- Biển số
- OF-347760
- Ngày cấp bằng
- 22/12/14
- Số km
- 2,427
- Động cơ
- 285,532 Mã lực
- Tuổi
- 48
Cháu vào ngồi ngay ngắn hóng chuyện. Cháu rất thích những thớt của chú Ngao5 về chủ đề như thế này.
theo tài liệu mỹ thì cả chết, bị thương của mỹ tại khe sanh hình như hơn 1.000 người; e xem tư liệu lâu rồi ko nhớ, còn bộ đội VN hy sinh thì ko công bố hay sao, chứ Mỹ dùng B52 rải thảm thì khủng lắm;Cụ nói cũng đúng, nhưng Mỹ cũng không giữ lâu dài được vì thiệt hại cũng nhiều.
Quanh căn cứ sân bay Mỹ có rất nhiều tấm lát đường băng dã chiến gọi là tấm "ghi", có 2 loại tấm ghi, loại thường là ghi sắt có lỗ, loại tốt là ghi inox hay duyra nhôm dày không có lỗ, loại này thì bền như là mãi không hỏng. Rồi thì các thanh cọc rào để mắc dây thép gai... Nói chung là đồ phế liệu sắt thép quân Mỹ ở các căn cứ quân sự, nó thải ra nhiều.Năm 1976 bọn em huấn luyện tân binh ở thị trấn Khe Sanh. Ngày chủ nhật thường kéo nhau lên sân bay Tà cơn đi tìm đồ của lính Mỹ. Lúc đó hầm hào vẫn còn, sân bay còn những tấm vỉa sắt lát phẳng. Trong các hầm hào còn vỏ đạn, mũ sắt... Có cả những chiếc Zipo gỉ hoen, người cao su cho lính Mỹ giải trí...
Đạn súng không giật hay DKZ ( Mỹ gọi là recoil) các loại của Mỹ từ 57, 75, 90 và 106 đều theo nguyên tắc khi bắn là đút cả trái đạn kèm liều phóng vào phía sau nòng súng bằng cách mở ổ khóa đuôi nòng (trong hình phần đuôi súng phình to có tay nắm xoay để đóng/mở), phần này có lỗ thoát khí khi bắn, và trái đạn không có vỏ đạn.
6-5-1967 – xác binh sĩ TQLC Hoa Kỳ từ trận tại Đồi 881 (Khe Sanh) đang chờ vận chuyển
6-5-1967 – Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sử dụng súng không giật 106 mm trên đỉnh Đồi 881 Nam gần biên giới Lào trong trận chiến dữ dội với bộ đội Bắc Việt Nam gần Khe Sanh. Vỏ đạn nằm rải rác trên mặt đất sau trận chiến kéo dài hàng giờ đồng hồ
cảm ơn cụ Ngao5 , cụ có ảnh bộ đội Vn, số liệu thương vong 2 bên ko? e nhớ là bài đọc diễn văn nhậm chức của OBAMA có nhắc tới trận khe sanh nàyThưa các cụ, em đang post hình ảnh theo dòng thời gian
Đây mới là trận chiến giữa năm 1967, ở những ngọn đồi vòng ngoài Căn cứ Khe Sanh mà ta đánh chiếm
Từ 20/1/1968 mới là đợt tấn công vào Cứ điểm Khe Sanh, rồi Làng Vei, và bao vây căn cứ này từ đó cho đến 4/4/1968 thì Mỹ giải vây được. Trong quá trình bao vây giải vây Mỹ thiệt hại khá nặng. Vì ta tập trung bộ binh nhiều để đánh lấn và bao vây nên khi B-52 hoạt động hết công suất, cùng với máy bay chiến đấu ném xuống Khe Sanh hàng chục nghìn tấn bom, chỉ trong một tuần mà tốc độ bom 1 tấn/phút thì chịu đựng sao nổi.
