[Thảo luận] Trao đổi kiến thức về âm thanh xe hơi

manhld

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-14324
Ngày cấp bằng
28/3/08
Số km
244
Động cơ
517,410 Mã lực
Không em lắp của 1 cụ ở trên này,
chắc cũng phải tính thế nếu không khắc phuc được.
Nghe có vẻ khâu lắp với chỉnh có vấn đề, cụ tự lắp ah ?
Cụ qua gara nào đó chuyên tí kiểm tra lại đã. Thấy đồn là dòng này ổn áp nhất trong các loại sub gầm. Khi đã kiểm tra rồi mà nghe vẫn có tí cảm giác không ưng như trên thì cụ nên tháo luôn và nghiên cứu sang sub hơi thôi.
 

Gà còi

Xe tải
Biển số
OF-15579
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
386
Động cơ
515,830 Mã lực
Em vừa triển ở Long Thịnh cấu hình như sau các cụ góp ý cho em:
- Loa trước Audison APK165.
- Loa sau Hertz DCX 165.3.
- Sub điện Apile.
Em ngồi trước thì nghe ổn, xuống sau thì nghe hơi cứng cứng. Các cụ góp ý xem có nên thay loa Hertz DCX165.3 không.
 

trinhquochung

Xe đạp
Biển số
OF-478617
Ngày cấp bằng
23/12/16
Số km
11
Động cơ
196,110 Mã lực
Tuổi
39
H
5.3. Cài đặt, căn chỉnh âm thanh:

a. Với đầu CD, DVD thông thường ....

Em update sau vì lâu không dùng nên quên :) ...

b. Với đầu CD, DVD dòng cao cấp (có Time Alignment và DSP):

HU cao cấp hơn hẳn dòng thường là có Time Alignment, DTS, thiết lập riêng cho Subwoofer, D.T. Expander ... Tôi chỉ đề cập những thiết lập chính (từ CD JVC BT-900BT đang dùng, các HU khác cũng có thiết lập kiểu tương tự):

- Time Alignment (T.A): T.A cho phép thiết lập thời gian đầu ra cho các loa. Chuẩn nhất là khoảng cách giữa đến tai người nghe như nhau. Điều này với Home thì đơn giản, nhưng với Car thì phức tạp vì vị trí ngồi, vị trí loa khác nhau. Tạo mối liên kết thời gian mô phỏng hiệu ứng này bằng cách đồng bộ mỗi loa để bù đắp cho độ trễ giữa các loa sao cho đến tai người nghe cùng 1 lúc (gọi là điểm ngọt). Hình ảnh ở dưới thể hiện rõ vấn đề này.

T.A trước và sau khi được thiết lập



HU thiết lập sẵn T.A cho các dòng xe như Suv, Sedan, Minivan, Van, Truck, Wagon... (đã có kích thước, khoảng cách khá chuẩn) hoặc tùy chọn User. Trên cơ sở đó họ thiết lập vị trí nghe All (toàn bộ - chọn khi xe thường xuyên chở nhiều người), Front (nếu hay có 2 người ngồi trước), L.Front (Người ngồi bên trái - tức là chỉ tài xế), R.Font (người ngồi bên phải).

Thiết lập sẵn T.A cho các dòng xe và vị trí nghe:



- Cut of Frequency (cắt tần hay còn gọi crossover):
Khi chúng ta đã có hệ thống loa được setup riêng thì chúng ta có thể cắt tần theo chức năng như dải cao, mid, bass... (chi tiết đọc mục sau). Có thiết lập cho High Pass Filter (HPF) và Low Pass Filter (LPF) để lọc tần số cao (bỏ phần thấp) và lọc tần số thấp (bỏ phần cao). Điều này rất có ý nghĩa khi các loa được gánh vác dải tần riêng khi setup. Theo mặc định của HU thì không cắt nên âm thanh ra các loa đủ các dải nếu nó đáp ứng được (xem thông số dải tần đáp ứng của các loa). Đây cũng là lý do khi lắp ban đầu (chưa Setup), âm thanh nghe rất lởm do sự lẫn lộn giữa các dải tần trong các loa khiến nhiều cụ hoang mang :))

Dưới đây setup dải tần và slope (12, 18 và 24). Pioneer đề nghị (tô đậm) loa cánh không cắt tần, slope 18. Loa sub cắt ở 80hz, slope 12. Thiết lập slope còn liên quan tới khả năng của amply có đồng bộ hay không?


