[Funland] Trang phục, đồ dùng, câu chuyện thời bao cấp

buikhacthinh

Xe tăng
Biển số
OF-599079
Ngày cấp bằng
14/11/18
Số km
1,457
Động cơ
246,676 Mã lực
Nơi ở
Gò Vấp-TP HCM
Đồng hồ gà mổ thóc gắn liền với nhiều gia đình miền Bắc thời bao cấp.
Sx năm 1970
Mặt giấy bồi số nổi mình mua từ EBay về.
Về đến tp HCM HQ kg cho nhập báo chuyển hoàn.
Cuối cùng cũng về được.
Chơi cũng lắm công phu là vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,518
Động cơ
493,235 Mã lực
Vưng

86 mà còn kêu khổ,
Thì hoặc là ở vùng quê quá nghèo,
Hoặc gia định quá nghèo.

Tầm 84 trở về trước thì đúng là còn đói và khổ
Chứ từ 86 trở ra là bắt đầu dễ thở rồi.
86 cháu có đận ăn cháo cả tháng
 

heo-map

Xe điện
Biển số
OF-150172
Ngày cấp bằng
23/7/12
Số km
2,155
Động cơ
380,528 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Website
www.hoteljob.vn
86 cháu có đận ăn cháo cả tháng
Đến đầu những năm 90 còn khổ lắm ấy chứ. Hồi đó sinh viên đại học bọn em được nhận học bổng là 10kg gạo mỗi tháng.
 

heo-map

Xe điện
Biển số
OF-150172
Ngày cấp bằng
23/7/12
Số km
2,155
Động cơ
380,528 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Website
www.hoteljob.vn
Nay nắng đẹp, em mang đàn cò này ra cho tắm nắng, cho thêm phần trắng trẻo, xinh giai
 

heo-map

Xe điện
Biển số
OF-150172
Ngày cấp bằng
23/7/12
Số km
2,155
Động cơ
380,528 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Website
www.hoteljob.vn
ĐỜI QUÂN KHU
😌

