[Funland] Trang phục, đồ dùng, câu chuyện thời bao cấp

edorado

Xe tăng
Biển số
OF-67606
Ngày cấp bằng
3/7/10
Số km
1,525
Động cơ
615,047 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lâu rồi toàn để làm cảnh ko cắm điện, chẳng hiểu nó còn sáng ko nữa:D
Có cái nồi này nhà em trước dùng đựng gạo, ko biết có phải từ thời bao cấp ko nhỉ:)
20200407_102935.jpg
Cái này không phải là nồi, nó là bình đựng hoá chất ( hình như thuốc trừ sâu) nhà em có một cái chế làm nồi nấu rượu vì nắp nó kín
 

edorado

Xe tăng
Biển số
OF-67606
Ngày cấp bằng
3/7/10
Số km
1,525
Động cơ
615,047 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng phải sống qua tháng ngày đó. Lười ko lên Ga, châm bếp tự hàn móng ở nhà, tay bỏng, muội dầu đen ăn vào nhựa chấu của Gò.

Về bật lửa, mấy mẫu Flower này thằng tàu toàn nhái của nước ngoài, cụ thể là bọn Áo. Trc cứ nghĩ bọn tàu nó tự sáng chế ra 😷

Tiên sư nó :D
Bật hết xăng phồng mồm mà thổi cụ nhể
 

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
9,010
Động cơ
414,269 Mã lực
Dạ, em sinh ra lớn lên vào cuối chiến tranh chống Mỹ, lớn lên ở cuối thời bao cấp,.... thú thực là thấy nhục chứ chẳng thấy nhớ nhung gì cái thời đó.Nhà em mang đồ tiếp tế về cho bà ở HN mà mẹ em phải xin giấy tăng gia sản xuất mới được mang mấy con gà với đỗ lạc đi đường. Có anh đồng nghiệp của em kể lại mà anh ấy vẫn rơm rớm nước mắt .... "tao nhịn mấy tháng phiếu thịt để đổi sang mua mỡ, hì hụi rán được 2 chai 65 mỡ đem về Thái Bình cho mẹ, tới đầu huyện nó thu mẹ nó mất, tao không thanh minh được và tao đã khóc".
Không biết các cụ có nhớ nhung, luyến tiếc gì không chứ em nghĩ mấy ông nghĩ ra, áp dụng cái bao cấp ấy là có tội với dân tộc.
Em 8x còn cảm nhận được thì cụ 7x thấm ghê lắm . Thiếu thốn ám ảnh thế hệ trước đến nỗi mẹ em găm trong tủ 1 đôi dép nhựa màu tím + xấp vải để dành cho bà chị gái em , tầm tuổi cụ , dự định khi con gái cưới mang ra dùng :))
Đã bị cấm vận thì chớ rồi còn làm khổ nhau . Ông ngoại em chở gạo cho mẹ em cũng bị thu mất.
Thế hệ em không bị đói nhưng thèm ăn là có
 
Chỉnh sửa cuối:

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,742 Mã lực
Đọc bài các cụ em mới nghĩ lại bao kỷ vật từ thời ông bà nội, rồi bố mẹ em, đã thất thoát rơi rụng dần qua thời gian. Giật mình nhìn thấy cái thùng đựng gạo này nhà em đã dùng hồi em còn bé tí, đầu những năm 8x, ko hiểu sao qua bao lần chuyển nhà vẫn còn sót lại mới tài. Giờ nó là thùng đựng thóc cho gà. Nghĩ cũng lạ, cuộc đời mình như vẽ 1 vòng tròn lớn, hồi bé bố mẹ mình nuôi gà, tự trồng rau. Qua bao thay đổi, di chuyển tứ xứ, giờ mình lại nuôi gà, trồng rau.
B86C6C25-430B-4A14-9600-8A9D72BB7F87.jpeg
 

Xolabaque

Xe tăng
Biển số
OF-672466
Ngày cấp bằng
15/6/19
Số km
1,824
Động cơ
134,870 Mã lực
Dịch covid buồn quá, em lập thớt này để các cụ, các mợ 8x trở về trước hoài niệm chút vậy nhé.
Cụ, mợ nào có, thích đồ gì thì khoe, có chuyện gì thì kể đi ợ.
Em thì khoái sưu tầm mấy món dép cao su, dép nhựa trắng và mũ cối tầu, cụ nào mà còn thì giao lưu cho em nhé. Em đang sưu tầm thêm.
Giờ em tập trung vào các món là trang phục đàn ông thời bao cấp trước:




