[CCCĐ] Tránh nóng ở Châu Âu ( Pháp - Đức - Thụy sĩ - Áo - Italia )

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Phố cổ tại Strasbourg






Các cổ động viên Pháp ngồi chờ giây phút cáo chung của những chú gà trống


Khách sạn chúng tôi ở đêm nay là Holiday Inn 1 chuỗi khách sạn có thương hiệu toàn cầu khá nổi tiếng. Sắp tới giờ đội tuyển Pháp đá trận thứ 2 với Mexico, các CĐV ngồi tập trung khá đông dưới quán Bar tầng 1 để xem đội nhà thi đấu


Quầy Bar




Em bán hàng nhỏ nhắn mặt luôn lạnh như tiền


Ông bạn HDV nghề tay trái, một nghệ sĩ đích thực với khả năng chơi khá nhiều nhạc cụ đang nổi hứng cùng em hát ca ngợi chiến thắng của Mexico




Trên phòng, hệ thống TV cập nhật luôn tên khách


Và đến giờ màn đêm buông dần là lúc chúng tôi nhờ đ/c lễ tân KS gọi 1 chiếc xe 7 chỗ dẫn sang Offenburrg , một thị trấn nhỏ của Đức giáp biên giới Pháp và cách Strasbourg khoảng 30Km. Chiếc xe lao đi trong màn đêm tĩnh mịch đến 14km/h làm cả bọn đờ người trên ghế vì run, rất may là cũng đi đến nơi về đến chốn.
Thị trấn nhỏ này có 1 sàn nhảy lớn nhạc ầm ĩ và rất nhiều khu vui chơi giải trí… ai cần thông tin PM cho em hê hê! Sau khi khám phá xong, cả bọn về KS ngủ để lấy sức mai đi tiếp

Hết ngày thứ 3
 
Chỉnh sửa cuối:

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Ngày thứ 4 : hành trình của chúng tôi sẽ là Thác nước Reihfall hay còn gọi là thác nước SCHAFFHAUSEN nằm tại Thụy Sĩ. Ngày hôm nay do phải di chuyển dọc biên giới giữa Đức và Thụy sĩ liên tục nên xe sẽ rất nhiều lần phải xuống làm thủ tục xuất nhập cảnh. Thủ tục ở đây chỉ cần HDV xuống đăng ký và xe cứ thế chạy qua mà khách ko phải xuống

Trạm kiểm soát biên giới Đức – Thụy sĩ




Vị trí trên bản đồ


Thác nước SCHAFFHAUSEN nằm tại Thụy Sĩ


Thác này ko cao nhưng khá hùng vĩ, tuy nhiên thật là tiếc do trời mưa nặng hạt nên chúng tôi không thể Có được những bức ảnh đẹp như ý








Rời thác nước, chúng tôi lên đường tới Zurich, quê hương của các loại đồng hồ nổi tiếng
Đất nước Thụy sĩ rất thanh bình và vắng vẻ, vào thành phố lớn như Zurich mà xe điện và các phương tiện công cộng chả có ma nào đi, lèo tèo vài người khách
Nhà hàng ăn trưa và Tối tại Zurich của anh chị Phước – Diễm nằm khiêm tốn tại 1 góc đường nhỏ bé, Quán ăn khá nhỏ và yên tĩnh. Cộng đòng người Việt nam tại Zurich không nhiều và chính quyền không cho phép họ sống tập trung và chia nhỏ ra vài gia đình 1 khu vực ( vấn đề này em sẽ kể kỹ hơn khi buổi tối em tham gia một buổi sinh hoạt của cộng đồng bà con ở đây)


Ăn trưa xong, cả đoàn quyết định đi Lúzern, 1 thành phố du lịch cách Zurich khoảng 30 Km
http://mt0.google.com/vt/data=Tzq0MQbLyaaioL9gdmhZoPp6XNu3N6e3ak8UnLhUBMbuINASCckm8PCuWo4AETxqC_tuCjTKi8ejdFlrR5jCnulKvUqLsk-a

Đoàn đến Luzern trong lúc trời vẫn mưa tầm tã, Chúng tôi được dẫn vào 1 toàn nhà để shopping mà trong đó bán các loại đặc sản của Thụy sĩ là Đồng hồ, Dụng cụ đa năng của Victorinox và Chocolate


Một con rồng của hãng Swarovski


Khi đoàn đến Luzern cũng là lúc mà trận đấu giữa Serbia và Đức vừa kết thúc với tỷ số 1 – 0 nghiêng về Serbia
Dân Serbia ở Thụy sĩ có vẻ nhiều và họ dổ ra đường chặn xe và hò hét náo lọan ( không hiểu sau trận Serbia và Australia thì không khí ra sao hê hê)






Và dĩ nhiên em không thể bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi này
I Love Serbia :D
 

danglong

Xe tăng
Biển số
OF-2236
Ngày cấp bằng
2/11/06
Số km
1,607
Động cơ
582,060 Mã lực
Nhất bố rồi! Thế mà luôn mồm kêu buồn với chả chán!!!
Ảnh vẫn chụp đẹp nhờ...
 

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Đường phố Luczern




Phố đi bộ mua sắm tại Luczern


Cầu gỗ cổ , biểu tượng của Luczern


Trời đã hửng dần cũng là lúc mà đoàn chúng tôi về Zurichm quanh cảnh Zurich tại khu trung tâm – Hồ Zurich
Zurich nằm ở độ cao 409m so với mặt nước biển, cuối phía Bắc của hồ Zurich trên trung tâm cao nguyên của Thụy Sĩ. Với dân số 370.000 người, Zurich được coi là thành phố đông dân nhất của Thụy Sĩ.