Quân khu là một thuật ngữ được dùng để chỉ các nhóm thanh niên, thường là bỏ nhà, tụ tập với nhau, vào những thập kỷ 80 tại Hà Nội. Vào thời đó, cứ chiều tối, dọc các khu vực như đường Thanh Niên, hay vườn hoa Hàng Đậu, luôn có các nhóm thanh niên kiểu này tụ tập, đàn hát. Trang phục của các thành viện nhóm này thường là các bộ đồng phục quân đội thời đó, như quần Ga ( vải Gabadin Trung Quốc), dạ ( vào mùa đông), dép tiền phong ( gọi là gò), hay dép cao su Trung Quốc sản xuất ( gọi là đúc Tàu), hay dép cao su do bộ quốc phòng sản xuất ( gọi là đúc Quốc phòng), mũ cối do Trung quốc sản xuất ( gọi là ổi Tàu– [tuyển thủ bóng đá quốc gia Vũ Mạnh Cường- hậu vệ thép của đội CLB quân đội trước kia- có biệt danh là Cường ổi cũng vì lúc nào cũng đội mũ cối do Trung Quốc sản xuất]), hay mũ cối do bộ quốc phòng sản xuất ( gọi là ổi quốc phòng), thắt lưng do Trung quốc sản xuất ( thắt lưng tàu), hay thắt lưng do bộ quốc phòng sản xuất. tất cả các sản phẩm do Trung quốc sản xuất thường bền hơn, và giá cả cũng đắt hơn.
Thời đó, một đôi đúc Tầu mới có thể có giá gần một chỉ vàng. Các loại âm nhạc nhóm này ưa thích thường là Boneym, hay các dạng bài hát xuyên tạc hoặc nhạc vàng ( ví dụ: “ anh đi nghĩa vụ từ 18 đến 23, thôi em ở nhà lo lấy tiền mà chung sống, anh đi nghĩa vụ đâu có tiền mà nuôi em; người về sau 3 năm, mắt mù chân lại què, làm sao lấy được vợ hiền…), hoặc xuyên tạc bài hát của BoneyM như ( ở nhà quê mới ra, tôi ở nhà quê mới ra, nhìn con trâu nó đi, tôi tưởng con trâu nó phi i í í...nhìn que kem bốc hơi tôi tưởng que kem nó sôi ối giời ôi...), hoặc các bài hát về chính cuộc đời “quân khu” (đời quân khu, cơm ăn không no, bố không cho, công an không cho anh vẫn yêu em, ôi em thân yêu…).
Cách đánh đàn và hát của nhóm này thường là chính người ôm đàn guitar sẽ dùng bàn tay đánh vào dây đàn, đồng thời, dùng khuỷu tay đập vào thân đàn tạo ra các tiếng trống để giúp cho việc nhẩy múa của các thành viên khác ( đôi khi một thành viên khác sẽ ngồi sau lưng và phụ trách việc “đánh trống- cũng đánh vào thân đàn). Còn kiểu nhảy Disco đặc trưng của dân quân khu là "Công Phu", tức một kiểu nhảy múa sử dụng phần hông là chính, xoay dẻo theo những vòng tròn, và biến thể của nó thì sẽ trông "thô tục" ( hay khiêu dâm?) hơn khi người nhảy ( thường là nam) điều khiển phần bụng dưới giật lên từng đợt như thể hiện hành vi giao hợp ( còn gọi là "mơi"). Theo tôi biết, nhóm này ít bị đồng hóa vào với dạng trộm cắp thông thường tại các bến xe, tầu (nhất là các bến xe điện), mà thường bị đồng hóa với các hành vi đánh nhau, đâm chém, và chơi bời. Kiểu một dạng đẳng cấp cao hơn việc trộm cắp thông thường. Theo tôi, sự nghiên cứu về nhóm này có thể vẽ nên một hình ảnh nào đó về một thứ văn hóa ngoài luồng (subculture) của Việt Nam vào thời thập kỷ 80. Không biết đã có các nghiên cứu nào về nhóm người này chưa? Ở Note này, tôi chỉ định liệt kê một số trang phục hay vũ khí mà các “quân khu” thời đó hay dùng để đánh nhau- tất cả các vũ khí hay trang phục đó, đều là những vật dụng thông thường và sở hữu một hệ thống giá trị biểu nghĩa riêng, song đã bị chuyển mục đích sử dụng– và do đó bị chuyển nghĩa – để đi theo một hệ thống giá trị khác
Bài này sẽ là dạng nhớ gì viết nấy ( để nghị ai có thêm tư liệu hay ký ức thì cùng chia sẻ cho vui để...mừng ngàn năm thăng Long ^^)
a/ bộ quần áo vải Gabadin: nguyên đây là đồng phục cho lính bộ binh Việt Nam do Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đặc trưng của dạng vải này rất bền, mầu xanh lá cây tươi. Bộ quần áo này là trang phục ưa thích nhất của tất cả những thanh niên tự coi mình là “quân khu”- và nó cũng khá đắt. Bộ quần áo này thường đi kèm với mũ cối (như đã đề cập ở trên). Chiếc mũ này cũng rất nhẹ, và cứng – thậm chí có thể kê làm ghế ngồi bệt lên. Thậm chí dao chém hay gạch đập vào cũng không vỡ
b/ Dưới cấp quần áo Gabadin là một chiếc quần thường gọi là quần xanh chéo ( còn gọi là quần dõng)- may bằng vải xanh công nhân, ống rộng thùng thình mà khi mặc thường phải xắn lên hai ba gấu mới đúng mốt