Các cụ cứ chịu khó chờ đợi, em không phụ lòng các cụ. Em cố gắng hoàn thành trước khi em giỗ Gấu thất tuần
Thương vong của hai bên, cụ có thể tra ở Google, nhưng con số thiệt hại của bên ta thì 'khó thống kê chính xác", chỉ biết là rất nhiều thôi. Cụ cứ tưởng tượng hàng chục nghìn tấn bom dội vào một thung lũng không rộng trong suốt 2 tháng trời thì sẽ hiểucảm ơn cụ Ngao5 , cụ có ảnh bộ đội Vn, số liệu thương vong 2 bên ko? e nhớ là bài đọc diễn văn nhậm chức của OBAMA có nhắc tới trận khe sanh này
Đây là trái đạn "Recoil", không rõ là 90 hay 106mm.
Chắc phóng viên của Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà sẽ có ảnh, cụ ạ.Em không có thật chứ không phải 1 chiều đâu ạ. Nhiếp ảnh gia Mỹ ở Khe Sanh cũng đái ra quần, chỉ một số ít dám ở lại (khi bị vây hãm rồi, muốn chạy cũng chẳng được). TQLC Hoa Kỳ chẳng dám ra khỏi hàng rào cách nhà hơn trăm mét, thì làm sao có ảnh bộ đội ta bị chết được.
Vậy nó hoạt động kiểu như pháo thăng thiên hở cụ?Đạn súng không giật hay DKZ ( Mỹ gọi là recoint) các loại của Mỹ từ 57, 75, 90 và 106 đều theo nguyên tắc khi bắn là đút cả trái đạn kèm liều phóng vào phía sau nòng súng bằng cách mở ổ khóa đuôi nòng (trong hình phần đuôi súng phình to có tay nắm xoay để đóng/mở), phần này có lỗ thoát khí khi bắn, và trái đạn không có vỏ đạn.
Trong hình là đống ống vỏ bằng giấy các tông tẩm dầu chống ẩm, dùng bảo quản trái đạn khi vận chuyển hay cất ở kho. Lựu đạn M67, đạn cối 60, cối 81 Mỹ cũng có ống giấy cáctông bảo quản kiều này.
Em nhầm ạ, em sửa lại 304 không phải 404, tên Nhương quê Hải Hưng (giấy tờ có thể ghi Nhượng) tái ngũ năm 1966 ạCụ Ngao và các các cụ có ai tham gia hoặc có bạn bè, người nhà biết thông tin về các quân ý phía mình ngã xuống đợt đó không ạ? Ngoại em bên quân y đi theo 404 hoặc 308 ra đi tầm từ ngày 14-17/5 năm 1968 (Giấy báo tử ghi ngày hy sinh 17/5 tức 21/4 âm lịch, giấy do Thủ trưởng Mai Ngạn ký), em có được nghe là ông trúng đạn xong một hai hôm mới đi, giờ chưa tìm được hài cốt, trong nhât ký thể hiện ra Tết năm đó là chỉ ở Hướng Hóa, Khe Sanh, các trận đánh ghi trong nhật ký có đề cập làng Vây với Sân bay Tà Cơn ạ.
Em có nghe về việc rải trong chiến tranh, nhưng ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Tà Cơn thì em không biết thật,... hồi còn hay đi Lao Bảo em hay qua Khe Sanh nhưng không thấy ai nói gì, mọi người vẫn thấy sống, sinh hoạt bình thường.Em vừa công tác đợt trước tết, khu này nhất là chỗ sân bay tà cơn ô nhiễm dioxin lắm
Dioxin em thấy rải nhiều dọc đường mòn HCM để phát quang cây cối, vùng Khe Sanh có lính Mỹ nên chắc Mỹ cũng hạn chế rải dioxin chứ nhỉ.Em có nghe về việc rải trong chiến tranh, nhưng ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Tà Cơn thì em không biết thật,... hồi còn hay đi Lao Bảo em hay qua Khe Sanh nhưng không thấy ai nói gì, mọi người vẫn thấy sống, sinh hoạt bình thường.