[Funland] Trầm hương những nốt trầm thật lắm công phu

Esse82

Xe tăng
Biển số
OF-391904
Ngày cấp bằng
13/11/15
Số km
1,882
Động cơ
24,647 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
E cũng làm trên quận HM, Cụ cho địa chỉ và giá bột trầm, lư điện vào hộp kín nhé, có dịp e sẽ qua uống trà
Dạ cụ làm ở HM thì hôm nào cụ rảnh em mời cụ qua nhà em uống chén trà ạ!
 

Pucca_ot11

Xe đạp
Biển số
OF-836572
Ngày cấp bằng
5/7/23
Số km
46
Động cơ
881 Mã lực
Cụ ơi cụ thấy đầu tư trầm hương sinh học có ok ko cụ
 

botmingoc

Xe tải
Biển số
OF-138889
Ngày cấp bằng
17/4/12
Số km
351
Động cơ
371,808 Mã lực
Văn hoá trầm thật hay. Cháu thấy dân khắp nơi đều chơi: Trung Đông, Nhật, Đài, Ấn... Không biết cái cây gỗ và mùi thơm, cách chơi... có giống trầm của Việt Nam ko. Cụ chủ thớt biết không ạ?
 

Esse82

Xe tăng
Biển số
OF-391904
Ngày cấp bằng
13/11/15
Số km
1,882
Động cơ
24,647 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Văn hoá trầm thật hay. Cháu thấy dân khắp nơi đều chơi: Trung Đông, Nhật, Đài, Ấn... Không biết cái cây gỗ và mùi thơm, cách chơi... có giống trầm của Việt Nam ko. Cụ chủ thớt biết không ạ?
Nguyên liệu thì như nhau cụ ạ, văn hoá dùng thì có thể sẽ khác vì ở VN có mùa đông lạnh nên khi đốt trầm sẽ thấy ấm, thơm và cảm giác thư thái, còn trung đông thì nóng nên có lẽ cách dùng của họ khác mình mặc dù họ tiêu thụ còn lớn hơn VN. Trung với Việt Nam thì văn hoá tương đồng nên cách dùng tương đồng ạ, Đài thì thích mùi thơm nhiểu nên 1 là họ dùng hàng đắt nhất, 2 là dùng hàng cho hoá chất tạo mùi
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,389
Động cơ
381,355 Mã lực
Cụ chủ đã phá bình rượu trầm chưa .... tự dưng nay thèm rượu thế ko biết...kkkk
 

Esse82

Xe tăng
Biển số
OF-391904
Ngày cấp bằng
13/11/15
Số km
1,882
Động cơ
24,647 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố

Esse82

Xe tăng
Biển số
OF-391904
Ngày cấp bằng
13/11/15
Số km
1,882
Động cơ
24,647 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Cuộc đời là những chuyến đi
IMG_0482.jpeg
IMG_0481.jpeg
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,842
Động cơ
870,342 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Nói đến trầm hương thường người ta nhắc đến Phật Giáo nơi chốn thanh tịnh, thanh tu, nơi những phật tử tìm đến với mong muốn xua đi những ưu phiền, mệt mỏi, nơi tâm con người ta tĩnh sau những ngày xô bồ, bon chen vật lộn cuộc sống mưu sinh. Trầm hương còn được nhắc đến như 1 liều thuốc an thần trong các triều đại vua, chúa ngày xưa nhằm giảm căng thẳng, mệt mỏi mỏi, tăng sự tập trung cũng như tịnh tâm. Mùi thơm của Trầm hương là mùi hương tự nhiên của núi rừng, của sự thanh tao thuần khiết nơi người ta không ưu phiền, lo toan, buồn giận mà an nhiên tự tại.
Nhưng có mấy ai hiểu được để có thể có những miếng gỗ trầm hương thì nó khó khăn dường nào? Trước đây chỉ có trầm hương tự nhiên nên hàng năm những người làm phu trầm phải vào rừng sâu, núi thẳm để tìm trầm hương về cống tiến. Họ đối mặt với rất nhiều nguy hiểm như bị thú dữ tấn công ăn thịt, bị rắn cắn, tai nạn, bị bệnh rồi bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Trầm tự nhiên kiệt quệ theo năm tháng và đến ngày nay gần như không còn trầm hương tự nhiên nữa.
giobautruongthanh7.jpg

