Theo cá nhân em, Trà, Cafe hay Rượu Vang ... đều giống nhau ở chỗ có thể tạo ra nhiều lớp hương vị, qua đó tạo ra các phấn kích thần kinh mà ko để lại hậu quả quá nghiêm trọng như ma tuý, mại zaam... chứ em ko bàn tới chuyện bổ béo ra sao. Rượu Vang kiểu gì cũng có cồn, ko dùng thoải mái được. Cafe thì khá phức tạp trong cách pha... kể cả loại đơn giản nhất như viên nén pha máy thì vẫn phải có máy và vệ sinh máy... Tính ra Trà có lợi thế hơn về khoản này - thích uống kiểu gì cũng được - đơn giản nhất chỉ cần cái liễng (cốc to có nắp), đổ nước nóng vào là xong vì trà tốt để cả ngày không sao (với thanh trà/ oolong, hồng trà..), cầu kỳ nhất là đủ bộ trà cụ để bày vẽ trà đạo cũng được.
Có một điều chúng ta phải thừa nhận là China có truyền thống văn hoá dài lâu hơn chúng ta rất nhiều. Do đó, chỉ riêng các truyền thuyết của họ cũng đủ nâng tầm cho trà của họ rồi chứ chưa cần nói tới các bí quyết chế biến đã trải qua thử nghiệm, kinh nghiệm cả ngìn năm của họ. Tuy nhiên, cái xấu của China là giấu diếm và đến giờ cũng không có quy chuẩn nào trong chế biến / đặt tên trà cả. Cái này tụi Nhật làm tốt hơn nhiều nên chỉ cần đọc tên trà là biết hương vị của nó có hợp hay không mà múc. Ngay như vùng Vân Nam - Phổ Nhĩ với sản lượng trà lớn nhất China cũng có đến hơn 200 loại trà hồng trà Phổ Nhĩ được đăng ký nên bảo thật/ giả thế nào khó mà đánh giá được. Cuối cùng vẫn phải dựa vào trải nghiệm thực tế của người uống với các đặc điểm như mợ nói. Trà Việt Nam chất lượng lá tốt nhưng chế biến kém, hầu như chỉ có 1 lớp hương và thường tồn tại ko lâu (giống như nước hoa hạng thấp vậy)... còn các đặc điểm mà mợ chê thì có nhiều người lại thích... Bản thân em ăn cơm xong cũng thấy trà móc câu Thái Nguyên uống làm sạch miệng cực tốt.
Vậy là ông CT của cụ uống tiền chứ đâu phải uống trà
. Cá nhân em cũng phản đối vụ làm giá quá đáng của tụi China. Nếu lột bỏ đi các huyền thoại văn hoá được tô vẽ thì cốt lõi của trà China vẫn là nhiều lớp hương vị với các loại trà có ô xi hoá như thanh trà/ô long và hồng trà chứ bạch trà, lục trà, hắc trà thì nó ko lại được tụi Nhật, Đài, Hàn, Anh, Pháp, New Zealand ...thậm trí cả Việt Nam với bạch trà được chế biến cẩn thận. Như tụi Anh, Pháp, tuy ko có cả ngàn năm để thử nghiệp các phương pháp ủ, hấp, lên men...như China để tạo ra nhiều lớp hương vị nhưng tụi nó có kỹ thuật mix, blended tuyệt vời (giống như với rượu và cafe) và cũng tạo ra được những loại trà có nhiều lớp hương vị khác nhau và chẳng hề thua kém thập đại danh trà của China, có chăng là sản lượng của nó quá lớn, đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của giới mộđiệu nên không thổi giá, làm giá được thôi...