[Funland] Trận Ấp Bắc ngày 2 tháng 1 năm 1963

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Điều khiển chi đoàn thiết giáp trận này là tướng Lý Tòng Bá
1. Trong trận Ấp Bắc, Đại uý Lý Tòng Bá chỉ huy Chi đội 4 xe bọc thép M113, gồm 13 xe M113. Không phải chức vụ Thiếu tá
2. Ban đầu, các xe chuyển giao cho phía Việt Nam Cộng hòa, được đem huấn luyện trong các cuộc hành quân bộ binh có sử dụng cơ giới.
Ngày 30 tháng 2 năm 1962, 32 chiếc M-113 được chuyển giao cho các đơn vị chiến đấu, trong đó 30 chiếc được tổ chức thành hai đại đội thiết giáp, mỗi đại đội có 15 chiếc. Mỗi đại đội gồm có 3 chi đội chiến đấu và 1 chi đội yểm trợ, mỗi chi đội chiến đấu có 3 chiếc M-113, chi đội yểm trợ có 4 chiếc M-113, trong đó có 3 chiếc được gắn súng cối 60 ly, 3 súng phóng hỏa tiễn 3,5 inch (89mm) và một Ban chỉ huy đại đội có 2 chiếc M-113, một dành cho đại đội trưởng và một cho đội Bảo trì và Sửa chữa.
Hai đại đội M-113 ngay lập tức được đưa đến đồng bằng Cửu Long, trực thuộc Sư đoàn 7 và Sư đoàn 21 Bộ binh, tham gia bảo vệ trục lộ huyết mạch nối miền Tây với Sài Gòn.
Thời gian đầu tham chiến, M-113 chứng tỏ là một loại thiết giáp đa năng, có thể sử dụng hầu như trên mọi địa hình trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, từ rừng núi cao nguyên đến đồng bằng sông ngòi chằng chịt. Với lớp giáp khá dày, tốc độ nhanh, công suất lớn và đặc biệt với khả năng lội nước rất nhanh, M-113 đã gây rất nhiều khó khăn cho Quân Giải phóng. Lực lượng Quân Giải phóng hầu như không có vũ khí chống tăng hoặc quá thô sơ, hoàn toàn không có kinh nghiệm chống thiết giáp. Tâm lý e ngại phải đối đầu với loại xe chiến đấu này bởi sự lợi hại, cơ động nhanh, đi được ở dưới nước, thời gian đầu giao chiến không phải là không phổ biến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Philip Jones Griffiths (2_187).jpg

1988 - sau 12 năm ngồi tù, Cựu Chuẳn tường Lý Tòng Bá phải). Cựu Tư lệnh Sư đoàn 25 bộ binh, tới Củ Chi thăm những chiến sĩ Mặt trặn Giải phóng từng đối đầu với ỏng trước đây. Ảnh: Philip Griffiths
Philip Jones Griffiths (2_188).jpg
Philip Jones Griffiths (2_189).jpg
Philip Jones Griffiths (2_190).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Huynh Van Cao (5).jpg

1962 – Đại tá Huỳnh Văn Cao – Tu Lệnh Sư đoàn 7 bộ binh VNCH
Sau đó mấy tháng, Ngô Đình Diệm thành lập Quân khu 4, phong Thiếu tướng cho Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân khu 4. Còn Đại tá Bùi Đình Đạm (trước đó là Tham mưu trưởng của Cao) thay Cao giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh
Trong vụ Nguyến Chánh Thi âm mưu đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 11/11/1960, Huỳnh Văn Cao đã đem Sư đoàn 7 bộ binh về cứu giá, nên Diện hết sức tin cậy.
Trong vụ đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 11/11/1963, Huỳnh Văn Cao đang là Tư lệnh Quân khu 4, được phe đảo chính liệt vào loại thân Diệm, phải trừ khử. Vì Cao ở xa Sài Gòn, nên vài giờ trước khi nổ ra đảo chính, Trần Thiện Khiêm cử Nguyến Hữu Có thay thế Huỳnh Văn Cao. Hôm đó mà Cao ở Sài Gòn thì cũng bị giết
Không hiểu thế nào, ba năm sau, Huỳnh Văn Cao được phong làm Tư Lệnh Quân khu 1

