[Funland] Tổng hợp về Công ty Asanzo Phạm Văn Tam

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực

24AnTrạch

Xe buýt
Biển số
OF-734910
Ngày cấp bằng
4/7/20
Số km
795
Động cơ
80,094 Mã lực
Tuổi
42
Như này mấy hãng lơn bớt độc quyền đi, người nghrof còn có cơ hội sử dụng
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,967
Động cơ
140,592 Mã lực
Tuổi
38
Có đủ tội, cơ bản là có bị buộc tội hay không thôi.
- Buôn lậu, có luôn.
- Trốn thuế: đã rõ
- Lừa đảo (hay dùng từ mĩ miều: lừa dối người tiêu dùng): quá rõ.
- Bản quyền: nhận vơ công nghệ nhật có hãng nước ngoài kiện rồi đó.
Tội trạng thì rõ như ban ngày có điều hiện nay có luật ngầm là không hình sự hóa nếu khắc phục được bằng tiền . mong anh Tam làm ăn minh bạch đừng mơ giấc mơ show bít và vỗ ngực tự oai là ổn .
 
Biển số
OF-400561
Ngày cấp bằng
10/1/16
Số km
695
Động cơ
737,232 Mã lực
Tuổi
34
Cảm ơn cụ! Đúng là tự khen nhiều quá thì không hay.. hãy để hữu xạ tự nhiên hương.
Anh Tam bắt đầu quay trở lại, dần dần với các bước truyền thông trên các phương tiện, và lần này, trực tiếp anh T làm đại diện cho thương hiệu Asanzo. Việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng cần có thêm thời gian.. Nếu đúng là sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng thì sẽ dần chiếm được thị hiếu, cảm tình của người tiêu dùng thôi.
Không bị vùi đạp bóc phốt đợt trước thì asanzo mạnh khéo top thị trường tv
 

anhtuan85

Xe buýt
Biển số
OF-72451
Ngày cấp bằng
9/9/10
Số km
618
Động cơ
445,370 Mã lực
ĐMX vẫn chưa bán trở lại TV Asanzo nhỉ? :D
 

Có sao đâu

Xe buýt
Biển số
OF-627052
Ngày cấp bằng
26/3/19
Số km
623
Động cơ
894,512 Mã lực
Nơi ở
Nơi cũ
Lần này có lẽ rút kinh nghiệm, thay đổi lớn về tem nhãn hàng hoá
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Cảm ơn cụ! Đúng là tự khen nhiều quá thì không hay.. hãy để hữu xạ tự nhiên hương.
Anh Tam bắt đầu quay trở lại, dần dần với các bước truyền thông trên các phương tiện, và lần này, trực tiếp anh T làm đại diện cho thương hiệu Asanzo. Việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng cần có thêm thời gian.. Nếu đúng là sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng thì sẽ dần chiếm được thị hiếu, cảm tình của người tiêu dùng thôi.
Anh vẫn nhập hàng tàu về làm thương hiệu hay là có gì khác trước không?
 

Phakil

Xe tải
Biển số
OF-670662
Ngày cấp bằng
11/6/19
Số km
232
Động cơ
108,263 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Loại to có các dòng 55-65-75 inch, nhưng để lắp xưởng xem youtube em nghĩ cụ nên xài tầm 55 inch thôi, rẻ được 1 nửa so với 75 inch. Dòng iSLIM đời 2020 mới nhất là ok nhất, đạt đủ 3 tiêu chí ngon, bổ,rẻ.
Để em pm cụ nhé!
75inch giá tn cụ
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Có đủ tội, cơ bản là có bị buộc tội hay không thôi.
- Buôn lậu, có luôn.
- Trốn thuế: đã rõ
- Lừa đảo (hay dùng từ mĩ miều: lừa dối người tiêu dùng): quá rõ.
- Bản quyền: nhận vơ công nghệ nhật có hãng nước ngoài kiện rồi đó.
Thực ra nhà nước họ cũng hơi có tý bao che, thôi thì đánh kẻ chạy đi, ai đánh kẻ chạy lại. Chứ từng này tội ở bển thì chắc chắn ngồi tù mọt gông rồi. Hy vọng rồi anh T sẽ rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Vài năm nữa sánh vai với các đại gia khu vực.
 

chuonguyen

Xe máy
Biển số
OF-90855
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
91
Động cơ
405,810 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
a tam giúp bà con thu nhập thấp được tiếp cận với tivi giá ngon bổ rẻ chứ còn gì. dù sao cũng ủng hộ anh tam
 