Thành phố này có lịch sử khá lâu đời, nhưng thực sự được biết đến từ thế kỷ thứ 1 khi La Mã đến đây đóng quân và thu thuế. Khi đó thành phố là ở bờ nam của sông Limmat. Sau đó đến thời kỳ trung cổ thì thành phố phát triển ở bờ bắc của sông cho đến tận thế kỷ 19. Còn bây giờ thì thành phố kéo dài ra tận xung quanh hồ Zurich. Đây là một cái hồ rất lớn, hình quả mướp, nước được lấy từ vùng núi đồi xung quanh, qua Zurich thì thu hẹp lại thành sông Limmat chảy gộp vào sông Rhine rồi đổ ra biển ở Hà Lan.














Ngỗng ở Hồ






X1 tại Zurich








Alfa Romeo tại Zurich


Trời đã về chiều chúng tôi quay trở lại quán ăn của anh chị Phước Diễm để ăn tối
Chân dung chủ quán


Theo giới thiệu của đồng chí HDV tên Lê Hoàng, một chàng trai nhiệt tình, nhanh nhẹn và hoạt bát theo đoàn từ Strasboug thì anh Phước, người Sài gòn đã sang đây 21 năm còn chị Diễm, một người con gái Bến tre xinh đẹp thì sang được 6 năm, Họ cùng chung tay xây đắp tổ ấm của mình bằng cách chăm sóc tiệm ăn nhỏ. Cuộc sống cũng bình lặng và cuối tuần cộng đồng người Việt lại tổ chức sinh hoạt tại 1 câu lạc bộ do 1 người Việt đứng ra mở và duy trì hoạt động .

Ăn tối xong cả đoàn về khách sạn Novotel tại Zurich để nghỉ ngơi
Hôm đó là tối thứ Sáu. Tôi đang ở trên phòng xem bóng đá thì Hoàng gọi điện, Theo đó anh chị Phước Diễm có nhã ý mời anh em trong đoàn tới thăm và sinh hoạt với cộng đồng người Việt tại đây. Tôi vùng dậy xuống sảnh. Do đông khách đóng cửa muộn nên chừng 1h sau hai chiếc xe loại nhỏ của hai vợ chồng người chủ quán nhiệt tình và hiếu khách mới tới được khách sạn. Chúng tôi lên xe đi tới Câu lạc bộ. 2 chiếc xe lao đi với tốc độ mà chỉ có chạy trộm 1 đoạn đoạn đường ĐS tôi mới dám nghĩ tới, đồng hồ đo 140km/h. Ngồi dúm ró trên ghế trước và khi dừng chân dứoi một khu chung cư im lìm tôi mới hoàn hồn, Khu chung cư vắng lặng không hề có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy đang có 1 cuộc sinh hoạt tưng bừng ở đây. Điều này trác ngược hoàn toàn với tưởng tượng của tôi.

Bước lên lầu 2, mở 1 cánh cửa nhỏ, chúng tôi bước vào câu lạc bộ. Anh em hồ hởi bắt tay đồng hương…trong câu lạc bộ đang có khoảng 5 bàn Bida và một nhóm các bác khoảng 40-50 đang thi triển những đường cơ mượt mà. Các chị thì ngồi kéo binh sập xám 1 góc, thuốc lá nghi ngút

Câu lạc bộ là một nhà xưởng bỏ hoang rộng chừng 500m2 tên lầu 2 được thuê lại và sửa sang làm nơi sinh hoạt cho cộng đồng người Việt tại Zurich. Hàng tuần vào chiều thứ sáu CLB mới mở cửa đến hết đêm Chủ Nhật để bà con đến sinh hoạt. Cuộc sống xa xứ sau 1 tuần lao động cật lực như được xả ra ở đây, Bia ken ở đây chỉ toàn chai 250ml chảy tràn cung mây và không có rượu. Bật chai Chivas mang theo từ nhà, tôi mời mỗi người 1 ly. Bà con đây đa số là người Khánh Hòa - Nha Trang sang đây đều đã lâu. Sinh hoạt ở đây có bia , bida, đánh bạc và Karaoke. Em cũng hát tặng bà con vài bài và được hưởng ứng nhiệt liệt (Tks!). Câu chuyện với bà con xa xứ nổ ra như pháo đến khoảng 2h sáng thì chúng tôi xin phép cáo từ để về nghỉ. Thanh toán tiền thì anh chị chủ quán kiên quyết ko cho nhưng chúng tôi cũng gửi lại 1 khoản gọi là đóng góp để Câu lạc bộ hoạt động. Dù gì những hoạt động sinh hoạt cộng đồng của bà con ta tại đây rất đáng trân trọng. Hầu như toàn bộ các gia đình đều coi đây là mái nhà chung của mình. Chia tay anh chị Phước Diễm trong lưu luyến và hy vọng sẽ có ngày trở lại Zurich lần nữa.

Hết ngày thứ 4
 

AQ.

Xe tăng
Biển số
OF-11621
Ngày cấp bằng
17/11/07
Số km
1,751
Động cơ
543,870 Mã lực
Ảnh đẹp. Ngưỡng mộ cụ quá.

Có việc nhờ cụ nhón tay làm phúc - cụ tiện tay lia cho em xin vài kiểu ảnh nữa. Em cần tài liệu về đường ngầm bộ hành (là các lối chui qua đường như hầm chui Ngã Tư Sở hoặc Phạm Hùng nhà mình ý) và nhà ga xe điện ngầm ở các nước Âu châu. Cụ chụp giùm em từ cái lối vào trên mặt đất đến toàn cảnh bên trong với nhé. Đội ơn cụ, mong cụ về để em đến đổi (b) lấy ảnh và hầu chuyện cụ ạ.


