phải thực hành thôi:
Các bác ra bãi, nếu kiếm được mấy cái cọc nhựa thì tốt nhất (không biết gọi thế có đúng không - Cái mà hay để trên bãi tập để làm mốc ấy). Nếu không thì các bác kiếm một hòn gạch loại có lỗ, hoạc một cái gì đó để làm đế cắm cọc cũng được + một cây cọc nhỏ, rồi lấy vải bọc lại (may một túi vải hình ống để bọc cái cọc lại - Mục đích là để không bị xước xe nếu như bị chà xát vào cọc).
Thực hành thì đơn giản: xác định một vị trí cần thực hành (ví dụ đầu mũi xe bên phải hoặc sườn xe bên phải,.....) rồi tiến, lùi, đánh lái sang trái, sang phải .v.v. để căn vào điểm đó. Ngồi trên xe xác định khoảng cách từ điểm đó đến điểm làm mốc (cọc). Ví dụ xác định khoảng cách là 20cm. Sau đó xuống xe để kiểm tra thực tế. Và cứ làm lại nhiều lần thì các bác sẽ có cảm giác cực kỳ chính xác.
Khi có cảm giác chính xác 6 vị trí cơ bản sẽ làm cho các bác hoàn toàn tự tin khi đi vào những địa hình phức tạp. Hoặc phải quay xe trong bãi xe mà bị vây quanh bởi một số các em xe xịn.

Em xin bổ xung một chút:
Một số bác mới lái không quen cảm giác căn đường bằng gương chiếu hậu. Lý do cũng tương tự thôi, đó là do xác định khoảng cách trong gương hơi khó khi mới tập. Các bác áp dụng phương pháp như trên sẽ có kết quá nhanh chóng.

Còn 4 vị trí của 4 bánh xe thì thực hành cũng gần tương tự. Các bác có thể đặt một viên đá nhỏ, hoặc đơn giản là vạch một vạch trên bãi rồi tập tiến qua, lùi qua. Kỹ thuật này áp dụng khi đi vào những điạ hình đòi hỏi phải đặt vị trí bánh xe chính xác. Đặc biệt là những địa hình Offroad.

Những khoảng cách khác cũng cần chú ý là khoảng sáng gầm xe, khoảng sáng của cản trước và cản sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Phần tiếp theo:
Qui tắc COMPA và kỹ thuật tiến, lùi.
Compa có một điểm làm tâm và một điểm kia quay xung quanh. Khi tiến, lùi xe mà phải đánh lái để tránh những vật cản trong một khoảng cách hẹp thì điều này là rất quan trọng. Các bác tài ngày xưa thường dạy là tiến bám lưng, lùi bám bụng (trong hình chữ chi) chính là áp dụng qui tắc này.
Các bác hãy tưởng tượng hai bánh sau là tâm còn hai bánh trước là điểm quay xung quanh. Khi ta đánh hết lái, tiến hay lùi thì phần thân sau xe chuyển động rất ít, còn phần mũi xe sẽ chuyển động rất nhiều, có thể coi là chuyển động tròn quanh một tâm là bánh sau. Điều này thể hiện rất rõ khi các bác lùi vào điểm đỗ bên đường chỉ đủ chỗ cho 1 xe. Nhiều người mới tập thường cố tiến vào chỗ đỗ, hoặc khi đi ra lại cố lùi ra. Khi có một cảm nhận chính xác về chuyển động compa của xe thì các thao tác sẽ rất chính xác.
Một lưu ý là do chuyển động compa nên hai bên sườn xe dễ bị va vào các vật cản (hai bên mũi xe thì dễ nhìn, nhưng nhiều người ít chú ý đến hai bên sườn xe)

Một vài kinh nghiệm nhỏ, hy vọng không làm mất thời gian của các bác !
 

huntervn

Xe đạp
Biển số
OF-16881
Ngày cấp bằng
31/5/08
Số km
39
Động cơ
509,090 Mã lực
Cám ơn pác, khi nào đủ bài nhất định em sẽ vote cho pác(b)
 

