[Funland] Trận Dak To và trận chiến đẫm máu Đồi 875 tháng 11/1967

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,909
Động cơ
318,238 Mã lực
1 thằng lính chiến thì đc đưa cho 1 khẩu AK với cơ số đạn, lựu với gạo rang rồi đào cái hào ngồi đó núp và bắn chứ em nghĩ chả biết đc cái mẹ gì mà khai báo thông tin gì giá trị nhiều, căn bản lính thì chả đc biết gì nhiều về chiến lược, tác chiến cấp tiểu đoàn, chứ đừng nói chi đến sư đoàn bộ
Đôi khi hsq thuộc các bộ phận thông tin, cơ yếu, bảo mật, trinh sát, cận vệ.. còn biết nhiều hơn chỉ huy cấp b,c,d,e đấy cụ ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực
Cụ Ngao5 làm tý đồi thịt băm đi cụ ơi.
Em đã viết rồi cụ ơi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,435 Mã lực
Việt Nam 1966_8_1 (2).jpg

1-8-1966 – Tướng Moshe Dayan (trái, đeo băng bịt mắt), cựu Tham mưu trưởng Quân đội Israel, vượt suối với một cuộc tuần tra trinh sát của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Đà Nẵng. Tướng Dayan đang đưa tin về cuộc xung đột ở Việt Nam cho các tờ báo của Israel.
6032848-bb86cb07c0dcc21fd3546c6ee771cf64.jpg
 

blackbox

Xe tăng
Biển số
OF-98852
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
1,407
Động cơ
413,359 Mã lực
Bên mình có đoạn hạ quyết tâm chiến dịch, quansu là biện pháp để đạt mục đích c.h.t.rị, cái này Tây không hiểu, trong khi ta ngay từ đầu đã là đội Tuyên truyên giải phóng quân.
😀 Mục đính của tôi không phải là sinh ra để đi oánh nhau linh tinh cụ nhỉ!
Tuyên truyền để giải phóng tức chủ đích sử dụng biện pháp hoà bình giải quyết vấn đề.
Còn láo quá mới phải giải phóng tức oánh! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Trận Đồi 875/Dakto 67 này là trận làm nên tên tuổi cụ ĐÀM VĂN NGỤY.

TRUNG TƯỚNG ĐÀM VĂN NGỤY - CỌP TRẮNG CỦA NÚI RỪNG ĐÔNG BẮC.

"Trong chiến dịch Đăk Tô 1967, tên tuổi của Trung đoàn 174 đã đi vào lịch sử Lữ dù 173 Sky Soldiers như những trang hồi ức đẫm máu, bi thiết nhất"... "Họ đánh tạt sườn và giỏi không chịu được" - Đó là những gì mà sách báo và các binh sĩ - sĩ quan của Lữ Dù 173 "Lính nhà trời" nhận xét về trận đánh ở đồi 875 Đăk Tô 1967. Và e trưởng e174 khi đó không ai khác mà chính là Cọp trắng Đông Bắc Đàm Văn Ngụy.

Trung tướng Đàm Văn Ngụy (1927 - 2015), quê ở xã Xuất Tính (nay là xã Minh Khai), huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Ông tham gia cách mạng khi mới 14 tuổi. Trong cách mạng tháng 8/1945 ông tham gia giành chính quyền cho Việt Minh tại Thất Khê, Na Sầm và trở thành phụ tá cho ông Phùng Hữu Tài (sau này là Thượng tướng Tư lệnh đầu tiên của binh chủng Phòng không - Không quân).

- 1946 ông chỉ huy Tiểu đội nhiều lần đẩy lui các đợt xong phong của quân đội Pháp ở Đồng Đăng - Lạng Sơn. Cuối năm 1946 một lần nữa ông tiếp tục chỉ huy tiểu đội đánh cản và rút sau cùng ở Cơn Pheo (Lạng Sơn) để trung đội thoát khỏi vòng vây.

- Tháng 4 năm 1947, đơn vị ông phục kích đánh đoàn xe quân sự Pháp ở Bó Củng, tiêu diệt nhiều xe cơ giới và thiết giáp của giặc Pháp.

- Đến tháng 8 năm 1949, một lần nữa đơn vị ông phục kích đoàn xe quân sự Pháp ở Lũng Vài. Ông lại dẫn trung đội xung phong, đánh chia cắt đội hình phía sau, gây rối loạn, tạo điều kiện cho đơn vị tiến công diệt nhiều xe và lính Âu Phi.

- Tháng 8 năm 1949, Trung đoàn 174, còn gọi là trung đoàn Cao - Bắc - Lạng, ra đời. Ông được điều động làm cán bộ trung đội thuộc Tiểu đoàn 249 của trung đoàn này, trực tiếp nằm dưới sự chỉ huy của Hùm xám đường số 4 Đặng Văn Việt. Tại đây tất cả những gì tinh túy trong nghệ thuật phòng ngự, phục kích và chiến đấu của Đệ tứ quốc lộ Đại Vương Đặng Văn Việt đã được ông tiếp thu và phát huy nhanh chóng. Góp công lớn trong những chiến thắng vang dội của Trung đoàn 174 trên đường số 4 và chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.

- Tháng 1/1953, ông chỉ huy đơn vị tham gia bao vây tiến công Nà Sản (Sơn La), đơn vị ông tiêu diệt được 14 Biệt kích Pháp tại đây.

- Thu Đông 1953-1954, ông là cán bộ chỉ huy đại đội, đánh nhiều trận tiễu phỉ ở biên giới Việt - Lào

- Ngày 7 tháng 5 năm 1956, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tháng 10 năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, hàm Thiếu tá.

- Tháng 3 năm 1967, ông cùng Trung đoàn 174 được điều động vào Nam tham chiến tại Chiến trường Tây Nguyên. Tới tháng 11/1967 ông tham gia chỉ huy đơn vị đánh 1 trận kinh thiên động địa với "Lính nhà trời" Lữ dù 173 Hoa Kỳ trên đồi 875 trong chiến dịch Đăk Tô- Tân Cảnh.

*** Nỗi ám ảnh của Lữ dù 173.

Chiến dịch Đăk Tô diễn ra từ ngày 3/11 - 22/11/1967, đây là một trong những trận đụng độ lớn nhất của QGPMN với quân đội Hoa Kỳ. Đỉnh điểm của chiến dịch là trận so kè giữa Lữ Dù 173 Bất khả chiến bại của Quân đội Hoa Kỳ và Trung đoàn 174 của Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy trên đồi 882 và 875.

Trận đánh bắt đầu diễn ra vào ngày 3/11, khi quân đội Mỹ đổ 1 tiểu đoàn xuống dãy Ngọc Bơ Biêng nhưng bị QGPMN đánh lui.

Ngày 4/11, Lữ đoàn 173 và Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn 1 quân Mỹ đến Tân Cảnh. Đến ngày 6/11 thì một bộ phận Lữ đoàn 173 giao chiến với Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66) QGP. Trong những ngày sau đó, quân Mỹ đột kích mạnh và chiếm được một số vị trí trong khu vực có Sư đoàn 1 QGP án ngữ.

Lữ đoàn 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống Cao điểm 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải Sư đoàn 1, để tiến lên chiếm cao điểm 875.

Nhưng ngày 11/11, Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn 173 lọt vào ổ phục kích của Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 nên bị thiệt hại nặng.

Phán đoán lính Mỹ sẽ đổ quân xuống bãi trống ở cách nơi vừa xảy ra trận đánh khoảng hơn 1.000m để chi viện cho Tiểu đoàn 4 Mỹ và giải quyết hậu quả, Trung đoàn 66 đã nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 8 về ngay nơi đó phục kích. Và khi trực thăng chở hai đại đội của Tiểu đoàn 1 (thuộc Lữ 173) chuẩn bị tiếp đất. Tiểu đoàn 8 đã dùng toàn bộ hỏa lực liên thanh đồng loạt khai hỏa. Kết quả 7 chiếc rơi và bốc cháy tại chỗ, kéo theo hàng chục Mỹ thiệt mạng. Số quân còn lại hoảng hốt tháo chạy. Bị các chiến sĩ Tiểu đoàn 8 truy kích tiêu diệt gần hết.

Nhưng đó chưa phải điều tệ nhất

Sau đợt đổ bộ thất bại nói trên, Mỹ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 845 nhưng không bị chặn đánh vì QGPMN muốn dụ lính Mỹ vào điểm cao 875. Tướng An viết: “Chúng tôi chủ trương cho địch ở 845 sống yên ổn để làm mồi nhử địch vào sâu hơn. Bởi 845 không có giá trị gì về chiến thuật. Nếu muốn giữ 845 địch nhất định sẽ chiếm các điểm cao 882 và 875, vì mỗi điểm cao chỉ cách nhau khoảng hơn một trăm mét có thể khống chế lẫn nhau. Một lần nữa bọn Mỹ lại bị ta dắt mũi”.

Trong khi đó, cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 174 đã hoàn tất mọi chuẩn bị để chờ quân Mỹ chui đầu vào rọ ở điểm cao 875.
Quả như dự đoán, trong ngày 13 và 14, quân đội Hoa Kỳ kéo sang đánh điểm cao 882 nhưng bị Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 174 đẩy lùi nhiều đợt.

Đến lúc này, chiến trường đã thu hẹp vào quanh điểm cao 875. Sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 di chuyển về gần sát sở chỉ huy Trung đoàn 174. Trong khi đó vào ngày 17/11, Mỹ đã lần lượt tung hết Lữ 173 và phần lớn Sư đoàn 4 cùng một số đơn vị khác vào khu vực này.

Ngày 18, một tiểu đoàn của Lữ 173 mò lên điểm cao 875 đã đụng độ với bộ phận chốt của e174, và bị thương vong khoảng 90 binh sĩ phải lui về chỗ cũ.