c/ Đôi dép nhựa trong tiền phong bốn quai – thường gọi là gò. Đặc điểm của đôi dép này là rất bền và gọn gang. Khi đã cài khóa chặt vào chân, thì chạy rất nhanh và thanh thoát.
d/ Thắt lưng tàu với khóa đồng. Chiếc thắt lưng này rất có lợi thế bởi khi cần có thể rút ra chập lại làm vũ khí. Khi đó chiếc khóa đồng đóng vai trò như một đầu chùy –có thể sát thương đối phương nhanh chóng
e/ Bộ quần áo dạ sỹ quan. Bộ quần áo dạ ( dạ tướng, hay dạ tá )mầu cỏ úa này trang phục cho cấp sỹ quan quân đội Việt Nam, và giá rất đắt cũng như không phải ai cũng có thể mặc nó. Vì mặc bộ quần áo này- có nghĩa là đã có số má. Thường mùa hè, thì chỉ quần được sử dụng – mặc thùng thình và cũng thường được xắn lên vài gấu – mặc kèm áo sơ mi trắng, và kính gọng vàng. Bất cứ ai mặc quần dạ tá, đi dép đúc Tầu, và đeo kính gọng vàng – đều phải là một quân khu có số má. Một điểm lý thú ở đây là, chỉ có dân có số má mới đi dép đúc, còn dân quân khu bình thường thì chỉ đi gò. Vì sao lại thế- đó là vì dân có số má, khi gặp đánh nhau sẽ không bao giờ chạy – vì thế, đi đúc Tầu, dù rất vướng víu khi đánh nhau- lại cũng là một biểu hiện của sự dũng cảm và đẳng cấp
g/ Mùa đông thì ngoài bộ quần áo dạ, còn có kèm theo là quả áo Mỹ. Đây là một dạng áo khoác bốn túi của quân đội Mỹ, mà sau 1975, đã được chuyển ra ngoài Bắc. Giá rất đắt và cũng chỉ dân số má mới có thể có.
h/ các vũ khí thì thường là rất đa dạng. Phổ biến thì có Lưỡi lê AK, Lê lá lúa, khóa Việt tiệp, gạch ngói, thắt lưng tầu, bơm xe đạp, đòn gánh, xẻng, và nhất là dao phay. Các cuộc chém nhau bằng dao phay rất phổ biến trong các đám đánh nhau thời đó. Hồi đó đặc biệt không sử dụng súng trong các cuộc đánh nhau như bây giờ
i/ cách đi xe đạp của dân quân khu cũng rất đặc biệt. có hai cách phổ biến. cách thứ nhất là đi một tay, ngồi ngả người về phía sau, một tay đút túi và đạp xe với tốc độ lững thững. cách thứ hai là hơi chồm ra phía trước một chút, hai tay chỉ bám hờ bằng đoạn bàn tay gần cổ tay vào phần ngoài cùng của tay nắm xe, vai hơi nhô lên, còn hai bàn chân cũng chỉ đạp hờ lên pê đan bằng đoạn gót chân. Hai bàn chân xoay chĩa ra bên ngoài như kiểu hề sác-lô. Và tốc độ đạp xe luôn rất chậm
k/ thường hồi đó, đồng hồ được dân quân khu ưa thích là dạng ESKA, mặt to, mầu mận chín. Sau này có Seiko 5 cũng rất được ưa chuộng. Song chủ yếu vẫn là ESKA ( k nhớ chính xác tên - chỉ ghi lai theo cách đọc) vì nó rất bền, có thể ném vào tường mà không bị hỏng – và vì thế đôi khi cũng có thể trở thành một thứ vũ khí
l/ Con gái đi quân khu thường mặc áo sơ mi trắng và quần đen. Song điểm đặc biệt là chiếc quần này thường xắn lên ở hai bên cạp. tóc thường cắt hỉ nhi ( có nghĩa là mái bằng).
m/ Các quân khu ở Hà Nội hồi đó thường sinh hoạt theo khu vực, ví dụ quân khu Lý Nam Đế, Quân Khu Nam Đồng, Hòe Nhai, hay 1 A Trần Phú. Đó cũng là những nơi hầu hết có các khu tập thể quân đội
n/ Một nhóm quân khu thường sống lang thang, tối về nhà nhau ngủ hay sinh hoạt chung, ban ngày đi lang thang ra các khu vực công cộng như các vườn hoa hay công viên. Các sinh hoạt của nhóm này thường theo kiểu cộng sản, có gì chia sẻ nấy, và tìm vui là chính. Uống rượu hay đàn hát và đánh nhau. Và lẽ dĩ nhiên sinh hoạt sex theo kiểu tự do. Có thể trong phạm vi các nhóm này cũng có các hành vi trộm cướp hay trấn lột, thế nhưng, theo tôi, đây không phải là đặc điểm tiêu biểu để định dạng họ
o/ Theo tôi, sự hình thành của các nhóm kiểu này cần được nhìn nhận trong tổng thể các mối quan hệ xã hội và hoàn cảnh lịch sử thời đó – khi ở bắc Việt nam lúc ấy hiện diện một nền văn hóa chính thống, văn hóa chủ - đặt cơ sở trên chủ nghĩa khắc kỷ trên bề mặt, vô hình trung tạo ra một sức ép đẩy các phản ứng xã hội đến một điểm hạn qua đó sinh ra các hình thái văn hóa ngoài luồng (subculture), mà “quân khu” chính là một trong những hình thức tiêu biểu
...
Xem tạm hình minh hoạ này ( vì không tìm ra hình nào khác). Ổi Tàu, áo Nato, nhưng không hiểu sao lại đi giày ba ta Thượng Đình? ( đây có lẽ không phải một dân quân khu thứ thiệt). Trong ảnh có quả xe Dream, chứng tỏ đây là thời sau này rồi, lúc kiểu sống Quân Khu đã chấm dứt, và lúc mà các dạng băng nhóm giang hồ bảo kê nổi lên.
(Nguồn FB)

