- Biển số
- OF-10303
- Ngày cấp bằng
- 28/9/07
- Số km
- 105
- Động cơ
- 534,270 Mã lực
- Nơi ở
- So 3 Ngõ 92 Văn Cao - HN
- Website
- www.RutTienTheVisa.com
Lời nói đầu:
Thưa các cụ, hiện em đang có chút kinh nghiệm về mảng kính trên xe, em xin được chia sẻ với các cụ để các cụ chăm sóc mợ hai được tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn nữa trên những cung đường.
Hiện có một số bài cũng tư vấn về vấn đề của kính nhưng em thấy chưa đầy đủ nên em mạn phép mở thêm mục này, em hi vọng không bị mod xóa vì trùng bài ạ.
Bài viết của em có thể còn nhiều sai sót, mong các cụ thông cảm và góp ý.
Liệt kê các vấn đề của kính trên xe hơi xuất hiện trong quá trình sử dụng, lưu bãi.
I. Bụi sơn trên kính
II. Ố mốc trong quá trình sử dụng, lưu kho
III. Vỡ kính chắn gió bị “vật thể lạ” bay vào khi lưu thông trên đường hoặc ….để một chỗ
IV. Xước kính: do gạt nước, dùng giáp “mịn” tẩy bụi sơn, hoặc ngoại cảnh tác động
V. Phủ nano
I. Bụi sơn trên kính
Vấn đề tưởng đơn giản nhưng lại là vấn đề chúng ta gặp phải hàng ngày khi các cụ vẫn hay gặp phải khi:
- Để xe ngoài đường
- Mang xe vào gara
Vị trí: trên kính và tất nhiên thường có luôn trên sơn.
Nhận biết: bụi sơn bám trên kính, khi sờ trên mặt kính cảm nhận thấy bề mặt sần sùi. Khi nhìn thấy lốm đốm trên bề mặt kính, kính không trong như cũ - cảm thấy rất khó chịu.
Nguy hại: Đối với kính hông, sự nguy hại không đáng kể.
Đối với kính lái: chính bề không phẳng gây ra gạt mưa không hết, khi lưỡi cao su tiếp xúc với bề mặt không phẳng dễ gây tổn hại lưỡi gạt mưa, đến khi tẩy hết bụi sơn thì gạt mưa đã hư hại không gạt hết được nước trên bề mặt kính.
Cách xử lý: Sử dụng đất sét tẩy sơn. Các cụ có thể tự làm ở nhà hoặc sử dụng dịch vụ của các đơn vị chuyên nghiệp.
Ghi chú: Các cụ tuyệt đối cẩn thận với các gara có làm sơn, khi có bụi sơn trên kính, có nhiều gara tới thời điểm này vẫn dùng: giấy ráp nước “mịn” để loại bỏ bụi sơn trên kính. Điều này tuyệt đối nguy hiểm – khi nhân xe vào ban ngày, rất khó để các cụ phát hiện các vệt xước nhỏ liti. Nhưng khi đi đêm, nhất là vào đêm mưa “gió rét” đi sẽ rất lóa (còn lóa hơn xước do cần gạt gây ra – do những vết xước đó do con người tạo ra - không có một quĩ đạo nhất định)
- Giá thành: Các cụ có thể tự mua cục đất sét về tự tẩy với giá khoảng 500k – 800k / 1 cục.
Hoặc các cụ dùng dao cạo, cạo sơn như hình dưới, dao sắc, nghiêng 1 góc 45 độ so với bề mặt kính, trong quá trình cạo nên xịt nước xà phòng để đẩy nhanh thời gian và đảm bảo không hư hại bề mặt kính
- Dịch vụ: Tùy vào cơ sở và tình trạng bụi sơn mà có giá thành dịch vụ tẩy bụi sơn khác nhau
II.Kính ố mốc trong quá trỉnh sử dụng, lưu kho
1.Nguyên nhân, các loại vết ố mốc
Sự ăn mòn kính
Kính lúc mới sản xuất rất trong và lấp lánh, dễ dàng nhìn xuyên qua, dễ dàng lau chùi và giữ sạch. Tuy vậy, để giữ kính được trong, đòi hỏi phải có sự chăm sóc, bảo vệ đúng cách ngay từ khi còn ở nhà máy, cho tới khi lắp đặt và trong quá trình sử dụng, đặc biệt là giữ cho kính không bị ăn mòn.