Ôi, em ngớ ngẩn quá. Thấy tiêu báo ngày post hôm nay tưởng cụ đang bên ấy - mừng quá đâm ra :). Hóa ra cụ về rồi ạ. Cụ xem lại trong đống ảnh có chiếc nào như em nhờ thì cho em xin nhé. Thank cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Ngày thứ 5 :
Khách sạn Novotel nơi đoàn nghỉ tại Zurich


Lobby


Sáng hôm sau, chúng tôi rời Thụy sĩ để đến thị trấn Fussen – Đức để thăm lâu đài cổ Neuschwanstein .
Lâu đài Neuschwanstein
là một lâu đài nằm trong địa phận của làng Schwangau gần Füssen trong miền nam nước Đức do Vua Ludwig II của Bayern cho xây dựng. Lâu đài này là lâu đài nổi tiếng nhất trong số các lâu đài của Ludwig II và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Đức. Lâu đài còn được các doanh nghiệp lữ hành gọi là "Lâu đài trong truyện cổ tích". Ngay gần đấy là Lâu đài Hohenschwangau. Cho đến ngày hôm nay, lâu đài Neuschwanstein là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nước Đức và là thắng cảnh được chụp hình nhiều nhất.

• Thời đỉêm xây dựng: 1869 - 1886
• Địa điểm: Dãy Alps, bang Bavaria, Đức
Số liệu thực tế:
• Diện tích: 5.935 m2
• Độ cao: 965 m
• Số phòng hoàn chỉnh (trong số 228 phòng trong đồ án): 15
• Chi phí (lúc Ludwig mất): 6.180.047 mark
Thật không may, câu truyện của Ludwig không có hậu. Năm 1880 người ta ước tính chi phí hàng năm khoảng 900.000 mark mới hoàn tất lâu đài trong năm 1893. Vào lúc này Ludwig khởi công xây thêm 2 lâu đài khác, nhu cầu xây dựng 3 lâu dài cùng lúc đã vượt giới hạn khả năng kinh tế của ông, vì ông phải trả công xây dựng từ khoản trợ cấp bằng báu vật cho một vị vua chứ không lấy từ công quỹ. Có thể chính lý do này mà thần dân trong nước thường xem ông là một người lập dị dễ thương, nhưng chính phủ của ông ngày càng không đồng tình với hành vi ảo tưởng thấy rõ của ông, họ dàn cảnh để một ủy ban gồm các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần (thực tế không hề khám Ludwig) tuyên bố nhà vua mắc bệnh tâm thần, để bổ nhiệm người cậu 60 tuổi của ông làm Nhiếp chính.
Ludwig vô cùng đau khổ, sau cùng phải chấp nhận thoái vị, và bị trục xuất khỏi lâu đài Neuschwanstein. Ba ngày sau, vào ngày 13/06/1886, người ta phát hiện nhà vua bị chết đuối cùng với thầy thuốc của ông trong hồ Starnberg. Trái với nguyện vọng của nhà vua, lâu đài mở cửa cho khách tham quan trong 3 tuần sau khi ông mất, tạo ra sự trớ trêu đời đời đối với Ludwig - nhà vua thích sống riêng tư nhất trong lịch sử đã biến nước Đức thành nơi thu hút nhiều du khách nhất.
Lâu đài Neuschwanstein nằm trên vách đá lởm chởm vươn cao khỏi cánh rừng chân núi dãy Alps thuộc bang Bavaria là một trong những hình ảnh trữ tình quen thuộc nhất trên thế giới. Điều khiến lâu đài này khác hẳn đa số các lâu đài và cung điện khác là sự xây dựng không phải phô trương uy quyền hay của cải, mà chỉ là tư dinh của chủ nhân Ludwig II và một ít người tùy tùng.
Tại nơi ngày nay là Lâu đài Neuschwanstein nguyên đã có hai lâu đài Vorderhohenschwangau và Hinterhohenschwangau. Hai lâu đài này đã đổ nát ngay từ thời Vua Ludwig còn sống. Trước khi bắt đầu xây dựng lâu đài mới, tàn tích của hai lâu đài cũ này đã bị phá hủy hoàn toàn. Vua Ludwig II muốn xây dựng một lâu đài "theo đúng phong cách của một lâu đài hiệp sĩ Đức" như ông đã viết trong một bức thư gửi Richard Wagner vào ngày 15 tháng 5 năm 1868. Thế nhưng cảm hứng của Ludwig II không những chỉ xuất phát từ nước Đức thời Trung cổ mà còn từ thế giới người Moor đã từ Bắc Phi xâm lấn Tây Ban Nha từ năm 711 và thế giới truyện thần thoại của Richard Wagner. Eduard Reidel và Christian Jank đã cung cấp các bản phác thảo cho ông.
Đây là lâu đài cuối cùng do Ludwig II xây dựng và cư ngụ. Lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào ngày 5 tháng 9 năm 1869. Khi Vua Ludwig qua đời gần Lâu đài Berg vào ngày 13 tháng 6 năm 1886, Lâu đài Neuschwanstein vẫn còn chưa hoàn thành. Sau 17 năm xây dựng tính đến thời điển đấy, ông chỉ ở trong lâu đài võn vẹn có 172 ngày. Chỉ một phần ba các căn phòng trong dự tính là được hoàn thành cho đến thời điểm này. Sau khi Ludwig qua đời, tháp vuông và căn nhà hiệp sĩ được hoàn thành một cách đơn giản hơn. Không được xây dựng là ngôi nhà cầu nguyện như Christian Jank đã phác thảo trong bản vẽ năm 1871.
Ludwig II không bao giờ muốn cho người dân thường vào tham quan lâu đài, ông thà rằng phá hủy lâu đài đi chứ không muốn để cho người dân bình thường làm mất đi tính huyền thoại của nó. Thế nhưng chỉ 6 tuần sau khi ông qua đời, lâu đài đã mở cửa đón chào khách tham quan và ngày nay Lâu đài Neuschwanstein có đến 5.000 du khách hằng ngày trong mùa cao điểm (tháng 6 đến tháng 8).
Lâu đài Neuschwanstein thuộc vào trong số các điểm du lịch quan trọng nhất của Đức và được cả thế giới xem như là một hình ảnh của thời kỳ Lãng mạn. Hằng năm, lâu đài thu hút khoảng 1,3 triệu du khách. Lâu đài là kiểu mẫu cho các lâu đài trong Disneyland và cũng là nơi quay nhiều phim cổ tích.
Vào cuối Đệ nhị thế chiến, kho vàng của Ngân hàng Đế chế Đức được cất giữ tại đây. Thế nhưng trong những ngày chiến tranh cuối cùng, số vàng này đã được mang đi mà cho đến nay vẫn chưa rõ là nơi đâu.
Doanh nhân Trung Hoa Zhang Yuchen đang muốn xây lại một lâu đài giống như thế tại Trung Quốc. Ông đã từng xây lại một phiên bản của Lâu đài Maisons-Laffitte.
Nguồn Wikipedia và 1 số báo