Các dải tần giao thoa để đủ dải:


Các cụ tham khảo thêm thông tin về cắt tần ở đây:

https://jlaudio.zendesk.com/hc/en-us/articles/206556458-Understanding-Crossovers


Hình ảnh thiết lập Time Alignment cho từng loại xe (Car Type), vị trí ngồi (Seat):






Thiết lập khoảng cách từ các vị trí loa (Speaker) tới tai người nghe. Có thể dùng thước đo khoảng cách cho chuẩn.




Hình ảnh về cắt tần cho Sub, Rear, Front:



c. Thiết lập crossovers

Đây là thiết lập rất quan trọng, gần như quyết định chất lượng âm thanh. Như đã biết, âm thanh mà chúng ta có thể nghe được có dải tần từ thấp (có thể 20Hz) đến cao (20.000Hz). Dải này được chia thành thấp, trung và cao và các khoảng giữa. Hệ thống loa được thiết kế để làm sao tiếp nhận và phát ra cho đủ dải tần. Việc ấn định khoảng dải tần đúng với chức năng và khả năng làm việc của từngloa giúp âm thanh có chất lượng tốt hơn. Để làm được việc này, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm crossover (hiểu đơn giản là cắt và phân chia dải tần). Một câu hỏi chung là làm thế nào để thiết lập crossover trên amply và nguồn phát (HU). Trước khi thiết lập crossover, điều quan trọng là phải hiểu cách thức hoạt động của âm thanh.

Hệ thống âm thanh xe hơi thường được chia làm 2 phần. Phần dải cao (treble), dải trung (mid) thường được setup cho loa cánh trước (Front) hoặc cánh sau (Rear). Phần dải trầm setup cho loa sub (có thể đặt gầm ghế hoặc ở phía sau). Nội dung này sẽ đề cập tới một số cấu hình và cách thức hoạt động cho âm thanh xe hơi.

1. Hệ thống thứ nhất: Gồm loa Front (passive-thụ động) & Subwoofer

Thiết lập crossover sẽ phân chia các tần số cho loa trung (mid) và loa treble bằng cách thiết lập HPF. Nó ngăn chặn các tần số âm trầm thấp mà loa không được thiết kế để chơi hiệu quả. Sau đó crossover thụ động sẽ chia thêm các tần số giữa treble và mid (trong trường hợp hợp 3-way, tức là 3 loa riêng cho treble, mid, sub). Loa siêu trầm sử dụng LPF để chặn các tần số cao không phù hợp với thiết kế.

Các tùy chọn Slope (độ dốc) trong âm thanh xe hơi thường là 12dB, 18dB hoặc 24 dB. Nếu điều chỉnh được, hãy thử chuyển đổi Slope và lắng nghe chất lượng âm thanh có thay đổi không?


Màu xanh là slope 12 dB và màu cam là slope 24 dB khi thiết lập LPF tại 80 Hz.

Slope 12 dB cắt giảm dần dần cho tới khi tắt, hữu ích trong xe coupe hay sedan có loa siêu trầm. Vật liệu ghế ngồi sau đóng vai trò như một bộ lọc có thể giảm biên độ dải bass cao.

Slope 24 dB cắt giảm đột ngột và thường được sử dụng trong xe thiết kế theo dạng mở như hatchback, wagon và SUV mà tiếng bass không bị lọc qua vật liệu ghế. Khi độ dốc thay đổi đột ngột thì có sử dụng một điểm cắt tần hơi thấp giữa treble và mid mà vẫn an toàn.