Tông lào gan gà. Khoảng giữa những năm 1980, em đang học cấp 3, nhà đứa nào giầu, xịn lắm thì có gan gà đi. Đến trường rất hay bị trấn lột.
Giờ thì tông lào có đủ mầu: xanh duơng, xanh lá, đỏ, trắng.



Mũ cối tầu. Một thời quý lắm. Hồi còn đi xe đạp nhiều và chưa bắt đội mũ bảo hiểm, các bác già đạp xe mà đội cối tầu này rất hay bị “tạt”. Bất lực nhìn chiếc mũ kỷ niệm của mình cuốn theo chiều chiếc xe máy vừa vượt lên.
Có các loại cối tầu xòe và cụp (cho chị em gái) và theo mầu: lòng vàng, lòng xanh, lòng uơng.


Dép đúc tầu. Tiền thân là dép cao su bác Hồ làm bằng lốp xe (dép Bình Trị Thiên, dép lốp). Sau Trung Quốc viện trợ trong chiến tranh chống Mỹ có các “đời” khác nhau và VN mình cũng tự đúc gọi là đúc Quốc Phòng. Tuy nhiên, chỉ có đúc tầu là quý nhất.


Đúc quốc phòng cũng rất đẹp đây ợ:



Dép nhựa trắng Tiền phong: còn có tên gọi là dép gò, móng trắng. Nổi tiếng và ưa thích nhất là của nhựa Tiền Phong Hải phòng, sau đến của xí nghiệp nhựa Hà Nội, ngoài ra còn có của các HTX thủ công khác như Thanh Bình...
Mỗi đôi dép này từng là 1 “gia tài”, vũ khí tán gái, giá trị bằng cả 1 con lợn chắt chiu cơm thừa canh cặn nuôi cả năm trời.




Đồng hồ: Thời chiến tranh thì có Poljot của Nga, sau có SK của Nhật, sau nữa là Senko5, Rado Silver Star, Mido cực kỳ đẳng cấp. Thông dụng và được ưa thích nhất là SK mặt lửa. Do to, nặng nên hợp với các chàng “quân khu”, manly.



Thắt lưng: Thời sau chiến tranh thì chủ yếu là dây lưng bộ đội. Đồ của TQ viện trợ giờ cũng trở thành món sưu tầm. Em nhớ sau này có thêm dây lưng dệt vải sần sần, có các sọc nhiều mầu sắc hình như của Thái thì phải.
Những vật dụng khác em chưa dám có ý kiến, chứ đôi tông gan gà thì năm 1980 thì chưa xuất hiện ở Việt Nam, cụ chủ chắc nhớ nhầm, thời đó nhà giàu thì có dép nhựa Tiền Phong, hoặc dép lốp, hoặc đúc tàu còn sót lại chứ không thể có tông Lào được, ít nhất vào những năm `84-`85 mới có.
 

heo-map

Xe điện
Biển số
OF-150172
Ngày cấp bằng
23/7/12
Số km
2,155
Động cơ
380,528 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Website
www.hoteljob.vn
Đôi tông mầu đỏ. Bác nào cá tính lắm mới dám đi ra đường nhỉ

screenshot_1596161102.png
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
2,835
Động cơ
495,080 Mã lực
Lâu không lôi thớt này lên.
Có cụ nào biết giờ kiếm cái đồng hồ treo tường Liên Xô ngày xưa ở đâu không ạ. Trước nhà em có một con Jantar bát giác bíng boong ông cậu đi Liên Xô mang về cho, sau bị rơi vỡ tung toé do động đất tầm 83 gì đó. Giờ em muốn kiếm lại một cái treo tường tương tự cho ông bà ôn nghèo kể khổ ợ.
Cảm ơn các cụ.
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,936
Động cơ
420,635 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Lâu không lôi thớt này lên.
Có cụ nào biết giờ kiếm cái đồng hồ treo tường Liên Xô ngày xưa ở đâu không ạ. Trước nhà em có một con Jantar bát giác bíng boong ông cậu đi Liên Xô mang về cho, sau bị rơi vỡ tung toé do động đất tầm 83 gì đó. Giờ em muốn kiếm lại một cái treo tường tương tự cho ông bà ôn nghèo kể khổ ợ.
Cảm ơn các cụ.
Cụ thử ra chợ đồ cũ Vạn phúc kiếm xem có được con nào ko :)
 