Marance

Xe điện
Biển số
OF-732755
Ngày cấp bằng
15/6/20
Số km
2,171
Động cơ
110,227 Mã lực
Tam chỉ sai khi nhập nhèm xuất xứ hàng hóa khi công bố trên sản phẩm, Tam chỉ kém khi không biết hoặc không có quan hệ tốt với các cấp quản lý. Chứ ở VN này, các thương hiệu điện gia dụng lớn như Sunhouse, Kangaroo và doanh nghiệp nhỏ khác mua hàng OEM từ Trung Quốc về rồi nhập kho, làm nhãn mác thương hiệu của mình và đóng gói hàng là xuất ra thị trường ngon rồi.
 

lancaster

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-437031
Ngày cấp bằng
14/7/16
Số km
1,512
Động cơ
225,840 Mã lực
Tuổi
46
Tam chỉ sai khi nhập nhèm xuất xứ hàng hóa khi công bố trên sản phẩm, Tam chỉ kém khi không biết hoặc không có quan hệ tốt với các cấp quản lý. Chứ ở VN này, các thương hiệu điện gia dụng lớn như Sunhouse, Kangaroo và doanh nghiệp nhỏ khác mua hàng OEM từ Trung Quốc về rồi nhập kho, làm nhãn mác thương hiệu của mình và đóng gói hàng là xuất ra thị trường ngon rồi.
Em cũng ủng hộ Tam quay lại
 

keomutvuive

Xe điện
Biển số
OF-70842
Ngày cấp bằng
17/8/10
Số km
3,540
Động cơ
456,224 Mã lực
Nơi ở
Tam Đảo núi
e ủng hộ a tam, a ấy không có lỗi mà còn có công, còn hơn rất nhiều ng
 
Biển số
OF-724564
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
158
Động cơ
77,359 Mã lực
Tuổi
40
Thôi kệ cho A ấy sống, để có thêm phân khúc thấp cho nhiều người còn mua ạ, chứ E thì e có phân khúc khác rồi ạ!
 

tspt2011

Xe hơi
Biển số
OF-728370
Ngày cấp bằng
8/5/20
Số km
126
Động cơ
75,468 Mã lực
Tuổi
35
Tam chỉ sai khi nhập nhèm xuất xứ hàng hóa khi công bố trên sản phẩm, Tam chỉ kém khi không biết hoặc không có quan hệ tốt với các cấp quản lý. Chứ ở VN này, các thương hiệu điện gia dụng lớn như Sunhouse, Kangaroo và doanh nghiệp nhỏ khác mua hàng OEM từ Trung Quốc về rồi nhập kho, làm nhãn mác thương hiệu của mình và đóng gói hàng là xuất ra thị trường ngon rồi.
đồng quan điểm với cụ
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Thời điểm đó CTTM Mỹ-TQ nên việc xuất xứ hàng hoá là mối quan tâm lớn của các bộ ban ngành mà cụ. Nửa năm nay thế giới lo Covid, VN lại diệt được Covid nên đây là lúc các DN thúc đẩy kinh tế phục hồi. DN nào làm ăn nghiêm túc thì đều có cơ hội lớn.
Giờ mọi người lại lơ là chuyện xuất xứ hàng hóa nên Asanzo lại phục sinh cụ nhỉ. Cũng muốn ủng hộ Asanzo với tư cách là một công ty sản xuất nghiêm túc, mà chưa tìm ra được lý do. Không biết anh 3 đã thoát ra khỏi nền công nghiệp tuốc nơ vít chưa?
 

asset19

Xe buýt
Biển số
OF-739258
Ngày cấp bằng
13/8/20
Số km
507
Động cơ
69,380 Mã lực
Anh Tam cứ nói thẳng về nguồn gốc xuất xứ thì chẳng ai phản đối.
Người tiêu dùng chỉ ghét nhậm nhèm nguồn gốc xuất xứ chứ ko ghét linh kiện Tàu.
Hi vọng lần này anh rút kinh nghiệm.
Em vẫn ủng hộ Asanzo. 1 doanh nghiệp tư nhân lớn tầm này mà chết thì lãng phí quá. Anh ấy còn cống hiến hơn đầy rẫy các cty nhà nước thua lỗ nghìn tỷ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bộ Công an: Kết quả điều tra vụ Asanzo "lừa dối khách hàng, buôn lậu..."