Thị trấn Fussen là một thị trấn biên giới nhỏ nhắn và xinh đẹp giáp với Thụy sĩ, tuy nhiên nó lại rất sầm uất nhờ nguồn thu chủ yếu từ khách du lịch tới thăm Lâu đài cổ tích

Thị trấn này có khá nhiều ngôi nhà xinh đẹp và cổ kính ví như ngôi nhà này


Trời vẫn mưa tầm tã báo hiệu một buổi tham quan khó khăn và vất vả và quan trọng là mục đích chiên ngưỡng phong cảnh đẹp đã bị sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên hy vọng trong mưa bụi lâu đài sẽ có thêm 1 vẻ huyền bí đúng như những gì mà người ta nghĩ về nó






Những tưởng thị trấn này ko có người Việt sinh sống nhưng thật bất ngờ, chúng tôi được dùng bữa tại nhà hàng Kim Quy, cũng đậu rán , gà già luộc và các món ăn phong vị miền bắc nhưng tất nhiên không ngon như ở nhà :D


Anh chị chủ quán




Vừa kịp hỏi thăm anh chị vốn là dân Hà Đông sống, lao động và học tập tại Tiệp Khắc ngày xưa và cuộc sống đã xô đẩy họ tới nơi đây.

Sau bữa trưa no nê, chúng tôi lên đường tới thăm lâu đài cổ. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là các chú ngựa kéo lực lưỡng và khỏe mạnh, oánh rắm rất to ….chắc do leo trèo nhiều. Chúng có nhiệm vụ đưa du khách từ bãi đỗ lên Lâu đài và sau đó lại đưa họ xuống cần mẫn cả ngày.




Ngoài lâu đài Cổ tích thì nằm ngay cạnh là Lâu đài Hohenschwangau không đẹp bằng


Lúc chúng tôi đến là khoảng 14h00 và khi mua vé trên tấm vé có ghi rõ đoàn chúng tôi là đoàn số 492 và giờ được vào thăm quan là 15h40. Trung bình cứ đúng 5 phút là họ cho 1 đoàn vào thăm. Vì còn hơn 1h đồng hồ nữa mói đến giờ lên Lâu đài do đó chúng tôi lại tranh thủ nhảy vào Luxury Shop để shopping :D


Chiếc xe nhị mã ỳ ạch kéo cả hai chục con ngừoi lên Lâu đài, đoạn đường tưởng xa nhưng hóa ra lại rất gần. Thấp thoáng, tòa lâu đài hiện ra trong làm sương mờ ảo




Cảnh rừng núi hiện ra xanh mướt như một bức tranh thủy mặc


Lâu đài được làm bằng đá trắng tuyệt đẹp


Lối ra của khách tham quan
 

canbo

Xe tăng
Biển số
OF-6043
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
1,569
Động cơ
558,690 Mã lực
Nơi ở
HN-SG-HB
Lại một chuyến đi nữa, lần này là đi xa hơn các bác ạ ! đi tân Châu Âu mà lại lang thang qua những 5 nước Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Áo, Italia
Ảnh bác chủ thớt chụp đẹp lắm, nhưng có vẻ bác được dẫn đi ít nơi quá, mà nghĩ lại trong mười ngày mà đi tới năm nước thì đúng thật là phóng ô tô xem hoa rồi :). Phải chi bác có thời gian thì ở lại châu Âu lâu lâu đi thắm thú nhiều nơi cho bõ công tránh nóng bác nhỉ. Hay là đông tới bác lại sang bên này thưởng thức cái băng giá của châu Âu xem thử thế nào ;)

Em cần tài liệu về đường ngầm bộ hành (là các lối chui qua đường như hầm chui Ngã Tư Sở hoặc Phạm Hùng nhà mình ý) và nhà ga xe điện ngầm ở các nước Âu châu.

Nếu bác cần thì em có thể lục lại đống ảnh của em up cho bác xem dc, nhưng có lẽ ko được nhiều vì bthường em chụp cảnh là chính. Còn nếu có yêu cầu cụ thể thế nào thì có thể cuối tuần sau em làm 1 chuyến Hamburg tìm chụp giúp cụ cụ thể hơn.
 

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Từ trên nhìn xuống bãi đỗ xe






Số thứ tự 489 đã đến lượt


Trời mưa ngày càng nặng và chúng tôi tìm cách để lọt vào trong sân






Tháp canh phòng thủ


Mời các bác chiêm ngưỡng các bức ảnh về tòa Lâu đài này




















 
Chỉnh sửa cuối:

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực








Góc bếp phục vụ nhà vua




Rời lâu đài trong sự lắng đọng cảm xúc về một công trình vĩ đại của nhân loại. Đúng là một kiệt tác và 1 di sản của nước Đức để lại cho hậu thế
 

danngoc

Xe tăng
Biển số
OF-33488
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
1,152
Động cơ
488,614 Mã lực
Hình như Aleksandr Sokurov lấy lâu đài này làm bối cảnh quay phim "Moloch" làm về mấy ngày trong đời của A. Hitler, trước khi lão này ban hành sắc lệnh tiêu diệt toàn bộ dân Do Thái trong các trại tập trung (năm 1942). Có cảnh Eva Braun cởi chuồn leo lên những lan can đá để múa dưới mưa.
 