MayMan

Xe tăng
Biển số
OF-2252
Ngày cấp bằng
3/11/06
Số km
1,912
Động cơ
583,579 Mã lực
Ctr + D lại đã. Bao giờ cụ post nhiều nhiều roài em ngâm kíu + votka 1 thể.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Còn một điều này em viết ra chắc làm một số cụ cười chảy nước mắt. :^)
Ngày trước có đọc một cuốn truyện, trong đó có một câu của một tay đua già khuyên tay đua trẻ:
"Sự dũng cảm sẽ đưa cậu vượt lên trên người khác, nhưng chính sự sợ hãi mới đưa cậu về đến đích !!!!!!!!!"
Khi đọc thì cũng không hiểu lắm, nhưng qua một thời gian cấm lái cũng tương đối mới ngộ ra được ý nghĩa của nó. Nếu cứ "dũng cảm" mà đạp hết ga thì hậu quả là rõ rồi. Nhưng mà cứ rón rén trên đường thì thà cài số lùi mà đi còn hơn, chưa nói là cản trở người khác. Nếu như mỗi khi cầm lái, người lái xe hiểu rằng họ phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa thì có lẽ số TNGT sẽ giảm đi rất nhiều.
Cá nhân em thì mỗi lần cầm lái vẫn cảm thấy hợi sờ sợ, vì có mấy lần không thấy sợ thì đã suýt toi rồi, may mà số vẫn còn hên :21:
 

sakuraluu

Xe buýt
Biển số
OF-16431
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
643
Động cơ
516,402 Mã lực
Nơi ở
HN
Còn một điều này em viết ra chắc làm một số cụ cười chảy nước mắt. :^)
Ngày trước có đọc một cuốn truyện, trong đó có một câu của một tay đua già khuyên tay đua trẻ:
"Sự dũng cảm sẽ đưa cậu vượt lên trên người khác, nhưng chính sự sợ hãi mới đưa cậu về đến đích !!!!!!!!!"
Khi đọc thì cũng không hiểu lắm, nhưng qua một thời gian cấm lái cũng tương đối mới ngộ ra được ý nghĩa của nó. Nếu cứ "dũng cảm" mà đạp hết ga thì hậu quả là rõ rồi. Nhưng mà cứ rón rén trên đường thì thà cài số lùi mà đi còn hơn, chưa nói là cản trở người khác. Nếu như mỗi khi cầm lái, người lái xe hiểu rằng họ phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa thì có lẽ số TNGT sẽ giảm đi rất nhiều.
Cá nhân em thì mỗi lần cầm lái vẫn cảm thấy hợi sờ sợ, vì có mấy lần không thấy sợ thì đã suýt toi rồi, may mà số vẫn còn hên :21:
Hớ hớ.. cái triết lý của bác em k hiểu rõ lắm vì thầy em khi dạy thì hay nói "lái trong thành phố phải máu lửa lên" thì mới k bị tụi nó tì đầu, lấn đường... em áp dụng thì thấy rất đúng bác à
 

atlink2

Xe tải
Biển số
OF-13050
Ngày cấp bằng
10/2/08
Số km
233
Động cơ
522,230 Mã lực
Hớ hớ.. cái triết lý của bác em k hiểu rõ lắm vì thầy em khi dạy thì hay nói "lái trong thành phố phải máu lửa lên" thì mới k bị tụi nó tì đầu, lấn đường... em áp dụng thì thấy rất đúng bác à
Híc, bác thử tì đầu máy chú xe tải, xe bus xem sao. Trừ khi xe bác là xe móc thì đúng là bus cũng phải nể rồi, hehe.
 

laixegiadinh

Xe đạp
Biển số
OF-17788
Ngày cấp bằng
23/6/08
Số km
23
Động cơ
506,630 Mã lực
thanks bác đã đưa bài này lên.
đúng là cũng phải mạnh dạn lên một chút
- có một ông anh lấy bằng cũng đã lâu nhưng cứ đến đầu Cầu giấy là xuống xe gọi điện cho cậu bạn ra đưa hộ xe về ga ra đó.
không hiểu nổi
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
THÊM VÀI NGUYÊN TẮC VÀNG KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG:

1 - Không nên thử phanh xe tải và xe khách::^)
Nhiều bác cứ thích giành đường hay chạy chèn qua đầu xe tải, xe khách. Nên lưu ý là các xe đó phanh không ăn lắm, hơn nữa quán tính lại lớn. Tốt hơn hết là cứ cho nó chạy qua rồi mình đi sau.

2 - Đất không chịu trời thì trời chịu đất::)
Khi chạy đường trường nếu các bác chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải, xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ tốn xăng. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ. Nên tốt nhất là các bác cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của các bác nữa.

