- Biển số
- OF-405305
- Ngày cấp bằng
- 18/2/16
- Số km
- 101
- Động cơ
- 227,934 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- choxeotofun.net
Em thì đi đường đông trong phố thì lúc nào cũng hơi mín côn...chắc do em chỉ chạy số tự động nhiều
Theo e thự hành nhiều và ghi nhớ trong đầu là :Về vấn đề côn, phanh, ga mình cũng kém cái món này khi sử dụng thực tế vì mình là lái mới mà. Theo video hướng dẫn của nước ngoài thì khi phanh phải phanh trước, khi tốc độ xe giảm xuống thì mới đạp côn tức là vừa phanh chân và kết hợp phanh động cơ. Khi chuyển số thì mình thấy đồng thời cắt côn và nhả ga cùng lúc. Với mình thì vụ phanh đang còn kém đôi khi gấp quá xe bị chết máy vì đạp côn không kịp nên khi đi đường phố lúc có những tình huống đáng chú ý thì để sẵn chân lên bàn côn cho chắc. Tóm lại mình cũng phải tập nhiều mới nhuyễn được.
Theo nguyên lý thì nếu xe đang di chuyển với tốc độ cao thì đạp phanh trước rồi đạp côn như vậy tốc độ sẽ đc hãm nhanh hơn nhưng theo kinh nghiệm của mình thì nó hợp lý khi chạy trên cao tốc hoặc đường thoáng, còn nếu bạn đi trong phố và khu đông dân cư tốc độ cho phép < 50km/h thì để tránh trường hợp chết máy bạn có thể đạp côn trước cũng k sao vì lúc đó bạn còn fai làm tổ hợp đạp côn đạp phanh giảm tốc độ và tay còn dai về số nữa!Về vấn đề côn, phanh, ga mình cũng kém cái món này khi sử dụng thực tế vì mình là lái mới mà. Theo video hướng dẫn của nước ngoài thì khi phanh phải phanh trước, khi tốc độ xe giảm xuống thì mới đạp côn tức là vừa phanh chân và kết hợp phanh động cơ. Khi chuyển số thì mình thấy đồng thời cắt côn và nhả ga cùng lúc. Với mình thì vụ phanh đang còn kém đôi khi gấp quá xe bị chết máy vì đạp côn không kịp nên khi đi đường phố lúc có những tình huống đáng chú ý thì để sẵn chân lên bàn côn cho chắc. Tóm lại mình cũng phải tập nhiều mới nhuyễn được.
Cụ cho e hỏi ngu phát là đạp côn ở đây cụ nói là đạp hết côn hay đạp vừa vừa ah. cụ thông cảm em lái mớibất kể cụ muốn chuyển số lớn hay bé hay đạp phanh thì cụ cũng phải đạp côn rồi muốn làm gì thì làm như thế nó ko hỏng máy và nát côn phanh
Vụ này hay, em phải thực hành nhiều hơn mới được. Cảm ơn cụ.Phần tiếp theo:
Qui tắc COMPA và kỹ thuật tiến, lùi.
Compa có một điểm làm tâm và một điểm kia quay xung quanh. Khi tiến, lùi xe mà phải đánh lái để tránh những vật cản trong một khoảng cách hẹp thì điều này là rất quan trọng. Các bác tài ngày xưa thường dạy là tiến bám lưng, lùi bám bụng (trong hình chữ chi) chính là áp dụng qui tắc này.
Các bác hãy tưởng tượng hai bánh sau là tâm còn hai bánh trước là điểm quay xung quanh. Khi ta đánh hết lái, tiến hay lùi thì phần thân sau xe chuyển động rất ít, còn phần mũi xe sẽ chuyển động rất nhiều, có thể coi là chuyển động tròn quanh một tâm là bánh sau. Điều này thể hiện rất rõ khi các bác lùi vào điểm đỗ bên đường chỉ đủ chỗ cho 1 xe. Nhiều người mới tập thường cố tiến vào chỗ đỗ, hoặc khi đi ra lại cố lùi ra. Khi có một cảm nhận chính xác về chuyển động compa của xe thì các thao tác sẽ rất chính xác.
Một lưu ý là do chuyển động compa nên hai bên sườn xe dễ bị va vào các vật cản (hai bên mũi xe thì dễ nhìn, nhưng nhiều người ít chú ý đến hai bên sườn xe)
Một vài kinh nghiệm nhỏ, hy vọng không làm mất thời gian của các bác !