Nguyên nhân chính của sự ăn mòn:
- Nước và hơi nước đọng trên bề mặt kính (điển hình là vách tắm kính)
- Ô nhiễm hóa học của không khí (khói bụi xe….ví dụ điển hình là xe bus)
- Tác động của chất kiềm (rửa xe, xà phòng trong phòng tắm…)
2.Các loại ố mốc thường gặp:
Bảy sắc cầu vồng, đóng vẩy hoặc sáp (Vẩy trắng kết tinh trên bề mặt), bạc màu, hóa khắc (lớp film đục hoặc vết rỗ), lớp mây phủ (mờ, đục)…
Nhận biết: cảm quan: kính không còn trong như kính mới. nhìn thấy những vẩy nước ăn mòn như vẩy cá. Dưới ánh sáng nhìn thấy bẩy sắc cầu vòng. Kính ố thành mảng, kính ngả vàng đục.
3.Cách xử lý:
Do nguyên nhân của sự ăn mòn kính là nước đọng trên bề mặt nên cách xử lý đơn giản nhất là không để nước tự không trên bề mặt. Sau khi đi mưa, rửa xe…luôn gạt sạch nước trên bề mặt kính.
Mặc dù là cách đơn giản nhưng không phải lúc nào các bác tài cũng có thời gian để làm việc đó, nên việc ố mốc kính dễ dàng xảy ra.
Cách chăm sóc thường xuyên để kính ít bị ố mốc, thời gian bị ố mốc trở lại lâu hơn:
Nguyên tắc đơn giản đó là kính phải luôn khô. Khi các cụ đi rửa xe hoặc đi mưa về, kính phải khô, quá trình ăn mòn mới diễn ra chậm hơn. Bằng cách dùng khăn khô lau hoặc gạt nước chuyên dụng cho công việc nhanh hơn.
Giờ ta phải làm sao?
- Các cụ mua hóa chất về để tự tẩy ố mốc cho xế yêu của mình.
- Sử dụng dịch vụ chuyên phục hồi kính của các đơn vị chăm sóc xe.
Giá thành: hiện có nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ tẩy ố kính với giá thành khác nhau, loại hóa chất chuyên dụng khác nhau. Dao động: 300k-1000k
III.Vỡ kính chắn gió bị “vật thể lạ” bay vào khi lưu thông trên đường hoặc ….để một chỗ
Hiện nay, khi gặp kính vỡ thì việc đầu tiền nhiều cụ nghĩ đến đó là:
Bởi các cụ đã có bảo hiểm.
Nhưng lợi hại của việc thay kính chắn gió chắc các cụ cũng đã hiểu, bất đắc dĩ mới phải thay kính, vì khi thay kính – không giữ được kính zin sẽ có một số hệ lụy sau:
- Bơm keo không đều, chất lượng keo không tốt -> kính gắn không chặt vào khung -> rung lắc trong quá trình di chuyển, kính có thể bung ra khi va đập mạnh, rò rỉ nước khi đi dưới trời mưa, rửa xe. Gió lọt vào xe, gây ù khi di chuyển.
- Kĩ thuật lắp đặt không tốt: Thời gian thi công lâu, kính không khít…
1.Nguyên nhân của kính vỡ
Chủ động: các cụ đi xe trên đường và …lao vào viên sỏi đang ….bay.
Bị động: Các cụ để xe một chỗ, vật thể lạ bay hoặc rơi vào.
2.Vị trí
Kính lái, vì các kính hông đa phần là kính cường lực, nếu đủ lực sẽ vỡ tan tành như hạt ngô.
3.Cách nhận biết: rất đơn giản: nhìn là thấy ạ!
4.Các loại vết vỡ, nứt:
Có rất nhiều loại vết vỡ, nứt. Em chỉ xin nêu ra một số loại cơ bản – có thể khắc phục.