Đề nghị điểm khởi đầu:

- Hệ thống loa Front: HPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

- Subwoofer (s): LPF= 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)



2. Hệ thống thứ hai: Loa Front (thụ động), Loa Rear đồng trục & Subwoofer (s)

Sự giao nhau các loa front và loa siêu trầm (s) là giống với hệ thống đầu tiên. Sự khác biệt duy nhất là có thêm loa đồng trục sau. Hầu hết các loa đồng trục không có crossover, thay vào đó sử dụng một bộ lọc để chặn tần số thấp tới loa treble.

Bộ lọc này thường được hàn vào mặt sau của loa. Nếu các loa đồng trục sử dụng cắt tần thụ động, crossover nên thiết lập tương tự như loa front nêu trên.

Đề nghị điểm khởi đầu:

• Loa Front: HPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

• Loa Rear đồng trục: HPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

• Subwoofer: HPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

Lưu ý: Cả hai hệ thống một và 2 giả định các loa có đường kính bằng hoặc lớn hơn 5.25inch. Thông thường loa cánh kích thước càng nhỏ thì khả năng kéo dải thấp càng yếu, công suất càng yếu đi. Nếu loa có đường kính nhỏ hơn 5.25inch, tần số cắt HPF có thể cao hơn 80 Hz. Đầu tiên bắt đầu với 300 Hz giảm xuống một cách từ từ, đồng thời nghe nếu thấy dấu hiệu của méo tiếng (stress) của dải trung (như tiếng hát) thì dừng lại và tăng lên một chút để hết bị méo. Lấy đó là điểm mốc và nên cộng thêm 5-10 Hz làm điểm cắt HPF cho an toàn.
Cả hai hệ thống 1 và 2 sử dụng cắt tần thụ động (passive) là các cấu hình âm thanh phổ biến trong xe hơi. Thiết kế cao cấp hơn được gọi là cắt tần chủ động (Active) giống mô hình Home Audio. Active sử dụng cắt tần điện tử để phân chia tần số cho các loa trong hệ thống. Nếu không cắt tần thụ động sẽ được sử dụng. Đọc thêm các bài viết về các loại loa và cách sử dụng hiệu quả.
Với một hệ thống cắt tần điện tử, cần phải thiết lập: High-pass (lọc tần cao cho loa treble), Band-Pass (lọc tần trung cho loa mid) và Low-pass (lọc tần thấp cho loa sub). Điều này cho phép gửi dải tần thích hợp cho mỗi loa. Dải tần đề nghị cho các loa có thể thay đổi, phải tìm hiểu thông tin từng loa trước khi cắt tần cho chúng. Khi đó cần một amply có khả năng tạo ra các bộ lọc thích hợp.

Một giải pháp khác là sử dụng DSP (như Bit - Audison, MS8- JBL, TwK™ D8 hay TwK™ 88 - JL...). Một bộ DSP sẽ cung cấp thêm Slope và nhiều điểm cắt tần cũng như nhiều tính năng tinh chỉnh hữu ích khác. Lợi thế của hệ thống Active là nó cho phép bạn kiểm soát hầu như vô hạn các điểm cắt crossover và Slope. Điều này cho phép cân bằng chính xác hơn giữa các loa. Nó cũng cho phép mỗi loa có cân bằng riêng. Điều này là sự khác biệt giữa hệ thống âm thanh hay và một hệ thống âm thanh công suất lớn.

Căn chỉnh nhờ hệ thống xử lý âm thanh cao cấp DSP



3. Hệ thống Ba - Front 2-Way (active) & Subwoofer

Trong hệ thống này, sử dụng cắt tần điện tử dải cao (Hight-Pass) cho loa tweeter, mức vừa (Band-pass) cho loa trung và thấp (Low-pass) cho loa siêu trầm.