Huynh Van Cao (3).jpg

18-5-1966, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ (trái) dự lễ nhậm chức của Thiểu tướng Huỳnh Văn Cao (phải). Tư lệnh mới của các tỉnh nổi loạn phía bắc Nam Việt Nam
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
1. Trong trận Ấp Bắc, Đại uý Lý Tòng Bá chỉ huy Chi đội 4 xe bọc thép M113, gồm 13 xe M113. Không phải chức vụ Thiếu tá
2. Ban đầu, các xe chuyển giao cho phía Việt Nam Cộng hòa, được đem huấn luyện trong các cuộc hành quân bộ binh có sử dụng cơ giới.
Ngày 30 tháng 2 năm 1962, 32 chiếc M-113 được chuyển giao cho các đơn vị chiến đấu, trong đó 30 chiếc được tổ chức thành hai đại đội thiết giáp, mỗi đại đội có 15 chiếc. Mỗi đại đội gồm có 3 chi đội chiến đấu và 1 chi đội yểm trợ, mỗi chi đội chiến đấu có 3 chiếc M-113, chi đội yểm trợ có 4 chiếc M-113, trong đó có 3 chiếc được gắn súng cối 60 ly, 3 súng phóng hỏa tiễn 3,5 inch (89mm) và một Ban chỉ huy đại đội có 2 chiếc M-113, một dành cho đại đội trưởng và một cho đội Bảo trì và Sửa chữa.
Hai đại đội M-113 ngay lập tức được đưa đến đồng bằng Cửu Long, trực thuộc Sư đoàn 7 và Sư đoàn 21 Bộ binh, tham gia bảo vệ trục lộ huyết mạch nối miền Tây với Sài Gòn.
Thời gian đầu tham chiến, M-113 chứng tỏ là một loại thiết giáp đa năng, có thể sử dụng hầu như trên mọi địa hình trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, từ rừng núi cao nguyên đến đồng bằng sông ngòi chằng chịt. Với lớp giáp khá dày, tốc độ nhanh, công suất lớn và đặc biệt với khả năng lội nước rất nhanh, M-113 đã gây rất nhiều khó khăn cho Quân Giải phóng. Lực lượng Quân Giải phóng hầu như không có vũ khí chống tăng hoặc quá thô sơ, hoàn toàn không có kinh nghiệm chống thiết giáp. Tâm lý e ngại phải đối đầu với loại xe chiến đấu này bởi sự lợi hại, cơ động nhanh, đi được ở dưới nước, thời gian đầu giao chiến không phải là không phổ biến.
Vũ khí hỏa lực kiểu súng không giật (recoil) của Mỹ đưa vào VNW có mấy loại 57 ly (M18), 75 ly (M20), 90 ly (M67) và 106 ly (M40).
QGP thời kỳ đầu 1960 ở đại đội trợ chiến cấp trung đòan, trong đó có đại đội hỏa lưc dùng DKZ 57 ly (Mỹ), hay DKZ 75 ly (TQ copy mẫu 75 Mỹ) về sau chỉ dùng 75 ly TQ và DKZ 82 LX/TQ. Trang bị cấp trung đoàn dùng DKZ75, cấp tiểu đoàn dùng DK82. Đây là loại hỏa lực mạnh, đạn bay nhanh, tầm khá xa, dễ dàng tháo lắp để mang vác cơ động bằng chân, hành quân trên mọi địa hình, khi cần thiết có khả năng vác vai bắn ứng dụng (khỏi cần bộ chân giá lắp). Khẩu DKZ75 và DKZ82 này vẫn dùng rất nhiều trên chiến trường KPC sau này. Các súng chiến lợi phẩm DKZ90, DKZ106 Mỹ, ít thấy dùng, có lẽ không còn đạn cho nó hay niêm cất lưu kho.

P/s: Súng DKZ75 TQ, trích trong tài liệu (Chiến cụ...) của Bộ TTM, Phòng Nhì của QLVNCH phát hành năm 1964-1966.
 
Chỉnh sửa cuối:

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Xem bài của cụ Ngao5 thì thích. Đọc thì rất hay vấp sạn.
Câu cuối trên bài ấy, 2 tiểu đoàn địa phương quân đã phải tự hành quân vào các vị trí địch.
Vùng kiểm soát của quân giải phóng đâu. Vùng của các bên Vnch đấy chứ. Địa phương quân thì còn có nghĩa là đất làng mình. Vậy mà thông tin quân giải phóng thì căn cứ vào tín hiệu điện đài, bố trí thì mù tịt, tổng kết thì bảo quân giải phóng chiếm địa lợi.
Đất nhà ông mà ông bảo người khác chiếm địa lợi. Thảo nào về sau có cái hố nào bày ra thì các ông sụp vào cả.
Nên coi cụ Ngao là một người yêu thích tìm hiểu lịch sử thôi, cụ ấy cũng tìm kiếm trên mạng hình ảnh, tư liệu nghiên cứu, tổng hợp thành bài viết dưới con mắt cá nhân, viết rời rạc theo từng còm. Mình đọc cũng mang tính chất là tám chuyện trên of. Nhiều cụ quen ăn sẵn nằm ngửa thấy cụ ấy tổng hợp thì tâng lên mây, chứ tư liệu lịch sử thiếu gì đâu, google 1s ra cả đống, có hệ thống đàng hoàng, dưới góc nhìn của đủ các bên, từ chính thống đến những nhà nghiên cứu, những người yêu thích lịch sử.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
John Paul Vann được mệnh danh "Nixon ngồi tại Việt Nam" và cái chết thảm
Sau trận Ấp Bắc, mặc dù bị Quân Giải phóng đánh cho tơi tả, Trung tá John Paul Vann vẫn được Chính phủ Hoa Kỳ tặng huân chương "Chữ thập bay xuất sắc"
Tháng 5 năm 1963, ông trở về Hoa Kỳ và giải ngũ, và nhận một công việc ở Denver, Colorado với nhà thầu quốc phòng Martin Marietta.
Mặc dù đã thành công ở đó gần hai năm nhưng John Paul Vann vẫn nhớ Việt Nam và muốn quay trở lại.
Vann trở lại Việt Nam vào tháng 3 năm 1965 với tư cách là quan chức của Cơ quan Phát triển Quốc tế (AID).
Sau khi được giao nhiệm vụ cố vấn cấp cao của tỉnh, Vann được bổ nhiệm làm Phó Bộ phận Hoạt động Dân sự và Hỗ trợ Phát triển Nông thôn (CORDS) trong Vùng Chiến thuật Quân đoàn III của Việt Nam, bao gồm mười hai tỉnh phía bắc và phía tây của Sài Gòn - phần quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam. CORDS là một nhóm tích hợp bao gồm USAID, Phòng Thông tin Hoa Kỳ , Cơ quan Tình báo Trung ương và Bộ Ngoại giao cùng với các nhân viên Quân đội Hoa Kỳ để cung cấp nhân lực cần thiết. Trong số các chủ trương khác, CORDS chịu trách nhiệm về Chương trình Phượng Hoàng, liên quan đến việc vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng của Việt Cộng.
John Paul Vann giữ chức Phó phụ trách Hoạt động Dân sự và Hỗ trợ Phát triển Nông thôn CORDS III (tức là chỉ huy trưởng của tất cả các cố vấn dân sự và quân sự trong Vùng Chiến thuật Quân đoàn Ba) cho đến tháng 11 năm 1968 khi ông được bổ nhiệm giữ chức vụ tương tự tại Quân đoàn IV, bao gồm các tỉnh. phía nam Sài Gòn thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Vann rất được kính trọng bởi một bộ phận lớn sĩ quan và dân thường tham gia vào các khía cạnh chính trị rộng lớn hơn của cuộc chiến vì ông ủng hộ các đơn vị nhỏ thực hiện tuần tra tích cực thay vì các cuộc giao tranh hoành tráng của các đơn vị lớn. Không giống như nhiều binh sĩ Hoa Kỳ, ông tôn trọng các binh sĩ VNCH bất chấp tinh thần của họ thấp và cam kết huấn luyện và củng cố tinh thần và sự tận tụy của họ. Ông khuyến khích nhân viên của mình tham gia vào xã hội Việt Nam càng nhiều càng tốt và ông liên tục nói ngắn gọn rằng Chiến tranh Việt Nam phải được coi là một cuộc chiến dài hơi với mức độ tham gia thấp hơn là một cuộc chiến ngắn ở một đơn vị lớn, mức độ tham gia cao.
John Paul Vann (1).jpg

Trung tá John Paul Vann tại Sài Gòn thời kỳ 1962-1967
John Paul Vann (2).jpg

11-2-1963 – Chuẩn tướng Robert York. Trưởng MAAG (trái); Trung tá John Paul Vann (giữa), Cố vấn Sư đoàn 7 bộ binh VNCH và Đại uý Willìam Johnston. Cố vấn Tiểu đoàn 1, Sư đoàn 7 bộ binh VNCH tại Đức Hoà (Long An). Ảnh: Jose Rivera
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Trong một chuyến trở lại Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1967, Vann đã được Walt Rostow, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Lyndon Johnson, một người "Diều hâu" ủng hộ việc tăng thêm quân hỏi liệu Hoa Kỳ có vượt qua được cuộc chiến tồi tệ nhất trong sáu tháng:
- Ôi trời! Không, ông Rostow - Vann trả lời – Tôi là một người lạc quan bẩm sinh. Tôi nghĩ chúng ta có thể cầm cự lâu hơn thế!
Sự hóm hỉnh và biểu tượng của Vann không khiến ông được nhiều nhà quân sự và dân sự yêu mến nhưng ông là một anh hùng đối với nhiều sĩ quan quân sự và dân sự trẻ, những người hiểu rõ giới hạn của chiến tranh thông thường trong môi trường bất thường của Việt Nam.
Sau khi được bổ nhiệm vào Quân đoàn IV, John Paul Vann được bổ nhiệm làm cố vấn cao cấp của Mỹ tại Quân khu II vào đầu những năm 1970 khi sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến đang giảm dần và quân đội đang được rút đi. Vì lý do đó, công việc mới đưa ông phụ trách tất cả nhân viên Hoa Kỳ trong khu vực của mình, nơi ông cố vấn cho chỉ huy của Quân lực VNCH trong khu vực và trở thành thường dân Hoa Kỳ đầu tiên chỉ huy quân đội chính quy Hoa Kỳ tham chiến. Vị trí của ông tương đương với trách nhiệm của một thiếu tướng trong Quân đội Hoa Kỳ.