Khi khoa học phát triển người ta bắt đầu nghiên cứu cách tạo trầm trên cây gió bầu và chỉ cây gió bầu mới có trầm hương, bằng cách có thể khoan cho hóa chất hoặc bóc vỏ quét hóa chất nhằm tạo tổn thương cây để tạo trầm. Có một khoảng thời gian từ cuối những năm 199x nở rộ phong trào trồng cây gió bầu, những người nông dân được quảng cáo rằng đây là cây tỉ phú, cứ trồng rồi sẽ có trầm và những đơn vị bán giống cây sẽ thu mua cây gió bầu khi có trầm hương. Nhưng hỡi ơi! Gió bầu trồng thì biết bao giờ mới có trầm tự nhiên được, đợi kiến đục thân ư, cả 1 ha chắc gì đc mấy cây có kiến đục để có trầm, và cây thì bắt đầu chết vợi. Thế rồi họ cứ trồng dặm, trồng thêm, trồng dày như trồng keo, họ nghĩ rằng trồng dày thế để có thể năng xuất, cây thì dễ sâu bệnh, mà cái lạ là lá cây gió bầu rất dễ bị sâu ăn sạch làm chết cây, mà trồng dày 20 năm nó chỉ bằng cổ chân mà chẳng thấy trầm đâu, người nông dân cứ đợi, đợi nữa, đợi mãi nhưng không thấy ai đến mua gió bầu vì người quảng cáo bán giống xong rồi họ cũng đi luôn rồi. Người nông dân chán nản chặt phá gió bầu, mà tệ là cái cây gió bầu này thân xốp, đốt khói đến làm củi cũng không được, chặt xong cũng chẳng biết vất đi đâu.
giobautruongthanh.jpg

Tỷ phú thì không thấy đâu nhưng người nông dân nợ thêm tiền phân bón, tiền thuốc sâu bệnh, mất thời gian trông coi, 20 năm cũng ¼ đời người rồi còn đâu, vậy trầm ở đâu? Lại có 1 dạo bùng lên những người được giới thiệu là chuyên tạo trầm đến khoan khoan, đục đục, khoan kín cây và chờ đợi có trầm nhưng khoan nhiều quá cây đứt hết mao mạch nên nó lại lăn ra chết hoặc mục ruỗng thân cây mà vẫn không có trầm. Lại mất, lại chán và lại bỏ.

Bản thân nhà cháu cũng bỏ thời gian đi nhiều khi gặp những vườn cây đó chỉ biết thở dài, giờ dân không tin trồng gió bầu nữa. Thôi thì một mặt đi tìm đất hợp tác trông cây một mặt đành đi tìm kiếm những vườn cây gió bầu chưa bị khoét, bị đục lỗ chỗ, bị bóc vỏ của các hộ dân để hợp tác, sau đó tiếp vi sinh vào mao mạch cây tạo trầm, việc dùng vi sinh là sử dụng vi khuẩn yếm khí là dựa trên cơ chế phản ứng tạo trầm tự nhiên của cây gió bầu để mô phỏng lại, vi khuẩn yếm khí này có có cái lợi là khi khai thác gió bầu và cắt khúc để khô là lúc oxi xâm nhập cũng là lúc các vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt. Tạo trầm xong cũng là lúc hồi hộp vì chỉ sợ bão gió cây gãy, đổ là lại cơm toi.
Tao-tram-huong.jpg

Chờ đợi lại thêm 5 7 năm nữa những vườn cây tiếp vi sinh đó đã có trầm rồi, giờ là lúc mua lại của người dân, công đoạn này cũng rất công phu và rủi ro, dân không chịu bán mà bảo để cây to hơn nữa bán cho được giá, đời cháu coi như nhọ tập 2. Tiền cứ ra đi mà không biết khi nào quay lại.