Đề nghị điểm khởi đầu:

• Treble: HPF = 5.000 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

• Mid: BPF = 80 Hz HPF & 5.000 Hz LPF (12 db hoặc 24 db Slope)

• Subwoofer: LPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

Hệ thống tiếp theo là biến thể của kiểu này, nhưng sử dụng loa cắt tần thụ động (passive) cho loa Rear. Loa Front vẫn là Active, nhưng loa Rear chỉ cần 2 kênh khuếch đại và HPF.

4. Hệ thống Bốn: Loa Front 2-way (active), Loa Rear (passive) & Subwoofer

Đề nghị điểm khởi đầu:

• Front Treble: HPF = 5,000 Hz (12 db or 24 db Slope)

• Front Midrange: BPF = 80 Hz HPF & 5,000 Hz LPF (12 db or 24 db Slope)

• Rear (Passive): HPF = 80 Hz (12 db or 24 db Slope)

5. Hệ thống Năm: Loa Front 3-way (active) & Subwoofer(s)

Hệ thống tiếp theo này sử dụng loa Front 3-way active với một loa treble, loa trung nhỏ và loa trầm lớn hơn (gọi là Woofer hoặc Mid-Bass) để tạo sự cân bằng và hiệu quả hơn so với các thiết lập 2-way. Thiết lập này sẽ đòi hỏi thiết lập riêng cho 3 loa và Subwoofer. Thiết lập BPF lúc đó được chia thành 2 thành phần là dải cao (Mid) và thấp (Woofer).

• Treble: HPF = 5.000 Hz (12 db hoặc 24 db)1

• Midrange: BPF = 500 Hz HPF & 5.000 Hz LPF (12 db hoặc 24 db)

• Woofer: BPF = 80 Hz HPF & 500 Hz LPF (12 db hoặc 24 db)

• Subwoofer: LPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db)

Hệ thống cuối cùng sử dụng Front 3-way active và loa siêu trầm (như hệ thống này), nhưng có thêm loa Rear bị động. Như đã biết, loa Rear sử dụng cắt tần thụ động, chỉ cần hai kênh và HPF.

6. Hệ thống Sáu: Front 3-way (active), Rear (passive) & Subwoofer

• High Pass (Front Tweeters) = 5,000 Hz (12 db or 24 db slope)

• Band Pass (Front Midranges) = 5,000 Hz low pass - 500 Hz high pass (12 db or 24 db slope)

• Band Pass (Front Woofers) = 500 Hz low pass - 80 Hz high pass (12 db or 24 db slope)

• Low Pass (Subwoofers) = 80 Hz low pass (12 db or 24 db slope)

Ghi chú: Các điểm khởi đầu cho setup nêu trên có thể thay đổi dựa trên các thông số của loa được sử dụng cũng như sở thích nghe, nhưng nên được coi là lý tưởng.

Nguồn ở đây, em đã chỉnh sửa 1 chút cho hợp lý :)

https://jlaudio.zendesk.com/hc/en-us/articles/226655828-Setting-Crossovers-

Bàn thêm về bài viết crossover ở trên:


Bài viết trên thể hiện quan điểm của JL audio và không phải bắt buộc. Chúng ta thấy họ cắt tần riêng cho loa sub và cánh (mốc 80hz). Mốc này khá hợp lý vì nhiều cụ đã setup thấy vừa tai. Còn Slope loa cánh có thể chọn 12, 18 hoặc 24 (còn liên quan đến loại xe, vị trí đặt loa sub...). Cứ thấy vừa tai là OK vì thực ra amply đa số Slope = 12. Thực ra nên cần khoảng giao thoa, tránh trường hợp hụt hẫng khi dải âm thanh biến động trong phạm vi đó. Các cụ có thể giảm dải tần loa cánh hoặc nâng dải tần loa sub lên một chút để có sự giao thoa và đánh giá, so sánh. Theo tôi, nên để khoảng giao thoa 10÷20hz tùy công lực loa cánh. Chi tiết ntn để cái tai mình quyết định. :)

c. Với xe sử dụng hệ thống xử lý âm thanh:

Với hệ thống này, để setup được điểm ngọt cho các vị trí nghe thì cần dùng hệ thống mic chuẩn + pm setup chuyên nghiệp. Việc setup này tốn khá nhiều thời gian, công sức, money :).