- Vết mắt trâu
Mô tả: dạng hình nón, tại điểm tác động tạo một quầng đen
- Vết hình sao
Mô tả: vết vỡ có dạng hình ngôi sao với 1 điểm tác động và nhiều cánh sao (hay còn gọi là nhiều chân)
- Vết tổng hợp
Mô tả: vết vỡ với nhiều đặc điểm. Ví dụ: vết sao trong vết mắt trâu, nứt ngắn hay dài
- Vết nứt
Mô tả: vết dạng đường thẳng hoặc cong.
- Vết sứt
Mô tả: bề mặt kính bị tác động mạnh làm mất một mảnh thủy tinh.
5.Cách khắc phục:
Có mặt từ rất lâu nhưng cũng ít người sử dụng - các cụ có thể đi hàn kính do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp.
Hiện ở Hà Nội có khoàng 3-4 đơn vị.
Các loại vết nứt vỡ có thể hàn được
- Vết mắt trâu: đường kính không lớn hơn 25mm
- Vết tổng hợp: đường kính (bao gồm các chân) không quá 50mm
- Vết nứt: không nên dài quá 350mm
- Vết trăng khuyết (một phần của mắt trâu): đường kính không quá 25mm
- Vết sao: đường kính của vết vỡ không quá 75 mm
- Vết sứt: đường kính không nhỏ hơn 3 mm
Các loại vết nứt vỡ không thể hàn được
-Những vết nứt xuất hiện cả trong và ngoài khi bị va đập
-Những vết nứt xuất hiện ở lớp kính bên trong
IV. Xước kính: do gạt nước, dùng giáp “mịn” tẩy bụi sơn, hoặc ngoại cảnh tác động
1. Nguyên nhân:
a. Ngoại cảnh tác động: trẻ con hàng xóm, từ những thế lực thù địch trong và ngoài nước!
ảnh thực tế
b. Tự thân vận động: gạt mưa – nhiều khi lên xe các cụ nhìn nhiều bụi quá là xịt và gạt: trên gạt và kính có nhiều cát – tạo vết xước theo đường.
Ảnh
c. Lâu không thay gạt: gạt cao su sau một thời gian khoảng 3-6 tháng đã lão hóa, cần bảo dưỡng để giữ được độ bền dẻo, em thấy nhà mình lâu lâu mọi người mới thay gạt.
Ảnh
d. Lên xuống kính : thường những dòng xe cao cấp dễ bị hơn do roăng kính khít hơn, cát bám vào khó ra hơn và độ tì mạnh hơn so với những dòng xe trung và thấp cấp với roăng “mềm mại ” hơn
e. Lấy giấy ráp …tẩy bụi sơn trên kính: Một số gara (em nói giảm thôi chứ thực ra là đa phần ạ) khi thấy kính có nhiều bụi sơn, trước khi giao xe cho khách, họ lấy nhám nước (độ hạt 2000) mịn đánh hết bụi sơn. Nhưng họ đã vô tình tạo nhiều vết xoáy trên kính, tạo cảm giác đi đêm hoặc dưới nắng cực kì khó chịu (khó chịu hơn xước do cần gạt).
2. Vị trí: Kính lái và kính hông, nói chung ở đâu có kính, ở đó có thể xước!
3. Cách nhận biết:
a. Nhìn bằng mắt thường đối với những trường hợp xước sâu, hoặc xước nông thành mảng lớn.
b. Đi xe và cảm nhận vào những lúc trời nắng, đi đêm, hoặc đêm mưa. Cảm giác lóa, mệt mỏi cho mắt mỗi khi tham gia giao thông.
4. Cách hạn chế, khắc phục:
a. Thay gạt nước định kỳ
b. Giảm thiểu gạt kính khi không có nước trên bề mặt
c. Sau khi mang xe vào gara để sửa chữa – các cụ nên kiểm tra kính trước khi nhận xe.
d. Khi kính đã xước, các cụ có thể sử dụng dịch vụ đánh bóng kính chuyên nghiệp
5. Giá thành: Tùy vào hiện trạng và các đơn vị sẽ có giá thành khách nhau
Em vẫn đang tiếp tục cập nhật ạ!
