Cụ sưu tầm được nhiều hàng độc thế
Tôi hơn bác vài khóa.Năm 1988, em là sinh viên năm nhất trường Tổng Hợp. Hồi đó, mốt của SV là đeo bị cói hoặc túi vải cắt may từ cái ống quần, rút sợi tua rua ở đáy.
Bà bô em là chủ nhiệm HTX mua bán, hay nhờ em mang tiền ra bách hóa Thượng Đình mua văn phòng phẩm về bán. Lơ ngơ bị nó rạch túi, lấy hết tiền, ngẩn ngơ mất cả tháng vì tiếc và ân hận.
Lại có lần, cụ già định làm ăn nhớn, xui em vào khoa Lý, trường Tổng hợp lúc đó đang lắp TV Sam Sung 359K, 359R về để bán. Đưa cái giấy giới thiệu của HTX có dấu bầu dục ra, các thầy cười khùng khục làm thằng bé vừa quê vừa tức.
Dạ không ah.. eim đi chơi thấy hay hay thì chụp choạch lại thôi bác ahNhà bác đấy ạ?
Bé hầy, có mỗi mấy trăm mét.
E A3 đơi . E ở tầng 2 mẫu giáo sao mai, 87 chuyển lên A3. Nhưng e ở đến cuối 90 thì về Thủ lệ (Đào tấn ngày này)
Em cũng là cựu học sinh Bế Văn Đàn một thời đây. Mỗi hôm học xong là ra quần chơi với hội quân khu Nam Đồng, nghịch như quỷ xứ. Lôi trộm cả súng ống của bố ra khoe nhau đủ cả... Thời đấy khó khăn khổ thật nhưng tinh thần lúc nào cũng vui phơi phới vì cả lũ sống rất hoà đồng. Nhà đứa nào kha khá thì xúc trộm gạo nhà mang đi đổi bánh rán cho nhau ăn. Quần áo thì làm gì có mấy để thay đổi, toàn lôi áo bay bộ đội của ông già ra mặc. Quần thì vá chằng chịt đủ loại tivi, vô tuyến hai bên mông và gối quần. Càng vá nhiều càng đẹp, càng bụiNhà e cũng khu A nam đồng
Cụ Anh thời đấy đã quần xếp ly , sắn gấu tạo dáng ăn chơi ác nhểđây cụ ơi - ảnh em chụp tại chùa Hương năm 1986, đủ bộ : pho tá, phin tầu, đầu ổi, chân móng ạ ...
hôm nay rảnh việc em còn tìm được ảnh em đầy năm từ năm 1969 cơ cụ ạ
ông già mình ..mỗi khi cho mỳ chính vào bát nước mắm đều tỏ vẻ cực kỳ quan trọng..và nói mỳ chính đó con..ngon lắm..làm mình rỏ rãiMình không nhớ là mỳ chính có tác dụng chữa đau đầu thời đó không , nhưng mình hay giả vờ đau đầu để được mút mút tí đầu đũa , nên nhìn cái lọ peni đựng mỳ chính là nhiều kí ức xưa tràn về !
nhìn quả quần của cụ chả huyền thoại gì hết...quần huyền thoại phải là quả quần vá vài miếng cơ..mà em thấy cụ hình như éo mặc sịp thì phảiQuần huyền thoại
Kinh quá cụ àChuyện về chợ ...phân đầu làng Mai Dịch (Sưu tầm)
"Mấy chục năm trước, ở chỗ cầu vượt Mai Dịch bây giờ có một chợ bán phân nổi tiếng, "độc nhất vô nhị "...
Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở ngay bên đường 32 đi Sơn Tây. Đây là vùng trồng rau, trồng cà nổi tiếng. Giống cà pháo, cà bát rất hợp với việc bón phân tươi, nhất là phân người. Người ta cũng dùng phân để bón cho lúa, nhưng phân bón cho lúa phải được ủ cho mục ra, cho chín phân. Thế nào là ủ phân ? Phân tươi có nhiều loại : phân trâu bò, phân lợn, phân gà (gọi chung là phân chuồng), phân người (còn gọi là phân bắc) nhưng được ưa quý hơn cả là phân lợn, phân gà. Phân lợn quý vì nó mát, có thể dùng ngay, bón được ngay cho cây, mà cây nào cũng hợp. Phân gà cũng quý nhưng phân gà nóng, chỉ hợp bón cho cây ớt mà thôi. Riêng phân người (phân bắc) có lẽ bởi có nhiều đạm, nhiều chất khó phân huỷ nên bón trực tiếp thì cây xót, chết ngay. Riêng chỉ cây cà là chịu đựng được, lại hợp với việc bón loại phân này. Nhìn chung, tất cả các loại phân đều phải được ủ thì mới nên dùng. Người ta đào một cái hố ở ruộng, chất phân vào cùng với tro, trấu, rồi trát bùn non trộn với rơm bên ngoài, trông như một cái mả, để đấy chừng dăm bữa nửa tháng cho ngấu dần. Phân được ủ chín, cứ thế mục ra, oải ra. Những con dòi ăn hết phân cũng chết đi, bản thân nó cũng hoá thành phân.
