Chủ đề hót quá, đây là suy nghĩ của riêng cụ chủ, vậy nên em cũng muốn trình bày quan điểm cá nhân về những thứ này. Quan điểm của em là cơ khí Việt Nam gần như bằng 0, trong khi bọn sản xuất ra cái xe nó cũng đã đầu tư nghiên cứu phát triển cả trăm năm, hẳn nhiên nó nói phải có cơ sở. Nếu không thì ta cũng cần tự suy nghĩ dựa trên những nguyên lý vật lý cơ bản.
Túm lại, trong 12 điều cụ nêu, có 6 điều em có ý kiến khác:
1/ thay dầu: em ko biết Hyundai ra sao, nhưng các hãng khác đều khuyến nghị thay dầu lần đầu ở 500 hoặc 1000km. Em nghĩ họ ko nói theo cảm tính.
Ngay cả cái chuyện thay ở mấy ngàn cây ở những lần thay sau cũng là cả câu chuyện: điều kiện sử dụng quyết định. Xe ở Tây nó ít phải chạy cầm chừng, vậy nên để được 5000km thì máy chạy khoảng trên 70h tính tốc độ trung bình 70. Còn ở ta, chủ yếu cầm chừng, rồi hạn chế tốc độ, trung bình chỉ đạt 45km. Vậy nên nếu đúng thì chỉ nên 3000km là thay.
2/ chạy roda: chẳng biết có định nghĩa cụ thể nào cho việc chạy roda hay ko, nhưng thằng tây nó hướng dẫn là xe nào cũng có giai đoạn running-in với tốc độ, tải trọng ko nên ở mức cao.
3/ rửa động cơ: giữ sạch động cơ là việc nên làm, giữ cho máy sạch, thoát nhiệt tốt, giữ các chi tiết khỏi rỉ mọt. Vấn đề là cách rửa thôi. Ai chứ em vẫn làm sạch thường xuyên, nhìn cỗ máy sạch mình cũng có cảm giác nó trơn tru. Còn hiểu rửa động cơ theo kiểu xối nước ào ào hay phụt vòi cao áp thì chắc chắn là ko nên.
5/ Bơm lốp căng như xe máy: em nghĩ...sẽ hiếm vô cùng có cụ nào chót bơm căng đến thế mà đi được. Giả thiết họ có suy luận như cụ nói rồi bơm mà đi "thấy êm" thì họ cũng phải xem lại va xả bớt hơi ngay thôi.
9/ điều hòa: chưa nói gì đến sự cần thiết có phải cứ duy trì điều hòa suốt hay ko, nhưng nhà em nghĩ: vì lý do sức khỏe, nhất là những ngày nóng như ở Hn này, buộc phải tắt điều hòa, tụt hết kính để đi cho xe nguội và đẩy hết khí nóng trong xe ra rồi mới bật điều hòa. Trước khi xuống, phải tắt để quen dần với cái nóng, tránh sự đột ngột, nhất là xe có người già, trẻ em. Còn nói về phụ tải, nó tiêu tốn công suất động cơ vậy nên chỉ bật khi máy đã chạy ổn định.
10/ thừa dầu hỏng phớt: hình như ta có thói quen cảm nhận rằng nếu nó ko hỏng ngay thì cũng đồng nghĩa với vô hại. Tài liệu kỹ thuật nó nói rằng dầu thừa sẽ làm cho các chi tiết chuyển động tác động vào dầu gây nên hiệu ứng bọt khí, giảm hiệu quả giải nhiệt/bôi trơn, làm hỏng séc măng.
11/ hình như cụ nói mới là ngược: xe xăng đổ nhầm dầu thì cóc sao cả, vì dầu có độ bay hơi kém, tỉ số nén thấp chỉ bằng nửa động cơ diesel, và xe không nổ, chẳng sao cả, thay nhiên liệu, xả sạch là ok (
http://auto.howstuffworks.com/fuel-efficiency/alternative-fuels/diesel-in-unleaded.htm); xe dầu đổ xăng: chạy được nhưng hỏng bơm xăng và các chi tiết khác vì xăng ko có thuộc tính bôi trơn như dầu.(
http://www.autofuelfix.com/blog/petrol-in-a-diesel-car-guide-and-videos).