1967 – John Paul Vann (giữa), trong chuyến đi bộ thăm ấp Lê Lợi cùng với nhóm phát triển cách mạng người địa phương. Ảnh: Dick Swanson
John Paul Vann (5).jpg

John Paul Vann (7).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Cái chết

Ba ngày sau Trận chiến Kontum, tối ngày 9/6/1972, sau khi dự một buổi tiệc tại Pleiku, John Paul Vann lên chiếc trực thăng OH58 bay về Kontum để gặp Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn 23. Trên máy bay, ngoài Vann và phi công, còn có một sĩ quan Mỹ. Khi bay đến gần đèo Chu Pao, trực thăng chở Vann trúng đạn Quân Giải phóng, nổ tung.
Theo Lý Tòng Bá, trước khi trực thăng bị bắn, Vann đã liên lạc với Bá, cho biết khoảng 10 phút nữa sẽ hạ cánh xuống sân tư dinh của Bá, và Bá đã ra lệnh cho lính đốt lửa đánh dấu vị trí bãi đáp. Lý Tòng Bá kể: "Tôi nghe thấy một tiếng nổ rồi sau đó tần số truyền tin giữa tôi và cố vấn Vann mất hẳn, lúc đó là 9h20 tối".
Ngay trong đêm, một toán lính đang đồn trú ở căn cứ 41, phía nam Kontum được lệnh đi tìm máy bay. Đến sáng, họ thấy xác chiếc trực thăng bị vỡ thành nhiều mảnh và ba tử thi cháy đen. Việc kiểm tra sau đó xác nhận một trong ba người chết là John Paul Vann.
Cũng trong sáng hôm đó, bản tin của Đài Phát thanh Giải phóng cho biết "lực lượng dân quân du kích Chu Pao đã bắn rơi một máy bay lên thẳng của đế quốc Mỹ, tiêu diệt toàn bộ những tên xâm lược Mỹ đi trên máy bay này"
John Paul Vann được chôn cất vào ngày 16 tháng 6 năm 1972, tại Khu 11 của Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Lễ tang của ông có sự tham dự của những người nổi tiếng như Tướng William Westmoreland, Thiếu tướng Edward Lansdale, Trung tá Lucien Conein, Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, và Daniel Ellsberg (người tiết lộ "Bí mật Lầu Năm Góc")


10-6-1972 – tại phi trường Pleiku, thi hài John Paul Vann được đưa ra máy bay chở về Sài Gòn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Một giả thuyết khác
Trong Slow Burn: Rise and Bitter Fall of American Intelligence in Vietnam , Orrin DeForest trích dẫn suy đoán từ các nguồn tin Nam Việt Nam rằng cái chết của Vann là do bất bình của Biệt động quân Nam Việt Nam. "Họ ghét tận xương tuỷ John Paul Vann", anh ta viết, và nói thêm, "Vann là một người đàn ông thô ráp với cái miệng hôi, thường phỉ báng các chỉ huy Việt Nam ở nơi công cộng. John Paul Vann sẽ gặp một chỉ huy của một đơn vị ngoài thực địa ở một số nơi và ông ta không quan tâm ai đang đứng xung quanh. Ông ta sẽ nói với họ ngay tại đó, 'Này, đồ khốn kiếp ngu ngốc, bạn không thể tiến hành một chiến dịch chống lại VC nếu bạn là người cuối cùng trên thế giới.'
Phó Cố vấn cấp cao của Quận phó CORDS Ronald Rockwell đã làm việc dưới quyền của Vann trong một năm khi ông là Phó của CORDS tại Quân đoàn III. Rockwell tin rằng những trích dẫn mô tả hành vi của Vann đối với các chỉ huy VNCH là hoàn toàn vô căn cứ
Tuy nhiên, sự bộc phát nóng nảy của Vann đối với các sĩ quan Quân lực VNCH đã được Sheehan ghi nhận: "Vậy hãy bắn tên khốn thối, hèn nhát đó ngay bây giờ và chuyển ra ngoài", trong một cuộc liên lạc vô tuyến với Đại úy Lý Tòng Bá và Robert Mays trong Trận chiến. của Ấp Bắc.
John Paul Vann (8).jpg

9-6-1972 – Walter Cronkite, người dẫn chương trình “CBS Evening News“ (Tin tức tối) tường thuật về cái chết của John Paul Vann, Cựu Trung tá Quân đội Hoa Kỳ. LTC. Vann chết trong một vụ rơi trực thăng ở Việt Nam
John Paul Vann (11).jpg

11-6-1972 – Tướng Creighton Abrams (giữa) cùng Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Ellsworth Bunker (trái) tham dự lễ tưởng niệm John Paul Vann tại Trụ sở MACV
John Paul Vann (12).jpg