Khi tôi đến thăm chợ phân thì chợ đang họp. Đây là chợ phân tươi, hoàn toàn không có phân ủ (phân chín) không có phân xanh (phân làm từ các loại lá cây) hay phân hoá học. Cũng rất ít có phân chuồng, tức là phân lợn, phân gà hay phân trâu bò. Tất cả đều là phân người.
Phân người được cho vào những thùng gò bằng tôn như thùng gánh nước. Cũng có một số người dùng thùng gỗ hoặc cho phân vào sọt (sọt được lót bằng giấy xi măng hay lá chuối). Có lẽ phần lớn phân ở đây đều được lấy từ các nhà xí công cộng trong thành phố ra, nhiều thùng phân còn thấy lẫn cả giấy vở học sinh hay giấy báo.
Chợ phân không đông, chỉ có chừng hơn ba chục người vừa mua vừa bán. Hình như họ vốn đã quen biết nhau và khá thuộc " mặt hàng " của nhau nên việc mua bán thoả thuận cũng nhạnh Dưới ánh đèn dầu leo lét và không khí hơi lạnh buốt, chợ phân cũng có phần nào giấu đi được sự bẩn thỉu, sự nghèo hèn, lam lũ và cần lao.
Những người bán phân đều bịt mặt bằng khăn vuông chéo. Tất cả đều bán mua, mua bán một cách âm thầm chịu đựng, ít nhất đấy cũng là cảm giác ban đầu của tội Không có ai nói to tiếng hoặc mặc cả ráo riết như ở các chợ khác, chỉ trừ có mỗi một người, người này có vẻ như " ông chủ chợ ". Ông ta khoảng 60 tuổi, dáng người thấp đậm, đầu húi cua, mắt trố, quai hàm bạnh, ngực nở nang, chân tay rắn chắc. Ông ta không đeo khẩu trang hay bịt mặt, hoàn toàn chẳng có vẻ gì sợ hãi hay ghê tởm khi phải tiếp xúc, đụng chạm với các thùng phân bẩn thỉu và các dụng cụ dơ dáy ở đây. Tôi để ý thấy ông ta không mua, cũng không bán nhưng ông ta đi đi lại lại, nhắc nhở mọi người, xem xét, đánh giá từng thùng phân, bông đùa, góp ý cho những ai còn đang băn khoăn hay lưỡng lự. Ông ta khá linh hoạt, lanh lẹn. Sự linh hoạt của ông ta khiến cho phiên chợ sôi nổi hẳn lên nhưng cũng có vẻ gì khá bất nhẫn. Ông ta như một vị nhạc trưởng, như người giữ nhịp điệu cho cả phiên chợ quái đản này.
Có mấy người đôi co về hai sọt phân của một phụ nữ. Người phụ nữ này ăn mặc quần áo như một nhân viên Công ti vệ sinh. Người phụ nữ cầu cứu "ông chủ chợ " :
- Bác Móng ! Phân này của cháu mà chê là chua thì có ức không ?
Ông Móng (tức " ông chủ chợ ") đến gần xem xét. Ông ta dùng một cái gắp phân bằng cật tre, trông hơi giống một cái đũa cả sục sâu vào đáy sọt phân rồi rút ra, đưa lên mũi ngửi. Một con nhặng xanh bay nhoằng ở ngay trước mặt ông ta. Ông ta lùi một bước, quắc mắt, chuyển cái gắp phân từ tay trái sang tay phải rồi ước lượng đón đầu đường bay của con nhặng xanh, đập véo một cái vào không trung. Ông ta hô lớn :
- Chết này !