Bao nhiêu tiền vi sinh đã đầu tư tiếp vào cây giờ người nông dân không bán biết làm sao? Đất nhà họ, vườn nhà họ mình đâu có vào mà khai thác được, thôi đành cố gắng thuyết phục người nông dân là bán dần mỗi đợt 1 ít để còn về làm ra sản phẩm bán đi lấy tiền duy trì công cuộc tìm đất trồng gió và tạo trầm sau này.
giobautruongthanh8.jpg

Cũng may trời già vẫn còn thương nên một số hộ dân đã hợp tác, họ đồng ý bán cho mình 1 phần những cây mình đã tạo trầm được 5, 6 năm, thở phào và được an ủi, lại thuê người cắt cây ra thành 1m-2m một khúc, vác cây ra chỗ tập kết, đi xin giấy xác nhận của kiểm lâm và thuê xe tải chở về kho.
xuong tram 2.jpg

Rồi bóc vỏ, xếp lên kệ để khô trong vòng 7-12 tháng.

Sau đó cắt ra khúc nhỏ 25cm, cưa dọc khúc gỗ ra làm 4 hoặc 5 phần rồi bắt đầu dùng đục , nạo để tách bỏ hết phần gỗ trắng, chỉ còn phần gỗ chứa tinh dầu trầm hương được gọi là gỗ trầm.
xuong tram.jpg

Rồi nghiền ra thành bột, làm chút nụ, chút nhang có tăm để bán.
Nghien-bot-tram.jpg

Tính ra thì đến khi nghiền ra được bột trầm một cây gió bầu trong điều kiện thuận lợi từ khi trồng đến khi khai thác mất khoảng 20 năm, trong 20 năm ấy mà có đợt bão mạnh là mất ăn mất ngủ. Có lẽ trầm hương cũng như đắc đạo, phải trải qua đủ đắng, cay, mặn thì mơi thấm được vị ngọt của trầm hương.
qua-do-bau.jpg

Nhiều khi nhà cháu tự an ủi bản thân Trầm hương thì nó phải nhiều nốt trầm là đúng rồi, cứ tin vào mình, làm gì cũng phải có sự đam mê, còn sau này nhìn lại công lao thì ít mà khổ lao thì nhiều cũng được, miễn sao sống thanh thản, an nhiên, tự tại và không hối tiếc là được.

À chút nữa quên, các cụ cũng hỏi cháu rất nhiều về cách dùng trầm hương, cháu xin chia sẻ thêm là cách dùng trầm hương làm sao cho tốt thì cần hướng đến sự giản đơn, tiện dụng và hương trầm cần thuần khiết nhất có thể, sau khi phung phí cả mớ tiền mua các loại dụng cụ và dùng trầm miếng mình làm ra để thử thì kết luận cuối cùng chỉ có dùng bột trầm hương và lư điện là vừa tiện vừa, tiết kiệm mà hương trầm thuần khiết không bị lẫn mùi khét của gỗ cháy. Cách dùng thì chỉ đơn giản là chỉnh nhiệt độ lần đầu khoảng 170 độ, sau đó lấy khoảng 2gr bột cho vào đĩa sau đó cho vào lư, đậy nắp lại rồi bật hẹn giờ 2 tiếng vậy là xong. Lần sau chỉ cần lấy đĩa nhỏ đổ bỏ bột trầm đã bay hết tinh dầu rồi cho bột lại và bấm hẹn giờ, đơn giản vậy thôi.
dung-bot-tram-huong.jpg


Văn nhà cháu dốt, học cấp 3 tí thì phải thi lại môn văn nên chỉ viết theo cảm nhận thực tế mình đã trải qua, các cụ/mợ đi qua đọc thấy nó lủng củng, lung tung thì cũng bỏ quá cho nhà cháu. Cảm ơn các cụ, các mợ đã đọc chia sẻ ạ!
Vì nhiều lý do, cuộc đời, tâm linh, gia đình ... nên em rất thích và thường xuyên dùng trầm
Kính Cụ một ly

Em có 1 bộ thắp trầm trên Ban Thờ, tạo tác khói rót xuống, khá đẹp, nhưng hình như tùy loại nụ trầm hay sao đó, có lúc thác khói rót đẹp, chuẩn, có lúc thác khói vặn vẹo linh tinh, tỏa ngược lên cũng có
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,842
Động cơ
870,342 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cảm ơn cụ
Cụ kết bạn zalo với em chỗ chữ ký hoặc PM cho em SĐT để trao đổi thêm nhé
Em chơi khá thân với vợ chồng con gái, con rể bà Thu Hiền làm hương, họ đang làm thêm trầm nên cũng quan tâm nhiều đến mảng này.
Hương Thu Hiền xứ Gia Lộc quê ta, Cụ nhể
Sát Tết, em cứ về quê là làm 1 bịch hương nhà bà này cùng mấy cân giò nhà Bà Bê phố Cuối
Nó thành thói quen rồi