11-6-1972 – Tướng Creighton Abrams cùng Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Ellsworth Bunker ra về sau khi dự lễ tưởng niệm John Paul Vann tại Trụ sở MACV
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Gậy ông đập lưng ông
Một tuần lễ sau khi Lê Đức Đạt nắm quyền tư lệnh Sư đoàn 22 thì Quân Giải phóng bắt đầu có những đợt tiến công thăm dò tại Tân Cảnh. Theo tin tình báo của Quân đoàn 2, lực lượng Quân Giải phóng gồm hai sư đoàn là Sư đoàn 2 có nhiệm vụ cầm chân Sư 22 ở Tân Cảnh để Sư 320 đánh vào Kontum. Lúc này, tướng Cao Văn Viên tăng cường Lữ đoàn 2 Dù cho Đại tá Đạt.
Ngay lập tức, Ngô Dzu ra lệnh cho Lữ đoàn này thành lập 2 căn cứ hỏa lực với mật danh Charlie và Delta - mỗi căn cứ là một tiểu đoàn ở dãy núi phía tây sông Pô Cô nhằm ngăn chặn bước tiến công của Quân Giải phóng.
4h sáng ngày 3/4/1972, Sư 320 Quân Giải phóng nổ súng đánh căn cứ Delta. Đến chiều, lính dù hết đạn, hết thuốc men và nước uống. Trực thăng vào tiếp tế liên tục bị bắn rơi, thương binh và xác chết không mang ra được. Ngày 14/4, Sư 320 mở tiếp cuộc tiến công vào căn cứ Charlie.
Ngay những phút đầu tiên, một quả pháo 122 ly đã bắn trúng hầm chỉ huy của Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Dù khiến Bảo và một số sĩ quan chết tại chỗ. Những người còn lại không kịp lấy xác Bảo, bỏ chạy về căn cứ Võ Định.
Cái tin Charlie thất thủ, Trung tá Nguyễn Đình Bảo cùng nhiều sĩ quan tử trận đã khiến Trần Quốc Lịch, Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù điếng người. Điện thoại cho Vann, Lịch lắp bắp: "Ông Vann, chúng tôi mất Charlie rồi". Đầu dây bên kia, Vann cười ha hả: "Đừng lo".
Vài phút sau, "ông cố vấn" xách chai Whisky qua sở chỉ huy của Trần Quốc Lịch:
- Lính của ông đã chiến đấu rất tốt. Tôi sẽ đề nghị ông Thiệu cho ông lên Chuẩn tướng. Bây giờ ông hãy xem hiệu quả "bẫy B-52" của tôi!
Bên cạnh đó, Vann nói với các sĩ quan chỉ huy Quân đoàn 2:
- Đấy, quý vị thấy chưa? Bây giờ Sư 320 Bắc Việt đã lộ diện rồi. Các ông hãy ra lệnh cho binh lính nếu nghe bom B-52 nổ gần thì đừng sợ mà chỉ cần bịt chặt hai tai, không hít vào, chỉ thở ra để tránh vỡ phổi!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Ngày 14/4, Vann cho 9 máy bay B-52 ném bom hủy diệt căn cứ Charlie khiến số sĩ quan, binh lính của Tiểu đoàn 11 Dù bị thương còn nằm lại, chết tan xác. Một bộ phận thuộc Sư đoàn 22 ở gần đó không chạy kịp cũng chịu chung số phận trong lúc Sư đoàn 320 Quân Giải phóng sau khi đập tan căn cứ Charlie, đã rút hết ra ngoài. Cái “bẫy B-52" của John Paul Van trở thành gậy ông đập lưng ông!
Ngày 20/4, ở phía bắc, Quân Giải phóng uy hiếp nặng nề mặt trận Quảng Trị nên tướng Cao Văn Viên ra lệnh rút Lữ đoàn 2 Dù để tăng cường cho Quảng Trị khiến Ngô Dzu lúng túng, nhất là khi những toán viễn thám, biệt kích báo về, rằng hàng đêm họ nghe rất rõ tiếng xe tăng của đối phương di chuyển.
Nhận được những báo cáo này, Trịnh Tiếu trình lên Ngô Dzu và Vann. Ông Tiếu kể: "Tướng Dzu tin vào lời trình bày của tôi nhưng Vann lại hoài nghi. Ông ta cho rằng đó chỉ là những xe bọc thép hạng nhẹ, loại PT76 vì chiến xa T54 không thể nào đi từ miền Bắc vào đây được".
Tuy nhiên "ông cố vấn" đã lầm. Khi biết tuyến phòng thủ phía tây bị bỏ trống thì ngay lập tức, Sư đoàn 2 và Sư đoàn 320 Quân Giải phóng áp sát Tân Cảnh với xe tăng T54 cùng tên lửa vác vai chống tăng AT3. Đây là hai loại vũ khí lần đầu tiên Quân Giải phóng sử dụng ở chiến trường miền Nam. Biết được tin này, Trịnh Tiếu đề nghị Ngô Dzu áp dụng ngay kế hoạch "bẫy B-52" mà Vann đã vạch ra.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Tiếu kể: "Khi tướng Dzu xin B-52 ném bom rải thảm, Vann từ chối vì trước kia, Lê Đức Đạt là người do tướng Dzu đưa lên làm Tư lệnh Sư đoàn 22 chứ không phải là Đại tá Lê Minh Đảo như Vann yêu cầu.