3 - Không bám đuôi xe to hơn minh khi vượt xe khác
:
Nhiều bác chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ đường. Khi xe chạy trước mình vượt xong, láng vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả là sao thì các bác cũng thấy rồi.
Nói chung là khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt. Nhiều khi các bác đang đạp ga vượt lên thì xe phía trước lại láng ra để tránh 1 bác 2B hay một bà xe thồ làm các bác lại phải đạp phanh dúi dụi

4 - Tuyệt đối không vượt ở đoạn đường vòng hoặc đang lên dốc mà sắp đến đỉnh dốc::s
Không vượt ở đoạn đường vòng thì rõ rồi, nhưng nhiều bác tự tin vào tay lái lụa vẫn coi thường. Đang lên dốc cũng vậy, chúng ta không nhìn được các xe phía trước, kể cả cùng chiều và ngược chiều.
(Hình như luật cấm vượt trên đường dốc thì phải, còn đường vòng thì đương nhiên rồi !)


Chú ý:
Khi lái xe các bác còn phải phán đoán cách ứng xử của các phương tiện giao thông cùng đường với mình, như thế thì xử lý mới chủ động được. Nhiều khi phải nhìn qua kính của xe phía trước. Ví dụ thấy một ông 2B chạy cắt mặt ông chạy phía trước thì chắc chắn xe đó phải phanh gấp, các bác cứ chủ động rà phanh trước đi là vừa.

Hai loại tốc độ:
Cái này thì đơn giản, ai cũng biết, nhưng không phải bác tài nào cũng cảm nhận rõ ràng khi cầm lái.
Hai loại tốc độ đó là: Tốc độ chạy thẳng & tốc độ chạy ngang
(Như kiểu phân tích chuyển động thành 2 vector theo trục X&Y ấy)
Thường thì chúng ta chỉ chú ý đến chuyển động chạy thẳng lên phía trước. Nhưng khi tốc độ các phương tiện bằng nhau thì chuyển động sang 2 bên lại giữ vị trí quan trọng. Các bác không để ý là va phải các xe đi cùng chiều ngay. Nên khi chuyển làn đồng tốc thì phải chú ý nhìn gương và chuyển làn từ từ thôi.

Vài kinh nghiệm của bản thân. Bác nào thẩy bổ ích thì cho em xin một ly Vốt Ka nhé ! (b)
 
Chỉnh sửa cuối:

sonnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-3870
Ngày cấp bằng
18/3/07
Số km
842
Động cơ
561,188 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
THÊM VÀI NGUYÊN TẮC VÀNG KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG:

1 - Không nên thử phanh xe tải và xe khách::^)
Nhiều bác cứ thích giành đường hay chạy chèn qua đầu xe tải, xe khách. Nên lưu ý là các xe đó phanh không ăn lắm, hơn nữa quán tính lại lớn. Tốt hơn hết là cứ cho nó chạy qua rồi mình đi sau.

2 - Đất không chịu trời thì trời chịu đất::)
Khi chạy đường trường nếu các bác chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải, xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ tốn xăng. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ. Nên tốt nhất là các bác cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của các bác nữa.
3 - Không bám đuôi xe to hơn minh khi vượt xe khác
:
Nhiều bác chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ đường. Khi xe chạy trước mình vượt xong, láng vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả là sao thì các bác cũng thấy rồi.
Nói chung là khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt. Nhiều khi các bác đang đạp ga vượt lên thì xe phía trước lại láng ra để tránh 1 bác 2B hay một bà xe thồ làm các bác lại phải đạp phanh dúi dụi

4 - Tuyệt đối không vượt ở đoạn đường vòng hoặc đang lên dốc mà sắp đến đỉnh dốc::s
Không vượt ở đoạn đường vòng thì rõ rồi, nhưng nhiều bác tự tin vào tay lái lụa vẫn coi thường. Đang lên dốc cũng vậy, chúng ta không nhìn được các xe phía trước, kể cả cùng chiều và ngược chiều.
(Hình như luật cấm vượt trên đường dốc thì phải, còn đường vòng thì đương nhiên rồi !)


Chú ý:
Khi lái xe các bác còn phải phán đoán cách ứng xử của các phương tiện giao thông cùng đường với mình, như thế thì xử lý mới chủ động được. Nhiều khi phải nhìn qua kính của xe phía trước. Ví dụ thấy một ông 2B chạy cắt mặt ông chạy phía trước thì chắc chắn xe đó phải phanh gấp, các bác cứ chủ động rà phanh trước đi là vừa.