thaorua_2008

Xe tải
Biển số
OF-501076
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
340
Động cơ
189,241 Mã lực
Tuổi
41
z2044654877300_c037ae923e2ed5890f365e91c6438c2d.jpg

DÉP CAO SU THỜI HIỆN ĐẠI, CÓ CỤ NÀO MÊ KHÔNG Ạ
 

piston

Xe container
Biển số
OF-12752
Ngày cấp bằng
18/1/08
Số km
6,224
Động cơ
567,793 Mã lực
Máy chiếu phim dương bản của Đông Đức.



d1.jpg
d2.jpg
d3.jpg
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Xe đạp bao cấp, cái đỏ mận còn trước cả thời bao cấp :D
E3D69F6C-6422-47C7-9027-B6E200C0EAD6.jpeg
DBE435BD-DA57-434E-BC1A-A813135082EB.jpeg
D7BA7006-A7D2-4D32-8B5C-F3078ADD26A0.jpeg
 

Namtuoc9x

Xe đạp
Biển số
OF-521827
Ngày cấp bằng
17/7/17
Số km
28
Động cơ
175,580 Mã lực
Tuổi
38
thời bao cấp bộ đội thì khổ lắm
 

heo-map

Xe điện
Biển số
OF-150172
Ngày cấp bằng
23/7/12
Số km
2,155
Động cơ
380,528 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Website
www.hoteljob.vn
50 năm VTV - Những kỷ niệm với TV:
Nhà tôi nghèo lắm. Mãi sau này, vào năm 1990 mới dành dụm được ít tiền, đạp xe vào Mỗ mua thanh lý được cái Neptune điện tử đen trắng cũ. Chằng buộc, quấn mấy lần chăn chở về. Mỗi lần bật lên phải chờ vài phút bóng hình nóng lên mới rõ nét.
TV không cần lắp chụp đít vì thường xuyên phải thò tay chỉnh chiết áp cho hình không bị đổ, bị trôi. May mà chưa bị chạm tay hay bị điện cao áp của bóng hình phóng ra lần nào. Năm 1991, khi đang học đại học Tổng hợp HN, mẹ sai tôi cầm giấy giới thiệu của HTX mua bán đến khoa Lý của trường liên hệ mua TV Samsung 359R/K do khoa lắp ráp về bán. Cái cười đểu, đùa cợt rằng chỉ bán cho giấy giới thiệu dấu tròn chứ không bán cho dấu bầu dục của HTX làm tôi tức mãi. Năm 1993, khi đã đi làm, nhà tôi đổi sang cái TV nội địa NEC, điện 110V, đã chuyển hệ mầu Pal/ Secam. Lúc mới mua về, tôi tháo bảng mạch ra cọ rửa cho đỡ bị gỉ vì thấy bảo đồ nội địa đi đường biển về sẽ bị ngấm hơi muối. Nhớ cái vòng tròn bảng mầu chuẩn để chỉnh cho hình đẹp mà không bị co giãn hay lệch màn hình thường phát lúc trước 7h tối...
Còn với chương trình TV, ấn tượng đầu tiên của tôi là khi lũ trẻ lít nhít chen chúc xem phim Chôm và Sa. Không chỉ tôi mà hôm đó đã rất nhiều người khóc, khoảng cuối những năm 1970 thì phải. Sau này là tiếng nhạc xổ số, nhạc hiệu Những bông hoa nhỏ, Thời sự, Phim truyện từ TV nhà hàng xóm vọng sang mỗi tối thay cho đồng hồ... Mỗi lần nghe tiếng nhạc phim là ba chân bốn cẳng chạy đi xem nhờ, từ Trên từng cây số, Nô tỳ Isaura đến Hồng Lâu mộng...
 