Setup cho bộ xử lý âm thanh Bitone, rất công phu:




Hay quá bác ơi rất nhiều thông tin bổ ích. Mà bác cho e hỏi chổ TW FREQ (crossover frequency for tweeter) để bao nhiêu thì vừa




 

TaxiDrive

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-115878
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
7,376
Động cơ
452,771 Mã lực
Nơi ở
Innova Club
H

Hay quá bác ơi rất nhiều thông tin bổ ích. Mà bác cho e hỏi chổ TW FREQ (crossover frequency for tweeter) để bao nhiêu thì vừa




Cụ đọc phần hướng dẫn của JL audio mà m đã dịch, không nhất thiết cứ phải đúng vậy. Cứ vừa tai là Ok.
 

TaxiDrive

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-115878
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
7,376
Động cơ
452,771 Mã lực
Nơi ở
Innova Club
Master 5000 là hạng mục thi đấu âm thanh xe hơi EMMA 2017 đối với các thiết bị âm thanh được độ trên chiếc xe có giá trị không quá 5000 EURO, và hạng mục Best Of Sound là hạng mục chấm điểm xe nào có hệ thống âm thanh hay nhất không phân biệt đã tham gia bất kỳ hạng mục nào của EMMA. Sau đây là cấu hình của chiếc Honda Civic hoàn toàn mới được độ tại Minh Phú Auto và đoạt giải nhất ở 2 hang mục trên.
Các cụ xem chi tiết ở đây:

https://www.otosaigon.com/threads/cau-hinh-honda-civic-doat-giai-nhat-best-of-sound-va-master-5000-trong-cuoc-thi-am-thanh-xe-hoi.8803909/
 

TVPL

Xe container
Biển số
OF-118299
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
7,659
Động cơ
43,380 Mã lực
Master 5000 là hạng mục thi đấu âm thanh xe hơi EMMA 2017 đối với các thiết bị âm thanh được độ trên chiếc xe có giá trị không quá 5000 EURO, và hạng mục Best Of Sound là hạng mục chấm điểm xe nào có hệ thống âm thanh hay nhất không phân biệt đã tham gia bất kỳ hạng mục nào của EMMA. Sau đây là cấu hình của chiếc Honda Civic hoàn toàn mới được độ tại Minh Phú Auto và đoạt giải nhất ở 2 hang mục trên.
Các cụ xem chi tiết ở đây:

https://www.otosaigon.com/threads/cau-hinh-honda-civic-doat-giai-nhat-best-of-sound-va-master-5000-trong-cuoc-thi-am-thanh-xe-hoi.8803909/
Lão cũng hóng vụ này à ?
EMMA kỳ này SGC Audio mang ít xe tham dự quá.
 

Sales5

Xe đạp
Biển số
OF-514869
Ngày cấp bằng
8/6/17
Số km
28
Động cơ
179,600 Mã lực
Tuổi
30
Rất hay, hóng tiếp ạ
 

Mexetube2908

Xe máy
Biển số
OF-174201
Ngày cấp bằng
29/12/12
Số km
92
Động cơ
342,450 Mã lực
xe em lắp sub dưới gầm ghế lái nghe phê lắm.Mà giá cực hạt dẻ ạ
 

KiSyRua

Xe tải
Biển số
OF-492144
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
392
Động cơ
193,160 Mã lực
Em chỉ nghe radio nên chả hiểu gì về mấy cái này.
 

ngheothichoto

Xe hơi
Biển số
OF-80238
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
116
Động cơ
417,163 Mã lực
cụ chỉnh cắt tần thử xem. Với lại không nên để volum to quá cụ ạ
 

Kedaotau102

Đi bộ
Biển số
OF-518386
Ngày cấp bằng
26/6/17
Số km
8
Động cơ
177,480 Mã lực
Tuổi
38
Cho e hỏi có cụ nào biết về dàn hát karaok trên xe k à?
Xe e là xe couty chạy hợp đồng, sau 1 thời gian nghiên cứu e tậu 1 dàn hát gia đình nhét lên xe. Bây giờ có thể hát được nhưng lúc mới bật cái âm ly hoặc hết nhạc thì có tiếng reo như khiểu nhiễm điện, rất khó chịu.
Các cụ có ai biết cách khắc phục vẫn đề e xin được chỉ giáo ạ.
 