Hai loại tốc độ:
Cái này thì đơn giản, ai cũng biết, nhưng không phải bác tài nào cũng cảm nhận rõ ràng khi cầm lái.
Hai loại tốc độ đó là: Tốc độ chạy thẳng & tốc độ chạy ngang
(Như kiểu phân tích chuyển động thành 2 vector theo trục X&Y ấy)
Thường thì chúng ta chỉ chú ý đến chuyển động chạy thẳng lên phía trước. Nhưng khi tốc độ các phương tiện bằng nhau thì chuyển động sang 2 bên lại giữ vị trí quan trọng. Các bác không để ý là va phải các xe đi cùng chiều ngay. Nên khi chuyển làn đồng tốc thì phải chú ý nhìn gương và chuyển làn từ từ thôi.

Vài kinh nghiệm của bản thân. Bác nào thẩy bổ ích thì cho em xin một ly Vốt Ka nhé ! (b)
Cái này chưa chuẩn lắm! Mịa, nhiều hôm e đã nhường rồi nhưng nó vẫn đè, tốt nhất là đi đúng đường để còn cửa mà tránh :))!
Dù sao cũng cảm ơn bác!Voted!(b)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Xin ghi chú là các kinh nghiệm của em ở đây chỉ áp dụng cho các bác chạy bằng B2. Có thể nhiều điều không thích hợp với các loại xe lớn hơn. Mong các bác chỉ giáo thêm.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
MỘT VẤN ĐỀ CÒN NHIỀU TRANH CÃI: Để tay ở đâu trên Vô Lăng ?
Có người nói là vị trí thích hợp nhất là 10 - 3, có người nói là 8 -4, có người bảo 9 -3 là OK nhất !!!!!!!!
(Ai cũng biết rồi nhưng có thể vẫn còn ai đó chưa biết, em xin ghi chú là các vị trí được đề cập là vị trí các con số trên đồng hồ, các bác cứ tưởng tượng vô lăng là cái đồng hồ, trên là 12g, dưới là 6g, trái 9 phải 3).
Vậy thì ai đúng ? Ai sai?
Xin thưa là ai cũng đúng hết !!!!!!!!! :41: Nhưng mà ai cũng chưa đúng *-) :^)
Tại sao?
Xin thưa với các bác là vấn đề không phải là đặt tay lên vị trí nào trên vô lăng mà là các bác sẽ đánh lái như thế nào ? Đó mới là điều quan trọng. Khi các bác trả lời được câu hỏi đó thì câu hỏi để tay ở vị trí nào sẽ tự nhiên được trả lời.

Có một vài vấn đề các bác nên lưu ý:

  1. Vô lăng xe ô tô quay từ vị trí hết lái một bên sang vị trí hết lái bên kia thường là từ 3,5 vòng đến 4,2 vòng. Có nghĩa là từ vị trí cân bằng sang vị trí hết lái một bên khoảng từ 1 vòng rưỡi đến 2 vòng.
  2. Với tốc độ càng cao thì yêu cầu về bán kính cua phải càng lớn => đánh lái càng ít. Trên thực tế thì hầu hết các lái xe chỉ đánh lái chủ yếu là từ 1/4 đến nửa vòng lái. Còn việc đánh lái nhiều vòng chủ yếu là khi đi vào đường hẹp hoặc đỗ xe, lúc đó tốc độ xe rất chậm, rủi ro là chỉ do các bác thiếu quan sát nên quệt vào đâu đó thôi. Với tốc độ trên đường trường là 80km/h thì khoảng đánh lái chỉ còn dưới 1/4 vòng.
  3. Vị trí di chuyển tốt nhất của tay khi nắm trên vô lăng là từ vị trí 9g đến vị trí 1g đối với tay phải và vị trí 3g quay ngược về 11g đối với tay trái.

-----còn tiếp--------------
(Em có chút việc bận roài, lúc khác hầu các bác tiếp)
 

Nook

Xe buýt
Biển số
OF-14992
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
839
Động cơ
514,583 Mã lực
Em đi xa toàn đi một tay để ở vị trí 7 h.
Không biết có đúng không nhưng thấy rất tiện và đỡ mỏi tay.
Cứ cái gì tiện và đỡ mỏi thì ta làm vậy.
 

