[Funland] Trận Ấp Bắc ngày 2 tháng 1 năm 1963

Nghiatien

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-501015
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
93
Động cơ
187,450 Mã lực
Tuổi
45
em nhớ trận này nổi tiếng trong lịch sử của mình, coi như trận thủ sức giữa các bên
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
em nhớ trận này nổi tiếng trong lịch sử của mình, coi như trận thủ sức giữa các bên
Đánh dấu sự phá sản của chiến lược Chiến tranh đặc biệt. Thúc đẩy sự can thiệp trực tiếp bằng quân sự của Mỹ vào Việt nam.
Và nó khẳng định năng lực tác chiến của LLVT cách mạng Nam Việt nam.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
2.Lực lượng ta trong trận Ấp Bắc
Đêm 31-12-1962, đại đội 1 tiểu đoàn 514 và đại đội 1 Tiểu đoàn 261 từ Cống Quế (xã Mỹ Hạnh Đông) chuyển về đóng quân tại Ấp Bắc, dự định đêm 1-1-1963 đi phá “ấp chiến lược” Giồng Dứa thuộc xã Tam Hiệp (huyện Châu Thành) và hành quân về đóng ở kinh Năng thuộc xã Long Định (huyện Châu Thành), chuẩn bị đón đánh địch càn vào đây sau khi “ấp chiến lược” Giồng Dứa bị phá. Nhưng do có một đơn vị bạn từ miền Tây trên đường hành quân về Trung ương Cục đã đóng quân ở kinh Năng nên hai đại đội của ta quay lại đóng quân theo đội hình cũ tại Ấp Bắc.
– 2 đại đội bộ binh (c1/d 514 địa phương quân tỉnh, c1/d 261 chủ lực Khu), 1 trung đội trợ chiến của tiểu đoàn 261, 2 tiểu đội đặc công của đại đội 3 (tiểu đoàn 261), tổ chức thành tiểu đoàn ghép do đ/c Hai Hoàng, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 261 chỉ huy.
– 1 trung đội bảo vệ căn cứ tỉnh và 2 tổ công binh thủy săn tàu bảo vệ căn cứ.
– 1 trung đội địa phương quân huyện Châu Thành.
– Du kích các xã Điềm Hy, Tân Phú, Tân Hội gồm khoảng 30 đồng chí.

Đặc điểm của từng đơn vị:
– Đại đội 1 tiểu đoàn 261 được thành lập tháng 2-1961 do lực lượng các tỉnh trong Khu đưa về. Cán bộ, chiến sĩ có thành tích, có kinh nghiệm chiến đấu từ kháng chiến chống Pháp, trước đồng khởi và trong đồng khởi 1960-1961.
Đầu năm 1962 phục kích tiêu diệt gọn 3 đại đội lính bảo an ở Gò Công là chiến công vang dội nhất của đơn vị này. Đại đội được trang bị mạnh sau trận Gò Công. Tất cả đều là súng lấy được của Mỹ nên có nhiều đạn. Súng trường cơ số 100 viên. Mỗi tiểu đội có 1 trung liên, 2 ga-răng (súng trường tự động), 2 tôm-xông (tiểu liên), 1 mát 36, 3 trái đạn tôm bông, 2 súng trường hoặc các-bin.
Đơn vị có kinh nghiệm chiến đấu đánh phục kích, tập kích, kỳ tập, chưa có kinh nghiệm đánh càn lớn với chiến thuật mới của địch. Sau trận Trại Lòn, đại đội 3, tiểu đoàn 261 bị thiệt hại nặng, đơn vị ngại đánh càn, nhưng được củng cố bằng kinh nghiệm 3 trận đánh càn thắng lợi của đại đội 1 tiểu đoàn 514 và được hội nghị Quân khu tháng 11-1962 truyền đạt quyết tâm đứng lại đánh càn nên đơn vị đã cơ bản giải quyết tư tưởng ngán ngại đánh càn.
– Đại đội 1 tiểu đoàn 514 được thành lập từ trung đội vũ trang tuyên truyền của tỉnh, có thành tích và kinh nghiệm chiến đấu kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận, tập kích sát đồn bót địch trong những năm 1960, 1961 và 1962. Đặc biệt đơn vị được tổ chức bằng việc tập hợp, lựa chọn cán bộ chiến sĩ và vũ khí từ những đơn vị bộ đội địa phương huyện sau một năm đồng khởi, nên chiến sĩ đều có kinh nghiệm chiến đấu và trang bị tương đối khá. Mỗi tiểu đội có 1 trung liên, 1 ga-răng, 1 tôm-xông, 6 súng trường hoặc các-bin.
Đơn vị từng đánh càn từ tháng 6-1960 tại kinh Cọp Rằn Núi, diệt trên 200 tên địch và rút lui bảo toàn lực lượng. Tháng 9-1962 đánh thắng 3 trận càn tại Cả Nai, Cầu Sập, Cầu Vông. Cán bộ chiến sĩ không sợ đánh càn, có kinh nghiệm xuất kích trong trận đánh càn.
– Các đơn vị khác và du kích xã trước nay chưa có kinh nghiệm đánh càn tập trung thành mặt trận mà chỉ đánh phân tán lẻ tẻ rồi rút lui tránh né, nhưng trận này dựa vào đại đội 1 tiểu đoàn 261 và đại đội 1 tiểu đoàn 514 nên nói chung tin tưởng vào việc đánh càn thắng lợi.
Đến thời điểm này việc chuẩn bị đánh càn của bộ đội vũ trang tập trung đã thành nền nếp. Bộ đội đóng quân ở đâu cũng phải đào công sự, tổ chức hiệp đồng tác chiến, tổ chức thường trực chiến đấu, sáng ăn cơm sớm, 5 giờ ra công sự sẵn sàng chiến đấu đến 8 giờ mới vô nhà dân, nhưng phải để lại những tổ trực chiến suốt ngày ở công sự.

