Cụ cho em thêm tí thông tin về vụ xuống dôc này với. Bây giờ cụ xuống dốc dài như thế nào ợ.
Ngày xưa mới mua xe,đi lên thiền viện Tây Thiên.Đi theo đúng bài lên số nào và xuống số đấy,chỉ dùng số và ít dùng phanh.Hậu quả là khi xuống đến chân dốc đi được đến gốc đa đi Tây Thiên là xe khỏi vào số luôn.Tại sao?.Tại vì khi lên dốc bằng số 2 và khi xuống cũng bằng số 2,tốc độ vòng tua máy là gần 3000/4200 vòng.Thấy nó lao đến hơn 40km/h nên sợ đạp côn về số 1.Nó réo 1 tiếng khá to,động cơ kịnh kim vòng tua.Làm 3 4 lần xuống chân dốc côn khét mù
Còn bây giờ vẫn dốc đó,vẫn xe đó.Lên số 3 hoặc cua gấp không lên nhanh được thì số 2 và xuống cũng số 2 nhưng mở điều hòa hết công suất.Trước khi cua tay áo đạp phanh cho nó gần dừng lại rồi cua,hết cua cứ để nó chạy.Giờ chỉ phanh mạnh trước khi cua
Cái GPS Việt Map trên xe không thừa nếu đi đèo núi.Giờ tớ nhìn nó trước để phán đoán tầm cua,nếu tầm cua vừa phải thì cứ 6 70km/h cứ thế mà chạy.Gặp phải cua tay áo thì phanh trước
Em là thăng thường xuyên đang chạy 100km/h thì về luôn số 3 đây. Chả làm sao cả, đạp côn, đạp thêm tý ga nữa rồi đóng thẳng vào số 3, vừa nhả côn vừa thêm ga cho khỏi giật. Kỹ năng này khá quan trọng khi chạy đèo dốc tốc độ cao đấy ạ
P/s: về số kiểu này để khỏi phải phanh mà các cụ lại dạy là phanh rồi về số thì nói chuyên gì nữa
Chả làm sao khi xe không rơi vào tình trạng đó nhiều,cứ đèo núi,chở đủ tải mà chơi kiểu đó là giống tôi ngay.Đọc bài phía trên
Còn thêm tí ga thì không đúng,mà phải vù ga lên vòng tua máy phù hợp với số.Nếu không vù ga nó sẽ xoa côn,Cụ cứ hình dung vòng tua hộp số đang cao với tốc độ khoảng trên 6000 nhưng cụ về số tắt chỉ vù ga lên có 3000 nên nếu làm nhiều vài lên liên tục là côn cụ có mùi khét ngay
Vòng tua khoảng 6000 cụ à. Cung Mộc Châu về đến thung khe em thường xuyên đóng 100-110
Đi từ MC về Thung Khe xong có dừng ở chỗ bán ngô sờ phanh không.Nếu chạm được vào phanh mà chỉ thấy ấm ấm,chạm ngón tay vào mà buông ra từ từ là chạy chuẩn.Còn chưa chạm mà phía ngoài bốc hơi nóng hầm hập là chạy ẩu.Còn MC chỉ đường thẳng đóng được tốc đó,chứ đi đèo núi những chỗ đó mà lao trên 100 thì pó tay.Mà xe gì mà đi kinh vậy
Nó theo thói quen thôi cụ. Em có thói quen khi vào cua thì đạp thêm ga. Hơn nữa khi dồn số cảm giác xe bám đường hơn khi phanh, mặc dù xe em đủ cả ABS và ESP. Khi chạy nhanh đường ngoằn ngèo phanh nhiều sợ nóng
Đối với những xe có EBD phân bổ lực phanh và ESP cân bằng điện tử.Khi phanh phanh trước cua,nhưng khi cua thì không phanh,nếu xe hơi mất ổn định khi đang ôm cua trong vạch liền thì tăng thêm ga để nó giữ hướng.Nếu xe đang cua thì ESP đang hoạt động.Nếu khi cua mà đạp phanh là EBD hoạt động,khi này nó làm mất tác dụng của ESP gây ra xe bị trượt đuôi 1 chút.Lý do là EBD phanh đều cả 4 bánh còn ESP sử dụng phanh chéo để ổn định hướng.Nếu cua sang bên nào thì bánh sau bên đó được phanh lại.Nếu ESP phát hiện xe bị trượt thì bánh trên bên kia sẽ phanh lại.Ví dụ cua phải thì bánh sau bên phải phanh lại làm trụ để 3 bánh kia đẩy xe ngóc đầu sang hướng phải.Nếu xe bị trượt thì bánh trên bên trái sẽ phanh lại
Cụ vào cua mà tăng ga là sai sách rồi, bởi vì lực văng (li tâm) có thể sẽ khá lớn làm xe chệch khỏi đường), có thể xe cụ đã giảm tốc trước đó thì ok. Thường em vào được nửa cua là bắt đầu tăng ga. Tuy nhiên, có những khúc cua lên dốc, thì đằng nào cũng đang đi chậm nên em cũng tăng ga trước. 2b em cũng tăng ga khi chạy được nửa cua.
Hôm nào caphe thì trao đổi tiếp nhá.
Đối với những xe không có ESP thì tăng ga là sai cách,nhưng xe có ESP nếu trong tầm cua mà đang bắt đầu cua xe hơi mất ổn định hướng thì cụ lại phải thêm ga 1 chút để ổn định hướng xe.Tốc không cần tăng nhiều nhưng xe sẽ vẫn ổn định và chạy trong vạch liền
Còn cụ nào chưa hiểu để em giải thích và tìm lại clip minh họa