Thấy "ông cố vấn" lật kèo, Ngô Dzu nổi giận hét lớn: "Ông Vann, ông là bạn hay là kẻ thù của tôi?". "Ông cố vấn" chẳng nói chẳng rằng, quay lưng bước ra khỏi phòng họp rồi gọi phi công riêng, lấy máy bay đưa ông ta đi thị sát mặt trận bắc Bình Định.
Thời gian này, mặt trận bắc Bình Định cũng phải chịu những áp lực nặng nề. Đại tá Trần Hiếu Đức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 được Ngô Dzu chỉ định làm Tư lệnh chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ 3 quận Hoài Ân, Bồng Sơn và Tam Quan.
Khi Sư đoàn 3 Quân Giải phóng bao vây quận Hoài Ân, John Paul Vann đã từ chối lời yêu cầu yểm trợ hỏa lực của Đại tá Đức vì Vann cho rằng Quân Giải phóng chỉ "rung cây nhát khỉ". Chịu không nổi sức ép của Sư đoàn 3, Trần Hiếu Đức ra lệnh bỏ quận Hoài Ân để dồn về cố thủ quận Bồng Sơn.
Phải coi chừng “Nixon ở Việt Nam”
Ngày 21/4/1972, John Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm đại tá Philip Kaplan, Cố vấn cho Lê Đức Đạt. Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết Vann không ưa mình, Đạt vẫn trình bày chi tiết về tình hình chiến trường với Vann, đồng thời xin Vann cho một tiểu đoàn dù vào nằm chung vành đai phòng thủ với bộ tư lệnh.
Nghe xong, "ông cố vấn" chọc cây gậy chỉ huy vào tấm bản đồ, nói bằng giọng mũi:
- Chuyện tiểu đoàn dù là chuyện không bao giờ có. Đại tá Đạt, ông sẽ là tư lệnh đầu tiên làm mất sư đoàn vì bại trận, ông sẽ bị cách chức.
Giận điên người, Đạt không thèm đếm xỉa đến lễ nghi quân cách gì nữa, ông ta ném điếu thuốc lá Craven A đang hút dở xuống đất, dùng mũi giày gí nát rồi cười khẩy:
- Thưa ông cố vấn, việc đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Ngày 23/4/1972, ngay từ sáng sớm, một tiểu đoàn của Sư đoàn 22 chạm súng với Quân Giải phóng, chỉ cách Bộ tư lệnh Sư đoàn 22 hơn 1km, đồng thời căn cứ Tân Cảnh bị pháo dồn dập bằng đủ loại hỏa lực. Theo lệnh của Lê Đức Đạt, 10 chiếc xe tăng M41 xông ra nhưng chỉ vài chục phút sau đó, 8 chiếc bị tên lửa vác vai AT3 bắn cháy, 2 chiếc còn lại đứt xích.
Một sĩ quan Mỹ là Đại úy Kenneth Yonan cùng một lính của Sư 22 leo lên tháp nước trong căn cứ, dùng đại liên 12,7 ly chống trả cũng bị AT3 bắn khiến bồn nước nổ tung, cả hai chết tại chỗ. Đến 10 giờ tối, đơn vị địa phương quân ở một chốt phòng vệ cách Tân Cảnh 2 km về phía bắc, báo là đã đếm được 15 xe tăng T54 tiến về quận Đắc Tô.
2h sáng ngày 24/4/1972, đội hình xe tăng Quân Giải phóng từng bước bao vây Tân Cảnh. Nhận định Tân Cảnh sẽ thất thủ trước 7h sáng, Philip Kaplan liên lạc với John Paul Vann qua bộ đàm, yêu cầu trực thăng lên cứu. Nhằm tạo yếu tố bất ngờ, bãi đáp mà Kaplan đề nghị là một bãi đất nhỏ nằm sát cạnh bãi mìn phòng thủ. Khi trực thăng hạ cánh, Kaplan rủ Lê Đức Đạt cùng chạy nhưng viên Đại tá này nhớ đến câu nhục mạ của John Paul Vann và phản ứng của mình nên Đạt từ chối bởi lẽ Đạt biết nếu thoát khỏi tay Quân Giải phóng thì cũng sẽ sa vào tay John Paul Vann - nghĩa là sẽ ra Tòa án Quân sự mặt trận vì tội bỏ chạy!
4h20 sáng, trực thăng đưa Kaplan đi khỏi Tân Cảnh an toàn. Đến 6h, hai chiếc xe tăng T54 lọt vào trung tâm phòng thủ căn cứ Tân Cảnh. Một trong hai xe này bằng 3 phát đạn, đã bắn cháy hai xe tăng M41 của Lê Đức Đạt. Biết là không chống cự nổi, Đạt ra lệnh cho các sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách thoát thân.
Hưng, một người lính mang máy truyền tin cho Đạt kể lại: "Khi chạy đến hàng rào thì bất ngờ một quả đạn pháo nổ gần ông Đạt. Xác ông bị dây thép gai cuốn mấy vòng vào người nên tôi không gỡ ra được".
