Cứ theo phân tích của cụ thì tránh CVT ra phải ko ạ ?
Em đang đi số tự động, cũng chưa có ý định đổi xe nhưng thấy khá nhiều còm trên diễn đàn chê hộp số CVT
Tùy người và tùy hiểu biết của họ khi chọn hay không, tôi chỉ nói thực tế tận mắt thấy mấy hộp số CVT của Honda City khi anh em mổ ra ở gara thôi, thay dây beo ngoài cho rẻ tiền hơn là vào hãng
Nói về góc độ kỹ thuật thì hộp số CVT truyền thống ( thằng D-CVT của Daihatsu mà sau này mang lên con Raize và con Veloz có thể nói ở chủ đề khác về những cái hay và cái hạn chế của nó)
Hộp số AT biến mô thủy lực truyền thống cũng khá là bền và được kiểm chứng qua thực tế sử dụng từ xưa đến nay, từ những con Toyota Corrola , Camry xuất Mỹ và Nhật từ những năm 90 đến giờ nó vẫn hoạt động tốt nếu bảo dưỡng và thay dầu thủy lực đúng số km, các hộp số bán tự động như iMT, hay full Electronic Transmission đưa từ những dòng xe hiệu năng cao như DGS/DCT xuống xe phân hạng consumer sau này nó có nhiều ưu việt hơn, it hao tổn moment xoắn từ trục máy (input shaft) ra đến output shaft rồi đến driving wheel, nó chuyển số nhanh và mượt hơn , các bánh răng số của chúng được bố trí thành 2 dãy số chẵn lẻ và điều khiển bởi hai hệ thống motor thủy lực riêng, clutch riêng trên 2 trục số nên thời gian nhảy số nhó dưới 1 giây, có thể jump trực tiếp từ chẵn sang lẻ và nhảy cóc luôn chứ không theo kiểu sequential như loại AT 1 trục số ví dụ như đang ở 5 thì nó có thể nhày luốn về 2, hay đang từ 6 nó về 3 luôn nếu người lái đạp ga mạnh, cảm giác xe gầm lên và tăng tốc tức thời, càng đạp xe càng chồm lên mạnh mẽ và bứt tốc là ưu điểm của DCT/DSG full auto. Khi chạy track mà vào cua gấp rồi thoát cua thì cái này cực kỳ hiệu quả. Rất nhiều hãng xe sang /hiệu năng cao trang bị hộp số này cho xe của mình, có hãng lên tới 8-9 cấp. DCT phổ thông hiện cao nhát mới chỉ 7 cấp. KIA và HUYNHDAI đưa vào sớm nhất, loại xịn thì dùng DCT côn ướt, rẻ tiền hơn thì loại khô dễ bị quá nhiệt, giống mấy con Seltos ( đó là nhược điểm của DCT khô, hãng không giải quyết được), Toy thì chưa có dấu hiệu gì, ít nhát là ở thị trường VN, còn ở Mỹ nó cũng có đủ cả với cái nhưng là với cái D-CVT của bọn Daihatsu phát minh ra. Có điều kiện thì nên chọn những con xe được trang bị hộp số DCT "ướt" dạng này, ít tiền hơn thì kiếm mấy con trang bị AT thủy lực 6 cấp là ổn, it nhất mình không phải canh cánh trong lòng khi đi xa hay đường xấu, nhất là leo đèo dốc. hay sa hình phức tạp có nhiều hố sâu mà bánh có thể thụt xuống.
Nói về CVT thì nhược điểm của nó là dây steel-bell sẽ dãn nở ở nhiệt độ nhất định (dù rất nhỏ vì nhiệt độ và ma sát của bell lên má pulley) không chỉ riêng dây bell, bật liệu kim loại nào cũng có hệ số dãn nở khi thay đổi nhiệt độ dù là cực nhỏ, cái này không tránh khỏi, việc chạy xe ở một dải tốc độ cố định thường xuyên thì theo thời gian nó sẽ tạo thành các rãnh đồng tâm trên má pulley, rãnh sâu quá thì sẽ dẫn đến trượt khi dây bell thay đổi bán kính, sẽ có những tiếng nghiến và ồn, có hiện tượng trượt nhất định. Cái hiện tượng này cũng đã có những report thực tế từ các thị trường khác rồi. Các cụ chịu khó tìm đọc
Subaru nó cũng dùng CVT với steel-bell gồm 12 elements với sức kéo lên đến 450 Nm và được Bosh làm riêng cho Sub, nó khác với loại chỉ có 9 elements dưới 300 Nm như ở VN trên các dòng rẻ tiền, Ngoài ra Sub nó thiết kế hộp làm mát với dung dịch cho hộp số riêng của nó, nó vẫn bền chứ không như loại rẻ đưa vào các dòng cấp thấp ở VN, đặc biệt là dòng City.
