- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,300
- Động cơ
- 1,132,815 Mã lực
Cụ chuyển giới cho em từ khi nào đấy?Cháu lưu lại đã. Cảm ơn chị Ngao
Cụ chuyển giới cho em từ khi nào đấy?Cháu lưu lại đã. Cảm ơn chị Ngao
Trận này theo em còn xa mới bằng ĐBP. ĐBP có yếu tố bất ngờ quyết định đến bại trận của Pháp là cụ Giáp có pháo lớn, và đưa được pháo vào ĐBP tham chiến dập đứt pháo Pháp mà Pháp không nghĩ tới ! Khe sanh mà mình đưa được phòng không cứng vào phệt đứt con át chủ hàng không thì Mỹ cũng khóc như Pháp, kéo ra hàng cả lũ ! Vậy nên còn xa mới theo được ĐBP !Phải nói mình giỏi, làm gỏi cả cái Điện Biên phủ thứ 2 này. Nhưng cũng có may mắn, bắn pháo vu vơ trúng ngay kho đạn của địch.
Đây là năm 1962, sang Việt Nam với tư cách cố vấn, huấn luyện quân đội VNCH.
Úc là thành viên khối SEATO (Tổ chức Minh ước các nước Đông Nam Á). nên năm 1965 đưa binh sĩ sang tham chiến, đóng ở Núi Đất (Vũng Tàu) và Biên Hoà
Sau này SEATO giải tán, rồi ASEAN ra đời, các thành viên không phải Đông Nam Á như Úc, New Zealand, Mỹ, Hàn Quốc, Pakistan... ra rìa
Cũng không còn lại nhiều, trừ di tích sân bay Tà Cơn và một vài điểm, nhưng đáng để đi xem ... cccm có thể tự đi hoặc đăng ký tham quan tour DMZ-thăm lại chiến trường xưa của các cty du lịch ủng hộ quê ngoại em điCăn cứ Khe Sanh giờ còn lưu lại cái gì không các cụ nhỉ, hay là thành bình địa và nhà cửa hết rồi
Em vừa qua đây hôm mùng 6 tết, đây quả là 1 nơi khốc liệt trong thời chiếnKhe Sanh là một địa danh thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, sát ngày Quốc lộ 9, và cách biên giới Việt Lào chừng 18 km
Thời Pháp, Khe Sanh là một không làng nghèo nàn, chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều sinh sống. cách biên giới Việt Lào 5 km có một đồn Pháp gọi là đồn Làng Vei, cách Khe Sanh 10 km về phía đông.
Từ 1962, chỗ đồn Pháp (cũ), người Mỹ xây dựng Trại Lực lượng Đặc biệt với 24 Binh sĩ Mũ Nồi Xanh và gần 900 binh sĩ Dân vệ địa phương (đến cuối 1967). Sau này, Trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei (mới) được xây dựng, cách Trại cũ 800 mét. Trận Làng Vei sẽ kể trong bài này xảy ra ở Trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei mới
Quốc lộ 9 xuất phát từ Đông Hà, qua Khe Sanh, Làng Vei, cửa khẩu Lao Bảo, sang Huội San (Lào) và Sê Pôn (Lào).
Sê Pôn cách biên giới Việt – Lào 40 km, cách Làng Vei 45 km, cách Khe Sanh 60 km, là một điểm chứa hàng của Bắc Việt Nam trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh.
Mỹ biết được sự quan trọng của Sê Pôn, nhưng không dám đưa quân sang Lào để cắt đứt Đường Hồ Chí Minh vì bị Hiệp định Geneva 1962 về Lào ràng buộc: quân nhân Hoa Kỳ không được phép vượt qua biên giới Việt Lào. Từ 1965 Mỹ bắt đầu xây dựng Căn cứ Khe Sanh để chặn đường tiếp viện của Bắc Việt Nam từ Lào vào Nam Việt Nam. Năm 1966-67, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara cho xây dựng cái gọi là “Hàng rào điện tử McNamara“ chiều dài 20 km từ Khu phi quân sự (sông Bến Hải) đến Quốc lộ 9. Căn cứ Khe Sanh là tiền đồn phía tây để trấn giữ ải biên giới này, vì thế từ 1966, Căn cứ Khe Sanh được mở rộng và trở thành Căn cứ chiến đấu của TQLC Hoa Kỳ với số lính đồn trú lên tới 6.500 người.
Nhưng về hoả lực, vũ khí hiện đại thì Khe Sanh nó hàng khủng, ĐBP của Pháp sao so được.Trận này theo em còn xa mới bằng ĐBP. ĐBP có yếu tố bất ngờ quyết định đến bại trận của Pháp là cụ Giáp có pháo lớn, và đưa được pháo vào ĐBP tham chiến dập đứt pháo Pháp mà Pháp không nghĩ tới ! Khe sanh mà mình đưa được phòng không cứng vào phệt đứt con át chủ hàng không thì Mỹ cũng khóc như Pháp, kéo ra hàng cả lũ ! Vậy nên còn xa mới theo được ĐBP !
Em vừa công tác đợt trước tết, khu này nhất là chỗ sân bay tà cơn ô nhiễm dioxin lắmCũng không còn lại nhiều, trừ di tích sân bay Tà Cơn và một vài điểm, nhưng đáng để đi xem ... cccm có thể tự đi hoặc đăng ký tham quan tour DMZ-thăm lại chiến trường xưa của các cty du lịch ủng hộ quê ngoại em đi
Năm 1976 bọn em huấn luyện tân binh ở thị trấn Khe Sanh. Ngày chủ nhật thường kéo nhau lên sân bay Tà cơn đi tìm đồ của lính Mỹ. Lúc đó hầm hào vẫn còn, sân bay còn những tấm vỉa sắt lát phẳng. Trong các hầm hào còn vỏ đạn, mũ sắt... Có cả những chiếc Zipo gỉ hoen, người cao su cho lính Mỹ giải trí...Cũng không còn lại nhiều, trừ di tích sân bay Tà Cơn và một vài điểm, nhưng đáng để đi xem ... cccm có thể tự đi hoặc đăng ký tham quan tour DMZ-thăm lại chiến trường xưa của các cty du lịch ủng hộ quê ngoại em đi