Về đóng ở Tân Phú đợt này chỉ có đồng chí Hai Hoàng, tiểu đoàn trưởng chỉ huy. Tiểu đoàn bộ và BCH tiểu đoàn còn đang chỉnh huấn ở căn cứ Hưng Thạnh (huyện Châu Thành).
Tiểu đoàn đã bố trí đóng quân và tổ chức hợp đồng tác chiến như sau:
Đại đội 1 tiểu đoàn 261 và bộ phận trợ chiến đóng tại ấp Tân Bình (Ấp Bắc) từ xóm Hội đồng Vàng đến mả ông Nguyễn Văn Tiếp.
Đại đội 1 tiểu đoàn 514 đóng tại ấp Tân Thới, cách ấp Tân Bình một khoảng trống 300m. Đồng chí tiểu đoàn trưởng (Hai Hoàng) đặt chỉ huy sở tại nhà ông Mười Sử, nằm trong đội hình của đại đội 1 tiểu đoàn 514, dựa vào trinh sát liên lạc của đơn vị này làm phương tiện chỉ huy.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
3.Lực lượng địch trong trận Ấp Bắc
Về phía địch, chúng đã phát hiện có đơn vị ta về đóng quân tại đây từ ngày 31-12-1962, nhưng có lẽ vì chưa hoàn chỉnh việc chuẩn bị, trong khi bọn sĩ quan, binh lính bận ăn tết dương lịch, nên đến ngày 2-1-1963 chúng mới mở trận càn. 23 giờ đêm 1-1-1963, địch được tin chắc chắn là có đơn vị của ta đóng quân chỗ cũ. Chúng quyết định mở cuộc tấn công đầu năm lấy tên là cuộc hành quân “Đức Thắng 01-1963”.