(NLĐO) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa có kết quả điều tra vụ Asanzo gửi Tổng Cục Hải quan và các cơ quan liên quan để tiếp tục làm rõ

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) điều tra làm rõ các sai phạm xảy ra tại Công ty CP Điện tử Asanzo (Asanzo) do ông Phạm Văn Tam làm chủ tịch HĐQT, có dấu hiệu của việc "sản xuất, buôn bán hàng giả" hoặc "lừa dối khách hàng" trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ Trung Quốc, thay nhãn hàng hóa hoặc lắp ráp đơn giản, rồi dán nhãn "Asanzo" có xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3 và việc Asanzo có dấu hiệu "buôn lậu" hoặc "trốn thuế" hay không.

Từ kết quả điều tra ban đầu, C03 đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với Công ty Asanzo và các công ty liên quan nhập khẩu các lô hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo và linh phụ kiện hàng hóa để sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo. Nếu có dấu hiệu tội phạm "buôn lậu" hoặc "trốn thuế" thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan CSĐT Công an TP HCM (PC03) để điều tra theo thẩm quyền.

Đối với hành vi có dấu hiệu buôn lậu và trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của Asanzo, C03 đã chuyển hồ sơ cho PC03 để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định.

Theo thông báo kết quả về hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam của hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo, C03 cho rằng do pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước, cũng chưa có quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" nên việc Asanzo mua linh kiện từ các công ty và cá nhân trong nước, sau đó thực hiện việc gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, ghi nhãn "Sản xuất tại Việt Nam", hoặc "Chế tạo tại Việt Nam", "Nước sản xuất Việt Nam", "Xuất xứ Việt Nam" hoặc "Sản xuất bởi Việt Nam" là phù hợp quy định.

Việc sử dụng cụm từ "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" và "Hàng Việt Nam chất lượng cao" cho một số sản phẩm và trên các thông tin quảng cáo để xác định có hay không hành vi lừa dối khách hàng, theo kết quả điều tra, mặc dù Tập đoàn Sharp xác định không có việc Công ty Sharp - Roxy ký hợp đồng dịch vụ với Asanzo vào ngày 24-1-2017 và càng không có việc Công ty Sharp - Roxy ký thư xác nhận hợp tác với Công ty Asanzo như công ty này công bố trong buổi họp báo vào tháng 9-2019 nhưng đến nay Bộ Công an chưa nhận được bất cứ đơn tố cáo hay tố giác Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo.

Các công ty là đại lý, nhà phân phối và tiêu thụ các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo cũng đều xác nhận không vì câu slogan của các sản phẩm của Asanzo để làm đại lý phân phối, tiêu thụ sản phẩm của Asanzo mà căn cứ vào chất lượng, giá cả của các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo để bán hàng.

Kết luận của C03 cũng cho rằng chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ "Trung Quốc" đội lốt hàng hóa có xuất xứ "Việt Nam" tại thị trường Việt Nam. Do đó, chưa có căn cứ xác định Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán các sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo.

Riêng việc Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo và Công ty Việt Tài nhập khẩu 14 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo và có xuất xứ Trung Quốc như trên thuộc diện hàng hóa được phép nhập khẩu, được 2 công ty này kê khai thuế đầy đủ. Bản thân Công ty Asanzo vừa mua hàng hóa nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo từ các công ty có hoạt động nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Trung Quốc hoặc lắp ráp linh kiện thành sản phẩm nguyên chiếc, vừa mua linh kiện để lắp ráp sản phẩm nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo để bán, pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước và cũng chưa có quy định, tiêu chí để hàng hóa được ghi nhận "Sản xuất tại Việt Nam".

Liên quan đến công văn Tổng cục Hải quan gửi Bộ Công an về việc đề nghị chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật liên quan đến việc kiểm tra, tạm giữ 18 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo tại Cảng Hải Phòng và Cảng Cát Lái theo thủ tục hành chính, sang cho C03 để tiếp tục điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc có ý kiến để Tổng cục Hải quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với 18 container, C03 đề nghị Tổng cục Hải quan quyết định và xử lý theo quy định.

https://nld.com.vn/kinh-te/bo-cong-an-ket-qua-dieu-tra-vu-asanzo-lua-doi-khach-hang-buon-lau-20200829113032205.htm
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,596
Động cơ
587,999 Mã lực
Bộ Công an: Kết quả điều tra vụ Asanzo "lừa dối khách hàng, buôn lậu..."