Thưa các cụ, hiện em đang có chút kinh nghiệm về mảng kính trên xe, em xin được chia sẻ với các cụ để các cụ chăm sóc mợ hai được tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn nữa trên những cung đường.
Hiện có một số bài cũng tư vấn về vấn đề của kính nhưng em thấy chưa đầy đủ nên em mạn phép mở thêm mục này, em hi vọng không bị mod xóa vì trùng bài ạ.
Bài viết của em có thể còn nhiều sai sót, mong các cụ thông cảm và góp ý.
Liệt kê các vấn đề của kính trên xe hơi xuất hiện trong quá trình sử dụng, lưu bãi.
I. Bụi sơn trên kính
II. Ố mốc trong quá trình sử dụng, lưu kho
III. Vỡ kính chắn gió bị “vật thể lạ” bay vào khi lưu thông trên đường hoặc ….để một chỗ
IV. Xước kính: do gạt nước, dùng giáp “mịn” tẩy bụi sơn, hoặc ngoại cảnh tác động
V. Phủ nano
I. Bụi sơn trên kính
Vấn đề tưởng đơn giản nhưng lại là vấn đề chúng ta gặp phải hàng ngày khi các cụ vẫn hay gặp phải khi:
- Để xe ngoài đường
- Mang xe vào gara
Vị trí: trên kính và tất nhiên thường có luôn trên sơn.
Nhận biết: bụi sơn bám trên kính, khi sờ trên mặt kính cảm nhận thấy bề mặt sần sùi. Khi nhìn thấy lốm đốm trên bề mặt kính, kính không trong như cũ - cảm thấy rất khó chịu.
Nguy hại: Đối với kính hông, sự nguy hại không đáng kể.
Đối với kính lái: chính bề không phẳng gây ra gạt mưa không hết, khi lưỡi cao su tiếp xúc với bề mặt không phẳng dễ gây tổn hại lưỡi gạt mưa, đến khi tẩy hết bụi sơn thì gạt mưa đã hư hại không gạt hết được nước trên bề mặt kính.
Cách xử lý: Sử dụng đất sét tẩy sơn. Các cụ có thể tự làm ở nhà hoặc sử dụng dịch vụ của các đơn vị chuyên nghiệp.
Ghi chú: Các cụ tuyệt đối cẩn thận với các gara có làm sơn, khi có bụi sơn trên kính, có nhiều gara tới thời điểm này vẫn dùng: giấy ráp nước “mịn” để loại bỏ bụi sơn trên kính. Điều này tuyệt đối nguy hiểm – khi nhân xe vào ban ngày, rất khó để các cụ phát hiện các vệt xước nhỏ liti. Nhưng khi đi đêm, nhất là vào đêm mưa “gió rét” đi sẽ rất lóa (còn lóa hơn xước do cần gạt gây ra – do những vết xước đó do con người tạo ra - không có một quĩ đạo nhất định)
- Giá thành: Các cụ có thể tự mua cục đất sét về tự tẩy với giá khoảng 500k – 800k / 1 cục.
Hoặc các cụ dùng dao cạo, cạo sơn như hình dưới, dao sắc, nghiêng 1 góc 45 độ so với bề mặt kính, trong quá trình cạo nên xịt nước xà phòng để đẩy nhanh thời gian và đảm bảo không hư hại bề mặt kính
- Dịch vụ: Tùy vào cơ sở và tình trạng bụi sơn mà có giá thành dịch vụ tẩy bụi sơn khác nhau
II.Kính ố mốc trong quá trỉnh sử dụng, lưu kho
1.Nguyên nhân, các loại vết ố mốc
Sự ăn mòn kính
Kính lúc mới sản xuất rất trong và lấp lánh, dễ dàng nhìn xuyên qua, dễ dàng lau chùi và giữ sạch. Tuy vậy, để giữ kính được trong, đòi hỏi phải có sự chăm sóc, bảo vệ đúng cách ngay từ khi còn ở nhà máy, cho tới khi lắp đặt và trong quá trình sử dụng, đặc biệt là giữ cho kính không bị ăn mòn.