Sau khi Tân Cảnh thất thủ, Tư lệnh Sư đoàn 22 mất xác, hầu hết bộ tham mưu sư đoàn và chỉ huy trưởng các cấp cũng như lính tráng hoặc chết, hoặc bị Quân Giải phóng bắt làm tù binh, chỉ một số rất ít chạy được về Kontum nên phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã Kontum không còn nữạ.
Và thế là Ngô Dzu lăn ra ốm. Niềm tin vào cái "bẫy B-52" với chiến thắng vinh quang giờ biến thành thảm bại cay đắng bởi cú "lật kèo" của "ông cố vấn". Trong cơn tuyệt vọng, Dzu điều đại tá Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư 23 lên làm tư lệnh mặt trận Kontum rồi điện thoại cho Nguyễn Văn Thiệu, đề nghị cử người thay thế mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Theo Trịnh Tiếu thì: "Tại Sài Gòn, ông Thiệu và tướng Cao Văn Viên đã hỏi ý kiến nhiều tướng nhưng không ai chịu làm Tư lệnh Quân đoàn 2 vì họ biết đó là cửa tử. Cuối cùng, Thiệu phải dùng áp lực, buộc thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn lên Kontum".
Vẫn theo Trịnh Tiếu: "Tôi thấy tướng Toàn rất lo âu, mồ hôi nhễ nhại mặc dù khí hậu cao nguyên không nóng. Ông hỏi tôi: "Chúng ta có đủ khả năng giữ được Kontum không?". Căn cứ vào tình hình đã xảy ra tại Tân Cảnh, Trịnh Tiếu nói: "Thưa thiếu tướng, mặc dù địch có 3 sư đoàn gồm Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 và Sư đoàn 968, ta chỉ có một Sư đoàn 23 nhưng nếu cố vấn John Paul Vann và thiếu tướng "hợp" nhau thì hy vọng giữ được".
Sau này Trịnh Tiếu mới biết câu trả lời của ông ta trùng hợp với lời khuyên của Tướng Cao Văn Viên trước khi tướng Toàn nhậm chức:
- Ông lên đó phải coi chừng cố vấn Vann. Tay đó là "Nixon đang ngồi ở Việt Nam" đó. Không theo y là không xong đâu".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Trước lúc lên Quân đoàn 2 làm cố vấn, John Paul Vann đã nổi tiếng vì thái độ hiếu thắng, trịch thượng hồi còn ở Quân khu 4. Vì vậy, phần lớn sĩ quan ở Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 đều không ưa Vann. Một trong những người "không ưa" là Trung tá Lê Bá Định, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 72 không quân chiến thuật.
Khi Vann nhận chức cố vấn Quân đoàn 2, đích thân Lê Bá Định lái trực thăng từ Pleiku xuống Nha Trang đón Vann. Trên máy bay, Định tự giới thiệu mình với Vann và mong rằng trong tương lai, sẽ có dịp cộng tác với "ông cố vấn".
Hình như chỉ chờ có vậy, Vann lập tức miệt thị, nào là quân đội VNCH đánh đấm chẳng ra gì, sĩ quan thì ăn chơi, tham nhũng, lính thì chết nhát. Mới đụng địch đã la làng, cầu cứu phi pháo yểm trợ.
Tiếp theo, Vann quay sang công kích cánh không quân vừa bay vừa sợ chết, chỉ giỏi chở hàng lậu và săn bắn thú rừng. Gặp phòng không Việt Cộng là cho máy bay vọt tuốt lên cao, thả bom trật lất, đánh nhầm luôn đơn vị bạn!
Lúc đó, trực thăng đã vào không phận thị xã Pleiku, chuẩn bị hạ cánh xuống sân Bộ tư lệnh Quân đoàn. Dưới đất, quan chức Việt, Mỹ xếp thành hàng rào danh dự chờ đón "ông cố vấn". Lê Bá Định nói nhỏ với người cơ phó: "Ông đáp giùm tôi để tôi trị thằng này" và khi trực thăng vừa chạm đất, John Paul Vann chuẩn bị bước ra thì Lê Bá Định cũng theo sau.
Khi Vann khom người định xuống thì Lê Bá Định co chân, đạp một cú thẳng cánh vào mông "ông cố vấn" khiến Vann té chúi nhủi trước sự chứng kiến của tất cả những người ra đón rồi ngay lập tức, Lê Bá Định giơ tay ra hiệu cho người cơ phó cất cánh. Lúc trực thăng đáp xuống căn cứ không quân Pleiku, Lê Bá Định tháo cặp lon trung tá trên ve áo xuống, coi như tự mình cách chức mình!
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Lão này nói đúng đấy chứ, thuốc đắng ko giã dc tật thôi :D