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Tiếp tục hành trình chúng tôi di chuyển qua biên giới để sang Áo , đêm nay chúng tôi sẽ nghỉ tại Innsbruck, một thành phố trên núi của Áo, Innsbruck là thành phố vinh dự được đăng cai tổ chức tới hai kỳ Thế vận hội mùa Đông vào năm 1964 và năm 1976. Mùa Euro 2008 vừa rồi, Innsbruck cũng đã tổ chức ba trong số sáu trận đấu của bảng D giữa các đội Tây Ban Nha, Nga và Thụy Điển trên sân vận động Tivoli Neu có sức chứa 30 ngàn người. Môn leo núi và những khu cắm trại với đầy đủ cơ sở hậu cần luôn lôi kéo những người yêu thích thể thao dã ngoại đến với Innsbruck.
Nằm trong một thung lũng lọt giữa dãy Alpen, Innsbruck là thủ phủ của Tyrol, một trong chín bang của Cộng hòa Áo. Innsbruck là từ ghép của tên sông Inn và Brücke (tiếng Đức, có nghĩa là cây cầu). Khởi thủy nó chỉ là tên của một cây cầu bắc qua sông Inn, nối đường Mariahilfstrasse và đường Innstrasse bên tả ngạn với đường Innrain và đường Herzog-Otto-Strasse bên hữu ngạn. Về sau, “Cầu trên sông Inn” được dùng để chỉ luôn tên thành phố này. Sông Inn nước rất trong xanh, bắt nguồn trên dãy Alpen từ độ cao gần 2.500m ở Thụy Sĩ và chỉ dài 517 km trước khi đổ vào sông Donau (Danube) ở Passau trên lãnh thổ nước Đức.

Theo thống kê mới nhất, Innsbruck có 118.902 người, đứng thứ năm trong các thành phố của Áo. Trong mấy chục năm gần đây, Innsbruck không những là trung tâm giáo dục đại học và văn hóa truyền thống của vùng, mà còn rất năng động và hấp dẫn trong vai trò của một trung tâm du lịch và thể thao, đặc biệt là thể thao mùa Đông.

Thị trấn chìm trong mưa lạnh buốt và ảm đạm, phố xá vắng hoe người qua lại








Ai đó đã vội vã không kịp thưởng thức trọn vẹn vị ngọt của Chai Corona để vội trở về với mái ấm nhỏ của mình


Dụng cụ hút shijar














Căn nhà nhỏ mái vàng, Biểu tượng của Innsbruck - Austria (Goldenes Dachl).
Ngôi nhà này là một công trình có một không hai do vua Maximilien đệ nhất của Đế chế Thần thánh Áo cho thực hiện năm 1494, nhân lễ thành hôn lần thứ ba của ông với công chúa Bianca Maria Sforza. Lớp mái che lầu hai của ngôi nhà - nơi nàng Bianca Maria ngồi thưởng ngoạn lễ hội được phủ bởi 2.657 viên gạch bằng đồng mạ vàng. Nó đã xuất hiện từ hơn 500 năm trước đây.












Con ngõ nhỏ nơi chúng tôi dung bữa tối trong một nhà hang Trung Hoa


Đêm hôm đó trời vẫn mưa và rất lạnh, chúng tôi lang thang trong mưa gió để tìm hiểu cuộc sống về đêm tại Innsbruck. Dừng chân tại Nightclub “Lady-O” ở số 2 đường Brunecker-Strasse ngay gần nhà ga chính (Hauptbahnhof) Chúng tôi vào trong ngó thử. Đàn ông lèo tèo độ chục người và chủ yếu là khách du lịch. Các cô gái kiếm sống bằng nghề buôn hương bán phấn trông buồn bã và mệt mỏi dưới lớp quần áo thiếu vải, lớp son phấn dầy khự và cặp mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Họ chủ yếu đến từ Rumani và Croatia và đều không còn trẻ. Giá cả ở đây quá đắt cho một suất bình thường - 160 Euros cho 30 phút vui vẻ. Với mục đích tìm hiểu chúng tôi tranh thủ buôn chuyện linh tinh với chủ quán và làm mỗi người 2 chai bia rồi ra về trong trang thái lâng lâng cho dễ chìm vào giấc ngủ say trong đêm lạnh giá.

Hết ngày thứ 5
 

DVG

Xe điện
Biển số
OF-51870
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
4,420
Động cơ
490,375 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on the earth
Phí của giời, bác không được đi tuyến Bỉ - Hà lan nên thiếu rất nhiều ảnh "RED LIGHT"- phố đèn đỏ và dứt khoát là không được trả thù dân tộc roài =))
 

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,114
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Chả đi học ABC ngày nào mà sao ảnh đẹp thế nhở? :-??
 

AQ.