Khụ
 

Esse82

Xe tăng
Biển số
OF-391904
Ngày cấp bằng
13/11/15
Số km
1,882
Động cơ
24,647 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Vì nhiều lý do, cuộc đời, tâm linh, gia đình ... nên em rất thích và thường xuyên dùng trầm
Kính Cụ một ly

Em có 1 bộ thắp trầm trên Ban Thờ, tạo tác khói rót xuống, khá đẹp, nhưng hình như tùy loại nụ trầm hay sao đó, có lúc thác khói rót đẹp, chuẩn, có lúc thác khói vặn vẹo linh tinh, tỏa ngược lên cũng có
Vâng cụ ạ, với cái thác đó phải tĩnh chứ có gió chút là không thành thác được ạ
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Hương Thu Hiền xứ Gia Lộc quê ta, Cụ nhể
Sát Tết, em cứ về quê là làm 1 bịch hương nhà bà này cùng mấy cân giò nhà Bà Bê phố Cuối
Nó thành thói quen rồi

Khụ
Vậy là cụ ở Thị trấn Gia Lộc như
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,842
Động cơ
870,342 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Vậy là cụ ở Thị trấn Gia Lộc như
Gốc iêm ở Bình Đê (Cốc) Cụ ợ
Xưa iêm cứ quen ông bà gọi Gia Lộc là Cuối
Giờ chỉ còn mảnh đất xưa, các anh em đã xây mới khang trang, Ban thờ thì nghiêm cẩn hương khói theo Chi, sân vườn thì làm nơi tụ tập cuối tuần cuối tháng
Được cái 5B mới, từ chỗ anh em nhà iêm bơi, bò qua hết cầu Thanh Trì còn lâu hơn từ cầu Thanh Trì về tận ngõ làng
:D :D :D
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Gốc iêm ở Bình Đê (Cốc) Cụ ợ
Xưa iêm cứ quen ông bà gọi Gia Lộc là Cuối
Giờ chỉ còn mảnh đất xưa, các anh em đã xây mới khang trang, Ban thờ thì nghiêm cẩn hương khói theo Chi, sân vườn thì làm nơi tụ tập cuối tuần cuối tháng
Được cái 5B mới, từ chỗ anh em nhà iêm bơi, bò qua hết cầu Thanh Trì còn lâu hơn từ cầu Thanh Trì về tận ngõ làng
:D :D :D
Giờ vẫn còn rất nhiều người TPHD vẫn gọi chợ Gia Lộc là chợ Cuối.
Giờ đường mở ra to đẹp, TTGL như một phần của TPHD. Có cao tốc đi lại thuận tiện, kể ra cái cầu Kiên Trì rộng gấp đôi, nút Pháp Vân được giảm tải thì trượt chân ga đôi phát là cụ về tới
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,201
Động cơ
165,454 Mã lực
Gốc iêm ở Bình Đê (Cốc) Cụ ợ
Xưa iêm cứ quen ông bà gọi Gia Lộc là Cuối
Giờ chỉ còn mảnh đất xưa, các anh em đã xây mới khang trang, Ban thờ thì nghiêm cẩn hương khói theo Chi, sân vườn thì làm nơi tụ tập cuối tuần cuối tháng
Được cái 5B mới, từ chỗ anh em nhà iêm bơi, bò qua hết cầu Thanh Trì còn lâu hơn từ cầu Thanh Trì về tận ngõ làng
:D :D :D
Quê cụ Lê Thanh Nghị, nhớ ngày xưa đường làng các nơi toàn đất thì Thượng Cốc quê cụ có con đường xếp gạch nghiêng sạch tưng chạy từ phố Cuối về. Nói đến gạch lại nhớ ngày ấy quê cụ đốt gạch khói um :)) :)) :)) :)) :))
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,842
Động cơ
870,342 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Quê cụ Lê Thanh Nghị, nhớ ngày xưa đường làng các nơi toàn đất thì Thượng Cốc quê cụ có con đường xếp gạch nghiêng sạch tưng chạy từ phố Cuối về. Nói đến gạch lại nhớ ngày ấy quê cụ đốt gạch khói um :)) :)) :)) :)) :))
Kính Lão huynh một ly
Lão huynh chắc hẳn cũng am tường về xứ ấy