Ngày 19 và 20 Mỹ tập trung bom, pháo bắn phá dữ dội vào cao điểm 875. Sau mỗi đợt hỏa lực chuẩn bị, bộ binh Mỹ xông lên nhưng đều bị QGPMN đánh dạt xuống. Trong 2 ngày, e174 đã đẩy lùi 7 đợt xung phong của lính Mỹ.

Đơn vị giữ chốt của e174 được Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy lệnh khống chế không cho quân Mỹ lên lấy thi thể đồng đội để buộc chúng phải mở một cuộc tấn công để giải quyết số thương vong cũ. Đúng như dự kiến, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 đã mở một cuộc tấn công lên. Nhưng lần này bị 2 tiểu đoàn của e174 đánh vòng tạt sườn và sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh quyết liệt, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 gần như bị xóa sổ.
Như con bạc khát nước, Mỹ tiếp tục đổ thêm quân xuống 875 nhưng bị e174 bố trí hỏa lực khống chế các bãi đổ bộ, trong suốt buổi chiều 20/11, Mỹ mất đến 8 trực thăng chở quân.

Trong cả ngày 21/11, Mỹ cho các loại bom pháo bắn dữ dội vào cao điểm 875. Chiều tối ngày 21, Mỹ xua quân đánh lên chốt và chiếm được một đoạn chiến hào. Hai bên đánh giáp lá cà quyết liệt suốt nhiều giờ. Đến sáng sớm ngày 22, Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy ra lệnh phản kích, dùng lựu đạn và tiểu liên đẩy lính Mỹ xuống giành lại đoạn chiến hào.
Đêm 22/11 tướng Nguyễn Hữu An nhận định ta đã đạt được mục tiêu đề nên hạ lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 1 rút khỏi khu vực tác chiến, chỉ để lại một bộ phận hỏa lực khống chế không cho địch lấy xác ở cao điểm 875 và một bộ phận các đơn vị của Trung đoàn 66, 320 ngăn cản không cho địch đánh lên cao điểm 875. Các đơn vị này sẽ rút sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

QGPMN rút lui trong bí mật, an toàn. 36 giờ sau khi QGP rút, lính Mỹ mới lên được chốt 875. Kết quả, chỉ riêng trận đánh ngày 20/11 ở điểm cao 875, Mỹ có 123 lính chết và 252 lính khác bị thương trong tổng số 570 lính tham chiến. Đây có lẽ là trận đánh hao quân nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Phía Mỹ cũng công bố họ diệt 1200 binh sỹ của Việt Nam nhưng con số này bị đánh giá là phóng đại vì Mỹ thực tế lính Mỹ chỉ thu được 94 vũ khí cộng đồng và 275 vũ khí cá nhân.

Vài ngày sau khi chiến dịch kết thúc, đài BBC bình luận: "Lữ đoàn 173 Hoa Kỳ là đơn vị sừng sỏ chưa từng biết thua trận, lần đầu tiên đã tháo chạy trước vc".

- Tháng 7 năm 1968, Ông chỉ huy trung đoàn tham gia đợt 3 tổng tiến công tại chiến trường Tây Ninh - Dầu Tiếng.

Đầu năm 1972, Ông được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, chỉ huy sư đoàn tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ. Sư đoàn 7 của ông được giao nhiệm vụ chốt chặn trên đường 13, ngăn cản không cho QLVNCH chi viện cho thị xã An Lộc. Toàn bộ quân số của Sư đoàn 7 rải quân vào tuyến phục kích dài 26 km từ Chơn Thành đến An Lộc, sẽ phải đối đầu với một lượng lượng hỗn hợp quân sự đông gấp nhiều lần của QLVNCH bao gồm lính Dù, Thiết kỵ, Bộ binh, tổng cộng khoảng 25000 binh sĩ.
Những trận chiến nảy lửa bắt đầu diễn ra từ ngày 11/4, khi Lữ Dù 1 VNCH vượt qua Chơn Thành tiến vào Quốc lộ 13 thì đụng độ với lính Sư đoàn 7 QGP, sau nhiều trận đánh ác liệt Lữ Dù 1 vẫn không thể khai thông được thế bế tắc, chịu thiệt hại nặng nề đến nỗi không thể tiếp tục được nhiệm vụ phải rút về hậu tuyến và bàn giao lại cho Sư đoàn 21 bộ binh vào giải toả. (Tiểu đoàn 6 Nhảy dù gần như bị xóa sổ).
Mặc dù áp đảo về vũ khí và quân số, lại được B52 chi viện tối đa nhưng tình hình của sư 21 bộ binh cũng chẳng khá hơn. Đã vậy ngày 13/4, Đại tá Trương Hữu Đức - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Thiết kỵ còn bị QGPMN nhả đạn trúng trực thăng chết ngay tại chỗ. Sau nhiều ngày nỗ lực giải vây bất thành, không thể vượt qua được bức tường thép do tướng Đàm Văn Ngụy dựng lên. QLVNCH buộc phải dùng Liên đoàn 81 BCND nhảy trực tiếp xuống An Lộc chi viện. Để tiếp tục khai thông Quốc lộ 13, tướng Nguyễn Văn Minh - Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tăng cường hai trung đoàn bộ 9 và 15, các đơn vị Biệt động quân, Thiết kỵ, nhảy dù để tăng phái cho sư 21 Bộ binh. Nhưng cũng phải mất hơn 2 tháng mới cơ bản vượt qua được các chốt phòng ngự của QGP với những tổn thất nặng nề, hàng ngàn binh sĩ thương vong.

Sau chiến dịch Nguyễn Huệ ông được rút ra Bắc làm f trưởng f316.
Đầu năm 1975, ông chỉ huy Sư đoàn 316 bí mật hành quân bằng xe cơ giới vào chiến trường Tây Nguyên, làm mũi chủ công tấn công Buôn Mê Thuột, mở màn Chiến dịch Tây Nguyên.
Chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu nổ ra ngày 10/3/1975, bằng đòn thế nghi binh ngoạn mục, QGPMN nhanh chóng chiếm ưu thế và kiểm soát tình hình. Tuy nhiên trận chiến trong nội ô thị xã Buôn Mê Thuột cũng không hề dễ dàng. Bởi lẽ nơi đây là sở chỉ huy của Sư 23 chủ lực Quân đoàn 2 VNCH (được vinh danh với cái tên "Nam Bình Bắc Phạt Cao Nguyên Trấn"), dày dặn kinh nghiệm trận mạc, đặc biệt có Trung đoàn 53 két tiếng chiến đấu ngoan cố tử thủ đến cuối cùng. Nhiệm vụ khó khăn này do f316 của Sư đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy lãnh trách nhiệm tấn công hướng Tây Nam, Đông Bắc và sân bay Bình Hòa. Trận chiến với Trung đoàn 53 và các đơn vị phòng thủ của QLVNCH diễn ra vô cùng ác liệt. Sân bay Bình Hòa trở thành nơi đồn trú đáng tin cậy cuối cùng của QLVNCH ở Buôn Mê Thuột do Trung đoàn 53 trấn giữ. Tại đây lính VNCH tử thủ đến những viên đoạn cuối cùng. Các chiến sĩ thuộc f316 chiến đấu giành giật từng vị trí. Và phải mất hơn 5 ngày kịch chiến f316 mới dứt điểm được vị trí này. Trung đoàn 53 VNCH bị xóa sổ, Đại tá Nguyễn Trọng Luật và Đại tá Vũ Thế Quang - quyền Tư lệnh sư 23 bộ binh VNCH bị bắt.

- Tháng 1/1978, Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Quân khu 1, sau đó là Tư lệnh Quân đoàn 26 tham gia phòng thủ biên giới phía bắc chống lại biển người quân Trung Quốc xâm lược trên mặt trận Cao Bằng

Trận chiến trên mặt trận Cao Bằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Cọp Đông Bắc Đàm Văn Ngụy được sách báo mô tả lại như sau:

Ở Cao Bằng, hướng tiến công chính của địch ở Thông Nông-Hà Quảng và Phục Hòa-Đông Khê. Nhờ huy động một lực lượng áp đảo nên ngay từ những ngày đầu đối phương đã có nhiều mũi tiến khá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chia cắt và gây rối loạn hệ thống chỉ huy của ta.

Trên hướng Hà Quảng, cuộc chiến đấu của Trung đoàn 246 Sư đoàn 346, Tiểu đoàn 6 Hà Quảng, Đồn biên phòng Sóc Giang, Nậm Nhũng… cùng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ diễn ra suốt 4 ngày liền từ 17-2 đến 20-2 trên các chốt Cốc Ngựu, Cốc Nhu, Cốc Vường, điểm cao 505, Trúc Long-Địa Lan, Nà Xác, Trường Hà… chặn đứng hướng tiến công rất mạnh của địch ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang. Bị tổn thất không tiến lên được, ngày 22-2 quân Trung Quốc làm đường cho xe tăng vượt biên giới ở khu vực mốc 109, theo đường Pác Bó-Nà Mạ-Đôn Chương đánh vu hồi vào sau lưng và bên sườn trận địa ta, kết hợp với tấn công chính diện theo hướng cửa khẩu Bình Mãng-Sóc Giang. Trung đoàn 246 mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng bị bao vây và cắt đường tiếp tế, trước sức ép của địch phải rút khỏi Sóc Giang lên khu vực thung lũng núi giữa Hà Quảng và Thông Nông tiến hành đánh du kích. Địch chiếm được Sóc Giang và tiếp tục phát triển xuống phía nam Hà Quảng.

Trên hướng Trà Lĩnh, Trung đoàn 677 Sư đoàn 346 bảo vệ hướng phòng ngự chủ yếu của sư đoàn phối hợp với Đồn biên phòng Trà Lĩnh và các đơn vị địa phương kiên cường đánh địch ở bình độ 700, đồi Quyết Tử, đồi Thanh Niên, điểm cao 800 và 815 (Phai Can), khu vực mỏ mangan, trục đường Xuân Nội-Quang Trung… đánh bại các đợt tiến công của địch trong nhiều ngày. Tuy nhiên ngày 26-2 địch chiếm điểm cao 815 lần thứ hai. Trung đoàn 677 phải lui về phía sau, phân tán cùng dân quân các bản làng tiếp tục chiến đấu.