Xe tăng
Biển số
OF-11621
Ngày cấp bằng
17/11/07
Số km
1,751
Động cơ
543,870 Mã lực
Nếu bác cần thì em có thể lục lại đống ảnh của em up cho bác xem dc, nhưng có lẽ ko được nhiều vì bthường em chụp cảnh là chính. Còn nếu có yêu cầu cụ thể thế nào thì có thể cuối tuần sau em làm 1 chuyến Hamburg tìm chụp giúp cụ cụ thể hơn.
Vâng, được thế thì quý hóa quá. Nhờ cụ giúp cho một tay. Món này ở nhà mình thiếu tài liệu lắm - em tiếc mãi hồi sang đó có chui qua các đường ngầm để sang đường - lạc vào dãy cửa hàng với tìm chỗ đi *ái , mãi mới sang được bên kia mà không chụp cái ảnh nào cả. Nhà mình làm đường ngầm ở NTS với lại Phạm Hùng không có dịch vụ - vừa phí vừa tối tăm nguy hiểm - em muốn kiếm ít tài liệu để làm đề tài cụ ạ
 

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Ngày thứ 6 ( Bài viết có tham khảo thêm các nguồn từ Wiki và các tư liệu sưu tầm)

Sảnh khách sạn tại Innsbruck


Sáng thức giấc, Ngày hôm nay theo chương trình, chúng tôi sẽ di chuyển sang Italia, đất nước lãng mạn hình chiếc ủng này luôn cuốn hút tôi trong trí tưởng tượng với nhiều công trình kiến trúc đẹp kỳ ảo. Những thành phố mộng mơ như Venezia, Firenze(Florence) cái nôi của nghệ thuật thế giới. Những kỳ quan như tháp nghiêng Pisa và đặc biệt là Roma thành phố mà tất cả mọi con đường đều phải hướng tới. Italia còn là quê hương của Piagio của GioGio của Versace, Gucci của Ferrari , Lamboghini và đặc biệt là Roberto Baggio…của những chàng trai ý mắt xanh thăm thẳm như biển trời Venice vậy.
Xuống sảnh ăn sáng, lại bánh mỳ với bơ mứt, chocolate, giờ mà có bát Phở bắp gầu thì tuyệt ! nhưng thôi, tính tôi vốn dễ ăn nên làm phát 2 lát bánh để lên đường cho ấm bụng.

Chiếc xe băng qua các đường hầm, và các con đèo xuyên qua dãy Alps trùng điệp. Gió rét rít lên từng hồi. Mưa…à mà hình như không phải ….bỗng nhiên Hoàng – cậu HDV của đoàn thốt lên… Tuyết , tuyết đấy anh ạ! mọi người cùng ồ lên nhìn kỹ lại. Quả thật những bông tuyết đang baym chúng bay lẫn vào những hạt mưa đập vào ô kính rồi tan đi nhanh chóng. Trên sườn núi , tuyết đã phủ trắng mờ những vạt rừng thông. Đây không biết đã là lần thứ bao nhiêu tôi đến những vùng đất có tuyết nhưng trớ trrêu thay, toàn đi vào mùa không thể có tuyết và lần đầu tiên tôi nhìn thấy tuyết rơi lại trong một hoàn cảnh khá hài hước là ở nhà bà con đang hưởng cái nắng nóng kỷ lục trong vòng 50 năm qua (44oC). Đúng là Không bao giờ, không bao giờ giữa mùa hè đắp chăn …
Điều đặc biệt hơn trên các xa lộ mà tôi vừa đi qua, trên các xa lộ của Italia, người ta đặt các trạm SOS cách khoảng 2km có 1 trạm.




Venezia, Venice, hay Venise đang ở phía trước chúng tôi.
Không giống như các thành phố khác, Venezia là một thành phố ngoài biển không có ôtô và thông thường du khách muốn đến thăm quan phải di chuyển bằng đường sắt. Đường ô tô cũng có nhưng rất bất tiện vì phải đỗ ngoài xa. Đa số du khách muốn đến Venezia thăm thú đều phải dừng chân tại Thị trấn Mestre nằm cách Venezia 7 phút xe điện.
Sau khi ăn trưa tại một nhà hàng Trung Quốc tại Mestre, chúng tôi về Khách sạn check in. Lại là Holiday Inn nhưng cái chuối nhất là ở đây ko xem được đầy đủ WC 2010, mỗi ngày họ chỉ chọn 1 trận để phát và ngày hôm nay Italia đá với New Zeland nên đương nhiên trận được chọn chiếu hôm nay sẽ là trận này. Mưa vẫn tầm tã thật là chán nhưng không thể ngăn nổi lòng quyết tâm của chúng tôi. Cất hành lý xong, chúng tôi lại hối hả lên đường.
Nhà ga Mestre ảm đạm trong cơn mưa nặng hạt




Con tàu lao đi với tốc độ 120km/h đưa chúng tôi đến với Venezia




Thoáng chốc Venezia đã thấp thoáng trước mặt


Venezia (tên trong phương ngôn Venezia: Venexia,Venessia), thường gọi "thành phố của các kênh đào" và La Serenissima, là thủ phủ của miền Veneto và của tỉnh Venezia ở Ý. Trong tiếng Việt, thành phố này được gọi là Vơ-ni-dơ (phiên âm từ Venise trong tiếng Pháp). Những hòn đảo của Venice có người ở từ thế kỷ 5 và 6, khi dân tị nạn bị xua đuổi ra vùng đất nhiều kênh rạch. Họ xây làng mạc nổi trên mặt nước, với những bè gỗ trôi trên vùng đất cái, đặt nền móng cho những lâu đài nổi hiện nay. Có ý kiến cho rằng, thành phố này được khai sinh ngày 25/3/421, nhưng có rất ít tài liệu chứng minh được quan điểm này.

Kênh Lớn (Canal Grande) Đại lộ chính của Venice


Dân số Venezia là 271.663 (thống kê ước tính vào 1 tháng 1, 2004). Cùng với Padova, Venezia nằm trong khu đô thị Padova-Venezia với dân số 1.600.000.