Nguyên nhân chính của sự ăn mòn:
- Nước và hơi nước đọng trên bề mặt kính (điển hình là vách tắm kính)
- Ô nhiễm hóa học của không khí (khói bụi xe….ví dụ điển hình là xe bus)
- Tác động của chất kiềm (rửa xe, xà phòng trong phòng tắm…)
2.Các loại ố mốc thường gặp:
Bảy sắc cầu vồng, đóng vẩy hoặc sáp (Vẩy trắng kết tinh trên bề mặt), bạc màu, hóa khắc (lớp film đục hoặc vết rỗ), lớp mây phủ (mờ, đục)…
Nhận biết: cảm quan: kính không còn trong như kính mới. nhìn thấy những vẩy nước ăn mòn như vẩy cá. Dưới ánh sáng nhìn thấy bẩy sắc cầu vòng. Kính ố thành mảng, kính ngả vàng đục.
3.Cách xử lý:
Do nguyên nhân của sự ăn mòn kính là nước đọng trên bề mặt nên cách xử lý đơn giản nhất là không để nước tự không trên bề mặt. Sau khi đi mưa, rửa xe…luôn gạt sạch nước trên bề mặt kính.
Mặc dù là cách đơn giản nhưng không phải lúc nào các bác tài cũng có thời gian để làm việc đó, nên việc ố mốc kính dễ dàng xảy ra.
Cách chăm sóc thường xuyên để kính ít bị ố mốc, thời gian bị ố mốc trở lại lâu hơn:
Nguyên tắc đơn giản đó là kính phải luôn khô. Khi các cụ đi rửa xe hoặc đi mưa về, kính phải khô, quá trình ăn mòn mới diễn ra chậm hơn. Bằng cách dùng khăn khô lau hoặc gạt nước chuyên dụng cho công việc nhanh hơn.
Giờ ta phải làm sao?
- Các cụ mua hóa chất về để tự tẩy ố mốc cho xế yêu của mình.
- Sử dụng dịch vụ chuyên phục hồi kính của các đơn vị chăm sóc xe.
Giá thành: hiện có nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ tẩy ố kính với giá thành khác nhau, loại hóa chất chuyên dụng khác nhau. Dao động: 300k-1000k
III.Vỡ kính chắn gió bị “vật thể lạ” bay vào khi lưu thông trên đường hoặc ….để một chỗ
Hiện nay, khi gặp kính vỡ thì việc đầu tiền nhiều cụ nghĩ đến đó là:
Bởi các cụ đã có bảo hiểm.
Nhưng lợi hại của việc thay kính chắn gió chắc các cụ cũng đã hiểu, bất đắc dĩ mới phải thay kính, vì khi thay kính – không giữ được kính zin sẽ có một số hệ lụy sau:
- Bơm keo không đều, chất lượng keo không tốt -> kính gắn không chặt vào khung -> rung lắc trong quá trình di chuyển, kính có thể bung ra khi va đập mạnh, rò rỉ nước khi đi dưới trời mưa, rửa xe. Gió lọt vào xe, gây ù khi di chuyển.
- Kĩ thuật lắp đặt không tốt: Thời gian thi công lâu, kính không khít…
1.Nguyên nhân của kính vỡ
Chủ động: các cụ đi xe trên đường và …lao vào viên sỏi đang ….bay.
Bị động: Các cụ để xe một chỗ, vật thể lạ bay hoặc rơi vào.
2.Vị trí
Kính lái, vì các kính hông đa phần là kính cường lực, nếu đủ lực sẽ vỡ tan tành như hạt ngô.
3.Cách nhận biết: rất đơn giản: nhìn là thấy ạ!
4.Các loại vết vỡ, nứt:
Có rất nhiều loại vết vỡ, nứt. Em chỉ xin nêu ra một số loại cơ bản – có thể khắc phục.