Trên hướng Quảng Hòa, Trung đoàn 567 cùng Đồn biên phòng Tà Lùng, tự vệ nông trường và dân quân Đại Tiến, Cách Linh… giữ vững trận địa chốt chặn ở khu vực đèo Khâu Chỉa (Phục Hòa) suốt 12 ngày đêm, có những ngày đẩy lui 7-8 đợt tiến công gây thiệt hại nặng cho địch, không để đối phương dùng khu vực này làm bàn đạp tiến về hướng Quảng Uyên, Mã Phục.

Trên hướng Trùng Khánh, Hạ Lang, Bảo Lạc địch cũng tấn công các đồn biên phòng Pò Peo, Bí Hà, Lý Vạn, Cốc Pàng, Nậm Quét… cùng một số chốt của lực lượng địa phương.

Trên hướng Thông Nông và Thạch An, do phòng ngự của ta sơ hở, quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm được thị trấn Thông Nông và Đông Khê rồi dùng xe tăng tiến thẳng về thị xã Cao Bằng. Sáng 17-2, nhân viên bưu điện huyện Thạch An báo cáo về tỉnh, cho biết xe tăng địch cắm cờ Việt Nam đi qua trước cửa nhà bưu điện về hướng thị xã. Được tin này, Tư lệnh Quân khu 1 lập tức ra lệnh cho BCHQS tỉnh và Sư đoàn 346 tổ chức đưa lực lượng đến đèo Ngườm Kim, Nậm Nàng chặn đánh. Chấp hành mệnh lệnh trên, một bộ phận Trung đoàn 851 Sư đoàn 346 khẩn trương cơ động và trong các ngày 18 và 19-2 liên tục chiến đấu với mũi tiến công cơ giới của địch trên đường số 4 và đường từ Nước Hai về thị xã, bắn cháy hàng chục xe tăng ở khu vực Bản Sẩy, Đức Long (Hòa An), cây số 9-12 trên đường số 4… Chiếc xe tăng trinh sát của Trung Quốc đến được Nà Toòng ngoại vi thị xã cũng bị đơn vị cao xạ 37mm của Sư đoàn 346 tiêu diệt.

Từ ngày 19-2, địch bắt đầu áp sát thị xã Cao Bằng từ nhiều hướng. Cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã diễn ra suốt nhiều ngày nhưng do tương quan chênh lệch, đến ngày 24-2 đối phương chiếm được thị xã Cao Bằng và có những mũi vu hồi đánh lấn xuống khu vực đường số 3, Khâu Đồn, đèo Cao Bắc, có những mũi thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam 50-60km (cầu Tài Hồ Sìn). Nhiều đơn vị của ta bị tổn thất, rơi vào thế bị chia cắt, bao vây cả 4 mặt.

Ngày 26- 2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Cao Bằng do Đại tá Đàm Văn Ngụy, Phó tư lệnh Quân khu đứng đầu. Ngày 28-2, Bộ tư lệnh Mặt trận ra lệnh cho Trung đoàn 677 và Trung đoàn 567 vượt vòng vây rút về phía sau để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị đánh phản kích.

Trước tình hình căng thẳng, Quân khu 1 gấp rút điều động Trung đoàn 852 và 183, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn 675, các tiểu đoàn bộ đội và tự vệ phía sau lên phối hợp với các đơn vị tại chỗ tổ chức phòng tuyến mới ở phía nam cầu Tài Hồ Sìn, đường số 3, mỏ thiếc Tĩnh Túc… Lực lượng vũ trang ta đánh lui các đợt tiến công của quân Trung Quốc từ 20 đến 23-3, sau đó phản kích đẩy địch về khu vực cây số 5 và ngã ba Khâu Đồn, đồng thời bao vây một bộ phận mũi vu hồi của địch ở Nguyên Bình.

Ngày 1-3-1979 trên mặt trận Cao Bằng, Sư đoàn bộ binh 311 gồm Trung đoàn bộ binh 169, 529, 531 bộ binh và Trung đoàn pháo binh 456 được thành lập. Tuyến phòng ngự thứ hai được hình thành từ Tài Hồ Sìn đến Ngân Sơn. Chiến sự diễn ra quyết liệt trên khắp địa bàn tỉnh. Sư đoàn 311 tổ chức cắt đường số 4, ngăn chặn cơ động tiếp tế của đối phương. Các tiểu đoàn đặc công 20 và 45 luồn sâu vào sau lưng địch, phối hợp với dân quân tự vệ tổ chức nhiều cuộc tập kích, phục kích gây cho quân xâm lược những thiệt hại nặng nề.

Hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng. Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch... Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ. Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 15-3, quân Trung Quốc rút khỏi thị xã và huyện Hòa An; ngày 16-3 rút khỏi Trùng Khánh, Quảng Hòa và Thạch An; ngày 17-3 rút khỏi Trà Lĩnh; ngày 18-3 rút khỏi Hà Quảng và Thông Nông. Đến đây, chiến sự trên mặt trận Cao Bằng tạm thời lắng xuống. Theo công bố chính thức, trong một tháng chiến đấu trên hướng này các lực lượng vũ trang và nhân dân Cao Bằng đã loại khỏi vòng chiến 18.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn địch, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, giữ kỷ lục về số xe tăng, thiết giáp tiêu diệt được và số tù binh bắt sống. Với thành tích chiến đấu, 5 cá nhân và 17 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Sư đoàn 311 được mang danh hiệu “Sư đoàn Đông Khê”; Trung đoàn 567 được nhân dân địa phương tặng danh hiệu “Trung đoàn Khâu Chỉa”, “Trung đoàn Phục Hòa”.

- Tháng 4 năm 1987, ông được thăng Tư lệnh Quân khu 1.

-Trung tướng Đàm Văn Ngụy là người không bao giờ ra lệnh khai hỏa khi ông chưa trực tiếp đi thị sát trận địa.

Nguồn: https://anhxua.net
 
Chỉnh sửa cuối:

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,393
Động cơ
264,616 Mã lực

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,748
Động cơ
453,460 Mã lực
Cái này báo lá cải ít chịu đăng. Dũng sĩ giết được nhiều Mỹ nhất là Trịnh Tố Tâm, 272 Mỹ.
View attachment 6678425

Đây là trubg tướng Phạm Tuân chứ.

Bạn thân của anh hùng Liên Xô Gorobatko.

"Tuân ơi thiếu lúa thiếu mì.
Mày lên vũ trụ làm gì hả Tuân"

Em nhớ thế...

Anh Ngao5 , anh .Xukthal và em DurexXL xác minh hộ em cái
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,020
Động cơ
220,073 Mã lực
Đây là trubg tướng Phạm Tuân chứ.
Chắc thế cụ ạ, cụ Tâm là bức tượng. Cụ chắc đạt kỷ lục Ghi ness rồi.

Ngoài ra trong bài báo còn 1 anh hùng nữa là Cụ Quý chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương người tặng tượng.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,417
Động cơ
321,424 Mã lực
Tuổi
58
Trận 875 của Dakto 67 này cũng làm nên tên tuổi cụ ĐÀM VĂN NGỤY.

TRUNG TƯỚNG ĐÀM VĂN NGỤY - CỌP TRẮNG CỦA NÚI RỪNG ĐÔNG BẮC.

"Trong chiến dịch Đăk Tô 1967, tên tuổi của Trung đoàn 174 đã đi vào lịch sử Lữ dù 173 Sky Soldiers như những trang hồi ức đẫm máu, bi thiết nhất"... "Họ đánh tạt sườn và giỏi không chịu được" - Đó là những gì mà sách báo và các binh sĩ - sĩ quan của Lữ Dù 173 "Lính nhà trời" nhận xét về trận đánh ở đồi 875 Đăk Tô 1967. Và e trưởng e174 khi đó không ai khác mà chính là Cọp trắng Đông Bắc Đàm Văn Ngụy.

Trung tướng Đàm Văn Ngụy (1927 - 2015), quê ở xã Xuất Tính (nay là xã Minh Khai), huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Ông tham gia cách mạng khi mới 14 tuổi. Trong cách mạng tháng 8/1945 ông tham gia giành chính quyền cho Việt Minh tại Thất Khê, Na Sầm và trở thành phụ tá cho ông Phùng Hữu Tài (sau này là Thượng tướng Tư lệnh đầu tiên của binh chủng Phòng không - Không quân).

- 1946 ông chỉ huy Tiểu đội nhiều lần đẩy lui các đợt xong phong của quân đội Pháp ở Đồng Đăng - Lạng Sơn. Cuối năm 1946 một lần nữa ông tiếp tục chỉ huy tiểu đội đánh cản và rút sau cùng ở Cơn Pheo (Lạng Sơn) để trung đội thoát khỏi vòng vây.

- Tháng 4 năm 1947, đơn vị ông phục kích đánh đoàn xe quân sự Pháp ở Bó Củng, tiêu diệt nhiều xe cơ giới và thiết giáp của giặc Pháp.

- Đến tháng 8 năm 1949, một lần nữa đơn vị ông phục kích đoàn xe quân sự Pháp ở Lũng Vài. Ông lại dẫn trung đội xung phong, đánh chia cắt đội hình phía sau, gây rối loạn, tạo điều kiện cho đơn vị tiến công diệt nhiều xe và lính Âu Phi.

- Tháng 8 năm 1949, Trung đoàn 174, còn gọi là trung đoàn Cao - Bắc - Lạng, ra đời. Ông được điều động làm cán bộ trung đội thuộc Tiểu đoàn 249 của trung đoàn này, trực tiếp nằm dưới sự chỉ huy của Hùm xám đường số 4 Đặng Văn Việt. Tại đây tất cả những gì tinh túy trong nghệ thuật phòng ngự, phục kích và chiến đấu của Đệ tứ quốc lộ Đại Vương Đặng Văn Việt đã được ông tiếp thu và phát huy nhanh chóng. Góp công lớn trong những chiến thắng vang dội của Trung đoàn 174 trên đường số 4 và chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.