Thành phố trải ra trên nhiều đảo nhỏ trong khu vực Phá Venezia dọc theo biển Adriatic ở đông bắc nước Ý. Vùng phá nước mặn này trải dọc theo đường biển giữa các cửa sông Po (phía nam) và sông Piave (phía bắc). Dân số ước lượng là 272.000 người tính luôn cả dân số toàn bộ comune của Venezia; thành phố lịch sử của Venezia (Centro storico) có dân số khoảng 62.000, trong khi khoảng 176.000 sống ở Terraferma (nghĩa đen là "đất khô", nó là vùng phá mở rộng) và 31.000 sống trên các đảo khác của phá.
 

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Nước Cộng hòa Venezia từng là một đế quốc hàng hải và một khu vực chuẩn bị cho các cuộc Thập tự chinh, cũng như là một trung tâm thương mại quan trọng (đặc biệt là thương mại gia vị) và nghệ thuật trong thời Phục hưng.








Venezia nổi tiếng với những kênh đào của nó. Nó được xây dựng trên một quần đảo với 118 đảo tạo thành bởi khoảng 150 kênh đào và một cái phá cạn. Những hòn đảo trên đó thành phố được xây dựng được nối với nhau bằng khoảng 400 cái cầu. Trong trung tâm cũ, những kênh đào đóng vai trò như những con đường.
Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó





Mọi dạng giao thông là trên nước hoặc đi bộ. Vào thế kỉ 19 một đường chính vào đất liền đem đến một trạm xe lửa đến Venezia, và một đường cho xe hơi cùng bãi đậu được thêm vào trong thế kỉ 20. Vượt qua khỏi những đường vào trên bộ ở cạnh phía bắc thành phố, giao thông bên trong thành phố vẫn là, như trong nhiều thế kỉ trước, hoàn toàn trên nước hoặc đi bộ.


Venezia là khu đô thị rộng nhất châu Âu không có xe hơi, duy nhất ở châu Âu trong việc duy trì hoạt động như một thành phố bình thường trong thế kỉ 21 hoàn toàn không dựa vào xe ô tô hay xe tải.
 

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Mặt hàng lưu niệm chính của Venezia, mặt nạ cho lễ hội Halloween





Thời trang túi xách Venezia

Thuyền Venezia cổ điển là chiếc gondola, dù cho ngày nay nó được dùng chủ yếu cho du khách, hay cho đám cưới, đám ma, hay các dịp lễ khác.



Đa số người Venezia ngày nay đi lại bằng thuyền gắn máy ("vaporetti") đi lại trên các tuyến dọc theo các kênh đào chính và giữa các hòn đảo trong thành phố. Thành phố này cũng có nhiều thuyền tư nhân.

Nhưng gondola vẫn còn được sử dụng phổ biến bởi người Venezia là những traghetti, những phà chuyên chở khách bộ hành băng ngang Kênh đào Chính của Venezia tại một số điểm nhất định không có cầu.


Venezia được phục vụ bởi một sân bay mới, Sân bay quốc tế Marco Polo, hay là Aeroporto di Venezia Marco Polo, đặt tên theo người công dân nổi tiếng sinh ra ở đây. Sân bay này là trên đất liền và được xây lại cách xa bờ biển để du khách phải đi xe bus đển cảng, rồi từ đó sử dụng taxi nước hay thuyền máy (waterbus) Alilaguna.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Từ sau 1797, thành phố xuống cấp trầm trọng, với nhiều dinh thự cổ và các tòa nhà khác bị bỏ hoang và rơi vào trạng thái không sửa chữa được, mặc dù Lido trở thành một bãi biển du lịch nổi tiếng vào thế kỉ thứ 19.











Venice còn được gọi là Miền đất yên bình, Nữ hoàng của miền Adriatic, Thành phố của kênh rạch và lâu đài. Mọi thứ ở Venice đều có đôi: đất đi liền với nước, lịch sử lâu đời và tương lai bất ổn, duyên dáng nhưng u buồn. Thế giới sẽ nghèo nàn hơn nếu vùng đất này chìm xuống làn nước biếc.






Trong hàng nghìn năm, Venice là một trong những hải cảng sầm uất nhất châu Âu. Ngày nay, ánh hào quang ấy đã phai mờ khiến người dân thành phố phải nuối tiếc về một thời oanh liệt đó, nhất là khi thế giới vẫn biết đến lịch sử của Venice. Nếu hoà vào dòng người đông đúc trên đường phố chật hẹp, du khách sẽ nghĩ Venice (có diện tích 458 km2 và 63.000 dân) là bản sao hoàn hảo của địa ngục. Nhưng đã thoát ra khỏi nơi đó, họ sẽ được chiêm ngưỡng vẻ quyến rũ kỳ diệu, với những nhà thờ nhỏ mang phong cách kiến trúc baroque bao quanh thành phố. Venice được xây dựng trên 117 đảo nhỏ, 150 kênh rạch và 409 cây cầu, chia thành 6 khu di tích (sestieri) là: San Marco, Dorsoduro, San Polo, Santa Croce, Cannaregio và Castello. Cuộc sống vận hành nhịp nhàng quanh 6 khu di tích này. Vùng nước nông Laguna Veneta có nhiều đảo như Murano, Burano và Torcello. Đê chắn sóng ở phía đông có tên là Lido di Venezia, dài 10 km.











 

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Venice nhộn nhịp quanh năm, đặc biệt là mùa xuân, tháng 9 và 10. Phòng trọ cũng được đặt hết trong dịp Giáng sinh, Năm mới và lễ hội Carnevale vào tháng 2. Mùa hè là thời gian kinh khủng nhất: luôn đông đúc, ngột ngạt và nóng ẩm. Thời gian lý tưởng để thăm Venice là từ cuối tháng 3 đến tháng 5, những ngày mùa xuân phong quang, sáng sủa.