Mr.BoomBa

Xe tải
Biển số
OF-17522
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
395
Động cơ
510,960 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Nếu bác đi đường cao tốc thì để 2 tay ở vị trí 7h và 5h là không lo mỏi tay, còn chỗ đông người hoặc vào cua thì 10h15 là chuẩn nhất:30:
 

Shebeen

Xe tải
Biển số
OF-17217
Ngày cấp bằng
10/6/08
Số km
319
Động cơ
510,920 Mã lực
MỘT VẤN ĐỀ CÒN NHIỀU TRANH CÃI: Để tay ở đâu trên Vô Lăng ?

Xin thưa với các bác là vấn đề không phải là đặt tay lên vị trí nào trên vô lăng mà là các bác sẽ đánh lái như thế nào ? Đó mới là điều quan trọng. Khi các bác trả lời được câu hỏi đó thì câu hỏi để tay ở vị trí nào sẽ tự nhiên được trả lời.
Em thấy cái này rất đúng! không thể có một vị trí cố định được!(b)(b)
 

tu-bong

Xe buýt
Biển số
OF-15394
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
564
Động cơ
517,430 Mã lực
Nơi ở
tương giáp bát hoàng mai hà nội
cám ơn bác sumakhơ nhé . em đọc bài của bác em thấy rất hay ,với em kinh nghiệm khong bao giờ thừa .Nên tất cả các bài nói về kinh nghiệm thì luôn hớp dẫn với em.rất tuyệt
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
VẤN ĐỀ CẤM VÔ LĂNG (tiếp theo):
Em xin cám ơn lời động viên của các bác!
Tiện đây em cũng xin nói thêm vài lời về vấn đề KINH NGHIỆM: Tất nhiên là càng cấm lái nhiều chúng ta sẽ càng có thêm kinh nghệm. Tuy nhiên, có nhiều kinh nghiệm phải trả một giá rất cao. Nhưng nếu như không trải qua kinh nghiệm thì tay lái của các bác không cứng cáp lên được. Một thực tế là sau mỗi lần các bác va quệt nhẹ thì vài vết xước, nặng hơn thì móp mép vài chỗ là tay lái của các bác cảm thấy tự tin hơn hẳn. Đó là do có một số cảm giác nó sẽ in hằn rất sâu (vào não, em chắc là vậy :) ) và sau đó các bác sẽ có cảm giác lái chính xác hơn.
Tóm lại là kinh nghiệm có được qua các bài học, có nghĩa là các bác phải trả = 1 giá nào đó. Theo quan điểm của em, tốt nhất là trả giá bằng thời gian và công sức. Các bác cứ vác xe ra bãi rồi thực hành theo như phần trên em đã nói là OK. Em đã hướng dẫn một vài bác KHÔNG BIẾT LÙI :^) sau vài lần thực hành thì đã tự tin lùi vào gara rồi.

Quay lại vấn đề chính:


Cách cầm tay trên Vô Lăng:
Nếu cầm chặt quá thì sẽ nhanh mỏi tay, còn cầm nhẹ thì lại dễ bị trượt tay. Cách cầm hợp lý nhất là các bác nắm vô lăng vừa phải, chỉ nắm bằng bàn tay thôi, cổ tay phải mềm cho linh hoạt.
Tiện đây em cũng xin có lời khuyên với các bác mới tập lái là nên mua thêm một vòng bọc vô lăng cầm cho chắc vì nếu để vô lăng nguyên bản thì lúc ra mồ hôi tay nhiều hoặc tay bị khô quá thì dễ bị trượt lắm.
Tay trái nên cầm vào vành vô lăng, không nên cầm vào phía trong (thanh nối vành vô lăng với trụ - em cứ nôm na như vậy :P ) và cũng không nên kết hợp vừa lái vừa còi bằng tay trái. Theo em KHÔNG NÊN SỬ DỤNG CÒI BẰNG TAY TRÁI mà nên CÒI BẰNG TAY PHẢI. Tay trái luôn giữ chặt vô lăng, các thao tác khác thì dùng tay phải.