- Tháng 1/1953, ông chỉ huy đơn vị tham gia bao vây tiến công Nà Sản (Sơn La), đơn vị ông tiêu diệt được 14 Biệt kích Pháp tại đây.

- Thu Đông 1953-1954, ông là cán bộ chỉ huy đại đội, đánh nhiều trận tiễu phỉ ở biên giới Việt - Lào

- Ngày 7 tháng 5 năm 1956, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tháng 10 năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, hàm Thiếu tá.

- Tháng 3 năm 1967, ông cùng Trung đoàn 174 được điều động vào Nam tham chiến tại Chiến trường Tây Nguyên. Tới tháng 11/1967 ông tham gia chỉ huy đơn vị đánh 1 trận kinh thiên động địa với "Lính nhà trời" Lữ dù 173 Hoa Kỳ trên đồi 875 trong chiến dịch Đăk Tô- Tân Cảnh.

*** Nỗi ám ảnh của Lữ dù 173.

Chiến dịch Đăk Tô diễn ra từ ngày 3/11 - 22/11/1967, đây là một trong những trận đụng độ lớn nhất của QGPMN với quân đội Hoa Kỳ. Đỉnh điểm của chiến dịch là trận so kè giữa Lữ Dù 173 Bất khả chiến bại của Quân đội Hoa Kỳ và Trung đoàn 174 của Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy trên đồi 882 và 875.

Trận đánh bắt đầu diễn ra vào ngày 3/11, khi quân đội Mỹ đổ 1 tiểu đoàn xuống dãy Ngọc Bơ Biêng nhưng bị QGPMN đánh lui.

Ngày 4/11, Lữ đoàn 173 và Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn 1 quân Mỹ đến Tân Cảnh. Đến ngày 6/11 thì một bộ phận Lữ đoàn 173 giao chiến với Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66) QGP. Trong những ngày sau đó, quân Mỹ đột kích mạnh và chiếm được một số vị trí trong khu vực có Sư đoàn 1 QGP án ngữ.

Lữ đoàn 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống Cao điểm 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải Sư đoàn 1, để tiến lên chiếm cao điểm 875.

Nhưng ngày 11/11, Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn 173 lọt vào ổ phục kích của Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 nên bị thiệt hại nặng.

Phán đoán lính Mỹ sẽ đổ quân xuống bãi trống ở cách nơi vừa xảy ra trận đánh khoảng hơn 1.000m để chi viện cho Tiểu đoàn 4 Mỹ và giải quyết hậu quả, Trung đoàn 66 đã nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 8 về ngay nơi đó phục kích. Và khi trực thăng chở hai đại đội của Tiểu đoàn 1 (thuộc Lữ 173) chuẩn bị tiếp đất. Tiểu đoàn 8 đã dùng toàn bộ hỏa lực liên thanh đồng loạt khai hỏa. Kết quả 7 chiếc rơi và bốc cháy tại chỗ, kéo theo hàng chục Mỹ thiệt mạng. Số quân còn lại hoảng hốt tháo chạy. Bị các chiến sĩ Tiểu đoàn 8 truy kích tiêu diệt gần hết.

Nhưng đó chưa phải điều tệ nhất

Sau đợt đổ bộ thất bại nói trên, Mỹ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 845 nhưng không bị chặn đánh vì QGPMN muốn dụ lính Mỹ vào điểm cao 875. Tướng An viết: “Chúng tôi chủ trương cho địch ở 845 sống yên ổn để làm mồi nhử địch vào sâu hơn. Bởi 845 không có giá trị gì về chiến thuật. Nếu muốn giữ 845 địch nhất định sẽ chiếm các điểm cao 882 và 875, vì mỗi điểm cao chỉ cách nhau khoảng hơn một trăm mét có thể khống chế lẫn nhau. Một lần nữa bọn Mỹ lại bị ta dắt mũi”.

Trong khi đó, cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 174 đã hoàn tất mọi chuẩn bị để chờ quân Mỹ chui đầu vào rọ ở điểm cao 875.
Quả như dự đoán, trong ngày 13 và 14, quân đội Hoa Kỳ kéo sang đánh điểm cao 882 nhưng bị Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 174 đẩy lùi nhiều đợt.

Đến lúc này, chiến trường đã thu hẹp vào quanh điểm cao 875. Sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 di chuyển về gần sát sở chỉ huy Trung đoàn 174. Trong khi đó vào ngày 17/11, Mỹ đã lần lượt tung hết Lữ 173 và phần lớn Sư đoàn 4 cùng một số đơn vị khác vào khu vực này.

Ngày 18, một tiểu đoàn của Lữ 173 mò lên điểm cao 875 đã đụng độ với bộ phận chốt của e174, và bị thương vong khoảng 90 binh sĩ phải lui về chỗ cũ.

Ngày 19 và 20 Mỹ tập trung bom, pháo bắn phá dữ dội vào cao điểm 875. Sau mỗi đợt hỏa lực chuẩn bị, bộ binh Mỹ xông lên nhưng đều bị QGPMN đánh dạt xuống. Trong 2 ngày, e174 đã đẩy lùi 7 đợt xung phong của lính Mỹ.

Đơn vị giữ chốt của e174 được Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy lệnh khống chế không cho quân Mỹ lên lấy thi thể đồng đội để buộc chúng phải mở một cuộc tấn công để giải quyết số thương vong cũ. Đúng như dự kiến, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 đã mở một cuộc tấn công lên. Nhưng lần này bị 2 tiểu đoàn của e174 đánh vòng tạt sườn và sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh quyết liệt, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 gần như bị xóa sổ.
Như con bạc khát nước, Mỹ tiếp tục đổ thêm quân xuống 875 nhưng bị e174 bố trí hỏa lực khống chế các bãi đổ bộ, trong suốt buổi chiều 20/11, Mỹ mất đến 8 trực thăng chở quân.

Trong cả ngày 21/11, Mỹ cho các loại bom pháo bắn dữ dội vào cao điểm 875. Chiều tối ngày 21, Mỹ xua quân đánh lên chốt và chiếm được một đoạn chiến hào. Hai bên đánh giáp lá cà quyết liệt suốt nhiều giờ. Đến sáng sớm ngày 22, Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy ra lệnh phản kích, dùng lựu đạn và tiểu liên đẩy lính Mỹ xuống giành lại đoạn chiến hào.
Đêm 22/11 tướng Nguyễn Hữu An nhận định ta đã đạt được mục tiêu đề nên hạ lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 1 rút khỏi khu vực tác chiến, chỉ để lại một bộ phận hỏa lực khống chế không cho địch lấy xác ở cao điểm 875 và một bộ phận các đơn vị của Trung đoàn 66, 320 ngăn cản không cho địch đánh lên cao điểm 875. Các đơn vị này sẽ rút sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

QGPMN rút lui trong bí mật, an toàn. 36 giờ sau khi QGP rút, lính Mỹ mới lên được chốt 875. Kết quả, chỉ riêng trận đánh ngày 20/11 ở điểm cao 875, Mỹ có 123 lính chết và 252 lính khác bị thương trong tổng số 570 lính tham chiến. Đây có lẽ là trận đánh hao quân nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Phía Mỹ cũng công bố họ diệt 1200 binh sỹ của Việt Nam nhưng con số này bị đánh giá là phóng đại vì Mỹ thực tế lính Mỹ chỉ thu được 94 vũ khí cộng đồng và 275 vũ khí cá nhân.

Vài ngày sau khi chiến dịch kết thúc, đài BBC bình luận: "Lữ đoàn 173 Hoa Kỳ là đơn vị sừng sỏ chưa từng biết thua trận, lần đầu tiên đã tháo chạy trước vc".

- Tháng 7 năm 1968, Ông chỉ huy trung đoàn tham gia đợt 3 tổng tiến công tại chiến trường Tây Ninh - Dầu Tiếng.

Đầu năm 1972, Ông được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, chỉ huy sư đoàn tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ. Sư đoàn 7 của ông được giao nhiệm vụ chốt chặn trên đường 13, ngăn cản không cho QLVNCH chi viện cho thị xã An Lộc. Toàn bộ quân số của Sư đoàn 7 rải quân vào tuyến phục kích dài 26 km từ Chơn Thành đến An Lộc, sẽ phải đối đầu với một lượng lượng hỗn hợp quân sự đông gấp nhiều lần của QLVNCH bao gồm lính Dù, Thiết kỵ, Bộ binh, tổng cộng khoảng 25000 binh sĩ.
Những trận chiến nảy lửa bắt đầu diễn ra từ ngày 11/4, khi Lữ Dù 1 VNCH vượt qua Chơn Thành tiến vào Quốc lộ 13 thì đụng độ với lính Sư đoàn 7 QGP, sau nhiều trận đánh ác liệt Lữ Dù 1 vẫn không thể khai thông được thế bế tắc, chịu thiệt hại nặng nề đến nỗi không thể tiếp tục được nhiệm vụ phải rút về hậu tuyến và bàn giao lại cho Sư đoàn 21 bộ binh vào giải toả. (Tiểu đoàn 6 Nhảy dù gần như bị xóa sổ).
Mặc dù áp đảo về vũ khí và quân số, lại được B52 chi viện tối đa nhưng tình hình của sư 21 bộ binh cũng chẳng khá hơn. Đã vậy ngày 13/4, Đại tá Trương Hữu Đức - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Thiết kỵ còn bị QGPMN nhả đạn trúng trực thăng chết ngay tại chỗ. Sau nhiều ngày nỗ lực giải vây bất thành, không thể vượt qua được bức tường thép do tướng Đàm Văn Ngụy dựng lên. QLVNCH buộc phải dùng Liên đoàn 81 BCND nhảy trực tiếp xuống An Lộc chi viện. Để tiếp tục khai thông Quốc lộ 13, tướng Nguyễn Văn Minh - Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tăng cường hai trung đoàn bộ 9 và 15, các đơn vị Biệt động quân, Thiết kỵ, nhảy dù để tăng phái cho sư 21 Bộ binh. Nhưng cũng phải mất hơn 2 tháng mới cơ bản vượt qua được các chốt phòng ngự của QGP với những tổn thất nặng nề, hàng ngàn binh sĩ thương vong.