Gia khanh đinh

Đi bộ
Biển số
OF-742018
Ngày cấp bằng
6/9/20
Số km
2
Động cơ
60,620 Mã lực
Tuổi
43
Dịch covid buồn quá, em lập thớt này để các cụ, các mợ 8x trở về trước hoài niệm chút vậy nhé.
Cụ, mợ nào có, thích đồ gì thì khoe, có chuyện gì thì kể đi ợ.
Em thì khoái sưu tầm mấy món dép cao su, dép nhựa trắng và mũ cối tầu, cụ nào mà còn thì giao lưu cho em nhé. Em đang sưu tầm thêm.
Giờ em tập trung vào các món là trang phục đàn ông thời bao cấp trước:




Tông lào gan gà. Khoảng giữa những năm 1980, em đang học cấp 3, nhà đứa nào giầu, xịn lắm thì có gan gà đi. Đến trường rất hay bị trấn lột.
Giờ thì tông lào có đủ mầu: xanh duơng, xanh lá, đỏ, trắng.



Mũ cối tầu. Một thời quý lắm. Hồi còn đi xe đạp nhiều và chưa bắt đội mũ bảo hiểm, các bác già đạp xe mà đội cối tầu này rất hay bị “tạt”. Bất lực nhìn chiếc mũ kỷ niệm của mình cuốn theo chiều chiếc xe máy vừa vượt lên.
Có các loại cối tầu xòe và cụp (cho chị em gái) và theo mầu: lòng vàng, lòng xanh, lòng uơng.


Dép đúc tầu. Tiền thân là dép cao su bác Hồ làm bằng lốp xe (dép Bình Trị Thiên, dép lốp). Sau Trung Quốc viện trợ trong chiến tranh chống Mỹ có các “đời” khác nhau và VN mình cũng tự đúc gọi là đúc Quốc Phòng. Tuy nhiên, chỉ có đúc tầu là quý nhất.


Đúc quốc phòng cũng rất đẹp đây ợ:



Dép nhựa trắng Tiền phong: còn có tên gọi là dép gò, móng trắng. Nổi tiếng và ưa thích nhất là của nhựa Tiền Phong Hải phòng, sau đến của xí nghiệp nhựa Hà Nội, ngoài ra còn có của các HTX thủ công khác như Thanh Bình...
Mỗi đôi dép này từng là 1 “gia tài”, vũ khí tán gái, giá trị bằng cả 1 con lợn chắt chiu cơm thừa canh cặn nuôi cả năm trời.




Đồng hồ: Thời chiến tranh thì có Poljot của Nga, sau có SK của Nhật, sau nữa là Senko5, Rado Silver Star, Mido cực kỳ đẳng cấp. Thông dụng và được ưa thích nhất là SK mặt lửa. Do to, nặng nên hợp với các chàng “quân khu”, manly.



Thắt lưng: Thời sau chiến tranh thì chủ yếu là dây lưng bộ đội. Đồ của TQ viện trợ giờ cũng trở thành món sưu tầm. Em nhớ sau này có thêm dây lưng dệt vải sần sần, có các sọc nhiều mầu sắc hình như của Thái thì phải.
 

USD.EURO

Xe điện
Biển số
OF-202022
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
3,636
Động cơ
358,537 Mã lực
Hùi lớp 8 tụi e đua nhau mua gò theo mốt hehe. Đẹo có nhựa HP đâu, nhựa HN đểu mỏng tang, vấp cái bật cả quai lại lúi húi nhặt que nhể dép :))
Mà quả này dẫm phải cứ.t thì thôi dồi, đế nó đựng được nguyên cả bãi cứ.t, cậy cả ngày ko hết. Nhựa trong nhìn từ trên xuống lúc chưa cậy khiếp cmn hồn :)) :)) :))
Đến tận lớp 12 vẫn còn ô bạn thích vẫn đi, đến giờ thằng này u50 vẫn làm tài chính, ko biết dẫm cứ.t bao lần rồi.
4342298-9c97d7ba5872469971a853514d76dd0b.jpeg
Cụ biết em ạ :D
DDF30824-0097-4E34-947F-F8F8AB746181.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top