- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 54,913
- Động cơ
- 1,127,471 Mã lực
SỐNG MÃI TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN TÂN PHÚ
Các anh hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, không để lại gì ngoài tình cảm yêu mến, kính phục của đồng đội và nhân dân Tân Phú. Chị Nguyễn Ngọc Mai kể: Năm 2003, các mẹ, các chị làm cỏ trong Khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc rồi bàn tính với nhau: “Thương 3 chiến sĩ gang thép hy sinh không vợ con, vì vậy chị em mình của ít lòng nhiều, mỗi người một ít hùn lại làm giỗ cho các anh!”.
Ý tưởng ngay lập tức được mọi người tán thành. Năm ấy, các mẹ, các chị hùn lại tổ chức nấu nướng ở nhà chú Đỗ Xuân Chinh (bảo vệ Khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc) rồi mang qua mộ 3 chiến sĩ gang thép cúng. Thấy việc làm có ý nghĩa, năm sau nhiều bà con ở Ấp Bắc cùng chung tay người nấu xôi, người gói bánh, ai có gì đóng góp cái nấy để tổ chức giỗ các anh.
Lần giỗ đầu chỉ khoảng 30 người, sang lần thứ 2 đã có khoảng 100 người tham gia. Lần tổ chức giỗ thứ 3, bà con mời chính quyền ấp đến dự cho thêm phần long trọng.
Lãnh đạo xã Tân Phú thấy việc làm của bà con có ý nghĩa giáo dục truyền thống nên hàng năm, vào ngày mùng 7 tháng Chạp, xã đã đứng ra tổ chức lễ giỗ cho các anh. Từ đó, không chỉ có bà con ở ấp Ấp Bắc, mà ở các ấp khác trong xã cũng tụ hội về tham dự lễ giỗ các anh. Gia đình của 3 chiến sĩ gang thép ở Bến Tre, Long An và Đồng Tháp cũng được mời đến tham dự.
Sau nghi thức tưởng niệm, các cụ cao niên trong trang phục áo dài khăn đóng trang nghiêm, thắp hương nguyện cầu: “Các anh sống sao thác vậy, phù hộ cho dân chúng bình yên, bà con khỏe mạnh, mùa màng thắng lợi…”.
Lễ giỗ 3 chiến sĩ gang thép đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của nhân dân nơi các anh hy sinh. Nửa thế kỷ đã trôi qua, 3 chiến sĩ gang thép vẫn sống mãi trong lòng người dân Tân Phú.
Các anh hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, không để lại gì ngoài tình cảm yêu mến, kính phục của đồng đội và nhân dân Tân Phú. Chị Nguyễn Ngọc Mai kể: Năm 2003, các mẹ, các chị làm cỏ trong Khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc rồi bàn tính với nhau: “Thương 3 chiến sĩ gang thép hy sinh không vợ con, vì vậy chị em mình của ít lòng nhiều, mỗi người một ít hùn lại làm giỗ cho các anh!”.
Ý tưởng ngay lập tức được mọi người tán thành. Năm ấy, các mẹ, các chị hùn lại tổ chức nấu nướng ở nhà chú Đỗ Xuân Chinh (bảo vệ Khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc) rồi mang qua mộ 3 chiến sĩ gang thép cúng. Thấy việc làm có ý nghĩa, năm sau nhiều bà con ở Ấp Bắc cùng chung tay người nấu xôi, người gói bánh, ai có gì đóng góp cái nấy để tổ chức giỗ các anh.
Lần giỗ đầu chỉ khoảng 30 người, sang lần thứ 2 đã có khoảng 100 người tham gia. Lần tổ chức giỗ thứ 3, bà con mời chính quyền ấp đến dự cho thêm phần long trọng.
Lãnh đạo xã Tân Phú thấy việc làm của bà con có ý nghĩa giáo dục truyền thống nên hàng năm, vào ngày mùng 7 tháng Chạp, xã đã đứng ra tổ chức lễ giỗ cho các anh. Từ đó, không chỉ có bà con ở ấp Ấp Bắc, mà ở các ấp khác trong xã cũng tụ hội về tham dự lễ giỗ các anh. Gia đình của 3 chiến sĩ gang thép ở Bến Tre, Long An và Đồng Tháp cũng được mời đến tham dự.
Sau nghi thức tưởng niệm, các cụ cao niên trong trang phục áo dài khăn đóng trang nghiêm, thắp hương nguyện cầu: “Các anh sống sao thác vậy, phù hộ cho dân chúng bình yên, bà con khỏe mạnh, mùa màng thắng lợi…”.
Lễ giỗ 3 chiến sĩ gang thép đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của nhân dân nơi các anh hy sinh. Nửa thế kỷ đã trôi qua, 3 chiến sĩ gang thép vẫn sống mãi trong lòng người dân Tân Phú.