Lực lượng địch trong trận Ấp Bắc như sau:
Bộ binh: 3 tiểu đoàn của Sư đoàn 7, 2 đại đội biệt động quân, 4 đại đội lính bảo an biệt kích, 4 đại đội lính bảo an tỉnh, 3 đại đội dân vệ biệt kích, 1 tiểu đoàn lính dù.
– Tàu xe: 3 tàu gồm FOM, LCVP, LCM, 13 xe lội nước M.113.
– Máy bay: 2 chiếc B26, 6 chiếc khu trục, 4 chiếc L19, 14 chiếc C47, 20 máy bay trực thăng gồm: 10 chiếc H21, 5 chiếc H34, 5 chiếc HU1A.
– Pháo, cối: 6 khẩu pháo 105 ly, 4 khẩu cối 106, 7 ly. Bộ chỉ huy hành quân gồm có:
– Chỉ huy trưởng hành quân đóng tại sân bay Thân Cửu Nghĩa (Chi khu Tân Hiệp) do đại tá Bùi Đình Đạm chỉ huy; cố vấn cuộc hành quân là thiếu tá John Paul Vann, cố vấn của Sư đoàn 7 ngụy.
Sau khi trận chiến nổ ra có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân đoàn 4, đến vào lúc 9 giờ sáng. Đại tướng Lê Văn Tỵ đến lúc 3 giờ chiều.
– Chỉ huy trực tiếp mặt trận chính do Thiếu tá Lâm Quang Thơ, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Định Tường đóng ở Thuộc Nhiêu (xã Dưỡng Điềm).
– Thiếu tá Tươi, tỉnh phó nội an, chỉ huy pháo binh đóng ở Lộ 33.
– Thiếu tá Bách chỉ huy trực thăng đổ bộ đóng ở khu di cư Long Định.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
4.Diễn biến trận đánh
Từ 1 giờ sáng ngày 2-1-1963, địch hình thành 3 mặt bao vây vòng rộng như sau:
Cánh 1: Tàu từ Mỹ Tho vào kinh Nguyễn Tấn Thành qua Long Định vô đến kinh 3 lúc 4 giờ sáng, chạy vòng theo cản kinh 3, qua chùa Phật Đá, đến cống Bà Kỳ đổ đại đội biệt động quân.
Cánh 2: 1 đại đội lính bảo an, 1 đại đội dân vệ biệt kích từ lộ kinh 12 băng đồng đến phục kích ở Xóm Chòi xã Mỹ Hạnh Trung lúc 6 giờ sáng.
Cánh 3: 1 đại đội dân vệ biệt kích phối hợp với lính bót Tân Hội, Nhị Mỹ phục kích dọc theo Giồng Lắm xã Tân Hội.
Cánh 4: 1 trung đội lính bảo an, 1 đại đội dân vệ biệt kích vô Gò Lũy đến án ngữ ở Cầu Sao lúc 6 giờ 30 phút sáng.

Đến 6 giờ 30 phút sáng ngày 2-1-1963 địch hoàn thành kế hoạch bao vây vòng rộng ở các mặt: Cà Dâm, Cống Bà Kỳ, Xóm Chòi, Tân Hội, Gò Lũy. Song song với việc bủa lưới bao vây vòng rộng chúng bủa lưới trên lộ 4 một số quân để tiến hành các cánh đánh vào xã Tân Phú.

Khoảng 5 giờ 30 phút sáng 2-1-1963, một máy bay trinh sát từ sân bay Thân Cửu Nghĩa bay đến đảo nhiều vòng trên vùng trời Ấp Bắc. Sau đó, cũng từ Thân Cửu Nghĩa 15 máy bay trực thăng có máy bay trinh sát dẫn đường và 3 máy bay khu trục yểm trợ bay đến đổ hơn 1 đại đội bộ binh thuộc tiểu đoàn 2 sư đoàn 7 ngụy tại khoảng đồng trống giữa cống Bà Kỳ và kinh Đào. Cùng lúc đó, từ lộ đất Dưỡng Điềm (thẻ 24) có hai cánh quân địch, một cánh tiến theo phía đông rạch Ấp Bắc kéo vào xóm chùa Thầy Lơ, một cánh tiến theo phía tây rạch Ấp Bắc kéo vào xóm Hội đồng Vàng thuộc xã Tân Phú.

Kế đó, chuyến máy bay trực thăng thứ hai đến đổ hơn 1 đại đội chỗ chuyến thứ nhất. Như thế quân số ở đây đã lên tới 3 đại đội (thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn 11 sư đoàn 7 ngụy).
Lúc này, ở đội hình trung đội 3 của đại đội 1 tiểu đoàn 261 có 15 du kích xã và 1 số thanh niên chạy đến, kế đó là trung đội địa phương quân huyện Châu Thành rút vào, gặp trung đội 3 của tiểu đoàn 261 liền bố trí tiếp giáp để cùng chiến đấu.

Đợt 1: Đánh bộ binh địch
Khoảng 6 giờ 30 phút, cánh quân địch từ thẻ 24 tiến vào, đi theo lộ đất và các bờ ruộng. Khi còn cách trung đội 3 tiểu đoàn 261 độ 30m, chúng thấy địa phương quân và du kích lấp ló ở đầu vườn phía phải liền xả súng bắn và tiến vào phía đó. Còn một tốp hơn 1 trung đội đâm vào trung đội 3/261. Trung đội 3 nổ súng toàn mặt trận. Địa phương quân Châu Thành đánh vào sườn địch. Chúng chạy tán loạn, chết và bị thương hơn 1 trung đội. Địch lùi lại xóm Hàng Xáo, bám vào mương vườn chống trả lại và kêu pháo bắn vào đội hình ta.