102413011_10217405228824510_3123866019462905856_n.jpg

102433126_10217405228904512_3003521430965977088_n.jpg
 
Biển số
OF-578166
Ngày cấp bằng
9/7/18
Số km
1,366
Động cơ
153,396 Mã lực
Tuổi
42
ĐỜI QUÂN KHU
😌

Quân khu là một thuật ngữ được dùng để chỉ các nhóm thanh niên, thường là bỏ nhà, tụ tập với nhau, vào những thập kỷ 80 tại Hà Nội. Vào thời đó, cứ chiều tối, dọc các khu vực như đường Thanh Niên, hay vườn hoa Hàng Đậu, luôn có các nhóm thanh niên kiểu này tụ tập, đàn hát. Trang phục của các thành viện nhóm này thường là các bộ đồng phục quân đội thời đó, như quần Ga ( vải Gabadin Trung Quốc), dạ ( vào mùa đông), dép tiền phong ( gọi là gò), hay dép cao su Trung Quốc sản xuất ( gọi là đúc Tàu), hay dép cao su do bộ quốc phòng sản xuất ( gọi là đúc Quốc phòng), mũ cối do Trung quốc sản xuất ( gọi là ổi Tàu– [tuyển thủ bóng đá quốc gia Vũ Mạnh Cường- hậu vệ thép của đội CLB quân đội trước kia- có biệt danh là Cường ổi cũng vì lúc nào cũng đội mũ cối do Trung Quốc sản xuất]), hay mũ cối do bộ quốc phòng sản xuất ( gọi là ổi quốc phòng), thắt lưng do Trung quốc sản xuất ( thắt lưng tàu), hay thắt lưng do bộ quốc phòng sản xuất. tất cả các sản phẩm do Trung quốc sản xuất thường bền hơn, và giá cả cũng đắt hơn.
Thời đó, một đôi đúc Tầu mới có thể có giá gần một chỉ vàng. Các loại âm nhạc nhóm này ưa thích thường là Boneym, hay các dạng bài hát xuyên tạc hoặc nhạc vàng ( ví dụ: “ anh đi nghĩa vụ từ 18 đến 23, thôi em ở nhà lo lấy tiền mà chung sống, anh đi nghĩa vụ đâu có tiền mà nuôi em; người về sau 3 năm, mắt mù chân lại què, làm sao lấy được vợ hiền…), hoặc xuyên tạc bài hát của BoneyM như ( ở nhà quê mới ra, tôi ở nhà quê mới ra, nhìn con trâu nó đi, tôi tưởng con trâu nó phi i í í...nhìn que kem bốc hơi tôi tưởng que kem nó sôi ối giời ôi...), hoặc các bài hát về chính cuộc đời “quân khu” (đời quân khu, cơm ăn không no, bố không cho, công an không cho anh vẫn yêu em, ôi em thân yêu…).
Cách đánh đàn và hát của nhóm này thường là chính người ôm đàn guitar sẽ dùng bàn tay đánh vào dây đàn, đồng thời, dùng khuỷu tay đập vào thân đàn tạo ra các tiếng trống để giúp cho việc nhẩy múa của các thành viên khác ( đôi khi một thành viên khác sẽ ngồi sau lưng và phụ trách việc “đánh trống- cũng đánh vào thân đàn). Còn kiểu nhảy Disco đặc trưng của dân quân khu là "Công Phu", tức một kiểu nhảy múa sử dụng phần hông là chính, xoay dẻo theo những vòng tròn, và biến thể của nó thì sẽ trông "thô tục" ( hay khiêu dâm?) hơn khi người nhảy ( thường là nam) điều khiển phần bụng dưới giật lên từng đợt như thể hiện hành vi giao hợp ( còn gọi là "mơi"). Theo tôi biết, nhóm này ít bị đồng hóa vào với dạng trộm cắp thông thường tại các bến xe, tầu (nhất là các bến xe điện), mà thường bị đồng hóa với các hành vi đánh nhau, đâm chém, và chơi bời. Kiểu một dạng đẳng cấp cao hơn việc trộm cắp thông thường. Theo tôi, sự nghiên cứu về nhóm này có thể vẽ nên một hình ảnh nào đó về một thứ văn hóa ngoài luồng (subculture) của Việt Nam vào thời thập kỷ 80. Không biết đã có các nghiên cứu nào về nhóm người này chưa? Ở Note này, tôi chỉ định liệt kê một số trang phục hay vũ khí mà các “quân khu” thời đó hay dùng để đánh nhau- tất cả các vũ khí hay trang phục đó, đều là những vật dụng thông thường và sở hữu một hệ thống giá trị biểu nghĩa riêng, song đã bị chuyển mục đích sử dụng– và do đó bị chuyển nghĩa – để đi theo một hệ thống giá trị khác
Bài này sẽ là dạng nhớ gì viết nấy ( để nghị ai có thêm tư liệu hay ký ức thì cùng chia sẻ cho vui để...mừng ngàn năm thăng Long ^^)
a/ bộ quần áo vải Gabadin: nguyên đây là đồng phục cho lính bộ binh Việt Nam do Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đặc trưng của dạng vải này rất bền, mầu xanh lá cây tươi. Bộ quần áo này là trang phục ưa thích nhất của tất cả những thanh niên tự coi mình là “quân khu”- và nó cũng khá đắt. Bộ quần áo này thường đi kèm với mũ cối (như đã đề cập ở trên). Chiếc mũ này cũng rất nhẹ, và cứng – thậm chí có thể kê làm ghế ngồi bệt lên. Thậm chí dao chém hay gạch đập vào cũng không vỡ
b/ Dưới cấp quần áo Gabadin là một chiếc quần thường gọi là quần xanh chéo ( còn gọi là quần dõng)- may bằng vải xanh công nhân, ống rộng thùng thình mà khi mặc thường phải xắn lên hai ba gấu mới đúng mốt