Sau chiến dịch Nguyễn Huệ ông được rút ra Bắc làm f trưởng f316.
Đầu năm 1975, ông chỉ huy Sư đoàn 316 bí mật hành quân bằng xe cơ giới vào chiến trường Tây Nguyên, làm mũi chủ công tấn công Buôn Mê Thuột, mở màn Chiến dịch Tây Nguyên.
Chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu nổ ra ngày 10/3/1975, bằng đòn thế nghi binh ngoạn mục, QGPMN nhanh chóng chiếm ưu thế và kiểm soát tình hình. Tuy nhiên trận chiến trong nội ô thị xã Buôn Mê Thuột cũng không hề dễ dàng. Bởi lẽ nơi đây là sở chỉ huy của Sư 23 chủ lực Quân đoàn 2 VNCH (được vinh danh với cái tên "Nam Bình Bắc Phạt Cao Nguyên Trấn"), dày dặn kinh nghiệm trận mạc, đặc biệt có Trung đoàn 53 két tiếng chiến đấu ngoan cố tử thủ đến cuối cùng. Nhiệm vụ khó khăn này do f316 của Sư đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy lãnh trách nhiệm tấn công hướng Tây Nam, Đông Bắc và sân bay Bình Hòa. Trận chiến với Trung đoàn 53 và các đơn vị phòng thủ của QLVNCH diễn ra vô cùng ác liệt. Sân bay Bình Hòa trở thành nơi đồn trú đáng tin cậy cuối cùng của QLVNCH ở Buôn Mê Thuột do Trung đoàn 53 trấn giữ. Tại đây lính VNCH tử thủ đến những viên đoạn cuối cùng. Các chiến sĩ thuộc f316 chiến đấu giành giật từng vị trí. Và phải mất hơn 5 ngày kịch chiến f316 mới dứt điểm được vị trí này. Trung đoàn 53 VNCH bị xóa sổ, Đại tá Nguyễn Trọng Luật và Đại tá Vũ Thế Quang - quyền Tư lệnh sư 23 bộ binh VNCH bị bắt.

- Tháng 1/1978, Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Quân khu 1, sau đó là Tư lệnh Quân đoàn 26 tham gia phòng thủ biên giới phía bắc chống lại biển người quân Trung Quốc xâm lược trên mặt trận Cao Bằng

Trận chiến trên mặt trận Cao Bằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Cọp Đông Bắc Đàm Văn Ngụy được sách báo mô tả lại như sau:

Ở Cao Bằng, hướng tiến công chính của địch ở Thông Nông-Hà Quảng và Phục Hòa-Đông Khê. Nhờ huy động một lực lượng áp đảo nên ngay từ những ngày đầu đối phương đã có nhiều mũi tiến khá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chia cắt và gây rối loạn hệ thống chỉ huy của ta.

Trên hướng Hà Quảng, cuộc chiến đấu của Trung đoàn 246 Sư đoàn 346, Tiểu đoàn 6 Hà Quảng, Đồn biên phòng Sóc Giang, Nậm Nhũng… cùng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ diễn ra suốt 4 ngày liền từ 17-2 đến 20-2 trên các chốt Cốc Ngựu, Cốc Nhu, Cốc Vường, điểm cao 505, Trúc Long-Địa Lan, Nà Xác, Trường Hà… chặn đứng hướng tiến công rất mạnh của địch ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang. Bị tổn thất không tiến lên được, ngày 22-2 quân Trung Quốc làm đường cho xe tăng vượt biên giới ở khu vực mốc 109, theo đường Pác Bó-Nà Mạ-Đôn Chương đánh vu hồi vào sau lưng và bên sườn trận địa ta, kết hợp với tấn công chính diện theo hướng cửa khẩu Bình Mãng-Sóc Giang. Trung đoàn 246 mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng bị bao vây và cắt đường tiếp tế, trước sức ép của địch phải rút khỏi Sóc Giang lên khu vực thung lũng núi giữa Hà Quảng và Thông Nông tiến hành đánh du kích. Địch chiếm được Sóc Giang và tiếp tục phát triển xuống phía nam Hà Quảng.

Trên hướng Trà Lĩnh, Trung đoàn 677 Sư đoàn 346 bảo vệ hướng phòng ngự chủ yếu của sư đoàn phối hợp với Đồn biên phòng Trà Lĩnh và các đơn vị địa phương kiên cường đánh địch ở bình độ 700, đồi Quyết Tử, đồi Thanh Niên, điểm cao 800 và 815 (Phai Can), khu vực mỏ mangan, trục đường Xuân Nội-Quang Trung… đánh bại các đợt tiến công của địch trong nhiều ngày. Tuy nhiên ngày 26-2 địch chiếm điểm cao 815 lần thứ hai. Trung đoàn 677 phải lui về phía sau, phân tán cùng dân quân các bản làng tiếp tục chiến đấu.

Trên hướng Quảng Hòa, Trung đoàn 567 cùng Đồn biên phòng Tà Lùng, tự vệ nông trường và dân quân Đại Tiến, Cách Linh… giữ vững trận địa chốt chặn ở khu vực đèo Khâu Chỉa (Phục Hòa) suốt 12 ngày đêm, có những ngày đẩy lui 7-8 đợt tiến công gây thiệt hại nặng cho địch, không để đối phương dùng khu vực này làm bàn đạp tiến về hướng Quảng Uyên, Mã Phục.

Trên hướng Trùng Khánh, Hạ Lang, Bảo Lạc địch cũng tấn công các đồn biên phòng Pò Peo, Bí Hà, Lý Vạn, Cốc Pàng, Nậm Quét… cùng một số chốt của lực lượng địa phương.

Trên hướng Thông Nông và Thạch An, do phòng ngự của ta sơ hở, quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm được thị trấn Thông Nông và Đông Khê rồi dùng xe tăng tiến thẳng về thị xã Cao Bằng. Sáng 17-2, nhân viên bưu điện huyện Thạch An báo cáo về tỉnh, cho biết xe tăng địch cắm cờ Việt Nam đi qua trước cửa nhà bưu điện về hướng thị xã. Được tin này, Tư lệnh Quân khu 1 lập tức ra lệnh cho BCHQS tỉnh và Sư đoàn 346 tổ chức đưa lực lượng đến đèo Ngườm Kim, Nậm Nàng chặn đánh. Chấp hành mệnh lệnh trên, một bộ phận Trung đoàn 851 Sư đoàn 346 khẩn trương cơ động và trong các ngày 18 và 19-2 liên tục chiến đấu với mũi tiến công cơ giới của địch trên đường số 4 và đường từ Nước Hai về thị xã, bắn cháy hàng chục xe tăng ở khu vực Bản Sẩy, Đức Long (Hòa An), cây số 9-12 trên đường số 4… Chiếc xe tăng trinh sát của Trung Quốc đến được Nà Toòng ngoại vi thị xã cũng bị đơn vị cao xạ 37mm của Sư đoàn 346 tiêu diệt.

Từ ngày 19-2, địch bắt đầu áp sát thị xã Cao Bằng từ nhiều hướng. Cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã diễn ra suốt nhiều ngày nhưng do tương quan chênh lệch, đến ngày 24-2 đối phương chiếm được thị xã Cao Bằng và có những mũi vu hồi đánh lấn xuống khu vực đường số 3, Khâu Đồn, đèo Cao Bắc, có những mũi thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam 50-60km (cầu Tài Hồ Sìn). Nhiều đơn vị của ta bị tổn thất, rơi vào thế bị chia cắt, bao vây cả 4 mặt.

Ngày 26- 2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Cao Bằng do Đại tá Đàm Văn Ngụy, Phó tư lệnh Quân khu đứng đầu. Ngày 28-2, Bộ tư lệnh Mặt trận ra lệnh cho Trung đoàn 677 và Trung đoàn 567 vượt vòng vây rút về phía sau để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị đánh phản kích.

Trước tình hình căng thẳng, Quân khu 1 gấp rút điều động Trung đoàn 852 và 183, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn 675, các tiểu đoàn bộ đội và tự vệ phía sau lên phối hợp với các đơn vị tại chỗ tổ chức phòng tuyến mới ở phía nam cầu Tài Hồ Sìn, đường số 3, mỏ thiếc Tĩnh Túc… Lực lượng vũ trang ta đánh lui các đợt tiến công của quân Trung Quốc từ 20 đến 23-3, sau đó phản kích đẩy địch về khu vực cây số 5 và ngã ba Khâu Đồn, đồng thời bao vây một bộ phận mũi vu hồi của địch ở Nguyên Bình.

Ngày 1-3-1979 trên mặt trận Cao Bằng, Sư đoàn bộ binh 311 gồm Trung đoàn bộ binh 169, 529, 531 bộ binh và Trung đoàn pháo binh 456 được thành lập. Tuyến phòng ngự thứ hai được hình thành từ Tài Hồ Sìn đến Ngân Sơn. Chiến sự diễn ra quyết liệt trên khắp địa bàn tỉnh. Sư đoàn 311 tổ chức cắt đường số 4, ngăn chặn cơ động tiếp tế của đối phương. Các tiểu đoàn đặc công 20 và 45 luồn sâu vào sau lưng địch, phối hợp với dân quân tự vệ tổ chức nhiều cuộc tập kích, phục kích gây cho quân xâm lược những thiệt hại nặng nề.

Hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng. Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch... Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ. Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 15-3, quân Trung Quốc rút khỏi thị xã và huyện Hòa An; ngày 16-3 rút khỏi Trùng Khánh, Quảng Hòa và Thạch An; ngày 17-3 rút khỏi Trà Lĩnh; ngày 18-3 rút khỏi Hà Quảng và Thông Nông. Đến đây, chiến sự trên mặt trận Cao Bằng tạm thời lắng xuống. Theo công bố chính thức, trong một tháng chiến đấu trên hướng này các lực lượng vũ trang và nhân dân Cao Bằng đã loại khỏi vòng chiến 18.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn địch, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, giữ kỷ lục về số xe tăng, thiết giáp tiêu diệt được và số tù binh bắt sống. Với thành tích chiến đấu, 5 cá nhân và 17 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Sư đoàn 311 được mang danh hiệu “Sư đoàn Đông Khê”; Trung đoàn 567 được nhân dân địa phương tặng danh hiệu “Trung đoàn Khâu Chỉa”, “Trung đoàn Phục Hòa”.

- Tháng 4 năm 1987, ông được thăng Tư lệnh Quân khu 1.

-Trung tướng Đàm Văn Ngụy là người không bao giờ ra lệnh khai hỏa khi ông chưa trực tiếp đi thị sát trận địa.

Nguồn: https://anhxua.net
Đúng là huyền thoại, cụ cho xin tấm ảnh và nơi an táng cụ ĐVN ạ. Đọc những thớt như này, nỗi âm ỉ đi xe máy lang thang các điểm như thớt này, càng...lóng ạ hehe.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ search là có ạ.

Ô bạn e ở VKS QS CBG (13/I) tự hào về cụ này lắm :D

Đúng là huyền thoại, cụ cho xin tấm ảnh và nơi an táng cụ ĐVN ạ. Đọc những thớt như này, nỗi âm ỉ đi xe máy lang thang các điểm như thớt này, càng...lóng ạ hehe.
 
Chỉnh sửa cuối:

bigbalds

Xe hơi
Biển số
OF-438180
Ngày cấp bằng
18/7/16
Số km
177
Động cơ
304,718 Mã lực
Tuổi
91
Trận 875 của Dakto 67 này cũng làm nên tên tuổi cụ ĐÀM VĂN NGỤY.

TRUNG TƯỚNG ĐÀM VĂN NGỤY - CỌP TRẮNG CỦA NÚI RỪNG ĐÔNG BẮC.

"Trong chiến dịch Đăk Tô 1967, tên tuổi của Trung đoàn 174 đã đi vào lịch sử Lữ dù 173 Sky Soldiers như những trang hồi ức đẫm máu, bi thiết nhất"... "Họ đánh tạt sườn và giỏi không chịu được" - Đó là những gì mà sách báo và các binh sĩ - sĩ quan của Lữ Dù 173 "Lính nhà trời" nhận xét về trận đánh ở đồi 875 Đăk Tô 1967. Và e trưởng e174 khi đó không ai khác mà chính là Cọp trắng Đông Bắc Đàm Văn Ngụy.

Trung tướng Đàm Văn Ngụy (1927 - 2015), quê ở xã Xuất Tính (nay là xã Minh Khai), huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Ông tham gia cách mạng khi mới 14 tuổi. Trong cách mạng tháng 8/1945 ông tham gia giành chính quyền cho Việt Minh tại Thất Khê, Na Sầm và trở thành phụ tá cho ông Phùng Hữu Tài (sau này là Thượng tướng Tư lệnh đầu tiên của binh chủng Phòng không - Không quân).

- 1946 ông chỉ huy Tiểu đội nhiều lần đẩy lui các đợt xong phong của quân đội Pháp ở Đồng Đăng - Lạng Sơn. Cuối năm 1946 một lần nữa ông tiếp tục chỉ huy tiểu đội đánh cản và rút sau cùng ở Cơn Pheo (Lạng Sơn) để trung đội thoát khỏi vòng vây.

- Tháng 4 năm 1947, đơn vị ông phục kích đánh đoàn xe quân sự Pháp ở Bó Củng, tiêu diệt nhiều xe cơ giới và thiết giáp của giặc Pháp.

- Đến tháng 8 năm 1949, một lần nữa đơn vị ông phục kích đoàn xe quân sự Pháp ở Lũng Vài. Ông lại dẫn trung đội xung phong, đánh chia cắt đội hình phía sau, gây rối loạn, tạo điều kiện cho đơn vị tiến công diệt nhiều xe và lính Âu Phi.

- Tháng 8 năm 1949, Trung đoàn 174, còn gọi là trung đoàn Cao - Bắc - Lạng, ra đời. Ông được điều động làm cán bộ trung đội thuộc Tiểu đoàn 249 của trung đoàn này, trực tiếp nằm dưới sự chỉ huy của Hùm xám đường số 4 Đặng Văn Việt. Tại đây tất cả những gì tinh túy trong nghệ thuật phòng ngự, phục kích và chiến đấu của Đệ tứ quốc lộ Đại Vương Đặng Văn Việt đã được ông tiếp thu và phát huy nhanh chóng. Góp công lớn trong những chiến thắng vang dội của Trung đoàn 174 trên đường số 4 và chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.

- Tháng 1/1953, ông chỉ huy đơn vị tham gia bao vây tiến công Nà Sản (Sơn La), đơn vị ông tiêu diệt được 14 Biệt kích Pháp tại đây.

- Thu Đông 1953-1954, ông là cán bộ chỉ huy đại đội, đánh nhiều trận tiễu phỉ ở biên giới Việt - Lào

- Ngày 7 tháng 5 năm 1956, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tháng 10 năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, hàm Thiếu tá.

- Tháng 3 năm 1967, ông cùng Trung đoàn 174 được điều động vào Nam tham chiến tại Chiến trường Tây Nguyên. Tới tháng 11/1967 ông tham gia chỉ huy đơn vị đánh 1 trận kinh thiên động địa với "Lính nhà trời" Lữ dù 173 Hoa Kỳ trên đồi 875 trong chiến dịch Đăk Tô- Tân Cảnh.

*** Nỗi ám ảnh của Lữ dù 173.

Chiến dịch Đăk Tô diễn ra từ ngày 3/11 - 22/11/1967, đây là một trong những trận đụng độ lớn nhất của QGPMN với quân đội Hoa Kỳ. Đỉnh điểm của chiến dịch là trận so kè giữa Lữ Dù 173 Bất khả chiến bại của Quân đội Hoa Kỳ và Trung đoàn 174 của Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy trên đồi 882 và 875.

Trận đánh bắt đầu diễn ra vào ngày 3/11, khi quân đội Mỹ đổ 1 tiểu đoàn xuống dãy Ngọc Bơ Biêng nhưng bị QGPMN đánh lui.

Ngày 4/11, Lữ đoàn 173 và Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn 1 quân Mỹ đến Tân Cảnh. Đến ngày 6/11 thì một bộ phận Lữ đoàn 173 giao chiến với Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66) QGP. Trong những ngày sau đó, quân Mỹ đột kích mạnh và chiếm được một số vị trí trong khu vực có Sư đoàn 1 QGP án ngữ.

Lữ đoàn 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống Cao điểm 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải Sư đoàn 1, để tiến lên chiếm cao điểm 875.

Nhưng ngày 11/11, Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn 173 lọt vào ổ phục kích của Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 nên bị thiệt hại nặng.

Phán đoán lính Mỹ sẽ đổ quân xuống bãi trống ở cách nơi vừa xảy ra trận đánh khoảng hơn 1.000m để chi viện cho Tiểu đoàn 4 Mỹ và giải quyết hậu quả, Trung đoàn 66 đã nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 8 về ngay nơi đó phục kích. Và khi trực thăng chở hai đại đội của Tiểu đoàn 1 (thuộc Lữ 173) chuẩn bị tiếp đất. Tiểu đoàn 8 đã dùng toàn bộ hỏa lực liên thanh đồng loạt khai hỏa. Kết quả 7 chiếc rơi và bốc cháy tại chỗ, kéo theo hàng chục Mỹ thiệt mạng. Số quân còn lại hoảng hốt tháo chạy. Bị các chiến sĩ Tiểu đoàn 8 truy kích tiêu diệt gần hết.

Nhưng đó chưa phải điều tệ nhất

Sau đợt đổ bộ thất bại nói trên, Mỹ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 845 nhưng không bị chặn đánh vì QGPMN muốn dụ lính Mỹ vào điểm cao 875. Tướng An viết: “Chúng tôi chủ trương cho địch ở 845 sống yên ổn để làm mồi nhử địch vào sâu hơn. Bởi 845 không có giá trị gì về chiến thuật. Nếu muốn giữ 845 địch nhất định sẽ chiếm các điểm cao 882 và 875, vì mỗi điểm cao chỉ cách nhau khoảng hơn một trăm mét có thể khống chế lẫn nhau. Một lần nữa bọn Mỹ lại bị ta dắt mũi”.

Trong khi đó, cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 174 đã hoàn tất mọi chuẩn bị để chờ quân Mỹ chui đầu vào rọ ở điểm cao 875.
Quả như dự đoán, trong ngày 13 và 14, quân đội Hoa Kỳ kéo sang đánh điểm cao 882 nhưng bị Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 174 đẩy lùi nhiều đợt.

Đến lúc này, chiến trường đã thu hẹp vào quanh điểm cao 875. Sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 di chuyển về gần sát sở chỉ huy Trung đoàn 174. Trong khi đó vào ngày 17/11, Mỹ đã lần lượt tung hết Lữ 173 và phần lớn Sư đoàn 4 cùng một số đơn vị khác vào khu vực này.

Ngày 18, một tiểu đoàn của Lữ 173 mò lên điểm cao 875 đã đụng độ với bộ phận chốt của e174, và bị thương vong khoảng 90 binh sĩ phải lui về chỗ cũ.