Trước lúc lên Quân đoàn 2 làm cố vấn, John Paul Vann đã nổi tiếng vì thái độ hiếu thắng, trịch thượng hồi còn ở Quân khu 4. Vì vậy, phần lớn sĩ quan ở Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 đều không ưa Vann. Một trong những người "không ưa" là Trung tá Lê Bá Định, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 72 không quân chiến thuật.
Khi Vann nhận chức cố vấn Quân đoàn 2, đích thân Lê Bá Định lái trực thăng từ Pleiku xuống Nha Trang đón Vann. Trên máy bay, Định tự giới thiệu mình với Vann và mong rằng trong tương lai, sẽ có dịp cộng tác với "ông cố vấn".
Hình như chỉ chờ có vậy, Vann lập tức miệt thị, nào là quân đội VNCH đánh đấm chẳng ra gì, sĩ quan thì ăn chơi, tham nhũng, lính thì chết nhát. Mới đụng địch đã la làng, cầu cứu phi pháo yểm trợ.
Tiếp theo, Vann quay sang công kích cánh không quân vừa bay vừa sợ chết, chỉ giỏi chở hàng lậu và săn bắn thú rừng. Gặp phòng không Việt Cộng là cho máy bay vọt tuốt lên cao, thả bom trật lất, đánh nhầm luôn đơn vị bạn!
Lúc đó, trực thăng đã vào không phận thị xã Pleiku, chuẩn bị hạ cánh xuống sân Bộ tư lệnh Quân đoàn. Dưới đất, quan chức Việt, Mỹ xếp thành hàng rào danh dự chờ đón "ông cố vấn". Lê Bá Định nói nhỏ với người cơ phó: "Ông đáp giùm tôi để tôi trị thằng này" và khi trực thăng vừa chạm đất, John Paul Vann chuẩn bị bước ra thì Lê Bá Định cũng theo sau.
Khi Vann khom người định xuống thì Lê Bá Định co chân, đạp một cú thẳng cánh vào mông "ông cố vấn" khiến Vann té chúi nhủi trước sự chứng kiến của tất cả những người ra đón rồi ngay lập tức, Lê Bá Định giơ tay ra hiệu cho người cơ phó cất cánh. Lúc trực thăng đáp xuống căn cứ không quân Pleiku, Lê Bá Định tháo cặp lon trung tá trên ve áo xuống, coi như tự mình cách chức mình!
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,769
Động cơ
298,349 Mã lực
Trước lúc lên Quân đoàn 2 làm cố vấn, John Paul Vann đã nổi tiếng vì thái độ hiếu thắng, trịch thượng hồi còn ở Quân khu 4. Vì vậy, phần lớn sĩ quan ở Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 đều không ưa Vann. Một trong những người "không ưa" là Trung tá Lê Bá Định, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 72 không quân chiến thuật.
Khi Vann nhận chức cố vấn Quân đoàn 2, đích thân Lê Bá Định lái trực thăng từ Pleiku xuống Nha Trang đón Vann. Trên máy bay, Định tự giới thiệu mình với Vann và mong rằng trong tương lai, sẽ có dịp cộng tác với "ông cố vấn".
Hình như chỉ chờ có vậy, Vann lập tức miệt thị, nào là quân đội VNCH đánh đấm chẳng ra gì, sĩ quan thì ăn chơi, tham nhũng, lính thì chết nhát. Mới đụng địch đã la làng, cầu cứu phi pháo yểm trợ.
Tiếp theo, Vann quay sang công kích cánh không quân vừa bay vừa sợ chết, chỉ giỏi chở hàng lậu và săn bắn thú rừng. Gặp phòng không Việt Cộng là cho máy bay vọt tuốt lên cao, thả bom trật lất, đánh nhầm luôn đơn vị bạn!
Lúc đó, trực thăng đã vào không phận thị xã Pleiku, chuẩn bị hạ cánh xuống sân Bộ tư lệnh Quân đoàn. Dưới đất, quan chức Việt, Mỹ xếp thành hàng rào danh dự chờ đón "ông cố vấn". Lê Bá Định nói nhỏ với người cơ phó: "Ông đáp giùm tôi để tôi trị thằng này" và khi trực thăng vừa chạm đất, John Paul Vann chuẩn bị bước ra thì Lê Bá Định cũng theo sau.
Khi Vann khom người định xuống thì Lê Bá Định co chân, đạp một cú thẳng cánh vào mông "ông cố vấn" khiến Vann té chúi nhủi trước sự chứng kiến của tất cả những người ra đón rồi ngay lập tức, Lê Bá Định giơ tay ra hiệu cho người cơ phó cất cánh. Lúc trực thăng đáp xuống căn cứ không quân Pleiku, Lê Bá Định tháo cặp lon trung tá trên ve áo xuống, coi như tự mình cách chức mình!
Lão này nói đúng đấy chứ, thuốc đắng ko giã dc tật thôi :D
Vậy các oppa Hàn Quốc khi đứng cùng các sỹ quan Hoa Kỳ hiện nay có giống thế không ạ?
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Đọc chi tiết đạp phát cho mày lộn cổ xuống hài thật
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,052 Mã lực
Tuổi
41
Giờ mới biết! Có hay chăng tác giả Tây tiến bị cho ra rìa vì người em bên kia chiến tuyến, ko phải vì dáng kiều thơm?🤔
Nhà thơ Quang Dũng rời quân đội từ năm 1951, lúc này ông em Bùi đình Đạm mới 25 tuổi, trung úy quèn trong quân đội vnch. Cho nên em nghĩ chắc không phải vì có người em bên kia chiến tuyến mà Quang Dũng bị ra rìa đâu. Vì lúc đấy nhiều trường hợp anh em như thế mà sau cả 2 đều lên cao, vả lại thời 50-51 chắc gì đã có thông tin liên lạc được với nhau để biết anh em mình còn sống hay chết.
Quang Dũng đứt vì vụ Nhân văn Giai phẩm thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top