Một tình huống đã được report lại ở Mỹ là một con Honda City 2022 đã bị đứt dây bell khi bị thụt bánh dẫn động xuống hố khá sâu khi nó cố leo lên khỏi hố, chủ xe cứ ngồi đạp ga liên tục ,dẫn đến hỏng hai má pulley do ma sát quá lớn nhưng lại không đủ lực kéo lên nên nó mòn vẹt luôn 2 pulley sơ và thứ cấp, steel-bell gần như trượt và chạy trong hai pulley luôn, lúc sau dây bell thụt xuống dưới thì bị kẹt và bị lực dật mạnh và đứt luôn, kết quả phải kêu xe toll về hãng và thay toàn bộ hộp số, xe chạy hộp số khác thì chưa ghi nhận hiện tượng này, cái tin tôi này đọc trên trang quora gần đây với hình ảnh chụp hộp số đó của một madam khá lớn tuổi chủ xe, Theo luật của bang Cali thì hãng xe phải có trách nhiệm document lại và ghi vào trong manual giude cho khách hàng hiện tượng có thể xảy ra như thế này dưới dạng disclaimer, ở VN thì chưa thấy Honda thực hiện, rất tiếc là tôi bị trôi cái link rồi không tìm lại để gởi lên cho bác.
Tôi chỉ dẫn lại tin và phân tích thêm cho rõ tình huống sử dụng thường ngày , người sử dụng sẽ có thể bị hiện tượng tương tự, còn thực tế ngoài gara thì tôi thấy nhiều rồi, nhất là anh em mua xe City để chạy dịch vụ.
Nói thêm chút về cái D-CVT trên con Raize và con Veloz, (phát minh D-CVT này là cua thằng Daihatsu chứ không phải của Toy, Toy chỉ có cái I-VVT thần thánh đến mức thành giá trị cốt lõi mà vòng đời đến hơn 20 năm thôi) ở hành trình khởi động khi vòng tua ở mức tầm 870 đến 1500 nó dùng bánh răng, nhưng khi vòng tua lên quá 2500 cũng là lúc cái turbo nó kick-in vào thì nó chuyển sang dùng dây kéo của CVT, người ta bảo nó mạnh vì lý do này, chỉ là lúc depart, nhưng từ tốc độ 70-90 thì nó tăng tốc rất yếu, chậm và máy gào lớn vì cái CVT nó nhanh chóng đạt được bán kính Pulley (input pulley, con gọi là pulley sơ cấp ) là lớn nhất rồi, tăng tốc con này trên cao tốc cực hạn chế, cái turbo chỉ có tác dụng ở vòng tua 3500-4000 trở xuống, có đạp ga lớn đến lút sàn thì cũng không lên cao hơn được vì nó đạt đỉnh về tỷ số nén nhiên liệu và bơm vào buồng đốt rồi vì cái turbo nó chỉ được thiết kế đến mức đó, ép nó quá cũng không hơn được chút nào, phải độ lại turbo thì may ra. Mở máy con raize này ra mới thấy cái turbo của nó bé tẹo, không như mấy con dùng trên máy 1.5 - 2.0, càng không so với mấy con cơ bắp Mỹ, bởi vậy mới nói cái turbo fake là vậy, Toy quảng cáo là turbo của họ đạt công xuất tương đương với máy 1.5 thì chỉ là đo trong phòng thí nghiệm thôi, (thực tế nó chỉ tầm 1.3, và chỉ đạt được trong một thời gian chứ không phải là fulltime 1.3, còn nếu mà ép turbo fulltime, tức luôn giữ vong tua ở mức trên 2500 rpm thì sau 10-15 ngàn cây chỉ có nước đem rã máy ra mà làm lại thôi, nói cho nhanh là vậy, sau cái ánh hào quang của con Raize nào là máy turbo manh lắm, bla bla bla là những điều ai cũng giấu nhẹm đi, rất có thể họ lỡ mua và bản thân họ cũng không có hiểu biết, công nghệ turbo của Nhật nó cũng chỉ ngang với bọn Hàn quốc, càng chưa bao giờ đủ tuôi ngồi chung mâm với xe Đức hay Châu Âu như Anh Quốc ) còn đem ra đường trường mà đua với tải trọng đầy đủ với con sonet CVT máy 1.5 hút khí tự nhiên, chỉ cần quãng đường 10km thôi thì con Sonet nó chấp chạy trước một đoạn, lên đèo dốc thì không có cửa so với con 1.5 bất kỳ khác. Cái này thì đã tổ chức test đường Sài Gòn - Đà Lạt giữa hội Sonet và hội Raize trong này rồi.