Pháo địch từ thẻ 33 bắn vào phía sau trung đội 3/261 trên 50 quả, hai máy bay khu trục đến bắn và ném bom từ cầu Ông Bồi dài vô mả Ông Tiếp. Từ sân bay Thân Cửu Nghĩa 15 chiếc máy bay trực thăng lại chở quân đến xóm Bàu Chảo đổ 1 đại đội bộ binh. Có 6 xe M.113 từ thẻ 33 vào yểm trợ. Cánh quân từ máy bay trực thăng đổ xuống băng đồng tiến vô Miễu Hội, nhập với bọn đổ bộ hai lần trước.

Với tình hình phi pháo địch bắn phá dữ dội ở phía sau trung đội 3/261 và toàn trận địa của đại đội 1/261, Ban Chỉ huy đại đội nhận định, địch có thể đổ bộ bằng trực thăng để vào chiếm lĩnh trận địa của trung đội 3/261. Ban Chỉ huy đại đội hạ lệnh cho toàn đại đội chuẩn bị đánh trực thăng, phổ biến chiến thắng của trung đội 3 và báo cáo về đồng chí tiểu đoàn trưởng để động viên các đơn vị bạn.

Đợt 2: Đánh máy bay trực thăng
Đúng như phán đoán của ta, qua đợt pháo dập lần thứ ba, địch cho 15 máy bay trực thăng từ sân bay Thân Cửu Nghĩa bay về hướng chùa Phật Đá, vòng qua Miễu Hội, bay ngang đại đội 1/514 và sà xuống đổ quân trước mặt đại đội 1/261 để đánh vào sau lưng trung đội 3/261.

Khi máy bay trực thăng bay ngang đại đội 1/514, trung đội trợ chiến và trung đội 2/261, toàn trận địa đều nổ súng vào máy bay trực thăng. Nhưng 3 chiếc đã bay vượt qua lưới đạn, đến chiếc thứ tư, thứ năm, thứ sáu thì cả ba đều bị bắn rơi. Số còn lại không dám hạ xuống đổ quân mà bay đảo trước trận địa của đại đội 2/261 và tiếp tục bị bắn, phải chuồn thẳng về sân bay Thân Cửu Nghĩa, nhưng có hai chiếc bay đến Cà Dâm và Bàu Rô thì bị rơi.

Số quân trên 3 chiếc trực thăng đầu tiên đổ xuống bị ta bắn chết một số tên. Số còn lại cùng với số sống sót trên 3 chiếc bị bắn rơi chạy dạt ra đồng, bám lấy bờ ruộng để chống cự. Độ 5 phút, chúng lại kéo vào chân vườn phía bắc xóm Hội đồng Vàng. Ta bắn 3 quả đạn cối vào bọn này, chúng hoảng hốt chạy sang phía tây, nhập bọn với cánh quân từ thẻ 25 vào đang dàn quân ở đây.
Ban Chỉ huy đại đội 1/261 định cho một bộ phận xuất kích thu vũ khí, đốt máy bay trực thăng, nhưng đơn vị được phân công không hoàn thành nhiệm vụ. Tin bắn rơi 3 máy bay trực thăng được báo cáo cho đồng chí tiểu đoàn trưởng và từ đây được thông báo cho các đơn vị trong toàn mặt trận, đã động viên mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.

Đối phó với mặt trận này, địch điều 3 đại đội lính bảo an của cánh thẻ 25 dàn ở phía tây xóm Hội đồng Vàng cấp tốc đến giải vây cho số quân còn sống sót và bảo vệ số máy bay trực thăng bị rơi; đồng thời cho 5 chiếc HU1A bắn hỏa tiển và pháo từ Long Định, từ thẻ 33 bắn xối xả vào trận địa để không cho ta xung phong đốt trực thăng.
Cánh quân thẻ 25 đến giữ trực thăng, sau mỗi đợt phi pháo, chúng lại tổ chức xung phong chiếm địa hình của trung đội 3/261. Nhưng tất cả đều bị ta đánh bật ra ngoài đồng.
Không chiếm được trận địa của đại đội 1/261, chúng liền cho cánh quân đổ bộ trực thăng ở ấp Mỹ Thành (xã Mỹ Phước) định đánh chiếm ấp Tân Thới, nơi đại đội 1/514 đang phục quân. Ý đồ của địch là chiếm được ấp này xong chúng sẽ đánh sườn đại đội 1/261.