c/ Đôi dép nhựa trong tiền phong bốn quai – thường gọi là gò. Đặc điểm của đôi dép này là rất bền và gọn gang. Khi đã cài khóa chặt vào chân, thì chạy rất nhanh và thanh thoát.
d/ Thắt lưng tàu với khóa đồng. Chiếc thắt lưng này rất có lợi thế bởi khi cần có thể rút ra chập lại làm vũ khí. Khi đó chiếc khóa đồng đóng vai trò như một đầu chùy –có thể sát thương đối phương nhanh chóng
e/ Bộ quần áo dạ sỹ quan. Bộ quần áo dạ ( dạ tướng, hay dạ tá )mầu cỏ úa này trang phục cho cấp sỹ quan quân đội Việt Nam, và giá rất đắt cũng như không phải ai cũng có thể mặc nó. Vì mặc bộ quần áo này- có nghĩa là đã có số má. Thường mùa hè, thì chỉ quần được sử dụng – mặc thùng thình và cũng thường được xắn lên vài gấu – mặc kèm áo sơ mi trắng, và kính gọng vàng. Bất cứ ai mặc quần dạ tá, đi dép đúc Tầu, và đeo kính gọng vàng – đều phải là một quân khu có số má. Một điểm lý thú ở đây là, chỉ có dân có số má mới đi dép đúc, còn dân quân khu bình thường thì chỉ đi gò. Vì sao lại thế- đó là vì dân có số má, khi gặp đánh nhau sẽ không bao giờ chạy – vì thế, đi đúc Tầu, dù rất vướng víu khi đánh nhau- lại cũng là một biểu hiện của sự dũng cảm và đẳng cấp
g/ Mùa đông thì ngoài bộ quần áo dạ, còn có kèm theo là quả áo Mỹ. Đây là một dạng áo khoác bốn túi của quân đội Mỹ, mà sau 1975, đã được chuyển ra ngoài Bắc. Giá rất đắt và cũng chỉ dân số má mới có thể có.
h/ các vũ khí thì thường là rất đa dạng. Phổ biến thì có Lưỡi lê AK, Lê lá lúa, khóa Việt tiệp, gạch ngói, thắt lưng tầu, bơm xe đạp, đòn gánh, xẻng, và nhất là dao phay. Các cuộc chém nhau bằng dao phay rất phổ biến trong các đám đánh nhau thời đó. Hồi đó đặc biệt không sử dụng súng trong các cuộc đánh nhau như bây giờ
i/ cách đi xe đạp của dân quân khu cũng rất đặc biệt. có hai cách phổ biến. cách thứ nhất là đi một tay, ngồi ngả người về phía sau, một tay đút túi và đạp xe với tốc độ lững thững. cách thứ hai là hơi chồm ra phía trước một chút, hai tay chỉ bám hờ bằng đoạn bàn tay gần cổ tay vào phần ngoài cùng của tay nắm xe, vai hơi nhô lên, còn hai bàn chân cũng chỉ đạp hờ lên pê đan bằng đoạn gót chân. Hai bàn chân xoay chĩa ra bên ngoài như kiểu hề sác-lô. Và tốc độ đạp xe luôn rất chậm
k/ thường hồi đó, đồng hồ được dân quân khu ưa thích là dạng ESKA, mặt to, mầu mận chín. Sau này có Seiko 5 cũng rất được ưa chuộng. Song chủ yếu vẫn là ESKA ( k nhớ chính xác tên - chỉ ghi lai theo cách đọc) vì nó rất bền, có thể ném vào tường mà không bị hỏng – và vì thế đôi khi cũng có thể trở thành một thứ vũ khí
l/ Con gái đi quân khu thường mặc áo sơ mi trắng và quần đen. Song điểm đặc biệt là chiếc quần này thường xắn lên ở hai bên cạp. tóc thường cắt hỉ nhi ( có nghĩa là mái bằng).
m/ Các quân khu ở Hà Nội hồi đó thường sinh hoạt theo khu vực, ví dụ quân khu Lý Nam Đế, Quân Khu Nam Đồng, Hòe Nhai, hay 1 A Trần Phú. Đó cũng là những nơi hầu hết có các khu tập thể quân đội
n/ Một nhóm quân khu thường sống lang thang, tối về nhà nhau ngủ hay sinh hoạt chung, ban ngày đi lang thang ra các khu vực công cộng như các vườn hoa hay công viên. Các sinh hoạt của nhóm này thường theo kiểu cộng sản, có gì chia sẻ nấy, và tìm vui là chính. Uống rượu hay đàn hát và đánh nhau. Và lẽ dĩ nhiên sinh hoạt sex theo kiểu tự do. Có thể trong phạm vi các nhóm này cũng có các hành vi trộm cướp hay trấn lột, thế nhưng, theo tôi, đây không phải là đặc điểm tiêu biểu để định dạng họ
o/ Theo tôi, sự hình thành của các nhóm kiểu này cần được nhìn nhận trong tổng thể các mối quan hệ xã hội và hoàn cảnh lịch sử thời đó – khi ở bắc Việt nam lúc ấy hiện diện một nền văn hóa chính thống, văn hóa chủ - đặt cơ sở trên chủ nghĩa khắc kỷ trên bề mặt, vô hình trung tạo ra một sức ép đẩy các phản ứng xã hội đến một điểm hạn qua đó sinh ra các hình thái văn hóa ngoài luồng (subculture), mà “quân khu” chính là một trong những hình thức tiêu biểu
...
Xem tạm hình minh hoạ này ( vì không tìm ra hình nào khác). Ổi Tàu, áo Nato, nhưng không hiểu sao lại đi giày ba ta Thượng Đình? ( đây có lẽ không phải một dân quân khu thứ thiệt). Trong ảnh có quả xe Dream, chứng tỏ đây là thời sau này rồi, lúc kiểu sống Quân Khu đã chấm dứt, và lúc mà các dạng băng nhóm giang hồ bảo kê nổi lên.
(Nguồn FB)