Nơi tập trung nhiều người ở nhất là Rivo Alto (sau đó đổi thành Rialto)
Cầu Rialto (tiếng Ý: Ponte di Rialto) trong Venezia là một trong các công trình xây dựng nổi tiếng nhất của thành phố. Cầu bắt qua Kênh Lớn (Canal Grande) này chỉ có một nhịp dài 48 m, nằm cạnh Fondaco dei Tedeschi là trụ sở thương mại của các thương gia người Đức tại Venezia.
Vào khoảng năm 1100 vẫn còn chưa có chiếc cầu nào bắt ngang Kênh Lớn. Theo trong tác phẩm Chronica per extensum descripta của Andrea Dandolo, một chiếc cầu gỗ đã được xây năm 1246 dưới thời tổng trấn Renier Zen. Chiếc cầu bị hư hại nhiều lần do vật liệu xây dựng chóng hư hỏng hay do hỏa hoạn và mãi cho đến năm 1507 thì thành phố mới quyết định xây một chiếc cầu bằng gạch. Tiếp theo sau đó là một cuộc tranh luận kéo dài hằng chục năm về tài chính và hình dáng của chiếc cầu. Tuy rất nhiều kiến trúc sư nổi tiếng, trong đó có Michelangelo và Andrea Palladio, đã tham gia cuộc thi đua nhưng cuối cùng bản bác thảo chiếc cầu một nhịp của người kiến trúc sư tương đối ít nổi tiếng Antonio da Ponte đã được lựa chọn. Chiếc cầu cuối cùng được quyết định xây dựng năm 1588 và đến 1591 thì hoàn thành.
Cảnh sông nước đứng trên cầu Rialto






Nhìn trên cầu xuống với hai hàng shop lưu niệm hai bên




Venice dần xây dựng nền cộng hoà. Họ triều cống Byzantine (vương quốc La Mã phương Đông) và vị tổng trấn đầu tiên được bầu vào năm 697. Venice phát triển nhanh chóng, cùng với sự cạnh tranh của các thành phố có điều kiện tự nhiên tương tự như Genoa. Dù có nhiều trận chiến đẫm máu và hoà ước, hải quân của hai thành phố vẫn bám đuổi nhau trên khắp Địa Trung Hải cho tới khi Venice giành chiến thắng tại trận Chioggia năm 1380. Venice hướng vào lục địa, đòi quyền tự chủ và được cung cấp thêm dân vì dân số của Venice giảm nhiều sau trận dịch hạch năm 1348. Thương mại tiếp tục phát triển nhưng Venice mất địa vị thống trị khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Constantinople năm 1453.

Theo tiến trình lịch sử, các vùng đất dần hình thành quốc gia dân tộc và đế chế. Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng mở đường vào Địa Trung Hải, giành đảo Síp năm 1570 và Crete năm 1669. Trong khi đó, tại Venice, tham nhũng tràn lan, nền chính trị yếu kém nên chẳng có ý chí và tiềm lực quân sự để chiến đấu. Dịch hạch tiếp tục cướp đi 1/3 dân số. Vụ cháy lớn tại cung điện của quan tổng trấn làm mất nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá. Quân đội của Napoleon tràn vào thành phố năm 1797 và cuối cùng, Venice rơi vào tay người Áo. Venice thống nhất với vương quốc Italy năm 1866.

Cuối thế kỷ 19, cuộc sống ở Venice vô cùng sôi động: nền công nghiệp phát triển, thông thương đường biển mở rộng, xây cầu xe lửa nối liền với lục địa, mở rộng và khơi thông kênh rạch, xây dựng đường bộ trong khu trung tâm và tăng trưởng du lịch. Thế kỷ 20 là thời gian Venice có liên hệ chặt chẽ với đất liền. Sau Thế chiến 2, nhà máy lọc dầu, luyện kim, nhà máy nhựa và hoá chất được xây dựng ở Marghera tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân Venice, cùng với vô số vấn đề nảy sinh. Trận lụt thế kỷ năm 1966 khiến thế giới quan tâm hơn đến tương lai trên sóng nước của Venice.

 

Chaien

Xe tăng
Biển số
OF-186
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
1,190
Động cơ
592,777 Mã lực
Quảng trường Thánh Mark (tiếng Ý: Piazza San Marco) là quảng trường quan trọng nhất và nổi tiếng nhất của thành phố Venice. Quảng trường dài 175 m, rộng 82 m và cùng với Piazzale Roma và Piazza di Rialto là ba quảng trường duy nhất trong thành phố được gọi là piazza. Các quảng trường khác của Venice được gọi một cách khiêm nhường hơn: campi. Alfred de Musset đã từng gọi quảng trường này là "salon của châu Âu". Vì không cao hơn mực nước biển là bao nhiêu nên quảng trường rất hay bị ngập lụt mỗi khi có bão cuốn theo nước ập vào từ mặt nhìn ra Kênh Lớn (Canal Grande) là khoảng không gian trống.
Quảng trường, cũng như toàn bộ thành phố Venice, là khu vực dành riêng cho người đi bộ. "Đại sảnh lễ hội đẹp nhất châu Âu" này, như Napoléon đã từng gọi, bao giờ cũng tràn ngập du khách, nhiếp ảnh gia và chim bồ câu.
Lối rẽ nhìn ra Quảng trường San Marco










Nhà thờ thánh San Macro


Gác chuông lớn tại Quảng trường St. Mark, cấu trúc cao nhất và nổi tiếng nhất ở quảng trường này từ nhiều thế kỷ qua, đồng thời là biểu tượng nổi tiếng nhất của thành Venice, lại đang bị nghiêng dần! Đầu tháng 1/2009, các kỹ sư Italia bắt đầu xúc tiến biện pháp nhằm ngăn chặn tháp bị sụp đổ một lần nữa.



Tháp chuông và dinh tổng trấn


Dinh tổng trấn


Nước từ biển tràn lên qua các lỗ cống và đến mùa nước dâng cao, Sân Quảng trường sẽ phải đi bằng thuyền.


 
Thông tin thớt
Đang tải
Top