Sau tiếng hô người ta thấy con nhặng xanh ngã vật xuống ở giữa sọt phân. Ông ta bình thản bảo người mua hàng :
- Phân tốt đấy, không chua đâu ! Chắc hố xí nhà này gần chỗ làm đậu phụ nên có nước đỗ tương lẫn vào !
Người phụ nữ bảo :
- Vâng đúng ! Trong phân vẫn còn vỏ đỗ tương đây này !
Ông Móng bảo :
- Phân của mày hôm nay không đậm như phân hôm qua ! Nát nhẽo nát nhèo... Thôi thì giảm một giá...
Người phụ nữ bảo :
- Cháu gánh kẽo kẹt suốt từ cửa ngoài ô đến đây, nặng ơi là nặng. . .
Ông Móng bảo :
- Cho chết ! Ai bảo tham múc nhiều nước vào. . . Mày phải chắt cho kiệt nước đi thì phân mới ngon !
Ở cuối chợ có ai trút hai thùng phân sang hai cái thúng sơn bị đổ ra đường. Ông Móng quát :
- Vét ngay ! Vét cho thật sạch ! Ban ngày người ta mà thấy phân dây ra đường là không còn để cho họp chợ nữa đâu !
Người bán hàng vét phân bằng một dụng cụ làm bằng tôn hơi giống như một cái thìa xúp to, có cán dài, cái này cũng gọi là móng. Tuy đã vét sạch nhưng trên mặt đường nhựa vẫn lầy nhầy một lớp váng nước bu đầy ruồi nhặng. Ông Móng đi đến, bắt người kia phải đi múc nước từ một con mương gần đấy lên để rửa đường.
Một thanh niên trẻ, người gầy nhẳng đẩy một xe phên đi đến. Đây là chiếc xe vẫn dùng để gom rác nhưng được sửa đi để đựng phận Những người không bán được hàng (ế hàng) hoặc hàng xấu (tức là phân lõng bõng toàn nước hay nhiều dòi quá) đều trút cả vào xe cho anh tạ Anh ta mua hết nhưng đều với giá rẻ, mọi người gọi là giá bèo, giá vứt đi, giá hết chợ. Ông Móng và anh này có vẻ thân nhạu Ông Móng khen :
- Làm được nhà, lấy được vợ chỉ nhờ vào phân ! Thế là nhất !
Anh ta cười, vẻ mãn nguyện, lấy thuốc lá ra mời ông Móng. Hai người đứng hút thuốc lá, bàn tán những chuyện gì đó không rõ nhưng nghe loáng thoáng có câu " nhất nghệ tinh, nhất thân vinh " với "văn hay chữ tốt bề bề, không bằng thằng dốt có nghề trong tay.". . .
tại tìm ảnh cũ nên tòi ra việc - bận quá lão ạCụ Anh thời đấy đã quần xếp ly , sắn gấu tạo dáng ăn chơi ác nhể
Em nhớ ngày xưa đứa nào cung gầy như chết đói. Nếu được may chiếc quần mới thì phải đặt thật dài rộng để sắn lên phòng lớn
cụ nhầm ạÁo bay thì hết bao cấp mới có cụ à..tầm 87 mới có
áo nato tầm cuối 86 mới có cụ nhé giá 1 chỉ vàngcụ nhầm ạ
87 là áo bay xanh cốm cầu vai to
còn từ cuối 83 là áo bay vàng rơm đỉa vai nhỏ
áo bay đi với quần ga, mùa đông thêm cái áo nato nữa thôi
từ 12 - 13 tuổi là em phải kiếm xiền roài nên những đồ đó em có đủ cụ ạ
em nhớ khoảng 85 có rồi và giá khoảng 1,2 chỉ ạáo nato tầm cuối 86 mới có cụ nhé giá 1 chỉ vàng
chỗ em tận 86 mới có cụ à..giá luôn 1 chỉ ..mặc vào vênh vang phết.........thậm chí mặc 2 năm sợ kg dám giặt sợ bay màu xanh natoem nhớ khoảng 85 có rồi và giá khoảng 1,2 chỉ ạ
thế cũng thuộc dạng chả vừa đâu.Năm 1986 học lớp 10 nhà em bình thường, lại ở Quê. Mà cũng đã diện quần pho tá, áo kẻ Tiệp, mũ mềm dạ tá, xỏ xẹp Thái màu gan gà và đeo đồng hồ citizen mặt vàng chanh roài.