102413011_10217405228824510_3123866019462905856_n.jpg

102433126_10217405228904512_3003521430965977088_n.jpg
Bài nghiên cứu quân khu khá kĩ
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Hôm vừa rồi về quê, em mới lục lại trong balo của bố em được mấy cuốn này. Giấy dó đã mục, nham nhở, nhưng bố em vẫn giữ. Mắt bố xúc động khi vuốt lại từng thếp giấy...
E472F7CF-8093-4EFF-9FC4-18D6E5EF70E6.jpeg
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
ĐỜI QUÂN KHU
😌

Quân khu là một thuật ngữ được dùng để chỉ các nhóm thanh niên, thường là bỏ nhà, tụ tập với nhau, vào những thập kỷ 80 tại Hà Nội. Vào thời đó, cứ chiều tối, dọc các khu vực như đường Thanh Niên, hay vườn hoa Hàng Đậu, luôn có các nhóm thanh niên kiểu này tụ tập, đàn hát. Trang phục của các thành viện nhóm này thường là các bộ đồng phục quân đội thời đó, như quần Ga ( vải Gabadin Trung Quốc), dạ ( vào mùa đông), dép tiền phong ( gọi là gò), hay dép cao su Trung Quốc sản xuất ( gọi là đúc Tàu), hay dép cao su do bộ quốc phòng sản xuất ( gọi là đúc Quốc phòng), mũ cối do Trung quốc sản xuất ( gọi là ổi Tàu– [tuyển thủ bóng đá quốc gia Vũ Mạnh Cường- hậu vệ thép của đội CLB quân đội trước kia- có biệt danh là Cường ổi cũng vì lúc nào cũng đội mũ cối do Trung Quốc sản xuất]), hay mũ cối do bộ quốc phòng sản xuất ( gọi là ổi quốc phòng), thắt lưng do Trung quốc sản xuất ( thắt lưng tàu), hay thắt lưng do bộ quốc phòng sản xuất. tất cả các sản phẩm do Trung quốc sản xuất thường bền hơn, và giá cả cũng đắt hơn.
Thời đó, một đôi đúc Tầu mới có thể có giá gần một chỉ vàng. Các loại âm nhạc nhóm này ưa thích thường là Boneym, hay các dạng bài hát xuyên tạc hoặc nhạc vàng ( ví dụ: “ anh đi nghĩa vụ từ 18 đến 23, thôi em ở nhà lo lấy tiền mà chung sống, anh đi nghĩa vụ đâu có tiền mà nuôi em; người về sau 3 năm, mắt mù chân lại què, làm sao lấy được vợ hiền…), hoặc xuyên tạc bài hát của BoneyM như ( ở nhà quê mới ra, tôi ở nhà quê mới ra, nhìn con trâu nó đi, tôi tưởng con trâu nó phi i í í...nhìn que kem bốc hơi tôi tưởng que kem nó sôi ối giời ôi...), hoặc các bài hát về chính cuộc đời “quân khu” (đời quân khu, cơm ăn không no, bố không cho, công an không cho anh vẫn yêu em, ôi em thân yêu…).
Cách đánh đàn và hát của nhóm này thường là chính người ôm đàn guitar sẽ dùng bàn tay đánh vào dây đàn, đồng thời, dùng khuỷu tay đập vào thân đàn tạo ra các tiếng trống để giúp cho việc nhẩy múa của các thành viên khác ( đôi khi một thành viên khác sẽ ngồi sau lưng và phụ trách việc “đánh trống- cũng đánh vào thân đàn). Còn kiểu nhảy Disco đặc trưng của dân quân khu là "Công Phu", tức một kiểu nhảy múa sử dụng phần hông là chính, xoay dẻo theo những vòng tròn, và biến thể của nó thì sẽ trông "thô tục" ( hay khiêu dâm?) hơn khi người nhảy ( thường là nam) điều khiển phần bụng dưới giật lên từng đợt như thể hiện hành vi giao hợp ( còn gọi là "mơi"). Theo tôi biết, nhóm này ít bị đồng hóa vào với dạng trộm cắp thông thường tại các bến xe, tầu (nhất là các bến xe điện), mà thường bị đồng hóa với các hành vi đánh nhau, đâm chém, và chơi bời. Kiểu một dạng đẳng cấp cao hơn việc trộm cắp thông thường. Theo tôi, sự nghiên cứu về nhóm này có thể vẽ nên một hình ảnh nào đó về một thứ văn hóa ngoài luồng (subculture) của Việt Nam vào thời thập kỷ 80. Không biết đã có các nghiên cứu nào về nhóm người này chưa? Ở Note này, tôi chỉ định liệt kê một số trang phục hay vũ khí mà các “quân khu” thời đó hay dùng để đánh nhau- tất cả các vũ khí hay trang phục đó, đều là những vật dụng thông thường và sở hữu một hệ thống giá trị biểu nghĩa riêng, song đã bị chuyển mục đích sử dụng– và do đó bị chuyển nghĩa – để đi theo một hệ thống giá trị khác
Bài này sẽ là dạng nhớ gì viết nấy ( để nghị ai có thêm tư liệu hay ký ức thì cùng chia sẻ cho vui để...mừng ngàn năm thăng Long ^^)
a/ bộ quần áo vải Gabadin: nguyên đây là đồng phục cho lính bộ binh Việt Nam do Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đặc trưng của dạng vải này rất bền, mầu xanh lá cây tươi. Bộ quần áo này là trang phục ưa thích nhất của tất cả những thanh niên tự coi mình là “quân khu”- và nó cũng khá đắt. Bộ quần áo này thường đi kèm với mũ cối (như đã đề cập ở trên). Chiếc mũ này cũng rất nhẹ, và cứng – thậm chí có thể kê làm ghế ngồi bệt lên. Thậm chí dao chém hay gạch đập vào cũng không vỡ