Đợt 3: Đánh bộ binh ở ấp Tân Thới
Khoảng 9 giờ, địch cho 4 đại đội bộ binh đánh vào ấp Tân Thới, đi đầu là 1 đại đội, chúng không phát hiện phục quân của ta nên chủ quan đưa quân qua sông, rồi chia làm ba mũi đi dọc trên 3 bờ ruộng tiến vào trận địa của trung đội 3/514. Khi địch đến cách ta độ 20m, ta đồng loạt nổ súng. Lực lượng địch bị rối loạn, chết và bị thương hơn 1 trung đội.

Địch điều thêm 1 đại đội kết hợp với số còn sống sót bám mương, đìa, nổ súng dữ dội vào phía ta, tổ chức tấn công chiếm địa hình của ta. Chúng phát hiện ta ở đây không nhiều nên càng quyết tâm chiếm cho được ấp Tân Thới. sau khi được máy bay và pháo binh bắn dọn đường, bộ binh chúng qua sông và tiến vào trận địa của ta. Nhưng liên tiếp 3 lần tấn công đều bị ta đánh bật trở lại, đành bám bờ rạch bắn kềm chế không cho ta xung phong thu vũ khí.
Vào lúc 12 giờ ta phát hiện có xe lội nước địch từ phía kinh Cộng Hòa băng vào hướng trận địa của đại đội 1/261. ban chỉ huy đại đội ra lệnh cho cán bộ, chiến sĩ củng cố lại công sự chuẩn bị đánh xe địch.

Lúc này, trên toàn mặt trận, các cánh bao vây vòng rộng của địch đều nằm êm. Tinh thần binh lính địch hoang mang, có đơn vị tự động thỏa thuận với sĩ quan, bắn hư điện đài để không nhận lệnh của cấp trên. Qua nhiều lần tấn công đánh chiếm hai ấp Tân Bình và Tân Thới bằng bộ binh đều không thành công, bọn chỉ huy địch quyết định dùng xe lội nước M113 mở mũi đột phá.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
4.Diễn biến trận đánh (tiếp)
...
Đợt 4: Đánh xe lội nước

Khi phát hiện xe lội nước phía kinh Mới, đại đội trưởng đại đội 1/261 hạ lệnh cho đơn vị: “Thà chết quyết không rời công sự”. Xe địch đâm ngay vô hướng ta bố trí súng đại liên. Còn cách ta độ 500m, chúng dừng xe lại và bắn xối xả vào đội hình của ta. Rồi chạy tiếp khoảng 300m lại dừng lại bắn. cứ thế cho đến khi xe địch còn cách ta độ 150m, đại liên ta mới nổ súng. Một số tên trên xe bị chết, có cả những tên xạ thủ. Chúng chạy dạt sang phải, tránh hỏa lực trực diện của đại liên ta.

Lần tấn công thứ hai chúng cũng dùng 2 xe nhưng chuyển hướng tấn công từ phía cầu Ông Bồi, đánh vào trận địa của trung đội 2/261. hỏa lực chính của trung đội này là trung liên. Tuy hỏa lực ta không mạnh bằng đợt chống trả trước, nhưng do ta tiếp tục diệt được một số tên trên xe nên chúng cũng lùi lại, gọi phi pháo dọn đường tiếp.

Địch thay xe khác và tổ chức xung phong lần thứ ba. Lần này chúng tấn công bằng 5 xe, chia làm 3 mũi. Bộ binh đi theo xe. Chúng thổi kèn và gào thét xung phong để áp đảo tinh thần chiến sĩ ta.
Ta chờ xe địch đến còn cách khoảng 30m mới đồng loạt nổ súng, dùng cả đạn trôm-lông bắn thẳng và ném thủ pháo vào xe địch. 2 xe bị hư nằm trước tiền duyên của ta. Số còn lại chạy dạt ra xa. Bên ta có 3 đồng chí hy sinh, 1 đồng chí bị thương và khẩu trung liên bị hỏng.

Cay cú vì 3 lần tấn công đều không tiêu diệt được lực lượng ta, bộ binh không chiếm được vườn, trong khi biết rõ ta không có súng chống tăng, bọn chỉ huy địch lại hò hét mở đợt tấn công lần thứ tư, đánh thẳng vào tiểu đội do đồng chí Đừng làm tiểu đội trưởng.

Tiểu đội ta lúc này chưa có người thay thế số đã hy sinh và bị thương, hỏa lực càng yếu nhưng nhờ hỏa lực hai bên của các tiểu đội bạn bắn chi viện, đặc biệt là nhờ 2 quả trôm-lông còn lại của đồng chí Chiến, một tân binh đánh trận đầu tiên, bắn thẳng vào xe địch, ta đã đẩy lùi được đợt tấn công này của địch.