Ngày 19 và 20 Mỹ tập trung bom, pháo bắn phá dữ dội vào cao điểm 875. Sau mỗi đợt hỏa lực chuẩn bị, bộ binh Mỹ xông lên nhưng đều bị QGPMN đánh dạt xuống. Trong 2 ngày, e174 đã đẩy lùi 7 đợt xung phong của lính Mỹ.

Đơn vị giữ chốt của e174 được Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy lệnh khống chế không cho quân Mỹ lên lấy thi thể đồng đội để buộc chúng phải mở một cuộc tấn công để giải quyết số thương vong cũ. Đúng như dự kiến, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 đã mở một cuộc tấn công lên. Nhưng lần này bị 2 tiểu đoàn của e174 đánh vòng tạt sườn và sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh quyết liệt, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 gần như bị xóa sổ.
Như con bạc khát nước, Mỹ tiếp tục đổ thêm quân xuống 875 nhưng bị e174 bố trí hỏa lực khống chế các bãi đổ bộ, trong suốt buổi chiều 20/11, Mỹ mất đến 8 trực thăng chở quân.

Trong cả ngày 21/11, Mỹ cho các loại bom pháo bắn dữ dội vào cao điểm 875. Chiều tối ngày 21, Mỹ xua quân đánh lên chốt và chiếm được một đoạn chiến hào. Hai bên đánh giáp lá cà quyết liệt suốt nhiều giờ. Đến sáng sớm ngày 22, Trung đoàn trưởng Đàm Văn Nguy ra lệnh phản kích, dùng lựu đạn và tiểu liên đẩy lính Mỹ xuống giành lại đoạn chiến hào.
Đêm 22/11 tướng Nguyễn Hữu An nhận định ta đã đạt được mục tiêu đề nên hạ lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 1 rút khỏi khu vực tác chiến, chỉ để lại một bộ phận hỏa lực khống chế không cho địch lấy xác ở cao điểm 875 và một bộ phận các đơn vị của Trung đoàn 66, 320 ngăn cản không cho địch đánh lên cao điểm 875. Các đơn vị này sẽ rút sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

QGPMN rút lui trong bí mật, an toàn. 36 giờ sau khi QGP rút, lính Mỹ mới lên được chốt 875. Kết quả, chỉ riêng trận đánh ngày 20/11 ở điểm cao 875, Mỹ có 123 lính chết và 252 lính khác bị thương trong tổng số 570 lính tham chiến. Đây có lẽ là trận đánh hao quân nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Phía Mỹ cũng công bố họ diệt 1200 binh sỹ của Việt Nam nhưng con số này bị đánh giá là phóng đại vì Mỹ thực tế lính Mỹ chỉ thu được 94 vũ khí cộng đồng và 275 vũ khí cá nhân.

Vài ngày sau khi chiến dịch kết thúc, đài BBC bình luận: "Lữ đoàn 173 Hoa Kỳ là đơn vị sừng sỏ chưa từng biết thua trận, lần đầu tiên đã tháo chạy trước vc".

- Tháng 7 năm 1968, Ông chỉ huy trung đoàn tham gia đợt 3 tổng tiến công tại chiến trường Tây Ninh - Dầu Tiếng.

Đầu năm 1972, Ông được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, chỉ huy sư đoàn tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ. Sư đoàn 7 của ông được giao nhiệm vụ chốt chặn trên đường 13, ngăn cản không cho QLVNCH chi viện cho thị xã An Lộc. Toàn bộ quân số của Sư đoàn 7 rải quân vào tuyến phục kích dài 26 km từ Chơn Thành đến An Lộc, sẽ phải đối đầu với một lượng lượng hỗn hợp quân sự đông gấp nhiều lần của QLVNCH bao gồm lính Dù, Thiết kỵ, Bộ binh, tổng cộng khoảng 25000 binh sĩ.
Những trận chiến nảy lửa bắt đầu diễn ra từ ngày 11/4, khi Lữ Dù 1 VNCH vượt qua Chơn Thành tiến vào Quốc lộ 13 thì đụng độ với lính Sư đoàn 7 QGP, sau nhiều trận đánh ác liệt Lữ Dù 1 vẫn không thể khai thông được thế bế tắc, chịu thiệt hại nặng nề đến nỗi không thể tiếp tục được nhiệm vụ phải rút về hậu tuyến và bàn giao lại cho Sư đoàn 21 bộ binh vào giải toả. (Tiểu đoàn 6 Nhảy dù gần như bị xóa sổ).
Mặc dù áp đảo về vũ khí và quân số, lại được B52 chi viện tối đa nhưng tình hình của sư 21 bộ binh cũng chẳng khá hơn. Đã vậy ngày 13/4, Đại tá Trương Hữu Đức - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Thiết kỵ còn bị QGPMN nhả đạn trúng trực thăng chết ngay tại chỗ. Sau nhiều ngày nỗ lực giải vây bất thành, không thể vượt qua được bức tường thép do tướng Đàm Văn Ngụy dựng lên. QLVNCH buộc phải dùng Liên đoàn 81 BCND nhảy trực tiếp xuống An Lộc chi viện. Để tiếp tục khai thông Quốc lộ 13, tướng Nguyễn Văn Minh - Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tăng cường hai trung đoàn bộ 9 và 15, các đơn vị Biệt động quân, Thiết kỵ, nhảy dù để tăng phái cho sư 21 Bộ binh. Nhưng cũng phải mất hơn 2 tháng mới cơ bản vượt qua được các chốt phòng ngự của QGP với những tổn thất nặng nề, hàng ngàn binh sĩ thương vong.

Sau chiến dịch Nguyễn Huệ ông được rút ra Bắc làm f trưởng f316.
Đầu năm 1975, ông chỉ huy Sư đoàn 316 bí mật hành quân bằng xe cơ giới vào chiến trường Tây Nguyên, làm mũi chủ công tấn công Buôn Mê Thuột, mở màn Chiến dịch Tây Nguyên.
Chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu nổ ra ngày 10/3/1975, bằng đòn thế nghi binh ngoạn mục, QGPMN nhanh chóng chiếm ưu thế và kiểm soát tình hình. Tuy nhiên trận chiến trong nội ô thị xã Buôn Mê Thuột cũng không hề dễ dàng. Bởi lẽ nơi đây là sở chỉ huy của Sư 23 chủ lực Quân đoàn 2 VNCH (được vinh danh với cái tên "Nam Bình Bắc Phạt Cao Nguyên Trấn"), dày dặn kinh nghiệm trận mạc, đặc biệt có Trung đoàn 53 két tiếng chiến đấu ngoan cố tử thủ đến cuối cùng. Nhiệm vụ khó khăn này do f316 của Sư đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy lãnh trách nhiệm tấn công hướng Tây Nam, Đông Bắc và sân bay Bình Hòa. Trận chiến với Trung đoàn 53 và các đơn vị phòng thủ của QLVNCH diễn ra vô cùng ác liệt. Sân bay Bình Hòa trở thành nơi đồn trú đáng tin cậy cuối cùng của QLVNCH ở Buôn Mê Thuột do Trung đoàn 53 trấn giữ. Tại đây lính VNCH tử thủ đến những viên đoạn cuối cùng. Các chiến sĩ thuộc f316 chiến đấu giành giật từng vị trí. Và phải mất hơn 5 ngày kịch chiến f316 mới dứt điểm được vị trí này. Trung đoàn 53 VNCH bị xóa sổ, Đại tá Nguyễn Trọng Luật và Đại tá Vũ Thế Quang - quyền Tư lệnh sư 23 bộ binh VNCH bị bắt.

- Tháng 1/1978, Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Quân khu 1, sau đó là Tư lệnh Quân đoàn 26 tham gia phòng thủ biên giới phía bắc chống lại biển người quân Trung Quốc xâm lược trên mặt trận Cao Bằng

Trận chiến trên mặt trận Cao Bằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Cọp Đông Bắc Đàm Văn Ngụy được sách báo mô tả lại như sau:

Ở Cao Bằng, hướng tiến công chính của địch ở Thông Nông-Hà Quảng và Phục Hòa-Đông Khê. Nhờ huy động một lực lượng áp đảo nên ngay từ những ngày đầu đối phương đã có nhiều mũi tiến khá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chia cắt và gây rối loạn hệ thống chỉ huy của ta.

Trên hướng Hà Quảng, cuộc chiến đấu của Trung đoàn 246 Sư đoàn 346, Tiểu đoàn 6 Hà Quảng, Đồn biên phòng Sóc Giang, Nậm Nhũng… cùng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ diễn ra suốt 4 ngày liền từ 17-2 đến 20-2 trên các chốt Cốc Ngựu, Cốc Nhu, Cốc Vường, điểm cao 505, Trúc Long-Địa Lan, Nà Xác, Trường Hà… chặn đứng hướng tiến công rất mạnh của địch ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang. Bị tổn thất không tiến lên được, ngày 22-2 quân Trung Quốc làm đường cho xe tăng vượt biên giới ở khu vực mốc 109, theo đường Pác Bó-Nà Mạ-Đôn Chương đánh vu hồi vào sau lưng và bên sườn trận địa ta, kết hợp với tấn công chính diện theo hướng cửa khẩu Bình Mãng-Sóc Giang. Trung đoàn 246 mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng bị bao vây và cắt đường tiếp tế, trước sức ép của địch phải rút khỏi Sóc Giang lên khu vực thung lũng núi giữa Hà Quảng và Thông Nông tiến hành đánh du kích. Địch chiếm được Sóc Giang và tiếp tục phát triển xuống phía nam Hà Quảng.

Trên hướng Trà Lĩnh, Trung đoàn 677 Sư đoàn 346 bảo vệ hướng phòng ngự chủ yếu của sư đoàn phối hợp với Đồn biên phòng Trà Lĩnh và các đơn vị địa phương kiên cường đánh địch ở bình độ 700, đồi Quyết Tử, đồi Thanh Niên, điểm cao 800 và 815 (Phai Can), khu vực mỏ mangan, trục đường Xuân Nội-Quang Trung… đánh bại các đợt tiến công của địch trong nhiều ngày. Tuy nhiên ngày 26-2 địch chiếm điểm cao 815 lần thứ hai. Trung đoàn 677 phải lui về phía sau, phân tán cùng dân quân các bản làng tiếp tục chiến đấu.