b/ Dưới cấp quần áo Gabadin là một chiếc quần thường gọi là quần xanh chéo ( còn gọi là quần dõng)- may bằng vải xanh công nhân, ống rộng thùng thình mà khi mặc thường phải xắn lên hai ba gấu mới đúng mốt
c/ Đôi dép nhựa trong tiền phong bốn quai – thường gọi là gò. Đặc điểm của đôi dép này là rất bền và gọn gang. Khi đã cài khóa chặt vào chân, thì chạy rất nhanh và thanh thoát.
d/ Thắt lưng tàu với khóa đồng. Chiếc thắt lưng này rất có lợi thế bởi khi cần có thể rút ra chập lại làm vũ khí. Khi đó chiếc khóa đồng đóng vai trò như một đầu chùy –có thể sát thương đối phương nhanh chóng
e/ Bộ quần áo dạ sỹ quan. Bộ quần áo dạ ( dạ tướng, hay dạ tá )mầu cỏ úa này trang phục cho cấp sỹ quan quân đội Việt Nam, và giá rất đắt cũng như không phải ai cũng có thể mặc nó. Vì mặc bộ quần áo này- có nghĩa là đã có số má. Thường mùa hè, thì chỉ quần được sử dụng – mặc thùng thình và cũng thường được xắn lên vài gấu – mặc kèm áo sơ mi trắng, và kính gọng vàng. Bất cứ ai mặc quần dạ tá, đi dép đúc Tầu, và đeo kính gọng vàng – đều phải là một quân khu có số má. Một điểm lý thú ở đây là, chỉ có dân có số má mới đi dép đúc, còn dân quân khu bình thường thì chỉ đi gò. Vì sao lại thế- đó là vì dân có số má, khi gặp đánh nhau sẽ không bao giờ chạy – vì thế, đi đúc Tầu, dù rất vướng víu khi đánh nhau- lại cũng là một biểu hiện của sự dũng cảm và đẳng cấp
g/ Mùa đông thì ngoài bộ quần áo dạ, còn có kèm theo là quả áo Mỹ. Đây là một dạng áo khoác bốn túi của quân đội Mỹ, mà sau 1975, đã được chuyển ra ngoài Bắc. Giá rất đắt và cũng chỉ dân số má mới có thể có.
h/ các vũ khí thì thường là rất đa dạng. Phổ biến thì có Lưỡi lê AK, Lê lá lúa, khóa Việt tiệp, gạch ngói, thắt lưng tầu, bơm xe đạp, đòn gánh, xẻng, và nhất là dao phay. Các cuộc chém nhau bằng dao phay rất phổ biến trong các đám đánh nhau thời đó. Hồi đó đặc biệt không sử dụng súng trong các cuộc đánh nhau như bây giờ
i/ cách đi xe đạp của dân quân khu cũng rất đặc biệt. có hai cách phổ biến. cách thứ nhất là đi một tay, ngồi ngả người về phía sau, một tay đút túi và đạp xe với tốc độ lững thững. cách thứ hai là hơi chồm ra phía trước một chút, hai tay chỉ bám hờ bằng đoạn bàn tay gần cổ tay vào phần ngoài cùng của tay nắm xe, vai hơi nhô lên, còn hai bàn chân cũng chỉ đạp hờ lên pê đan bằng đoạn gót chân. Hai bàn chân xoay chĩa ra bên ngoài như kiểu hề sác-lô. Và tốc độ đạp xe luôn rất chậm
k/ thường hồi đó, đồng hồ được dân quân khu ưa thích là dạng ESKA, mặt to, mầu mận chín. Sau này có Seiko 5 cũng rất được ưa chuộng. Song chủ yếu vẫn là ESKA ( k nhớ chính xác tên - chỉ ghi lai theo cách đọc) vì nó rất bền, có thể ném vào tường mà không bị hỏng – và vì thế đôi khi cũng có thể trở thành một thứ vũ khí
l/ Con gái đi quân khu thường mặc áo sơ mi trắng và quần đen. Song điểm đặc biệt là chiếc quần này thường xắn lên ở hai bên cạp. tóc thường cắt hỉ nhi ( có nghĩa là mái bằng).
m/ Các quân khu ở Hà Nội hồi đó thường sinh hoạt theo khu vực, ví dụ quân khu Lý Nam Đế, Quân Khu Nam Đồng, Hòe Nhai, hay 1 A Trần Phú. Đó cũng là những nơi hầu hết có các khu tập thể quân đội
n/ Một nhóm quân khu thường sống lang thang, tối về nhà nhau ngủ hay sinh hoạt chung, ban ngày đi lang thang ra các khu vực công cộng như các vườn hoa hay công viên. Các sinh hoạt của nhóm này thường theo kiểu cộng sản, có gì chia sẻ nấy, và tìm vui là chính. Uống rượu hay đàn hát và đánh nhau. Và lẽ dĩ nhiên sinh hoạt sex theo kiểu tự do. Có thể trong phạm vi các nhóm này cũng có các hành vi trộm cướp hay trấn lột, thế nhưng, theo tôi, đây không phải là đặc điểm tiêu biểu để định dạng họ
o/ Theo tôi, sự hình thành của các nhóm kiểu này cần được nhìn nhận trong tổng thể các mối quan hệ xã hội và hoàn cảnh lịch sử thời đó – khi ở bắc Việt nam lúc ấy hiện diện một nền văn hóa chính thống, văn hóa chủ - đặt cơ sở trên chủ nghĩa khắc kỷ trên bề mặt, vô hình trung tạo ra một sức ép đẩy các phản ứng xã hội đến một điểm hạn qua đó sinh ra các hình thái văn hóa ngoài luồng (subculture), mà “quân khu” chính là một trong những hình thức tiêu biểu
...
Xem tạm hình minh hoạ này ( vì không tìm ra hình nào khác). Ổi Tàu, áo Nato, nhưng không hiểu sao lại đi giày ba ta Thượng Đình? ( đây có lẽ không phải một dân quân khu thứ thiệt). Trong ảnh có quả xe Dream, chứng tỏ đây là thời sau này rồi, lúc kiểu sống Quân Khu đã chấm dứt, và lúc mà các dạng băng nhóm giang hồ bảo kê nổi lên.
(Nguồn FB)