Cứ sau mỗi đợt xung phong bị ta đẩy lùi thì pháo, máy bay lại bắn, ném bom vào địa hình của ta hàng trăm quả 105 ly, hàng chục hỏa tiễn, hàng tấn bom các loại. Tiểu đội của đồng chí Đừng sau trận đánh này được nhân dân phong tặng là Tiểu đội Gang Thép.

Trời về chiều, trận địa có phần yên tĩnh. Nhưng qua điện đài, ta biết địch sắp sửa cho quân nhảy dù vào trận địa. Nhảy dù là kiểu tấn công đã cũ, Pháp trước kia từng nhiều lần thực hiện. Nhưng đối với chiến sĩ ta hôm nay thì rất mới, mới hơn cả trực thăng vận. Tuy vậy ai cũng nghĩ là nó sẽ không ghê gớm hơn trực thăng vận, thiết xa vận. Lại nữa, trời đã về chiều, thời gian đang ủng hộ phía ta.

Đợt 5: Đánh quân nhảy dù.
Để hòng làm giảm nhẹ thất bại, địch lại tung tiểu đoàn lính dù thuộc lực lượng tổng trù bị vào trận địa. Khoảng 4 giờ rưỡi chiều 14 chiếc máy bay vận tải C47 đến vùng trời Tân Phú đảo hai vòng, sang vòng thứ ba thì đổ quân nhảy dù xuống khoảng giữa kinh Cộng Hòa, trước mặt trận trung đội 2 và trùm lên trung đội 1/514. Một số tên bị gió tạt đưa qua phía tây cống Bà Kỳ.

Ban chỉ huy đại đội 1/514 hạ lệnh cho toàn đơn vị sẵn sàng tư thế đánh quân dù, đánh cả khi chúng còn ở trên không. Phần lớn quân dù lọt vào đội hình của trung đội 1, nhiều tên bị bắn chết khi chân chưa chạm mặt đất. Số sống sót rơi trong vườn có 4 tên bị ta tiêu diệt và ta thu được 1 súng ngắn côn 12 ly, 2 khẩu tôm-xông, 1 máy bộ đàm. Số rơi ngoài đồng mở dù tập hợp lại bên những bờ ruộng, rồi theo lệnh bọn chỉ huy tiến vào chiếm địa hình có vườn cây. Nhưng chúng bị trung đội 1/514 đánh bật ra. Những tên sống sót chạy về phía Miễu Hội hoặc dạt ra đồng trống bám trở lại các bờ ruộng.

Ở mặt do trung đội 3 án ngữ, ngay đầu bờ làng Tân Phú, bên cạnh trạm thông tin của xã, ta phục kích và cũng đánh bật quân dù từ ngoài đồng định tiến vô chiếm địa hình.
Ở mặt của trung đội 2, quân dù có số lượng đông, chúng chia làm 3 mũi tiến vào. Bị đánh bật cả ba đợt, cánh quân dù này mới tạm ngừng tấn công.

Vào lúc trời nhá nhem tối, địch lại tổ chức xung phong đợt thứ tư. Khi địch đến cách ta khoảng 30m, chúng bị trung liên và các loại súng khác của ta diệt nhiều tên, bọn sống sót tháo chạy ra đồng.

Nhưng chưa hết, lợi dụng trời tối, địch cho 1 tiểu đội cặp theo bờ ruộng bò vào. Một số chiến sĩ ta vừa đưa chiến thương ra phía sau. Khi trở lại công sự thì phát hiện địch chỉ cách khoảng 10m, ta dùng lựu đạn và tiểu liên quét địch, buộc chúng phải rút lui bỏ chạy một số tên chết và bị thương. Từ đó đến sau cánh quân dù này không tổ chức đợt xung phong nào nữa.

Cánh quân 4 đại đội bộ binh ở phía bắc ấp Tân Thới, khi thấy máy bay đến đổ quân nhảy dù, chúng cầm cờ hò hét xung phong và bắn vãi đạn về phía ta. Nhưng không đơn vị nào dám tiến tới.
Trong lúc địch đổ quân dù tiến công ta ở ấp Tân Thới, thì ở ấp Tân Bình địch lại cho xe M.113 mở đợt xung phong thứ 5. Nhưng kết cục như Neil Sheehan viết: Mays và Cho còn tổ chức thêm hai đợt tấn công cạnh sườn để cố hạ ổ súng của quân du kích, nhưng cả hai lần xuất quân đều bị đẩy lùi và lại mất thêm hai xạ thủ đại liên 50 và một số xạ thủ súng trường…” (sách đã dẫn, trang 322).
Ban chỉ huy đại đội 1/261 ra lệnh cho các trung đội của đơn vị dồn quân thúc lại đội hình để giữ trận địa chặt chẽ. Khi địch tấn công vào, ta dùng đại liên chống trả, cố gắng bảo toàn lực lượng để đến tối rút đi. Địch chiếm được cầu Ông Bồi và Mả Tháp, nhưng chưa lọt vào sườn.