(NLĐO) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa có kết quả điều tra vụ Asanzo gửi Tổng Cục Hải quan và các cơ quan liên quan để tiếp tục làm rõ

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) điều tra làm rõ các sai phạm xảy ra tại Công ty CP Điện tử Asanzo (Asanzo) do ông Phạm Văn Tam làm chủ tịch HĐQT, có dấu hiệu của việc "sản xuất, buôn bán hàng giả" hoặc "lừa dối khách hàng" trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ Trung Quốc, thay nhãn hàng hóa hoặc lắp ráp đơn giản, rồi dán nhãn "Asanzo" có xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3 và việc Asanzo có dấu hiệu "buôn lậu" hoặc "trốn thuế" hay không.

Từ kết quả điều tra ban đầu, C03 đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với Công ty Asanzo và các công ty liên quan nhập khẩu các lô hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo và linh phụ kiện hàng hóa để sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo. Nếu có dấu hiệu tội phạm "buôn lậu" hoặc "trốn thuế" thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan CSĐT Công an TP HCM (PC03) để điều tra theo thẩm quyền.

Đối với hành vi có dấu hiệu buôn lậu và trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của Asanzo, C03 đã chuyển hồ sơ cho PC03 để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định.

Theo thông báo kết quả về hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam của hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo, C03 cho rằng do pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước, cũng chưa có quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" nên việc Asanzo mua linh kiện từ các công ty và cá nhân trong nước, sau đó thực hiện việc gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, ghi nhãn "Sản xuất tại Việt Nam", hoặc "Chế tạo tại Việt Nam", "Nước sản xuất Việt Nam", "Xuất xứ Việt Nam" hoặc "Sản xuất bởi Việt Nam" là phù hợp quy định.

Việc sử dụng cụm từ "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" và "Hàng Việt Nam chất lượng cao" cho một số sản phẩm và trên các thông tin quảng cáo để xác định có hay không hành vi lừa dối khách hàng, theo kết quả điều tra, mặc dù Tập đoàn Sharp xác định không có việc Công ty Sharp - Roxy ký hợp đồng dịch vụ với Asanzo vào ngày 24-1-2017 và càng không có việc Công ty Sharp - Roxy ký thư xác nhận hợp tác với Công ty Asanzo như công ty này công bố trong buổi họp báo vào tháng 9-2019 nhưng đến nay Bộ Công an chưa nhận được bất cứ đơn tố cáo hay tố giác Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo.

Các công ty là đại lý, nhà phân phối và tiêu thụ các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo cũng đều xác nhận không vì câu slogan của các sản phẩm của Asanzo để làm đại lý phân phối, tiêu thụ sản phẩm của Asanzo mà căn cứ vào chất lượng, giá cả của các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo để bán hàng.

Kết luận của C03 cũng cho rằng chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ "Trung Quốc" đội lốt hàng hóa có xuất xứ "Việt Nam" tại thị trường Việt Nam. Do đó, chưa có căn cứ xác định Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán các sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo.

Riêng việc Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo và Công ty Việt Tài nhập khẩu 14 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo và có xuất xứ Trung Quốc như trên thuộc diện hàng hóa được phép nhập khẩu, được 2 công ty này kê khai thuế đầy đủ. Bản thân Công ty Asanzo vừa mua hàng hóa nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo từ các công ty có hoạt động nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Trung Quốc hoặc lắp ráp linh kiện thành sản phẩm nguyên chiếc, vừa mua linh kiện để lắp ráp sản phẩm nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo để bán, pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước và cũng chưa có quy định, tiêu chí để hàng hóa được ghi nhận "Sản xuất tại Việt Nam".

Liên quan đến công văn Tổng cục Hải quan gửi Bộ Công an về việc đề nghị chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật liên quan đến việc kiểm tra, tạm giữ 18 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo tại Cảng Hải Phòng và Cảng Cát Lái theo thủ tục hành chính, sang cho C03 để tiếp tục điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc có ý kiến để Tổng cục Hải quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với 18 container, C03 đề nghị Tổng cục Hải quan quyết định và xử lý theo quy định.

https://nld.com.vn/kinh-te/bo-cong-an-ket-qua-dieu-tra-vu-asanzo-lua-doi-khach-hang-buon-lau-20200829113032205.htm
Rũ bùn đứng dậy sáng loà luôn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top