102413011_10217405228824510_3123866019462905856_n.jpg

102433126_10217405228904512_3003521430965977088_n.jpg
e_ Bộ dạ có 4 túi màu cứt ngựa, ít khi mặc nguyên bộ( cả cây) mà chỉ mặc quần, dân xịn hơn thì mặc áo, quần khác. Nếu mặc nguyên cây có lẽ đi hop chăng? Ít gặp.
Gò và dép đúc: Em thì thấy hội đi đúc chạy còn nhanh hơn hội đi gò ;))
Dân đi đúc có nghề là có biến sup ngay xuống đồng thời nhảy giật lùi một bước, hai tay xỏ dép chạy chân chim (chân đất). Như vậy vừa đỡ mòn dép vừa lủi nhanh.
Hiện tượng "quân khu" lập "hội", vào "hội" là có nhưng chưa thấy ai ghi lại.
Chỉ biết "hội mạnh tên kêu đá bóng cừ" là nhiều em mết (mê) lắm, dễ được "pháo".
 

heo-map

Xe điện
Biển số
OF-150172
Ngày cấp bằng
23/7/12
Số km
2,155
Động cơ
380,528 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Website
www.hoteljob.vn
Bác nào có dép đúc tầu, dép nhựa trắng Tiền Phong, mũ cối tầu thì để lại cho em nhé

23FB7FDE-4D8F-4BB2-AA39-66F5384D5D19.jpeg
 

SupremeLV88

Xe hơi
Biển số
OF-739816
Ngày cấp bằng
18/8/20
Số km
102
Động cơ
63,629 Mã lực
Tuổi
36
Nhiều cụ cứ thích hoài cổ thế nhỉ
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
3,312
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dịch covid buồn quá, em lập thớt này để các cụ, các mợ 8x trở về trước hoài niệm chút vậy nhé.
Cụ, mợ nào có, thích đồ gì thì khoe, có chuyện gì thì kể đi ợ.
Em thì khoái sưu tầm mấy món dép cao su, dép nhựa trắng và mũ cối tầu, cụ nào mà còn thì giao lưu cho em nhé. Em đang sưu tầm thêm.
Giờ em tập trung vào các món là trang phục đàn ông thời bao cấp trước:




Tông lào gan gà. Khoảng giữa những năm 1980, em đang học cấp 3, nhà đứa nào giầu, xịn lắm thì có gan gà đi. Đến trường rất hay bị trấn lột.
Giờ thì tông lào có đủ mầu: xanh duơng, xanh lá, đỏ, trắng.



Mũ cối tầu. Một thời quý lắm. Hồi còn đi xe đạp nhiều và chưa bắt đội mũ bảo hiểm, các bác già đạp xe mà đội cối tầu này rất hay bị “tạt”. Bất lực nhìn chiếc mũ kỷ niệm của mình cuốn theo chiều chiếc xe máy vừa vượt lên.
Có các loại cối tầu xòe và cụp (cho chị em gái) và theo mầu: lòng vàng, lòng xanh, lòng uơng.


Dép đúc tầu. Tiền thân là dép cao su bác Hồ làm bằng lốp xe (dép Bình Trị Thiên, dép lốp). Sau Trung Quốc viện trợ trong chiến tranh chống Mỹ có các “đời” khác nhau và VN mình cũng tự đúc gọi là đúc Quốc Phòng. Tuy nhiên, chỉ có đúc tầu là quý nhất.


Đúc quốc phòng cũng rất đẹp đây ợ:



Dép nhựa trắng Tiền phong: còn có tên gọi là dép gò, móng trắng. Nổi tiếng và ưa thích nhất là của nhựa Tiền Phong Hải phòng, sau đến của xí nghiệp nhựa Hà Nội, ngoài ra còn có của các HTX thủ công khác như Thanh Bình...
Mỗi đôi dép này từng là 1 “gia tài”, vũ khí tán gái, giá trị bằng cả 1 con lợn chắt chiu cơm thừa canh cặn nuôi cả năm trời.




Đồng hồ: Thời chiến tranh thì có Poljot của Nga, sau có SK của Nhật, sau nữa là Senko5, Rado Silver Star, Mido cực kỳ đẳng cấp. Thông dụng và được ưa thích nhất là SK mặt lửa. Do to, nặng nên hợp với các chàng “quân khu”, manly.



Thắt lưng: Thời sau chiến tranh thì chủ yếu là dây lưng bộ đội. Đồ của TQ viện trợ giờ cũng trở thành món sưu tầm. Em nhớ sau này có thêm dây lưng dệt vải sần sần, có các sọc nhiều mầu sắc hình như của Thái thì phải.
Đợt rồi bãi An Bàng bị bão 13, khu nhà cụ có sao ko. Trc nghỉ ks cụ đc cái khung cảnh và bãi biển yên tĩnh. Sang năm định đi thì ghé lại biển này.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,678
Động cơ
377,974 Mã lực
Hùi lớp 8 tụi e đua nhau mua gò theo mốt hehe. Đẹo có nhựa HP đâu, nhựa HN đểu mỏng tang, vấp cái bật cả quai lại lúi húi nhặt que nhể dép :))
Mà quả này dẫm phải cứ.t thì thôi dồi, đế nó đựng được nguyên cả bãi cứ.t, cậy cả ngày ko hết. Nhựa trong nhìn từ trên xuống lúc chưa cậy khiếp cmn hồn :)) :)) :))
Đến tận lớp 12 vẫn còn ô bạn thích vẫn đi, đến giờ thằng này u50 vẫn làm tài chính, ko biết dẫm cứ.t bao lần rồi.
4342298-9c97d7ba5872469971a853514d76dd0b.jpeg
Mấy đôi gò đặt trên mặt đá granite cũng nói lên nhiều điều nhỉ
 

pbinh979

Xe tăng
Biển số
OF-82598
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
1,866
Động cơ
433,386 Mã lực
Năm 91, lớp 7 được mua đôi gò đểu, đến trường chỉ sợ các đại ka trấn lột. mà gò đểu, cái khóa nhôm mỏng tang, đi 2-3 hôm là hỏng, phải tự hàn.
được mấy hôm trắng đẹp, sau rồi vàng xỉn, nghe các đại ka lớn mách đủ cách nào ngâm nước vo gạo cho nó trắng. đến hài zzzz
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top