Sau đợt tấn công này của xe M113, toàn mặt trận ở 2 ấp Tân Thới và Tân Bình đều êm tiếng súng. Trên không chỉ còn một máy bay trinh sát quần đảo.

Ta cho kiểm điểm lại quân số và tất cả tập trung về ấp Tân Thới để chuẩn bị rút quân. Sắp xếp xuồng ghe chở chiến thương, mò các hầm công sự tìm thương binh, tử sĩ. Nhưng phải bỏ lại 3 tử sĩ ở tiểu đội của đồng chí Đừng vì địch đã tới chiếm được nơi các đồng chí hy sinh. Bắt đầu hành quân hồi 22 giờ đến 7 giờ ngày 3-1 về đến địa điểm mới ở xã Hưng Thạnh (huyện Châu Thành).
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
5. Phối hợp với quân dân Ấp Bắc
Khi mặt trận Tân Phú nổ súng, Tỉnh ủy – Tỉnh đội qua ra-đi-ô bắt được làn sóng địch điện đàm với nhau, lập tức chỉ đạo đại đội 2/514 phân tán từng trung đội, tiểu đội tấn công vào các căn cứ, đồn bót, ấp chiến lược và tàu địch vận chuyển trên kinh Nguyễn Tấn Thành, gởi công văn hỏa tốc chỉ đạo các huyện đưa lực lượng ba mũi chính trị, vũ trang, binh vận ra tấn công địch theo kế hoạch đã chuẩn bị, mở đợt phá ấp chiến lược liên tục 5 ngày.

Về hoạt động vũ trang trên kinh Nguyễn Tấn Thành, dọc lộ Cổ Chi, chu vi Cao Đài Phú Mỹ, sân bay Thân Cửu Nghĩa, thị trấn Tân Hiệp, thị xã Mỹ Tho, các xã Phước Thạnh, Thạnh Phú, Nhị Bình, Dưỡng Điềm, Vĩnh Kim, Kim Sơn, Song Thuận, Đông Hòa, Long Tiên, Long Khánh, Tam Bình, … ta đều có nổ súng đánh địch hoặc phá “ấp chiến lược”, vũ trang tuyên truyền.

Đáng kể là ta đã dùng thủy lôi tự chế đánh hư và chìm 3 tàu địch trên kinh Nguyễn Tấn Thành, áp sát bắn rơi 2 máy bay trực thăng tại sân bay Thân Cửu Nghĩa lúc chúng cất cánh, hạ cánh, đột nhập thị xã Mỹ Tho bắn đạn trôm- blông vào căn cứ thiết giáp của trung đoàn 2 ngụy.

Về đấu tranh chính trị, cán bộ cơ sở xã, huyện kịp thời lãnh đạo đưa hàng ngàn đồng bào và các gia đình binh sĩ đấu tranh với địch đòi chồng con, đòi bồi thường thiệt hại.

12 giờ ngày 2-1, tại thị trấn Cai Lậy có hơn 200 người, thị xã Mỹ Tho có trên 300 người tràn vào nhà thương, văn phòng quận, tỉnh của ngụy khóc la, lục xác tìm thây chồng con, đòi bồi thường nhân mạng, làm náo động thị xã. Địch đưa công an, cảnh sát bắt bớ, đánh đập một số đồng bào, càng gây thêm sự phẫn nộ trong nhân dân ở thị xã, thị trấn.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
6.Kết quả trận đánh
* Thiệt hại của địch:
– Chết và bị thương 450 tên, trong đó có 13 cố vấn Mỹ (chết 3 tên).
– 3 xe lội nước M113 bị hư hỏng nặng – 8 máy bay trực thăng bị bắn rơi (tại mặt trận 3, các nơi khác 5).
– 1 tàu bị chìm, 2 chiếc bị hỏng.

* Thiệt hại của ta:
– 12 đồng chí hy sinh, trong đó có 1 tiểu đội trưởng, 1 tiểu đội phó, 1 cứu thương.
– 13 đồng chí bị thương (có 1 trung đội phó).
– 11 người dân chết, 14 người bị thương.
– 29 nhà bị cháy hoặc hư sập. Tính chung thiệt hại về nhà cửa, đồ đạc, trâu bò heo, gà bị chết ước 1 triệu đồng lúc bấy giờ.

