un
Em mạn phép bàn xa 1 chút, cũng xin hỏi ý kiến các cụ mợ thông hiểu về Luật pháp.
Trong luật về Hôn nhân gia đình, khi Toà xử về Ly hôn, hậu ly hôn sau đó, các vấn đề về quyền lợi con trẻ gắn liền với trách nhiệm của bố mẹ như thế nào. Ngay trong chính OF mình, em cũng nghe thấy nhiều mợ kể là chồng hoàn toàn không hỗ trợ phụ cấp nuôi con như cam kết, Toà cũng không hề có chế tài bắt buộc nào, cũng đành chịu. Chiều ngược lại, nếu 1 bên áp đặt cấm bên kia phải cắt đứt hoàn toàn liên hệ với con, thì gần như Toà cũng không can thiệp luôn, bên kém ưu thế hơn cũng không thể làm gì khác được.
Trên mọi phương tiện truyền thông luôn ưu tiên bảo vệ cho quyền lợi của trẻ em, bao nhiêu Bộ ban ngành Tổ chức thành lập ra cũng vì trẻ em, nhưng không hề can thiệp, có tiếng nói gì để bảo vệ quyền cơ bản nhất của trẻ em là được phép gặp gỡ liên lạc với bố mẹ (trong trường hợp họ bình thường về tâm sinh lý) nếu họ ly hôn không cùng chung sống.
Vậy nên chăng, chúng ta cùng đưa ra và kiến nghị bổ sung những giải pháp như Toà án, Tổ chức nào đó join sâu hơn, luôn cập nhật tình trạng những trẻ em trong hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, xem các em sống cuộc sống như thế nào, có bị ngược đãi về tinh thần, sức khoẻ. Khi sống cùng với bố/ mẹ như vậy, có nguyện vọng thay đổi người chăm sóc không. Em tin rằng trong thời đại bây giờ, hoàn toàn có thể tìm hiểu thông tin dễ dàng đa chiều và nhanh chóng. Sự việc quá đau lòng này, không chỉ mỗi người chúng ta nhìn nhận để rút kinh nghiệm mà còn cần công cụ hỗ trợ tốt hơn từ phía xã hội mà nền móng là Luật pháp, chính sách. Người mẹ cháu VA không hề thờ ơ, chị ấy thật đáng thương bởi yếu thế, yếu đuối nên bất lực không thể làm gì khác được.