Tùng Lào

Đi bộ
Biển số
OF-518353
Ngày cấp bằng
26/6/17
Số km
4
Động cơ
177,440 Mã lực
Tuổi
37
Em vừa lên đồ các cụ tư vấn giúp em xem cái amly bass và amly dải trung và cao chỉnh vậy đã chuẩn chưa. Em cảm nhận loa cánh gánh hơi nhiều tiếng bass khi nghe nhạc Nonstop
Thứ tự từ trên xuống. Amly bass, am ly loa cánh, bộ chỉnh âmthanh tổng, loa bass, loa cánh em lắp bên trong nên kg chụp lại cho các cụ đc










 
Chỉnh sửa cuối:

TVPL

Xe container
Biển số
OF-118299
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
7,659
Động cơ
43,380 Mã lực
Em vừa lên đồ các cụ tư vấn giúp em xem cái amly bass và amly dải trung và cao chỉnh vậy đã chuẩn chưa. Em cảm nhận loa cánh gánh hơi nhiều tiếng bass khi nghe nhạc Nonstop
Thứ tự từ trên xuống. Amly bass, am ly loa cánh, bộ chỉnh âmthanh tổng, loa bass, loa cánh em lắp bên trong nên kg chụp lại cho các cụ đc
+Amply loa cánh:
- kênh Front cụ phải gạt về FULL như bên REAR. Với cái amply cut kiểu này mà chơi passive thì để full range, lúc này HPF, LPF chả có tác dụng gì đâu.
- Gain REAR với FRONT để như nhau là cụ... chưa chỉnh. Thường loa cánh sau đánh fill nên đa số gain sẽ khác & phải chỉnh cho từng cặp bằng cách ngắt đầu vào của từng cặp để chỉnh cặp còn lại.
- cắt bass từ 80hz trở xuống cho loa cánh bằng bộ chỉnh tổng.
+ Amply sub:
- Bass boost thường từ 45Hz và ở mức 12dB
- LPF thường cắt từ 50Hz.
Chỉnh mấy món này cũng mất công lắm. Cụ đấu từng kênh ra để chỉnh, xong lại chỉnh tổng hợp.... nghe vào tai là được ... :).
 

Tùng Lào

Đi bộ
Biển số
OF-518353
Ngày cấp bằng
26/6/17
Số km
4
Động cơ
177,440 Mã lực
Tuổi
37

Tùng Lào

Đi bộ
Biển số
OF-518353
Ngày cấp bằng
26/6/17
Số km
4
Động cơ
177,440 Mã lực
Tuổi
37
+Amply loa cánh:
- kênh Front cụ phải gạt về FULL như bên REAR. Với cái amply cut kiểu này mà chơi passive thì để full range, lúc này HPF, LPF chả có tác dụng gì đâu.
- Gain REAR với FRONT để như nhau là cụ... chưa chỉnh. Thường loa cánh sau đánh fill nên đa số gain sẽ khác & phải chỉnh cho từng cặp bằng cách ngắt đầu vào của từng cặp để chỉnh cặp còn lại.
- cắt bass từ 80hz trở xuống cho loa cánh bằng bộ chỉnh tổng.
+ Amply sub:
- Bass boost thường từ 45Hz và ở mức 12dB
- LPF thường cắt từ 50Hz.
Chỉnh mấy món này cũng mất công lắm. Cụ đấu từng kênh ra để chỉnh, xong lại chỉnh tổng hợp.... nghe vào tai là được ... :).
cảm ơn cụ nhiều. để em thử mày mò xem
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top