* Chiến lợi phẩm ta thu được:
– 8 súng các loại, 1 máy bộ đàm, trên 100 cây dù và trên 10.000 đạn các loại.

(HẾT)
 

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,562
Động cơ
329,663 Mã lực
Em ở Mỹ. Lúc em đi thi quốc tịch thì gặp ngay một tay cựu binh Mỹ . Sau vài câu hỏi thủ tục thì nó hỏi ngay: có phải mày từng đi lính cho chính quyền Việt Nam không? Em trả lời: yes. Nó hỏi tiếp: mày đánh nhau ở đâu? Em nói: cam pu chia. Nó nói: chúng mày giỏi lắm. Ở đó 10 năm rồi về mà thằng thủ tướng cpc từ ngày đó đến giờ vẫn còn. Tụi tao ở Afghanistan 20 năm mà mới về Tụi nó đã sập rồi. Sau đó 2 thằng ngồi nói chuyện chiến tranh một chút thì nó cho em đậu. :D
Bộ đội thì giỏi và dũng cảm rồi. Tụi Mỹ nó quá phục, có thằng check không ảnh ném bom đường mòn: hôm nay ném chi chít lỗ, qua một đêm lại như mới. Mà không phải một ngày mà nhiều năm, không có cách nào huỷ diệt được. Tụi nó kể chỉ cần đồng minh vnch giỏi bằng nửa thôi đã có thể thắng cả cuộc chiến.
Nhưng mấy thằng ba củ bây giờ chỉ giỏi mồm, nghe tiếng súng chắc đái ra quần chạy về. Vì thế chúng nó nghĩ thế hệ cha ông ăn được Mỹ dễ lắm, ý chí cũng chỉ như chúng nó mà vẫn thống nhất được đất nước. Nếu dễ thế, 7 ăn 1000, thì trận Ấp Bắc này là cái quái gì mà phải ca ngợi. Đúng là lũ đầu đất.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
12 giờ ngày 2-1, tại thị trấn Cai Lậy có hơn 200 người, thị xã Mỹ Tho có trên 300 người tràn vào nhà thương, văn phòng quận, tỉnh của ngụy khóc la, lục xác tìm thây chồng con, đòi bồi thường nhân mạng, làm náo động thị xã. Địch đưa công an, cảnh sát bắt bớ, đánh đập một số đồng bào, càng gây thêm sự phẫn nộ trong nhân dân ở thị xã, thị trấn.
Vụ này vui thật, chắc năm 63 mới bắt đầu đánh lớn nên còn kêu, mấy năm sau chỉ kinh hoàng.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Có 1 trận thế bị phá, dù không to tát có tiếng tăm gì, nhưng là trận thắng chiến lược đó là Phá ấp chiến lược. Ấp chiến lược là sản phẩm kết tinh từ nhiều bài học chống du kích của Mỹ ở Philiipin, của Anh ở Mã Lai, Nam Phi và nhiều nơi khác, dồn dân vào trại tập trung để tách khỏi du kích, đã thành công nhiều nơi và rất nguy hiểm.

Thế bên ta đối phó làm sao, là đem quân về nhằm luôn vào cái ấp chiến lược mà phá trong 1 đêm, địch không đủ quân để bảo vệ tất cả các ấp, chủ yếu là phòng vệ dân sự; nhiều ấp phá đi phá lại nhiều lần, cuối cùng địch hết tiền xây mới.

Sau khi ấp chiến lược thất bại, đến 1965 Mỹ đổ quân vào đánh nhau trực tiếp luôn.
1641816528900.png
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Các đơn vị khác cũng dùng Tromblom nè.

Có thể thấy Tromblom được QGP dùng khá phổ biến, chắc do dễ chế đạn.

Sau có B40/41 các cụ mới đỡ vất vả :)

5. Phối hợp với quân dân Ấp Bắc
...

Đáng kể là ta đã dùng thủy lôi tự chế đánh hư và chìm 3 tàu địch trên kinh Nguyễn Tấn Thành, áp sát bắn rơi 2 máy bay trực thăng tại sân bay Thân Cửu Nghĩa lúc chúng cất cánh, hạ cánh, đột nhập thị xã Mỹ Tho bắn đạn trôm- blông vào căn cứ thiết giáp của trung đoàn 2 ngụy.

...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top