Em ko vang cụ nhưng mà em thấy cụ suy nghĩ như nhiều người đàn ông khác không đứng ở thực tế của người phụ nữ ly hôn.Từ câu chuyện đau lòng này cho thấy, một chút sơ sẩy của mẹ có thể gây ra hậu quả cho con lớn biết nhường nào, đặc biệt là con gái. Vì vậy, cho đến khi con có thể tự mình giải quyết vấn đề của bản thân, thì việc sâu sát và bảo vệ của mẹ là vô cùng cần thiết.
Cũng từ bài học này cho thấy, phụ nữ cần mạnh mẽ vì con. Trước khi ra tòa cần có người tư vấn, đảm bảo đã thu đủ bằng chứng để phục vụ cho việc giành được quyền nuôi con là thuận lợi nhất. Nếu không thể tranh quyền nuôi con từ đầu, thì cần có đủ tiền để ít nhất là theo dõi, lấy chứng cứ bạo hành hoặc bỏ bê hoặc chứng cứ khác, và thuê ls khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi cần.
Dĩ nhiên em cũng hiểu việc vợ hay chồng ai nuôi con là xuất phát từ lợi ích tốt nhất của con, nhưng đó là với điều kiện bên còn lại không bị ngăn cấm gặp con, nhất là người mẹ.
Chung quy mọi thứ đều cần có tiền, phụ nữ cần có tiền để có thể đảm bảo cho con một cuộc sống bình thường, an toàn. Chứ sinh con mà phải nhìn mặt chồng, nhà chồng mới nuôi nổi con thì thôi nghỉ đẻ.
Em gửi cụ xem vài cảnh ngộ của mấy mợ chia sẻ:
Ai đang trách mẹ bé xin hãy nghĩ lại.
Chắc mọi người cũng biết ca sĩ, diễn viên N. Kim Anh, một người mẹ có danh tiếng và cũng có thực lực kiếm ra tiền, nhưng cô ấy sau li hôn cũng bị gia đình chồng ngăn cản không cho gặp con khiến cô ấy phải lên tiếng trên báo đài cho công luận biết, rồi kiện đòi quyền nuôi con nhưng hành trình kiện của cô ấy cũng gian lao lắm.
Khi ly hôn, nếu một bên không hợp tác thì việc thăm con hay gặp con không đơn giản đâu, cả việc giành lại quyền nuôi con cũng vậy. Nói ra thì buồn nhưng đến tuổi này rồi thì chúng ta còn lạ gì mấy chữ " được vạ thì má đã sưng nữa".
Em nói vậy vì em cũng ly hôn, sau ly hôn toà quyết cho em nuôi 3 con, bố nó cũng đồng ý cho em nuôi hết. Bé nhỏ dưới 3 tuổi mẹ nuôi là đương nhiên, 2 đứa lớn trên 10 tuổi có nguyện vọng ở với mẹ. Thế mà ngày toà xử xong anh em nhà chồng còn kéo đến đòi nuôi, em phải gọi các con ra nói rõ muốn ở với mẹ trước mặt họ, xong họ còn quay ra la ông chồng cũ là mày không nuôi con già ai lo cho mày...các kiểu [...]
Chỉ là ly hôn xong họ ghét mình muốn gây khó khăn cho mình thôi chứ cũng không phải vì yêu thương cháu, máu mủ ruột rà gì.
Ở mình, nhóm yếu thế sẽ càng yếu thế hơn, vì sao các cụ chắc hiểu. Ông cảnh sát, bà thẩm phán..., mấy ai vì công lý và dám độc lập. Các cụ các mợ phải tiếp xúc với những ng phụ nữ ly hôn mới thấu hiểu. Em chỉ nói những thằng chồng vô trách nhiệm và quái thai, kiểu như giành con để dằn vặt vợ vì dám ly hôn, kiểu như đưa hết con cho vợ nuôi ko chu cấp 1 đồng, kiểu như chủ động tẩu tán tài sản, sau đó rút tiền xây nhà cho bồ, chứng minh tài chính đầy đủ, giành đc 2/3 con, vợ gần như tay trắng...., nhiều lắm các cụ các mợ ơi. Ko kêu đc ai đâu ạ. Bạn bè em ko ít ng ly hôn, chỉ mong chồng cũ để yên ổn cho nuôi con, đừng quậy là họ mừng. Kêu cứu ư. Đc vạ thì má đã sưng. Vụ bé VA này, độ tàn độc của đôi kia mọi ng đã thấy, nếu ng mẹ làm căng, em sợ nó về tẩn bé thừa sống thiếu chết. Có lẽ người mẹ vì sự yên ổn của con gái nên đã chấp nhận ngậm đắng nuốt cay, lại đúng thời dịch bệnh. Nghĩ thương mấy mẹ con họ mà ko biết làm sao giúp đỡ.
Tóm lại, năng lực thi hành án dân sự ở ta yếu, cộng với văn hóa/tâm lý rằng chuyện riêng trong nhà người khác không phải là chuyện pháp luật khiến các bên có trách nhiệm không phản ứng mạnh mẽ, trừ khi vụ việc vỡ lở trở thành "án điểm", mà lúc đó thì hậu quả đã xảy ra rồi. Đấy là chưa nói đến chuyện chạy chọt, chèn ép từ phía gia đình nhà chồng quyền thế. Nếu trách người mẹ 1 thì đồng thời phải trách cả một hệ thống bảo vệ trẻ em và bảo vệ chống bạo lực gia đình, thực thi án dân sự xưa nay không làm tròn trách nhiệm. Nâng cao ý thức pháp luật và tính cảnh giác, tính độc lập cho người mẹ thì đồng thời cũng phải cải tổ những vấn đề mang tính hệ thống nữa. Chặng đường dài nhưng em hy vọng vụ bé Vân An là điểm khởi đầu.Em cũng là một người mẹ, cũng ly hôn và cũng đã từng cố giành giật hai con về để nuôi. Mặc dù hai gia đình em và ck cũ chân đất mắt toét thôi nhưng nhà ck cũ em vẫn có tiền và có đk hơn. Trc ngày ra tòa cũng vài lần giằng xé 1 đứa trẻ còn lại về cho mình ko để cho bố nó nuôi, nhưng nhà ck em dùng tiền chạy cửa sau, rồi bắt nhốt thằng bé lại, nếu em càng cố tìm cách gặp con hay căng lên là nhà nó lại tác động lên thằng bé. Hội đoàn gì cụ ơi, trừ những vụ to hẳn, rầm rộ hẳn thì mới có hội nọ đoàn kia nhảy vào, chứ mấy vụ ly hôn giành con là vụ dân sự chả hi vọng gì cầu cứu đc ban ngành nào đâu. Nhìn con bị giằng giật giữa bố và mẹ, rồi nhìn con phải chịu oan ức mỗi lần em vùng lên là em lại thấy thương con đến thắt lòng. Tới giờ em đành chấp nhận chia đôi hai đứa con để bố nó nuôi 1 đứa chỉ mong con đc yên ổn mà thôi. Nên mỗi người mỗi cảnh, chả có người mẹ nào muốn xa con muốn giao con cho người khác nuôi cả đâu