Trên hướng Quảng Hòa, Trung đoàn 567 cùng Đồn biên phòng Tà Lùng, tự vệ nông trường và dân quân Đại Tiến, Cách Linh… giữ vững trận địa chốt chặn ở khu vực đèo Khâu Chỉa (Phục Hòa) suốt 12 ngày đêm, có những ngày đẩy lui 7-8 đợt tiến công gây thiệt hại nặng cho địch, không để đối phương dùng khu vực này làm bàn đạp tiến về hướng Quảng Uyên, Mã Phục.

Trên hướng Trùng Khánh, Hạ Lang, Bảo Lạc địch cũng tấn công các đồn biên phòng Pò Peo, Bí Hà, Lý Vạn, Cốc Pàng, Nậm Quét… cùng một số chốt của lực lượng địa phương.

Trên hướng Thông Nông và Thạch An, do phòng ngự của ta sơ hở, quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm được thị trấn Thông Nông và Đông Khê rồi dùng xe tăng tiến thẳng về thị xã Cao Bằng. Sáng 17-2, nhân viên bưu điện huyện Thạch An báo cáo về tỉnh, cho biết xe tăng địch cắm cờ Việt Nam đi qua trước cửa nhà bưu điện về hướng thị xã. Được tin này, Tư lệnh Quân khu 1 lập tức ra lệnh cho BCHQS tỉnh và Sư đoàn 346 tổ chức đưa lực lượng đến đèo Ngườm Kim, Nậm Nàng chặn đánh. Chấp hành mệnh lệnh trên, một bộ phận Trung đoàn 851 Sư đoàn 346 khẩn trương cơ động và trong các ngày 18 và 19-2 liên tục chiến đấu với mũi tiến công cơ giới của địch trên đường số 4 và đường từ Nước Hai về thị xã, bắn cháy hàng chục xe tăng ở khu vực Bản Sẩy, Đức Long (Hòa An), cây số 9-12 trên đường số 4… Chiếc xe tăng trinh sát của Trung Quốc đến được Nà Toòng ngoại vi thị xã cũng bị đơn vị cao xạ 37mm của Sư đoàn 346 tiêu diệt.

Từ ngày 19-2, địch bắt đầu áp sát thị xã Cao Bằng từ nhiều hướng. Cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã diễn ra suốt nhiều ngày nhưng do tương quan chênh lệch, đến ngày 24-2 đối phương chiếm được thị xã Cao Bằng và có những mũi vu hồi đánh lấn xuống khu vực đường số 3, Khâu Đồn, đèo Cao Bắc, có những mũi thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam 50-60km (cầu Tài Hồ Sìn). Nhiều đơn vị của ta bị tổn thất, rơi vào thế bị chia cắt, bao vây cả 4 mặt.

Ngày 26- 2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Cao Bằng do Đại tá Đàm Văn Ngụy, Phó tư lệnh Quân khu đứng đầu. Ngày 28-2, Bộ tư lệnh Mặt trận ra lệnh cho Trung đoàn 677 và Trung đoàn 567 vượt vòng vây rút về phía sau để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị đánh phản kích.

Trước tình hình căng thẳng, Quân khu 1 gấp rút điều động Trung đoàn 852 và 183, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn 675, các tiểu đoàn bộ đội và tự vệ phía sau lên phối hợp với các đơn vị tại chỗ tổ chức phòng tuyến mới ở phía nam cầu Tài Hồ Sìn, đường số 3, mỏ thiếc Tĩnh Túc… Lực lượng vũ trang ta đánh lui các đợt tiến công của quân Trung Quốc từ 20 đến 23-3, sau đó phản kích đẩy địch về khu vực cây số 5 và ngã ba Khâu Đồn, đồng thời bao vây một bộ phận mũi vu hồi của địch ở Nguyên Bình.

Ngày 1-3-1979 trên mặt trận Cao Bằng, Sư đoàn bộ binh 311 gồm Trung đoàn bộ binh 169, 529, 531 bộ binh và Trung đoàn pháo binh 456 được thành lập. Tuyến phòng ngự thứ hai được hình thành từ Tài Hồ Sìn đến Ngân Sơn. Chiến sự diễn ra quyết liệt trên khắp địa bàn tỉnh. Sư đoàn 311 tổ chức cắt đường số 4, ngăn chặn cơ động tiếp tế của đối phương. Các tiểu đoàn đặc công 20 và 45 luồn sâu vào sau lưng địch, phối hợp với dân quân tự vệ tổ chức nhiều cuộc tập kích, phục kích gây cho quân xâm lược những thiệt hại nặng nề.

Hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng. Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch... Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ. Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 15-3, quân Trung Quốc rút khỏi thị xã và huyện Hòa An; ngày 16-3 rút khỏi Trùng Khánh, Quảng Hòa và Thạch An; ngày 17-3 rút khỏi Trà Lĩnh; ngày 18-3 rút khỏi Hà Quảng và Thông Nông. Đến đây, chiến sự trên mặt trận Cao Bằng tạm thời lắng xuống. Theo công bố chính thức, trong một tháng chiến đấu trên hướng này các lực lượng vũ trang và nhân dân Cao Bằng đã loại khỏi vòng chiến 18.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn địch, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, giữ kỷ lục về số xe tăng, thiết giáp tiêu diệt được và số tù binh bắt sống. Với thành tích chiến đấu, 5 cá nhân và 17 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Sư đoàn 311 được mang danh hiệu “Sư đoàn Đông Khê”; Trung đoàn 567 được nhân dân địa phương tặng danh hiệu “Trung đoàn Khâu Chỉa”, “Trung đoàn Phục Hòa”.

- Tháng 4 năm 1987, ông được thăng Tư lệnh Quân khu 1.

-Trung tướng Đàm Văn Ngụy là người không bao giờ ra lệnh khai hỏa khi ông chưa trực tiếp đi thị sát trận địa.

Nguồn: https://anhxua.net
Ngày xưa kinh tế khó khăn, con người còn tốt. Đại tá đã nắm cả một mặt trận, chỉ huy chống lại cả một trong ba hướng tấn công của Tàu. Nhẽ chế độ đãi ngộ, cấp hàm của Tướng Cọp Trắng lúc đó cũng chỉ ngang trưởng công an xã bây giờ.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Ngày xưa kinh tế khó khăn, con người còn tốt. Đại tá đã nắm cả một mặt trận, chỉ huy chống lại cả một trong ba hướng tấn công của Tàu. Nhẽ chế độ đãi ngộ, cấp hàm của Tướng Cọp Trắng lúc đó cũng chỉ ngang trưởng công an xã bây giờ.
Chà, bác nói mới để ý. Liệu bác chủ topic có mở thêm lịch sử các trận đánh hồi tháng 2/1979 ko nhỉ?
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,909
Động cơ
318,238 Mã lực
Ngày xưa kinh tế khó khăn, con người còn tốt. Đại tá đã nắm cả một mặt trận, chỉ huy chống lại cả một trong ba hướng tấn công của Tàu. Nhẽ chế độ đãi ngộ, cấp hàm của Tướng Cọp Trắng lúc đó cũng chỉ ngang trưởng công an xã bây giờ.
Thời em ở qđ2 83-86 thì phó tl, rồi tư lệnh qđ 2 cũng chỉ đại tá. Mãi sau mới lên hàm thiếu tướng. Qđ2 trấn giữ tung thâm tuyến 2 hướng phòng ngự chính LS-HN. Địa bàn phòng tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng thời cụ Lý với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Kế nhiệm cụ Đàm làm TL QK1 là ĐT Phùng QT đó cụ. Chắc thời đó kte khó khăn thôi nhỉ, chứ e thấy cụ Phùng sau này béo tốt mà :D

Ngày xưa kinh tế khó khăn, con người còn tốt. Đại tá đã nắm cả một mặt trận, chỉ huy chống lại cả một trong ba hướng tấn công của Tàu. Nhẽ chế độ đãi ngộ, cấp hàm của Tướng Cọp Trắng lúc đó cũng chỉ ngang trưởng công an xã bây giờ.
 

bigbalds

Xe hơi
Biển số
OF-438180
Ngày cấp bằng
18/7/16
Số km
177
Động cơ
304,718 Mã lực
Tuổi
91
Kế nhiệm cụ Đàm làm TL QK1 là ĐT Phùng QT đó cụ. Chắc thời đó kte khó khăn thôi nhỉ, chứ e thấy cụ Phùng sau này béo tốt mà :D
Để lên được binh bộ thượng thư thì chỉ có tài đánh trận e là khó. Giờ còn có một cái kỹ năng mà bọn tây nó gọi là kỹ năng mềm đấy cụ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Có cụ Lê Trọng Tấn lên tới Thứ trưởng đó cụ.

Để lên được binh bộ thượng thư thì chỉ có tài đánh trận e là khó. Giờ còn có một cái kỹ năng mà bọn tây nó gọi là kỹ năng mềm đấy cụ.
 

bigbalds

Xe hơi
Biển số
OF-438180
Ngày cấp bằng
18/7/16
Số km
177
Động cơ
304,718 Mã lực
Tuổi
91
Có cụ Lê Trọng Tấn lên tới Thứ trưởng đó cụ.
Vâng cụ, cụ Tấn cùng thời với cụ Giáp. Khi cụ Tấn lên tướng thì cụ Đàm Văn Ngụy mới đại úy. Thời ấy chiến tranh ác liệt, việc phong hàm có lẽ cũng chẳng ai nghĩ tới. Các cụ thời ấy không nhiều tâm tư như bây giờ. Đấy là em cảm thấy thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top