Làng em thời xưa có 2 giếng làng, Giếng Ông (đầu làng, từ Cuối xuống, gần Miếu) và Giếng Bà (cuối làng), cùng với đường làng lát gạch nghiêng, cũng là niềm tự hào của dân làng hiown trăm năm trước

Giờ vẫn còn rất nhiều người TPHD vẫn gọi chợ Gia Lộc là chợ Cuối.
Giờ đường mở ra to đẹp, TTGL như một phần của TPHD. Có cao tốc đi lại thuận tiện, kể ra cái cầu Kiên Trì rộng gấp đôi, nút Pháp Vân được giảm tải thì trượt chân ga đôi phát là cụ về tới
Vâng, em có đọc ở đâu đó thì có quan điểm nghiên cứu nhận định là cách gọi các địa danh bằng tên đơn, chỉ có 1 chữ chính là cách nói truyền thống Việt cổ, phổ biến vùng đồng bằng Bắc Bộ, kiểu như quê mình thì Cuối, Bóng, Triền, Đò ... thậm chí, khi nói hôm nay tôi đi Hải Phòng chẳng hạn, thế hệ ông bà iêm vẫn nói là: hôm nay tôi xuống Phòng...
Ở Hà Nội thì vệt ngoại thành khá nhiều, đơn cử như Nhổn, Trôi, Phùng ...
 
Chỉnh sửa cuối:

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,201
Động cơ
165,454 Mã lực
Kính Lão huynh một ly
Lão huynh chắc hẳn cũng am tường về xứ ấy

Làng em thời xưa có 2 giếng làng, Giếng Ông (đầu làng, từ Cuối xuống, gần Miếu) và Giếng Bà (cuối làng), cùng với đường làng lát gạch nghiêng, cũng là niềm tự hào của dân làng hiown trăm năm trước



Vâng, em có đọc ở đâu đó thì có quan điểm nghiên cứu nhận định là cách gọi các địa danh bằng tên đơn, chỉ có 1 chữ chính là cách nói truyền thống Việt cổ, phổ biến vùng đồng bằng Bắc Bộ, kiểu như quê mình thì Cuối, Bóng, Triền, Đò ... thậm chí, khi nói hôm nay tôi đi Hải Phòng chẳng hạn, thế hệ ông bà iêm vẫn nói là: hôm nay tôi xuống Phòng...
Ở Hà Nội thì vệt ngoại thành khá nhiều, đơn cử như Nhổn, Trôi, Phùng ...
Cũng không phải là am tường gì đâu cụ anh, em hậu sinh thôi. Ở xứ ba tư nhà ta thì ngoài mạn phía bắc Chí Linh, Nam Sách...là đất khoa bảng thì phần còn lại chắc có nhẽ là đất Thượng Cốc, đấy là niềm tự hào lớn ngoài những thứ kể trên :D :D :D :D :D .
Các cụ ở đó thời trước cách mạng chắc có nhẽ cũng giàu có, vì em nhớ đội đào đất đóng gạch sau này rất hay đào được đồ gốm cổ :D.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Kính Lão huynh một ly
Lão huynh chắc hẳn cũng am tường về xứ ấy

Làng em thời xưa có 2 giếng làng, Giếng Ông (đầu làng, từ Cuối xuống, gần Miếu) và Giếng Bà (cuối làng), cùng với đường làng lát gạch nghiêng, cũng là niềm tự hào của dân làng hiown trăm năm trước



Vâng, em có đọc ở đâu đó thì có quan điểm nghiên cứu nhận định là cách gọi các địa danh bằng tên đơn, chỉ có 1 chữ chính là cách nói truyền thống Việt cổ, phổ biến vùng đồng bằng Bắc Bộ, kiểu như quê mình thì Cuối, Bóng, Triền, Đò ... thậm chí, khi nói hôm nay tôi đi Hải Phòng chẳng hạn, thế hệ ông bà iêm vẫn nói là: hôm nay tôi xuống Phòng...
Ở Hà Nội thì vệt ngoại thành khá nhiều, đơn cử như Nhổn, Trôi, Phùng ...
Người HD giờ vẫn lấy các địa danh: Cuối, Cốc, Thông, Bóng,... để định hướng đi đấy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top