Lái một tay hay hai tay?
Hầu hết các lời khuyên là nên lái bằng hai tay. Tuy nhiên không ai có thể lái bằng hai tay 100% thời gian được. Lý do là tay phải còn bận nhiều thứ: sang số này, chỉnh âm thanh, điều hòa này, còn em xinh đẹp ngồi bên nữa chứ :21: Kinh nghiệm của tôi là khi cầm lái chưa vững thì nên đánh lái bằng 2 tay. Khi đánh lái sang phải thì tay trái đưa từ 9g đến 1hoặc 2g tay phải cầm vào vị trí 10g và kéo về vị trí 3g. Đánh lái sang trái thì làm tương tự ngược lại. Tuyệt đối tránh hiện tượng ĐÙN LÁI (hơi khó giải thích bằng lời, đại khái là khi các bác nắm vô lăng phía dưới thì hai tay cứ xoa vuốt, đùn đẩy từ tay nọ sang tay kia :^) )
Khi các bác cảm thấy tay lái đã vững thì bắt đầu tập đánh lái bằng 1 tay (Chỉ tay trái thôi). Em thì đi trong thành phố với tốc độ chậm thì thấy đánh lái bằng 1 tay nó linh hoạt hơn. Tuy nhiên em cũng xin lưu ý là việc đánh lái bằng 1 tay chỉ áp dụng khi chạy tốc độ chậm và đường bằng phẳng, vì nếu đường xấu mà các bác đánh lái bằng 1 tay thì kể cả đi tốc độ chậm cũng dễ bị tuột tay lắm.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Trả lời câu hỏi: ĐẶT TAY Ở VỊ TRÍ NÀO TRÊN VÔ LĂNG?

Một số bác ở đây đã trả lời giúp em rồi. Em chỉ xin nêu thêm vài quan điểm cá nhân thôi.
Thực tế thì càng cầm vô lăng ở vị trí thấp thì cảm giác càng thoái mái và đỡ mỏi tay, nhưng lại kém linh hoạt khi đánh lái.
Khi đi trong thành phố, các bác cứ đưa thẳng tay trái ngang vai ra phía trước tóm được vô lăng chỗ nào thì cầm chỗ đó :21: rồi đưa xuống dưới một chút. Đây là vị trí đảm bảo vừa thoải mái lại vừa linh hoạt khi đi trong đường phố đông người. Vị trí này sẽ nằm đâu đó trong khoảng 9g đế 12g. Còn tay phải thì cầm nhẹ vào phía trong vô lăng, vừa để đỡ tay, vừa làm đối trọng cho tay trái, vừa để sử dụng còi khi cần thiết.
Khi chạy đường trường, nếu đường rộng, không phải tránh ai thì các bác cầm vào vị trí 8g~9g là thoải mái nhất, tuy nhiên cũng nên đặt nhẹ tay phải lên vô lăng để làm đối trọng cho tay trái. Khi giao thông trên đường phức tạp thì nên cầm lái cao hơn một chút (như chạy trong thành phố). Đặc biệt lưu ý với các bác là KHI VƯỢT CÙNG CHIỀU hoặc TRÁNH XE NGƯỢC CHIỀU thì nên LÁI BẰNG HAI TAY cho nó AN TOÀN.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
KINH NGHIỆM NHÌN ĐƯỜNG
Nói theo kiểu BÁC HỌC là Cách quan sát tình trạng giao thông trên đường, nhưng mà em cư nôm na thôi :)
Thực tế là có một em váy ngắn, chân dài, lại mặc áo hai dây đi dạo mát trên đường thì sẽ dễ gây ra tai nạn giao thông trên đường. Vì sao ? Vì khi đó một số bác mải so sánh xem là em đó so với em ngồi với mình hôm qua ở NHẤT THỐNG (ví dụ thế :69: ) có NGON hơn không nhỉ:^) nhưng quên mất là có một bà xe thồ đang lấn đường... và hậu quả là các bác phải ra chợ Bưởi (chắc thế :P ) mà mua đền bà ta hai cái sọt.

Kinh nghiệm nhìn đường là phải nhìn nó như một bức tranh tổng thể (có vẻ hơi nghệ sỹ :) ). Nói chung là giao thông trên đường thể hiện quan hệ tương tác rõ ràng nhất. Mọi hành vi của một cá nhân sẽ ảnh hưởng rõ ràng đến mọi người cùng tham gia giao thông.
Em lại lan man rồi. :))
Túm lại là khi tham gia giao thông, nên quan sát mọi người tham gia giao thông như một yếu tố (có vẻ hơi màu mè - nhưng em chẳng biết dùng từ nào) trong một tổng thể. Điều quan trọng là phải phán đoán các hành vi của đối tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến tổng thể và đưa ra cách ứng xử phù hợp.
Em thậm chí nhiều khi đi đối diện với người quen còn không nhận ra (bởi vì mình đâu có để ý nhìn xem người đó là ai đâu :)) ) nên đôi khi cũng bị trách là COI KHINH bạn bè :'(
----Hôm khác hầu các bác tiếp vậy, em lại bận rồi ----------
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top