- Vết mắt trâu
Mô tả: dạng hình nón, tại điểm tác động tạo một quầng đen
- Vết hình sao
Mô tả: vết vỡ có dạng hình ngôi sao với 1 điểm tác động và nhiều cánh sao (hay còn gọi là nhiều chân)
- Vết tổng hợp
Mô tả: vết vỡ với nhiều đặc điểm. Ví dụ: vết sao trong vết mắt trâu, nứt ngắn hay dài
- Vết nứt
Mô tả: vết dạng đường thẳng hoặc cong.
- Vết sứt
Mô tả: bề mặt kính bị tác động mạnh làm mất một mảnh thủy tinh.
5.Cách khắc phục:
Có mặt từ rất lâu nhưng cũng ít người sử dụng - các cụ có thể đi hàn kính do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp.
Hiện ở Hà Nội có khoàng 3-4 đơn vị.
Các loại vết nứt vỡ có thể hàn được
- Vết mắt trâu: đường kính không lớn hơn 25mm
- Vết tổng hợp: đường kính (bao gồm các chân) không quá 50mm
- Vết nứt: không nên dài quá 350mm
- Vết trăng khuyết (một phần của mắt trâu): đường kính không quá 25mm
- Vết sao: đường kính của vết vỡ không quá 75 mm
- Vết sứt: đường kính không nhỏ hơn 3 mm
Các loại vết nứt vỡ không thể hàn được
-Những vết nứt xuất hiện cả trong và ngoài khi bị va đập
-Những vết nứt xuất hiện ở lớp kính bên trong
IV. Xước kính: do gạt nước, dùng giáp “mịn” tẩy bụi sơn, hoặc ngoại cảnh tác động
1. Nguyên nhân:
a. Ngoại cảnh tác động: trẻ con hàng xóm, từ những thế lực thù địch trong và ngoài nước!
ảnh thực tế
b. Tự thân vận động: gạt mưa – nhiều khi lên xe các cụ nhìn nhiều bụi quá là xịt và gạt: trên gạt và kính có nhiều cát – tạo vết xước theo đường.
Ảnh
c. Lâu không thay gạt: gạt cao su sau một thời gian khoảng 3-6 tháng đã lão hóa, cần bảo dưỡng để giữ được độ bền dẻo, em thấy nhà mình lâu lâu mọi người mới thay gạt.
Ảnh
d. Lên xuống kính : thường những dòng xe cao cấp dễ bị hơn do roăng kính khít hơn, cát bám vào khó ra hơn và độ tì mạnh hơn so với những dòng xe trung và thấp cấp với roăng “mềm mại ” hơn
e. Lấy giấy ráp …tẩy bụi sơn trên kính: Một số gara (em nói giảm thôi chứ thực ra là đa phần ạ) khi thấy kính có nhiều bụi sơn, trước khi giao xe cho khách, họ lấy nhám nước (độ hạt 2000) mịn đánh hết bụi sơn. Nhưng họ đã vô tình tạo nhiều vết xoáy trên kính, tạo cảm giác đi đêm hoặc dưới nắng cực kì khó chịu (khó chịu hơn xước do cần gạt).
2. Vị trí: Kính lái và kính hông, nói chung ở đâu có kính, ở đó có thể xước!
3. Cách nhận biết:
a. Nhìn bằng mắt thường đối với những trường hợp xước sâu, hoặc xước nông thành mảng lớn.
b. Đi xe và cảm nhận vào những lúc trời nắng, đi đêm, hoặc đêm mưa. Cảm giác lóa, mệt mỏi cho mắt mỗi khi tham gia giao thông.
4. Cách hạn chế, khắc phục:
a. Thay gạt nước định kỳ
b. Giảm thiểu gạt kính khi không có nước trên bề mặt
c. Sau khi mang xe vào gara để sửa chữa – các cụ nên kiểm tra kính trước khi nhận xe.
d. Khi kính đã xước, các cụ có thể sử dụng dịch vụ đánh bóng kính chuyên nghiệp
5. Giá thành: Tùy vào hiện trạng và các đơn vị sẽ có giá thành khách nhau
Em vẫn đang tiếp tục cập nhật ạ!
Chỉnh sửa cuối: